Liên hợp quốc có bao nhiêu thành viên năm 2023 năm 2024

(LSVN) - Rạng sáng 06/9 (theo giờ Việt Nam), Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã chính thức khai mạc Khóa họp lần thứ 78 tại trụ sở LHQ ở New York để thảo luận về hàng loạt vấn đề quan trọng mà thế giới đang phải đối mặt.

Liên hợp quốc có bao nhiêu thành viên năm 2023 năm 2024

Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Khóa 78 Dennis Francis phát biểu tại phiên họp toàn thể thứ nhất của Đại hội đồng ở New York (Mỹ), ngày 05/9/2023. Ảnh: THX/TTXVN.

Theo phóng viên tại LHQ, Khóa họp thứ 78 diễn ra từ ngày 05/9 cho tới tháng 12, trong đó trọng tâm là Tuần lễ Cấp cao ĐHĐ LHQ từ ngày 19-26/9 với sự tham dự của nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ 193 nước thành viên LHQ.

Với chủ đề “Xây dựng lại niềm tin, khơi dậy tinh thần đoàn kết toàn cầu: Đẩy nhanh hành động Chương trình Nghị sự 2030 và Các Mục tiêu phát triển bền vững hướng tới hòa bình, thịnh vượng, tiến bộ và bền vững cho tất cả mọi người", các đại biểu tham dự Khóa họp thứ 78 ĐHĐ LHQ sẽ tập trung thảo luận về những vấn đề thời sự nhất, như biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, ngăn ngừa đại dịch, giải giáp vũ khí hạt nhân, hội nghị thượng đỉnh tương lai….

Theo giới chức LHQ, Khóa họp lần thứ 78 của ĐHĐ LHQ sẽ là bước ngoặt trên con đường hướng tới việc hoàn thành Chương trình Nghị sự 2030 và nhu cầu cấp cấp thiết đưa 17 Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) trở lại đúng quỹ đạo. Về Hội nghị thượng đỉnh SDG, các nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ sẽ nhóm họp trong hai ngày 18-19/9 để đánh giá việc thực thi Chương trình Nghị sự 2030 và 17 Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), đồng thời đưa ra những chỉ đạo chính trị cấp cao liên quan tới các hành động chuyển đổi và tăng tốc hướng tới việc hoàn thành các mục tiêu này vào năm 2030.

Liên hợp quốc có bao nhiêu thành viên năm 2023 năm 2024

Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Khóa 78 Dennis Francis phát biểu tại phiên họp toàn thể thứ nhất của Đại hội đồng ở New York (Mỹ) ngày 5/9/2023. Ảnh: THX/TTXVN.

Về Hội nghị thượng đỉnh tham vọng khí hậu (CAS), Tổng thư ký LHQ António Guterres sẽ triệu tập sự kiện này, với lời kêu gọi tất cả lãnh đạo các chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp, khu vực và thể chế tài chính đẩy nhanh hành động. Người đứng đầu LHQ kêu gọi các đại biểu trình bày những giải pháp và hành động đáng tin cậy, hiệu quả để ứng phó với tính cấp bách của cuộc khủng hoảng khí hậu hiện nay.

Liên quan tới Hội nghị cấp cao về ngăn ngừa đại dịch, Chủ tịch Đại hội đồng LHQ phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sẽ triệu tập hội nghị để thông qua một tuyên bố chính trị nhằm huy động ý chí chính trị ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế để phòng, chống và ứng phó với đại dịch.

Ngày 6/6, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu: Algeria, Guyana, Hàn Quốc, Sierra Leone và Slovenia làm 5 nước ủy viên không thường trực mới của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Theo phóng viên TTXVN tại New York, đại diện của 192 nước thành viên tại Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bỏ phiếu bầu thay thế 3 ghế ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an đại diện cho khu vực châu Phi và châu Á-Thái Bình Dương; 1 ghế đại diện cho khu vực Đông Âu và 1 ghế đại diện cho Mỹ Latinh-Caribe.

Trước thềm bỏ phiếu, chỉ duy nhất khu vực Đông Âu có 2 ứng cử viên Slovenia và Belarus tranh cử, trong khi các khu vực khác chỉ có duy nhất một ứng cử viên.

Theo kế hoạch, 5 nước mới đắc cử sẽ bắt đầu nhiệm kỳ 2 năm của mình từ ngày 1/1/2024 và thay thế cho các nước ủy viên không thường trực sắp mãn nhiệm gồm: Albani, Brazil, Gabon, Ghana và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).

Năm nước ủy viên không thường trực còn lại là: Ecuador, Nhật Bản, Malta, Mozambique và Thụy Sĩ.

Hội đồng Bảo an có 15 thành viên bao gồm 5 nước ủy viên thường trực là: Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Trung Quốc; và 10 nước ủy viên không thường trực do Đại hội đồng bầu luân phiên với nhiệm kỳ 2 năm và được phân bổ theo khu vực địa lý.

Hội đồng Bảo an là cơ quan quyền lực nhất của Liên hợp quốc và chỉ Hội đồng Bảo an mới có quyền đưa ra những quyết định mang tính ràng buộc pháp lý, như áp đặt trừng phạt và cho phép sử dụng vũ lực để duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

Ngày 11/10, tại trụ sở Liên hợp quốc tại New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu 14 quốc gia làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, trong đó có Việt Nam.

Các thành viên Liên hợp quốc (LHQ) tham gia ứng cử được chia thành 5 khu vực địa lý, trong đó, nhóm châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có sự cạnh tranh cao nhất cho vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ này với 7 nước giới thiệu ứng cử từ giữa năm 2020 (1 nước rút ứng cử vào phút chót).

Việt Nam được các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhất trí ủng hộ là ứng cử viên duy nhất của ASEAN cho vị trí này; đồng thời cũng là ứng cử viên châu Á duy nhất của Cộng đồng Pháp ngữ.

Việc trúng cử trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền, cơ quan có vai trò quan trọng hàng đầu trong hệ thống LHQ trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, thể hiện sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền của người dân trên tất cả các lĩnh vực. Đây cũng là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, là bước tiến mới trong nỗ lực triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng XIII và Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến 2030.

Trả lời phỏng vấn báo chí ngay sau khi công bố kết quả, Trưởng đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu khẳng định: Kết quả này không chỉ cho thấy sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với thành tựu bảo đảm quyền con người của Việt Nam mà còn là thành quả từ sự chỉ đạo sát sao và tham gia trực tiếp của Lãnh đạo cấp cao, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, trong đó có vai trò của các cơ quan truyền thông, báo chí trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Đây cũng là minh chứng cho thấy vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được củng cố, nâng cao.

Chia sẻ ý kiến này, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, nhấn mạnh tầm quan trọng của Hội đồng Nhân quyền LHQ và mức độ cạnh tranh cao giữa các nước ứng cử, nhất là trong nhóm châu Á-Thái Bình Dương. Song với sự đồng hành của các bộ, ngành, đội ngũ cán bộ ngoại giao cả ở trong và ngoài nước, đã hết sức nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, tiến hành vận động bài bản, chủ động, sáng tạo, đồng bộ và hiệu quả thời gian qua, đóng góp quan trọng vào kết quả này.

Với thông điệp “Tôn trọng và hiểu biết. Đối thoại và hợp tác. Tất cả các quyền con người - cho tất cả mọi người”, trong nhiệm kỳ làm thành viên Hội đồng Nhân quyền ba năm sắp tới, Việt Nam sẽ đóng góp trực tiếp vào công tác bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trên toàn thế giới, là một trong ba nhiệm vụ trụ cột của LHQ.

Việt Nam sẽ thúc đẩy các ưu tiên đã được xác định khi tham gia Hội đồng Nhân quyền thông qua đối thoại và hợp tác, nhất là về bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương và bảo đảm quyền con người trong ứng phó với các vấn đề toàn cầu. Điều này không chỉ góp phần giải quyết những quan tâm chung, cấp bách của nhân loại mà còn giúp mở ra những cơ hội chia sẻ và học hỏi những kinh nghiệm tốt, tranh thủ sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, giúp cho người dân Việt Nam được thụ hưởng các quyền con người, quyền công dân ngày càng tốt hơn./.

Hội đồng Nhân quyền LHQ, trực thuộc Đại hội đồng LHQ, được thành lập năm 2006 là cơ chế quan trọng nhất về quyền con người của trong hệ thống LHQ.

Hội đồng Nhân quyền có chương trình nghị sự trải rộng trên 10 đề mục, một mặt bám sát các quan tâm chung của cộng đồng quốc tế về quyền con người, mặt khác cũng phản ánh rõ nét những ưu tiên, chiến lược lớn của các nước và các nhóm nước trong lĩnh vực này.

Hội đồng Nhân quyền có một hệ thống các cơ quan, cơ chế trực thuộc đặc biệt, được quan tâm và tham gia rộng rãi, đầy đủ nhất là Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR).

Gồm 47 thành viên có nhiệm kỳ 3 năm, Hội đồng Nhân quyền LHQ là diễn đàn đối thoại, hợp tác và thúc đẩy cân bằng tất cả các quyền con người, kể cả quyền phát triển; hoạt động trên cơ sở khách quan, hợp tác và đối thoại, trên tinh thần xây dựng, không thiên vị, chọn lọc, chính trị hóa và tiêu chuẩn kép.

Việt Nam luôn tham gia tích cực, có trách nhiệm vào các hoạt động của Hội đồng Nhân quyền LHQ từ khi cơ quan này được thành lập. Trong đó, Việt Nam đã đảm nhiệm thành công vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016, góp phần bảo vệ lợi ích quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín của đất nước. Việt Nam tham gia tích cực các hoạt động của Hội đồng Nhân quyền, thúc đẩy các sáng kiến thể hiện dấu ấn, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao như tham gia Nhóm Nòng cốt tại Hội đồng Nhân quyền về “Biến đổi khí hậu và quyền con người”, trực tiếp là tác giả một số nghị quyết được HĐNQ thông qua bằng đồng thuận về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với các nhóm dễ bị tổn thương (phụ nữ, trẻ em…).

Việt Nam cũng tham gia đồng tác giả, đồng bảo trợ hàng chục nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền trong giai đoạn này, tập trung vào các lĩnh vực quyền kinh tế, xã hội, văn hoá, bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương, bình đẳng giới, chống phân biệt đối xử, xoá bỏ các biện pháp cấm vận đơn phương ảnh hưởng đến thụ hưởng quyền con người, quyền của nông dân, vấn đề dân chủ hoá đời sống quốc tế và tăng cường đoàn kết quốc tế.

Việt Nam có nhiều đóng góp, làm cầu nối thúc đẩy hợp tác và đối thoại giữa các nước, các nhóm nước nhằm thúc đẩy cách tiếp cận cân bằng, tiến bộ, hướng tới con người của Hội đồng Nhân quyền trên những vấn đề còn khác biệt ví dụ như: Về quyền sức khoẻ sinh sản, chống bạo hành với phụ nữ,…

Việt Nam cũng đã thúc đẩy đối thoại trong khuôn khổ Hội đồng Nhân quyền giữa các nước liên quan, các tổ chức khu vực và các cơ chế của LHQ về quyền con người nhằm giải quyết những quan tâm cụ thể về các vấn đề liên quan đến nhân quyền, nhân đạo; gắn với việc phối hợp với các nước đang phát triển đấu tranh để bảo đảm Hội đồng Nhân quyền hoạt động đúng nguyên tắc, thủ tục, không chính trị hoá, không can thiệp công việc nội bộ các nước.

Các nội dung trên tiếp tục nằm trong các ưu tiên, định hướng cho tham gia của Việt Nam trong nhiệm kỳ tới, như thể hiện trong các cam kết tự nguyện khi ứng cử mà Việt Nam gửi tới LHQ theo quy định của Đại hội đồng.

Liên hợp quốc năm 2023 có bao nhiêu thành viên?

Liên hợp quốc (viết tắt là UN) là một tổ chức liên chính phủ được thành lập vào năm 1945 với mục tiêu duy trì hòa bình và an ninh thế giới, thúc đẩy hợp tác quốc tế và phát triển bền vững. Tính đến nay, Liên hợp quốc có tổng cộng 193 thành viên.

Có bao nhiêu thành viên?

- Hiện nay, Liên Hợp Quốc có 193 thành viên và hai quan sát viên. Để trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc, một quốc gia phải thỏa mãn các tiêu chí về yêu chuộng hòa bình, đồng ý các nghĩa vụ trong Hiến chương và có khả năng gánh vác các trách nhiệm này.

Nhật Bản trở thành thành viên của Liên hợp quốc từ khi nào?

Danh sách quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc.

Un là viết tắt của từ gì?

Liên hợp quốc (United Nations - UN) chính thức ra đời vào ngày 24/10/1945 khi Hiến chương Liên hợp quốc được Trung Quốc, Pháp, Liên Xô, Vương quốc Anh, Hợp chủng quốc Hoa kỳ và đa số các quốc gia ký trước đó phê chuẩn.