Lỗi nói chuyện không liên qua khi giao tiếp năm 2024

Dưới đây là 10 nghệ thuật nói chuyện trong cuộc sống của người xưa có lẽ sẽ rất có ích trong công việc và cách đối nhân xử thế của mỗi người:

1. Việc gấp, từ từ nói. Khi bạn gặp phải một chuyện gấp gáp, hãy bình tĩnh suy nghĩ một chút, sau đó từ từ nói rõ ngọn ngành, cách nói này sẽ khiến cho người nghe cảm thấy ổn định, từ đó tăng thêm tín tâm đối với bạn.

2. Việc nhỏ, nói hài hước. Đặc biệt là một vài lời nhắc nhở có thiện ý, bạn nên dùng những câu nói đùa hài hước, nó sẽ khiến người nghe không cảm thấy cứng nhắc, không những vui vẻ chấp nhận lời nhắc nhở mà còn tăng thêm thiện chí.

3. Việc chưa hiểu rõ, cẩn thận mà nói. Đối với những việc chưa nắm rõ, nếu không nói, người khác sẽ cảm thấy bạn giả dối, nhưng khi đã quyết định nói thì bạn diễn đạt cẩn thận, cân nhắc từng lời, những lời này sẽ khiến người nghe cảm thấy bạn là người đáng tin cậy.

4. Việc chưa xảy ra, không nên nói linh tinh. Con người ghét nhất lối ăn nói hàm hồ, nếu là người không bao giờ nói năng tùy tiện, biết cân nhắc thiệt hơn, phải trái trước khi nói, bạn sẽ khiến mọi người cảm thấy mình là người trưởng thành, có tu dưỡng, chăm chỉ, và có trách nhiệm.

5. Việc chưa làm, đừng nói lung tung. Tục ngữ có câu “không có khoan kim cương, thì đừng mong ôm nghề đồ gốm”, thế nên bạn không nên hứa làm điều gì mà chưa chắc bản thân có thể làm được. Điều này sẽ khiến người nghe cảm thấy bạn là người “nói là tin, làm là được”, và sẽ đặt hết niềm tin vào bạn.

6. Việc tổn thương người khác, đừng nói. Không nên nói những chuyện làm tổn thương người khác, đặc biệt là người thân. Như vậy mọi người sẽ cảm thấy bạn là người lương thiện, theo đó tình cảm gia đình ngày thêm gắn bó.

7. Với những việc đau lòng, không nên gặp ai cũng nói. Khi ai đó bị tổn thương trong lòng, họ sẽ muốn thổ lộ với người khác, nhưng nếu cứ gặp ai cũng nói, thi vô tình điều này sẽ khiến người nghe phải chịu một áp lực lớn, rất dễ sinh tâm nghi ngờ và xa lánh. Đồng thời, bạn sẽ để lại ấn tượng muốn trút bỏ đau khổ lên người khác.

8. Việc của người khác, nên cẩn thận khi nói. Giữa người với người cần phải có khoảng cách an toàn, không nên bình luận hay nói ra những chuyện của người khác, điều này sẽ mang lại cảm giác an toàn cho những người mà bạn giao tiếp.

9. Người khác nói về mình, hãy lắng nghe. Bạn nên lắng nghe quan điểm hoặc cảm nhận của người khác đối với mình, theo đó họ sẽ thấy ấn tượng về bạn, đồng thời việc này cũng biểu hiện rằng bạn là một con người thấu tình đạt lý.

10. Chuyện của con cái, cần nói rõ ràng. Đặc biệt là khi con bạn còn ở độ tuổi thanh thiếu niên, chúng rất dễ bị kích động, bạn hãy dùng thái độ vừa ôn hòa vừa kiên định để nói rõ mọi chuyện với chúng, điều đó có thể giúp bạn gây thiện cảm với các con, qua đó chúng sẽ coi cha mẹ như một người bạn.

Chúc mừng bạn! Sau bao nhiêu cố gắng và nỗ lực, bạn cũng đã vươn lên vị trí quản lý như mong ước. Giờ đây, ở vai trò mới, bạn có thể thấy một chút thử thách, đặc biệt là khi giao tiếp ứng xử với cấp dưới. Lí do là vì hầu hết mọi điều bạn học được khi còn là nhân viên đều không còn áp dụng được nữa.

Trong khi giao tiếp với đồng nghiệp chỉ tập trung vào các nhiệm vụ trước mắt thì nhà quản lý có vai trò rộng hơn: cần truyền đạt rõ doanh nghiệp đang hướng tới đâu, những gì nhân viên cần làm để giúp doanh nghiệp thành công và chia sẻ tiến độ công việc cũng như chúc mừng thành tích.

Bạn đã bao giờ làm hỏng một tình huống giao tiếp với đồng nghiệp của mình chưa? Tất nhiên là có… tất cả chúng ta đều có, một số người có nhiều kinh nghiệm là đằng khác. Nhưng ở vai trò quản lý, điều này nên được hạn chế càng nhiều càng tốt. Nếu giao tiếp có nhiều sai sót và mâu thuẫn, thậm chí không đủ can đảm để nói ra những điều cần nói thì sẽ chẳng có kỳ tích nào xuất hiện. Nói cách khác, giao tiếp hiệu quả và kịp thời đi đôi với khả năng quản lý thành công.

Nếu bạn muốn giao tiếp tốt hơn với các thành viên trong nhóm, điều quan trọng là cần biết những lỗi phổ biến để có thể rút ra bài học và tránh đi vào vết xe đổ.

Lỗi nói chuyện không liên qua khi giao tiếp năm 2024

Các lỗi giao tiếp ứng xử mà nhà quản lý “non” kinh nghiệm hay mắc phải

Né tránh hoặc trì hoãn giao tiếp vì sợ làm tổn thương

Tôi đã từng nghĩ rằng bài thuyết trình của mình là xuất sắc và xem đó là chuẩn mực để đánh giá các phần thuyết trình khác của nhân viên, cho đến khi có người nói rằng nó không hay đến thế. Khi hỏi ý kiến của những người từng xem bài thuyết trình, họ cũng công nhận điều đó nhưng ngại không nói vì sợ làm tôi buồn. Bạn có thể tưởng tượng, cả bầu trời như sụp đổ. Tôi khá khó chịu bởi không ai nói cho mình biết sự thật và rất biết ơn người đã đưa ra phản hồi trung thực. Nhờ đó mà tôi đã sửa sai và có bài thuyết trình tốt hơn gấp 10 lần.

Có nhiều nhà quản lý cũng vì muốn làm vui lòng người khác như thế nên đã cố gắng né tránh đưa ra các phản hồi tiêu cực hoặc trì hoãn các cuộc trò chuyện khó khăn bằng mọi giá, ngay khi cái giá phải trả là hiệu suất và thành tích cao. Rủi ro của việc tránh đưa ra phản hồi là người cần phản hồi sẽ không bao giờ tìm ra điều gì họ có thể làm tốt hơn và cứ mắc kẹt ở đó mà không hề hay biết.

Trì hoãn hoặc che giấu tin tức thậm chí còn tệ hơn. Dù thế nào thì sự thật cũng có thể bị lộ ra ngoài và nếu bạn không trực tiếp thông báo thì uy tín của bạn cũng sẽ giảm đi đáng kể. Mặt khác, sự việc gì càng để lâu thì lại càng khó nói hơn. Nếu cứ tiếp tục chần chừ đưa ra phản hồi, sự bực bội sẽ tăng lên và xích mích sẽ sâu nặng hơn.

Việc nói với nhân viên về một nước đi sai lầm có thể ảnh hưởng đến tinh thần của họ nhưng cũng có thể giúp họ đi đến lối thoát hiểm. Vì vậy, tôi cho rằng không nên ngần ngại khi đưa ra phản hồi. Với cách tiếp cận đúng đắn như trò chuyện trực tiếp (không qua email hay điện thoại), thể hiện sự đồng cảm, cho nhân viên nói lên suy nghĩ của họ, nói chuyện với nhân viên trước khi nói cho ai khác… sẽ giúp xây dựng lòng tin, củng cố sự gắn kết của nhân viên và bạn sẽ thấy mình mạnh mẽ biết bao.

Thái Minh Ngọc – Sales Manager

“Những nhà quản lý giỏi nhất thường là những người giao tiếp ứng xử khéo léo và thông minh”

Giao tiếp trong tình thế luôn vội vội vàng vàng

Bạn đang vội đi họp và nhìn thấy nhân viên, bạn nhanh chóng ngăn họ lại để đưa ra yêu cầu và mong đợi có câu trả lời ngay lập tức. Bạn thậm chí không có thời gian để nói cụ thể hoặc nghe họ phản hồi hay đặt câu hỏi. Bạn còn không nhận thấy họ cũng đang đi họp, cũng chẳng quan tâm lịch trình của họ trong ngày và không biết liệu họ có biết cách thực hiện công việc mà bạn giao hay không. Nhân viên thì cứ nghệch mặt ra bởi chẳng hiểu mô tê gì, sau đó bạn thất vọng vì họ không hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian gấp rút.

Nghe rất quen phải không? Nhiều người trong chúng ta có thể là sếp hoặc là nhân viên trong câu chuyện này.

Giao tiếp cần thiết đấy nhưng nếu không được thực hiện đúng lúc thì đó vẫn là cuộc trò chuyện sai lầm, thà không có còn hơn. Nếu đang vội, bạn sẽ không có thời gian để nghe câu chuyện từ phía họ, thương lượng về mốc thời gian hoặc cùng nhau đưa ra giải pháp. Bạn chỉ tập trung vào việc làm sao để kết thúc nhanh cuộc trò chuyện và loại nó khỏi danh sách việc cần làm của mình. Khi bạn không cho nhân viên có đủ thời gian để đặt câu hỏi hoặc truyền đạt hết ý điều gì đó quan trọng và luôn thúc giục, bạn có thể bị xem là hời hợt, thiếu quan tâm và kết quả nhận lại cũng chỉ là qua loa, sơ sài.

Đừng “Ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương và giao tiếp cấp tốc”. Hãy lên lịch cho các cuộc trò chuyện với nhân viên vào thời gian thích hợp và tập trung vào người trước mặt chứ không phải là thỏa mãn nhu cầu nói của bạn. Đôi khi muốn nhanh thì phải từ từ.

Huỳnh Thị Mỹ Lệ – Marketing Manager

Thiếu kiên nhẫn khi nhân viên đặt quá nhiều câu hỏi

Bạn có nhớ con của bạn đã đặt bao nhiêu câu hỏi khi nhìn thấy một chú voi trong sở thú từ đôi tai như cái quạt, 4 chân to như cột đình đến cái vòi không ngừng ngoe nguẩy? Có lúc nhân viên của bạn cũng sẽ như thế. Họ đặt ra đủ loại câu hỏi, một số siêu chi tiết, một số lại đi lòng vòng đến mỏi cả chân trước khi vào vấn đề chính, có khi là những câu hỏi đã được hỏi và trả lời nhiều lần trước đây. Bạn cảm thấy khó chịu? Mình rất hiểu cảm giác đó nhưng đừng phản hồi bằng ngôn ngữ cơ thể hoặc lời nói cho thấy sự thiếu kiên nhẫn. Bạn sẽ đánh mất sự tôn trọng từ nhân viên đấy.

Chúng ta cần làm gì khác đi. Việc chúng ta trả lời câu hỏi tốt như thế nào sẽ tạo nên sự khác biệt giữa việc khuyến khích nhân viên nói chuyện, thoải mái trong giao tiếp ứng xử hay khiến mọi người im lặng. Vì vậy, chúng ta cần kiên nhẫn, ngay cả khi rất muốn hét lên “Tự tìm hiểu đi. Sao hỏi nhiều thế?”. Và hãy thẳng thắn nhất có thể. Nếu không biết điều gì đó, cứ nói “Tôi không biết” nhưng hãy đảm bảo với họ rằng bạn sẽ tìm ra câu trả lời và liên hệ lại vào một ngày cụ thể.

Dương Kiên Thành – Giám đốc Công nghệ thông tin

Cho rằng các thành viên trong nhóm có khả năng đọc được suy nghĩ

Sếp cũ của tôi đã nghĩ tôi có khả năng vượt trội như thế khi trong các cuộc họp anh luôn nói: Em hiểu ý anh mà phải không? Em giải thích kỹ hơn cho các bạn nhé. Ôi sếp ơi, em đâu có đi guốc trong bụng sếp mà hiểu sếp muốn nói gì. Nghĩ như vậy nhưng không thể nói ra vì sẽ làm mất mặt sếp còn giả vờ hiểu và giải thích sai thì có bao nhiêu rắc rối tôi là người lãnh đủ. Đừng đưa nhân viên của bạn vào tình thế tiến không được mà lùi cũng không xong như vậy.

Thử tưởng tượng bạn là người lái tàu và chở toàn bộ nhân viên trên chuyến tàu ấy. Bạn đang ngồi ở đầu tàu, chắc chắn đang nhìn thấy một phong cách rất khác với những người ngồi ở phía sau. Tương tự như vậy, ở vai trò quản lý, chủ đề của bạn hàng ngày trong các cuộc họp hay trong các cuộc trao đổi qua email sẽ là một góc nhìn hoàn toàn khác so với nhân viên, những người ngồi ở giữa và cuối chuyến tàu; họ đang giải quyết các công việc khác với bạn. Họ không nhìn thấy những gì bạn nhìn thấy và họ không cảm thấy những gì bạn cảm thấy.

Nếu cho rằng nhân viên có thể hiểu ý bạn sẽ dẫn đến hiểu lầm. Để tránh điều này, bạn cần đặt câu hỏi làm rõ và nhắc lại những gì đã nói cho đến khi mọi người đều nhất trí với nhau.

Nguyễn Phước Lập – HR Manager

Những gì không nên làm cũng quan trọng như những gì nên làm. Nếu trước đây bạn đã mắc phải bất kỳ lỗi giao tiếp ứng xử nào trong số này, giờ là lúc điều chỉnh lại để trở thành nhà quản lý tốt hơn và hiệu quả hơn.