Baài văn điều kì diệu của mùa đong năm 2024

Viết phần mở bài gián tiếp và kết bài trực tiếp cho đề sau:Trong thiên nhiên, có những sự biến đổi thật kì diệu: mùa đông, lá bàng chuyển sang màu đỏ rồi rụng hết; sang xuân, chi chít những mầm non nhú lên, tràn trề nhựa sống.Em hãy tưởng tượng và viết thành một câu chuyện có các nhân vật : Cây Bàng , Đất Mẹ ,Lão già Mùa Đông, Nàng tiên Mùa Xuân để gợi tả điều kì diệu ấy của thiên nhiên .

Tre được sử dụng rộng rãi trong đời sống của người Việt Nam. Khi chưa có gạch ngói, bê tông, tre được dùng làm nhà. Toàn bộ khung của ngôi nhà xưa đều được làm bằng tre, chỉ có mái là lợp tranh, rạ. Tường, vách, liếp tre đã bao đời từng che nắng, che mưa cho con người Việt Nam. Trong sinh hoạt, giường, chõng bằng tre, đũa ăn, đũa nấu bằng tre, rổ rá, nong nia,…bằng tre. Gánh hàng đi chợ, đòn gánh tre trĩu nặng trên vai. Làm vườn, làm ruộng có tre làm cán cuốc, cán thuổng. Phơi thóc trên sân có tre làm cán trang, cán cào phụ giúp. Kể làm sao hết những dụng cụ trong đời sống được làm bằng tre. Tre làm nhà, làm công cụ sản xuất, tre còn làm vũ khí chống giặc. Gậy tre, chông tre đã từng bao đời góp công chống giặc, giữ làng. Luỹ tre làng che chở, bảo vệ cho cuộc sống của cư dân. Theo y học cổ truyền, lá tre chữa cảm dưới dạng xông hoặc thuốc sắc. Sách cổ còn ghi các tác dụng tiêu đờm, chữa ho suyễn, nôn mửa,… Luỹ tre xanh vẫn luôn gắn bó, gần gũi và giúp ích nhiều cho người dân Việt.

Bài đọc nói lên cho ta cảm nhận được mùa đông rất quan trọng với mỗi cây cối. Cái lạnh của nó khiến ai cũng không thích, ghét bỏ. Nhưng đó chính là giấc ngủ để cây cối tỉnh lại và tươi tắn đơm hoa, mang lại vẻ đẹp cho đời. Cho thấy tình cảm của mẹ cho con, làm bất cứ điều gì giành cho con.

+ Giá trị em nhận được:

Qua bài đọc này em càng thấm thía hơn về tình cảm mà mẹ dành cho con. Cây bàng mẹ đã nghe được mong ước của đứa con lá của mình. Người mẹ chịu bao đau đớn, cực nhọc, để thực hiện được mong muốn của con mình. Cho em cảm thấy thương mẹ hơn, thấu hiểu được sự đau đớn mà mẹ âm thầm chịu đựng suốt những năm tháng nuôi dạy em khôn lớn. Cho em thấy được mùa đông thật sự rất quan trọng với cây cối, đó là một nền móng tiếp sức cho cây có một mùa xuân tràn đầy sức sống, mang vẻ đẹp đến cho đời.

Câu 2: Đóng vai chiếc lá, viết 2 câu về những điều chiếc lá nói với cây bàng khi đạt được điều mong ước. Cho biết 2 câu vừa viết liên kết với nhau bằng cách nào?

+ Ta dựa vào:

- Mẹ ơi !... - Chiếc lá thầm thì điều gì đó với Cây Bàng.

—> Dựa vào câu còn dang dở là: Mẹ ơi......... Ta viết thêm những suy nghĩ của mình vào những chỗ chấm.

+ Hai câu chiếc lá nói với mẹ:

- Mẹ ơi! Mẹ đã chịu bao đau đớn, vất vả để cho con thực hiện được mong ước của mình, con cảm ơn mẹ. Con yêu mẹ nhiều lắm!

+ Hai câu được liên kết với nhau bằng:

- lặp lại từ ngữ.

* Ta thấy ở hai câu lặp lại từ "mẹ", "con" xuất hiện trong 2 câu.

+ Phép lặp lại từ ngữ có tác dụng nhằm liên kết các câu văn lại với nhau. Đảm bảo sự chặt chẽ giữa hai câu hoặc nhiều câu, không làm gián đoạn và cho người đọc một cảm xúc chân thực hơn.

Câu 9. Đặt 1 câu trong đó có từ đồng âm với từ ngọt trong câu Một màu đỏ rực rỡ bừng lên trên cây Bàng: mỗi chiếc lá như một cánh hoa đỏ màu nắng mang trong mình dòng nước mát ngọt từ lòng đất.. Gạch chân dưới từ đồng âm đó.

Câu 10. Đóng vai chiếc lá, viết 2 câu về những điều chiếc lá nói với Cây Bàng khi đạt được điều mong ước. Cho biết 2 câu em vừa viết liên kết với nhau bằng cách nào? ..

Mẹ ơi! Con thực sự trở thành hoa rồi, con đã có màu đỏ yêu thích, cảm ơn mẹ và mọi thứ mẹ đều hi sinh vì con, con biết hết những gì mẹ đã làm để cho con có màu sắc rực rỡ này. Cảm ơn mẹ đã lắng nghe ước mơ xa vời ấy của con, con yêu mẹ lắm,cảm ơn mẹ. Cây Bàng cuối phố xòe ra tán cây rộng như một cái ô xanh, đẹp như bàn tay trẻ con, vẫy đùa trong gió. Nó vừa nở những bông hoa trắng xanh, nhỏ li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. Lá Non hỏi cây mẹ:

- Con có thể thành hoa không hả mẹ?

- Ồ không ! - Cây Bàng đu đưa tán lá - Con là lá xanh của mẹ, con làm nên tán cây che nắng cho người.

- Nhưng con thích màu đỏ rực cơ!

- Mỗi vật có một sắc màu và ý nghĩa riêng con ạ.

Lá Non im lặng, nó thầm mong hoá thành chiếc lá đỏ. Mong ước của Lá Non, Cây Bàng biết. Dòng nhựa theo cành chảy vào lá, vào quả, vào hoa... giúp cây thấu hiểu hết.

Cây Bàng lặng lẽ thu hết những chùm nắng hè chói chang vào thân mình, có lúc, cây cảm thấy như sắp bốc cháy. Rễ cây vội đâm sâu vào lòng đất tìm mạch nước mát hối hả đưa lên lá cành. Cây Bàng mong làm nên điều kì diệu...

Thu đến. Muôn lá cây chuyển sang sắc vàng. Cây Bàng cần mẫn truyền lên những chiếc lá nguồn sống chắt chiu từ nắng lửa mùa hè và dòng nước ngọt của lòng đất. Thân cây sạm màu, khô cứng, gốc sần sùi, nứt nẻ...

Đông tới. Cây cối trơ cành, rụng lá. Mưa phùn mang cái lạnh thấu xương... Nhưng kia! Một màu đỏ rực rỡ bừng lên trên cây Bàng: mỗi chiếc lá như một cánh hoa đỏ màu nắng mang trong mình dòng nước mát ngọt từ lòng đất.

- Mẹ ơi!... - Chiếc lá thầm thì điều gì đó với Cây Bàng.

(Theo Quỳnh Trâm)

Đọc thầm bài “Điều kì diệu của mùa đông” , gạch chân đáp án đúng

Câu 1 (0,5 đ). Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng:

Hoa bàng màu trắng xanh, nhỏ li ti, trông như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá.

Câu 2 (0,5 đ). Lá Non thầm mong ước điều gì ?

  1. Hoá thành một chiếc lá vàng.
  1. Hoá thành một bông hoa đỏ rực.
  1. Hoá thành bông hoa bàng.
  1. Hoá thành một chiếc lá đỏ.

Câu 3 (0,5 đ). Theo em, sắc đỏ của mỗi chiếc lá bàng mùa đông được tạo bởi những gì?

  1. Những tán lá bàng xanh che nắng cho bao người.
  1. Mưa phùn và sương sớm, cái lạnh thấu xương của mùa đông.
  1. Những chùm nắng hè chói chang và dòng nước mát ngọt trong lòng đất.
  1. Những bông hoa trắng xanh, ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá.

Câu 4 (0,5 đ). Từ có thể thay thế từ hối hả trong câu "Rễ cây vội đâm sâu vào lòng đất tìm mạch nước mát hối hả đưa lên lá cành." là:

  1. vội vã
  1. lo lắng
  1. chậm rãi
  1. mát mẻ

Câu 5 (0,5 đ). Em hiểu từ chắt chiu trong câu "Cây Bàng cần mẫn truyền lên những chiếc lá nguồn sống chắt chiu từ nắng lửa mùa hè và dòng nước ngọt của lòng đất." như thế nào?

  1. Để dành được rất nhiều.
  1. Dành dụm cẩn thận từng tí một.
  1. Cho đi từng chút, từng chút.
  1. Để dành và mang cho đi.

Câu 6 (0,5 đ). Dấu gạch ngang trong bài có tác dụng gì?

  1. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
  1. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại và phần chú thích.
  1. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê và đánh dấu phần chú thích.
  1. Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.

Câu 7 (0,5 đ). Bộ phận chủ ngữ trong câu “Lá Non im lặng, nó thầm mong hoá thành chiếc lá đỏ.” là:

  1. Lá Non.
  1. Lá non im lặng.
  1. Lá Non, nó.
  1. Lá Non, nó thầm mong.

Câu 8 (0,5 đ). Trong câu “Thân cây sạm màu, khô cứng, gốc sần sùi, nứt nẻ.”, dấu phẩy thứ hai có tác dụng gì?

  1. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
  1. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
  1. Ngăn cách các vế trong câu ghép.
  1. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu và ngăn cách các vế trong câu ghép.

Câu 9 (1 đ). Đặt 1 câu trong đó có từ đồng âm với từ “ngọt” trong câu “Một màu đỏ rực rỡ bừng lên trên cây Bàng: mỗi chiếc lá như một cánh hoa đỏ màu nắng mang trong mình dòng nước mát ngọt từ lòng đất..”. Gạch chân dưới từ đồng âm đó.

Câu 10 (1 điểm). Hai câu “Cây Bàng cuối phố xòe ra tán cây rộng như một cái ô xanh, đẹp như bàn tay trẻ con, vẫy đùa trong gió. Nó vừa nở những bông hoa trắng xanh, nhỏ li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. ” được liên kết với nhau bằng cách nào? Hãy chỉ rõ.

Câu 11 (1 đ). Đóng vai chiếc lá, viết 2 câu về những điều chiếc lá nói với Cây Bàng khi đạt được điều mong ước. Cho biết 2 câu em vừa viết liên kết với nhau bằng cách nào?