Thai nhi tuần thứ 15 phát triển như thế nào năm 2024

Bước sang tuần thai thứ 15, bạn đã đi được gần nửa chặng đường của thai kỳ, ở tuần thai này bạn đã có thể cảm nhận thấy sự thay đổi liên tục của trọng lượng cơ thể, đừng quá lo lắng khi cân nặng đang tăng “không ngừng” nhé.

Thai nhi phát triển như thế nào trong tuần thai thứ 15

Bước sang tuần thứ 2 của Tam cá nguyệt thứ ba trọng lượng của bé con đã tăng gấp đôi so với những ngày đầu mang thai. Chiều dài từ đầu – mông của bé trong tuần thai thứ 15 đã được khoảng từ 10,1 cm – 11,3 cm với cân nặng đạt khoảng 100 gr. Mặc dù lúc này cơ thể bé yêu còn rất gầy, da đã được kéo căng nhưng vẫn mờ mờ và trong. Cũng ở tuần thai này, mẹ bầu đã có thể tự tính được nhịp tim của bé bằng cách vô cùng đơn giản là bấm mạch ở tay và nhân lên gấp đôi.

Thai nhi tuần thứ 15 phát triển như thế nào năm 2024

Tại tuần thai này, Canxi đã bắt đầu được tích lại trong các xương nhỏ để chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình phát triển. Cũng ngay ở giai đoạn này, nếu như bé con đang là một bé gái thì buồng trứng đã chứa tất cả số lượng trứng mà bé có trong suốt cuộc đời với khoảng 3 triệu trứng. Nếu đó là một bé trai, thì hai tinh hoàn vẫn còn nằm ở vị trí cao phía trên bụng. Trên ngực của thai nhi lúc này cũng bắt đầu thấy xuất hiện các núm vú bé xíu. Đến tuần này thì bạn đã có thể xác định rõ giới tính của em bé qua màn hình siêu âm.

Bên trong nướu của con đã hình thành những nền tảng đầu tiên chuẩn bị cho sự phát triển của răng sữa. Những lượng nhỏ fluoride có trong nước mà bạn đang uống mỗi ngày sẽ giúp hình thành lớp men trên những răng này, cũng như trên răng vĩnh viễn sau này của bé. Chân bắt đầu phát triển dài hơn tay, đôi chân của bé có vẻ như không cân xứng lắm với phần còn lại của cơ thể và có thể cử động ở tất cả các khớp chi. Hơn thế nữa, bé đã bắt đầu cử động nhiều hơn nhưng còn quá bé để bạn có thể cảm nhận được sự chuyển động liên tục đó.

Bạn biết không, ở tuần thai này bé con đã có thể ngáp, và có những cử động làm nhăn và duỗi căng trên khuôn mặt. Các vân tay của bé cũng bắt đầu hình thành trong giai đoạn này. Không một ai có dấu vân tay trùng với nhau, và đó thật sự là những dấu hiệu độc đáo để phân biệt em bé của bạn với bất kỳ người nào khác.

Cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào trong tuần thai thứ 15

Dây thần kinh này chạy từ cột sống xuống mông và hết chiều dài chân. Khi trọng lượng của tử cung và thai nhi đè lên dây thần kinh này, bạn có thể cảm thấy như bị kim châm hoặc đau nhói ở phía dưới vùng mông hoặc chân. Đây cũng chính là một trong những vấn đề khiến các mẹ bầu hết sức lo ngại. Nếu bị trường hợp này, bạn hãy cố gắng thay đổi tư thế và dùng nhiều gối khi ngủ sao cho bạn cảm thấy thoải mái nhất có thể.

Thai nhi tuần thứ 15 phát triển như thế nào năm 2024

Đến tuần thai này, trung bình các mẹ bầu có thể tăng được khoảng 2kg, vòng 2 đã lớn lên được từ 10 – 12 cm. Bạn có thể gặp phải một số hiện tượng như chảy máu mũi, chảy máu chân răng, lượng máu lưu thông trong cơ thể bạn tăng lên rất nhiều nên có thể làm cho bạn cảm thấy nóng và da ửng đỏ do các mạch máu giãn nở hơn. Phần đỉnh tử cung đã nâng lên giữa xương mu và rốn, mẹ bầu cảm thấy khỏe mạnh hơn giai đoạn thai kỳ trước rất nhiều và vui vẻ trải nghiệm những khoảnh khắc tuyệt vời của quá trình mang thai với sự cảm nhận đầu tiên về những cử động của thai nhi.

Các tĩnh mạch ở chân có thể xuất hiện rõ hơn, và bạn sẽ thấy chân bị đau nếu đứng lâu. Một số mẹ bầu cần phải mang tất hỗ trợ để giúp máu quay trở ngược lên chân phía trên. Mỗi khi nằm, bạn hãy cố gắng để hai chân nâng lên cao hơn một chút, và hạn chế đứng khi có thể để hạn chế xuống máu gây phù chân. Thay vào đó, ở giai đoạn này, bạn lại có được một mái tóc dày và đẹp, tóc cũng sẽ không rụng nhiều.

Cảm xúc của mẹ bầu trong tuần thai thứ 15

Bạn có thể cảm thấy một chút sợ hãi, một chút nghi ngờ về quyết định có con của mình. Bạn cũng nghi ngờ khả năng của chính mình, tự hỏi không biết liệu mình có làm tròn được trách nhiệm làm mẹ hay không, có những lúc nghĩ về thời thơ ấu của mình, bạn tự hỏi không biết mình sẽ nuôi nấng bé con như thế nào. Những điều này là hoàn toàn bình thường, có thể choáng ngợp trong tâm trí bạn, nhất là vào thời điểm tinh mơ đầu giấc sáng khi mà cái tôi lý trí của mình không được mạnh mẽ. Hãy tâm sự với ông xã để những lo lắng này thật sự rất phổ biến ở hầu hết phụ nữ có thai.

Nếu trước đây bạn vẫn luôn là một người phụ nữ độc lập, thì lúc này có thể sẽ là thời gian thử thách cho bạn. Bạn có thể phải cần đến sự giúp đỡ của ông xã. Điều này không nhất thiết có nghĩa là bạn đã trở nên phụ thuộc, hoặc ít có khả năng hơn. Việc mang thai, ở nhiều góc độ, là một quá trình cần có sự sẻ chia, và anh ấy sẽ thích thú với những cơ hội giúp anh cảm thấy có thể đóng góp bằng một cách nào đó.

Thai nhi tuần thứ 15 phát triển như thế nào năm 2024

Lời khuyên dành cho mẹ bầu trong tuần thai thứ 15

  • Hãy sắp xếp một chuyến du lịch cùng ông xã nếu như từ đầu thai kỳ đến giờ bạn luôn gói mình trong một khoảng không gian nhỏ hẹp chỉ từ nhà đến cơ quan, nó không chỉ giúp hâm nóng tình cảm của cả hai mà còn giúp cho bạn được “khởi động” lại sau quãng thời gian nghén ngẩm đầy mệt mỏi.
  • Ghi nhớ lịch khám thai định kỳ để kiểm tra tình trạng sức khỏe của con chu đáo nhất
  • Thay đổi tư thế ngủ để không làm ảnh hưởng đến thai nhi, sắm cho mình một chiếc gối ngủ dành cho bà bầu để có được giấc ngủ thoải mái nhất có thể.
  • Hãy cố gắng tránh để mũi khô bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm, uống đủ nước để giảm bớt hiện tượng chảy máu cam.
  • Chế độ ăn uống giàu protein, canxi và những vitamin cần thiết để thúc đẩy sự phát triển trí não và cơ thể của thai nhi.
  • Những lúc mát-xa chân, lưng và bụng sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn rất nhiều, đặc biệt là giúp mẹ bầu có một giấc ngủ ngon hơn.
  • Huyết áp sẽ có một khoảng hụt tự động khi bạn đang nằm hoặc ngồi và đứng lên đột ngột, có thể gây ra chóng mặt hay ngất xỉu. Hãy đứng lên từ từ cho cơ thể bạn có đủ thời gian để điều chỉnh.

Các mẹ bầu không nên quá lo lắng bởi những thay đổi này thường xảy ra trong khi bạn mang thai, tuy nhiên, chúng sẽ ổn sau khi bạn đã sinh em bé. Tuy nhiên, nếu cơ thể có những bất thường xảy ra quá thường xuyên hay cơ thể có những triệu chứng bất thường, hãy đến gặp bác sĩ để được khám, tư vấn và tìm phương pháp chữa trị phù hợp nhất.

Bước qua mỗi tuần thai, bé yêu của bạn lại có những thay đổi “không thể ngờ”. Chính vì vậy, để tìm hiểu những thông tin chăm sóc sức khỏe khi mang thai, dinh dưỡng thai kỳ và theo dõi được con đã phát triển đến như thế nào, hãy cùng GENTIS xem ngay những thông tin của tuần thai kỳ tiếp theo TẠI ĐÂY.