Đề thi đại học môn văn qua các năm năm 2024

Từ năm 2017, đề thi môn Văn đã có sự thay đổi lớn từ cấu trúc, nội dung thi cho đến thời gian làm bài. Không còn là bài thi với thời gian 180 phút nữa, đề thi năm 2017 chỉ có thời gian làm bài 120 phút với hai phần là Đọc hiểu và Làm văn. Từng phần của đề thi cũng có sự điều chỉnh để phù hợp với thời gian làm bài và phân hóa thí sinh.

Đề thi và đáp án môn Văn 2017

Năm 2018, đề thi môn Văn được đánh giá tốt hơn hẳn về những yêu cầu: phân hóa, kiểm tra được kiến thức, kỹ năng mà vẫn giữ được đặc trưng môn học, không sa vào giáo điều. Nhìn tổng thể, đây là một đề thi hay, hơn hẳn đề thi năm trước đó, tạo được hứng thú cho thí sinh vì góc nhìn chân thực, mang tính phản biện. Câu nghị luận xã hội không đánh đố, có tính định hướng tốt, vấn đề bao quát, chạm đến lẽ sống muôn đời nhưng vẫn gợi được tính thời đại, thời sự, không bị gò ép.

Đề thi và đáp án môn Văn 2018

Đề thi môn Văn 2019 tiếp tục có tính phân hóa cao, vừa đảm bảo các yêu cầu về xét tốt nghiệp THPT vừa đáp ứng yêu cầu làm cơ sở tuyển sinh đại học, cao đẳng. Về cấu trúc, đề thi vẫn giữ nguyên như năm trước, bám sát đề minh họa mà Bộ GD&ĐT đã công bố trước đó. Riêng câu Nghị luận văn học, đề thi 2019 có yêu cầu “nhẹ” hơn so với đề thi năm trước, đó là yêu cầu cảm nhận về hình tượng sông Hương trong một đoạn trích, từ đó nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Đề thi và đáp án môn Văn năm 2019

Năm 2020, cấu trúc đề thi môn Văn vẫn giống như các năm trước đó, gồm có hai phần, ba câu. Phần Đọc hiểu 3 điểm, phần Làm văn 7 điểm với hai câu: câu viết đoạn văn nghị luận xã hội 2 điểm và bài nghị luận văn học 5 điểm.

Đề thi và đáp án môn Văn năm 2020

Những tuần cuối trước kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 là thời gian vô cùng quan trọng để sĩ tử tham khảo lại đề thi và đáp án môn Văn những năm gần đây để tổng duyệt kiến thức trọng tâm, kỹ năng làm bài cũng như chuẩn bị tâm lí trước và trong phòng thi. Chúc các bạn sĩ tử bình tĩnh và tự tin hoàn thành tốt bài thi.

Thi tốt nghiệp THPT Quốc gia là một trong những kì thi quan trọng nhất đối với học sinh. Đây như một sự đánh dấu về trưởng thành để học sinh có thể bước vào một môi trường mới.

Để học sinh có sự đối chiếu về đề thi THPT qua các năm thì dưới đây là tổng hợp đề thi Văn tốt nghiệp THPT Quốc gia 3 năm gần nhất:

Đề thi văn năm 2021: Sóng - Xuân Quỳnh

Đề thi đại học môn văn qua các năm năm 2024

Đề thi văn năm 2022: Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu

Đề thi đại học môn văn qua các năm năm 2024

Đề thi văn năm 2023: Vợ nhặt - Kim Lân

Đề thi đại học môn văn qua các năm năm 2024

Thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn văn năm 2024 theo hình thức gì?

Căn cứ quy định Điều 4 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT quy định về ngày thi, lịch thi, nội dung thi, hình thức thi và thời gian làm bài thi/môn thi như sau:

Ngày thi, lịch thi, nội dung thi, hình thức thi và thời gian làm bài thi/môn thi
1. Ngày thi, lịch thi: Được quy định trong hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ GDĐT.
2. Nội dung thi: Nội dung thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12.
3. Hình thức thi: Các bài thi Toán, Ngoại ngữ, KHTN và KHXH thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan (gọi chung là bài thi trắc nghiệm); bài thi Ngữ văn thi theo hình thức tự luận (gọi chung là bài thi tự luận).
4. Thời gian làm bài thi/môn thi: Ngữ văn 120 phút; Toán 90 phút; Ngoại ngữ 60 phút; 50 phút đối với mỗi môn thi thành phần của bài thi tổ hợp KHTN và KHXH.

Cho đến hiện tại vẫn chưa có văn bản sửa đổi quy định nêu trên, chính vì vậy trong năm 2024 thì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn văn vẫn sẽ tiến hành thi theo hình thức tự luận. Với thời gian thi của môn văn là 120 phút.

Nội dung thi sẽ nằm trong chương trình THPT và chủ yếu là chương trình lớp 12.

Đề thi đại học môn văn qua các năm năm 2024

Tổng hợp đề thi Văn tốt nghiệp THPT Quốc gia 3 năm gần nhất? (Hình từ Internet)

Điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2024 gồm những gì?

Căn cứ quy định khoản 2 Điều 12 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT quy định về đối tượng, điều kiện dự thi như sau:

Đối tượng, điều kiện dự thi
....
2. Điều kiện dự thi:
a) Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém; riêng đối với người học thuộc diện không phải xếp loại hạnh kiểm và người học theo hình thức tự học có hướng dẫn thuộc chương trình GDTX thì không yêu cầu xếp loại hạnh kiểm;
b) Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải có Bằng tốt nghiệp THCS và phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém; trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do xếp loại học lực kém ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học đối với một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0 (năm) điểm (tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc trường phổ thông nơi ĐKDT), bảo đảm khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm thì đủ điều kiện dự thi về xếp loại học lực theo quy định; trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12, phải được UBND cấp xã nơi cư trú xác nhận việc chấp hành chính sách pháp luật và các quy định của địa phương để được trường phổ thông nơi học lớp 12 xác nhận đủ điều kiện dự thi về xếp loại hạnh kiểm theo quy định;
c) Đối tượng đã tốt nghiệp trung cấp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải bảo đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ GDĐT;
d) Các đối tượng dự thi phải ĐKDT và nộp đầy đủ các giấy tờ đúng thời hạn.
.....

Theo đó điều kiện dự thi sẽ phụ thuộc vào mỗi đối tượng dự thi khác nhau, cụ thể như sau:

- Đối với người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi thì phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém; riêng đối với người học thuộc diện không phải xếp loại hạnh kiểm và người học theo hình thức tự học có hướng dẫn thuộc chương trình GDTX thì không yêu cầu xếp loại hạnh kiểm.

- Đối với người đã học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước phải có Bằng tốt nghiệp THCS và phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém.

Lưu ý:

Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do xếp loại học lực kém ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học đối với một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0 (năm) điểm (tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc trường phổ thông nơi ĐKDT), bảo đảm khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm thì đủ điều kiện dự thi về xếp loại học lực theo quy định;

Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12, phải được UBND cấp xã nơi cư trú xác nhận việc chấp hành chính sách pháp luật và các quy định của địa phương để được trường phổ thông nơi học lớp 12 xác nhận đủ điều kiện dự thi về xếp loại hạnh kiểm theo quy định.

- Đối với người đã có Bằng tốt nghiệp THPT, người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh phải bảo đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục 2019 và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ GDĐT.