Lợn con chết không rõ nguyên nhân

UBND huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) xác nhận, hơn 800 con heo trong tổng số 905 con của dự án hỗ trợ phát triển ở vùng khó khăn bị chết do... thời tiết.

Lợn con chết không rõ nguyên nhân

Heo dự án hỗ trợ vùng khó khăn chết hàng loạt.

UBND huyện Kon Plông vừa có báo cáo về việc kiểm tra, xác minh thông tin liên quan đến heo dự án bị chết không rõ nguyên nhân.

Theo lý giải của UBND huyện Kon Plông, tình hình chăn nuôi của các xã trên địa bàn huyện Kon Plông gặp nhiều bất lợi về thời tiết. Cụ thể, từ tháng 9/2020 đến tháng 3/2021, trên địa bàn huyện bị ảnh hưởng rét đậm, rét hại đã làm nhiều gia súc bị chết, trong đó có heo của các dự án.

Ngoài ra, trong đợt mưa bão số 9 (tháng 10/2020) 25 con heo giống tại xã Đăk Ring bị cuốn trôi, thị trấn Măng Đen bị cuốn trôi 41 con.

Đáng chú ý, trong báo cáo của huyện Kon Plông cho rằng, trên địa bàn không đảm bảo được nguồn heo giống cung cấp cho các hộ dân nên Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phải đi mua ở các địa phương khác, dẫn đến sự thích nghi, sinh trưởng không tốt.

Liên quan số heo chết, huyện Kon Plông đã lấy mẫu bệnh phẩm nhiều lần nhưng không có kết quả dịch tễ nên chưa xác định được nguyên nhân gây chết. Chính vì vậy mà chưa đề ra được phác đồ điều trị hiệu quả.

Về nguyên nhân chủ quan, theo UBND huyện Kon Plông, điều kiện chăn nuôi của người dân còn hạn chế, chế độ ăn uống của đàn heo chưa đảm bảo. Đặc biệt, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp khi mua con giống về có chế độ chăm sóc cao nhưng khi cấp cho người dân thì chế độ ăn thay đổi đột ngột cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn heo giống.

Hiện UBND huyện Kon Plông đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tiến hành thanh tra để đánh giá và làm rõ sự việc.

Lợn con chết không rõ nguyên nhân

Theo lý giải, nguyên nhân heo chết do thời tiết khắc nghiệt.

Như Báo Nông Nghiệp Việt Nam đã đưa tin, năm 2020, Dự án phát triển nuôi heo địa phương được thực hiện trên địa bàn huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) thuộc các chương trình 135 và 30A. Theo đó, UBND 4 xã Đăk Nên, Đăk Ring, Ngọc Tem và thị trấn Măng Đen là chủ đầu tư đã mua lại toàn bộ 905 con heo giống của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kon Plông. Tổng số tiền mua số heo giống này trên 3,2 tỷ đổng và cấp phát cho 337 hộ nghèo của địa phương để chăn nuôi, chăm sóc.

Tuy nhiên, chỉ sau vài tháng, heo giống cấp cho người dân đem về nuôi đã bị chết hàng loạt. Theo tìm hiểu được biết, hiện hơn 800 con heo đã bị chết không rõ nguyên nhân. Đặc biệt, tại xã Đăk Ring, toàn bộ 144 con heo trong dự án đã bị “xóa sổ”.

Đáng lưu ý, năm 2020, xã Đăk Tăng (huyện Kon Plông) cũng thực hiện dự án phát triển heo địa phương. Tuy nhiên, UBND xã này đã không chọn mua heo giống của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kon Plông. Đến nay, toàn bộ đàn heo này đang phát triển khỏe mạnh và đã sinh sản ra lứa đầu tiên.

Làm rõ nguyên nhân lợn chết bất thường sau tiêm vaccine tả lợn Châu Phi

Thứ Bảy, 19:12, 27/08/2022

VOV.VN - Tình trạng lợn bị bệnh và chết dần sau khi tiêm vaccine phòng bệnh dịch tả lợn Châu Phi xảy ra ở các xã Tịnh Bình, Tịnh Sơn, Tịnh Thọ và Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.

Hàng chục con lợn của các hộ chăn nuôi ở huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi chết bất thường sau khi tiêm vaccine phòng dịch tả lợn Châu Phi. Ngành Thú y tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo các địa phương tạm dừng mua bán và tiêm vaccine phòng bệnh dịch tả lợn Châu Phi để làm rõ nguyên nhân.

lam ro nguyen nhan lon chet bat thuong sau tiem vaccine ta lon chau phi hinh anh 1

Nhiều hộ chăn nuôi gặp khó khăn khi lợn bị chết.

Mấy ngày nay, bà Võ Thị Sơn, ở xã Tịnh Bình, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi thẫn thờ ngồi nhìn đàn lợn nuôi đang bị yếu dần. Trước đó hơn một tuần, gia đình bà Sơn mua vaccine phòng dịch tả lợn Châu Phi và nhờ cán bộ thú y tiêm phòng cho 6 con. Vài ngày sau tiêm, đàn lợn xuất hiện triệu chứng bỏ ăn, đi tiểu ra máu, tím tái toàn thân, yếu dần.

6 con lợn của gia đình ông Võ Minh Hồng, ở xã Tịnh Bình, huyện Sơn Tịnh cũng có triệu chứng tương tự sau một tuần tiêm cùng loại vaccine phòng dịch tả lợn Châu Phi. Các hộ chăn nuôi đã báo với cán bộ thú y địa phương nhưng vẫn không cứu chữa được: "Kiến nghị với Nhà nước làm sao công ty thuốc phải bồi thường cho bà con, công của gia đình chăn nuôi một năm lợn chuẩn bị đẻ" - ông Hồng cho biết.

lam ro nguyen nhan lon chet bat thuong sau tiem vaccine ta lon chau phi hinh anh 2

6 con lợn của gia đình ông Võ Minh Hồng, ở xã Tịnh Bình, huyện Sơn Tịnh có triệu chứng bỏ ăn, yếu dần và chết.

Tình trạng lợn bị bệnh và chết dần sau khi tiêm vaccine phòng bệnh dịch tả lợn Châu Phi xảy ra ở các xã Tịnh Bình, Tịnh Sơn, Tịnh Thọ và Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.

Loại vaccine được cán bộ thú y cơ sở sử dụng tiêm phòng cho các đàn lợn ở các địa phương này mang nhãn hiệu NAVET- ASFVAC do Công ty Cổ phần thuốc Thú y Trung ương (NAVETCO) sản xuất.

lam ro nguyen nhan lon chet bat thuong sau tiem vaccine ta lon chau phi hinh anh 3

250 con lợn ở tỉnh Quảng Ngãi sau khi tiêm loại vaccine NAVET- ASFVAC có triệu chứng bất thường

Lượng vaccine này được các hộ chăn nuôi cùng cán bộ thú y cơ sở và những người hành nghề thú y tư nhân mua tại một cửa hàng thuốc thú y ở thành phố Quảng Ngãi. Đến nay, 250 con lợn ở tỉnh Quảng Ngãi đã tiêm loại vaccine NAVET- ASFVAC đều có triệu chứng bỏ ăn, yếu dần và chết dần.

Bà Phan Thị Thu Thuỷ, cán bộ thú y xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi mong chính quyền, Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ngãi vào cuộc để giúp đỡ cho người dân ổn định lại chăn nuôi đàn lợn.

Ngành Thú y tỉnh Quảng Ngãi đang hướng dẫn hộ chăn nuôi cách ly số gia súc mắc bệnh, tăng cường chăm sóc đàn, tiêu huỷ số lợn bị chết, tiêu độc khử trùng chuồng trại.

Ông Ngô Hữu Hạ, Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sau khi được Cục Thú y cấp chứng nhận vaccine phòng dịch tả lợn Châu Phi thì được thương mại một phần nên một số hộ dân ở 4 xã của huyện Sơn Tịnh mua và tiêm. Qua thông tin, Chi cục cử ngay đoàn đi kiểm tra quá trình phản ứng sau tiêm vaccine và đang nắm số liệu chính thức để có báo cáo cụ thể.

"Hiện nay, Chi cục cũng đã có văn bản gửi các địa phương là không nên tiêm vaccine dịch tả lợn Châu Phi để chờ thông báo mới" - ông Ngô Hữu Hạ cho biết.

lam ro nguyen nhan lon chet bat thuong sau tiem vaccine ta lon chau phi hinh anh 4

Một con lợn sau tiêm vaccine có triệu chứng bỏ ăn, yếu dần.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Ngãi cũng đã lấy mẫu lợn bị bệnh gửi Cơ quan Thú y Vùng 4 xét nghiệm, làm rõ nguyên nhân tình trạng này. Đồng thời, yêu cầu Công ty sản xuất vaccine NAVET-ASFVAC làm việc với địa phương để có hướng khắc phục, hỗ trợ các hộ chăn nuôi./.