Lũa ngâm bao lâu thì chìm

<Chào các bạn, lại là mình đây. Hôm nay các bạn có bình thường không? Mình vẫn bình thường, thay nước bể đầy đủ.

Thấy mấy bạn  ở trên núi vô rừng nhặt được lũa đẹp quá mà không biết xử lý sao nên mình viết thêm bài này. Các phương pháp xử lý lũa mới với tên các loại thuốc tại Nhật.

Đầu tiên, có phải tất cả các loại gỗ đều có thể làm lũa hay không? Câu trả lời là không nhé.  Và loại nào được loại nào không thì mình không biết nhé 🙁 Các bạn chỉ còn cách sài thử cho cá vào mà không thấy cá chết, không thấy nước có mùi lạ thì là ok.

Thứ hai, Không phải mọi lũa đều chìm ngay từ đầu. Lũa khô thường nổi, khi ngấm đủ nước thì sẽ chìm. Do đó, lũa mới các bạn muốn nó không nổi lên thì nên gắn vào đá cho nặng.

Có 2 nguồn các bạn có thể kiếm lũa được tại Nhật ngoài mua. Một là trên rừng, ở sông. Hai là nhặt ngoài bờ biển. Rất nhiều bác Nhật nhặt ngoài biển, xử lý muối, sát khuẩn và mang bán trên mercari. Các bạn có thể kiếm shop của bác Hide trên mercari với set lũa cho bể 60 cm tầm 1sen6-2sen5 cho style natural.

Tiếp theo, khi các bạn nhặt được lũa ngoài tự nhiên, việc đầu tiên là bỏ hết vỏ, phần bị mục, giữ lại phần gỗ thịt cứng thôi nhé.

Qúa trình tiếp theo là việc loại bỏ nhớt ra từ lũa. Thực chất đây chỉ là cho nó ra bớt nhớt đi thôi, có thể sau khi xử lý xong vẫn còn nhớt (ít hơn khi chưa xử lý) nên các bạn cũng đừng ngạc nhiên nhé.

Lũa mới,  bao gồm cả lũa mua ngoài tiệm về, khi cho vào bể vẫn ra nhớt. Ngoài ra, lũa mới cũng có thể sẽ làm nước trong bể của bạn chuyển thành màu vàng . Nhớt lũa ra không ảnh hưởng đến cá hay cây nhưng về mặt thẩm mĩ thì không thể chấp nhận được. Nhìn nó như kiểu miếng bọt biển trắng trắng dính vào lũa, sờ vào thấy nhớt nhớt ấy.

Tiếng Nhật gọi nhớt là アク, xử lý nhớt là アク抜き, các bạn có thể tìm kiếm bằng keyword đấy nếu có nhu cầu.

Bản chất của nhớt là các loại “axit lên men”, nó không ảnh hưởng trực tiếp đến các loài cá trong bể nhưng nó làm nước trong bể có màu vàng nhạt và nó hay bị ở  các bể mà nước có PH thấp và làm thay đổi độ PH của nước.

Vậy, việc xử lý lũa có cần thiết không? 

Câu trả lời là không, dù nước có bị đổi màu, nhớt màu trắng có ra thì cũng không ảnh hưởng đến cá trong bể, các bạn không xử lý lũa cũng được. (Loại trừ một số loại gỗ mà nó ngâm trong nước sinh ra chất độc-> không được thả vào bể cá nhé các bác). Tuy nhiên, xử lý lũa sẽ giảm việc nước chuyển màu.

Với anh em chơi thuỷ sinh, việc nước trong là một điều hầu như bắt buộc nên nếu có thể, khiến nước trong được tí nào hay tí nấy. Do đó, nên xử lý lũa trước khi cho vào bể.

Ọk, chúng ta cùng bắt đầu quá trình xử lý lũa nào.

Bước đầu tiên, tiền xử lý . Chúng ta phải lấy bàn chải chà thật mạnh và rửa lũa để loại bỏ bụi bẩn, những phần rêu có thể bám vào thân lũa.

Tiếp theo, có mấy phương pháp xử lý lũa trước khi đèm dùng ở bể của bạn như sau.

1.Phương pháp 1 : Đem ngâm ở ngoài cho ra hết nhớt trước khi dùng ở bể chính.

Kiếm 1 cái xô hoặc thùng chứa được khúc lũa của bạn, xả đầy nước và ngâm lũa vào đấy. Nhớ ngâm lũa ngập hết nước. Trong quá trình ngâm, hãy thay nước nếu thấy nước đổi sang màu vàng. Một số lũa có thể sẽ bị nổi nên hãy kiếm vật gì nặng và buộc vào nó, đảm bảo lũa luôn ngập trong nước.

Tuy cực kỳ đơn giản, nhưng phương pháp này có 1 nhược điểm là tốn thời gian. Cần ngâm ít nhất 1 tháng để có thể sử dụng được. Mình thì không thích chờ đợi lâu vậy.

2, Phương pháp 2. Xử dụng chất loại bỏ nhớt. 

Lũa ngâm bao lâu thì chìm

 pha thuốc này  với nước nóng và ngâm lũa vào đây. Bạn nên thay nước và thêm thuốc mỗi ngày . Thường thì quá trình này sẽ kéo dài khoảng 1 tuần, bạn có thể dừng lại nếu thấy nước đã trong. Sau khi ngâm thuốc xong, bạn cũng nên ngâm lại lũa trong nước sạch để tránh thuốc xót lại trong lũa làm thay đổi chất lượng nước trong bể.

3. Phương pháp 3. Dùng banking soda (重曹) mua ở shop 100 yên hoặc daiso

Lũa ngâm bao lâu thì chìm

Banking soda bạn cũng dùng với cách y hệt như thuốc ở trên. Tuy nhiên, cần liều lượng nặng hơn khoảng 5g cho 1lit nước. Các bạn cũng ngâm đến khi nước trong và nhớ ngâm lại với nước sạch trước khi dùng nhé. Tuy nhiên, mình thấy cách này vẫn khá lâu, cần 1 2 tuần nên chúng ta sang cách thứ 4 nhé.

4. Phương pháp 4: Luộc lũa.

Nếu lũa của bạn bỏ vừa nồi, không ngại tốn ga thì luộc là phương pháp ok nhất. Vừa diệt được khuẩn, lũa hút no nước nhanh, xử lý nhớt trong thời gian nhanh. Mình hay luộc lũa, ngâm trong nước nóng đến khi nguội, thay nước mới luộc lại. Tầm 2-3 lần là sai được. 

Đa số các loại lũa đều có thể luộc được. Tuy nhiên, nếu lũa bị bôi hắc tín cho đen thì tránh luộc nhé. Hắc tín sẽ bị tan ra, không tốt.

Nhược điểm của phương pháp này là bó tay với lũa to, tốn ga.

5. phương pháp 5: Xử dụng than hoạt tính.

Lũa ngâm bao lâu thì chìm

Bạn có thể cho than hoạt tính vào trong bộ lọc, vào thẳng bể để nó hút các chất rỉ ra từ lũa của bạn. Sử dụng than hoạt tính giúp bạn tiết kiệm thời gian xử lý lũa. Thậm chí là có thể sài luôn lũa mới với cách chơi vừa chơi vừa xử lý. Tất nhiên bạn nên thay than hoạt tính mới, bổ sung thêm than hoạt tính nếu thấy nước vẫn bị đổi màu.

Khi thấy nước đã trong, các bạn có thể lấy than hoạt tính ra khỏi bể. Bản thân mình vẫn hay để than hoạt tính trong lọc vì nó có tác dụng hấp thu một số chất độc từ phân cá hoặc lá cây bị phân huỷ.

Loại ở trên hình là loại được các bác Nhật ưa dùng Nhất. Các bác search thử xem nhé.

6. Phương pháp 6: Dùng oxi già.

Lũa ngâm bao lâu thì chìm

Cách dùng oxi già không khác gì với cách ngâm thuốc hay soda banking. Tuy nhiên, oxi già cực độc với cá tép nên các bạn phải chú ý ngâm kỹ với nước sạch sau khi xử lý lũa.

Bạn nào không thể tiến hành 5 phương án trên thì hãy dùng phương án này. Oxi già cũng không rẻ hơn thuốc hay soda banking và  than hoạt tính nhiều nên  mình không khuyên phương án này lắm nhé.

Trên đây là toàn bộ các cách xử lý lũa mà mình biết. Các bạn có thắc mắc thì liên hệ mình theo face: https://www.facebook.com/lythesuk.nguyen/   hoặc post trên group Hội Bucep, Ráy, Dương Xỉ – Nhật Bản: https://www.facebook.com/groups/bucepjapan 

Cảm ơn mọi người đã đọc bài.