Luật thương mại mới nhất là năm nào năm 2024

Tham gia thảo luận tại Phiên họp toàn thể ở Hội trường về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình năm 2023, đại biểu Lê Xuân Thân – Đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hoà đề nghị sửa đổi các luật về thương mại để đảm bảo giao thương và phát triển kinh tế đất nước.

TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP CHIỀU 24/5: QUỐC HỘI THẢO LUẬN MỘT SỐ NỘI DUNG CÒN Ý KIẾN KHÁC NHAU CỦA DỰ ÁN LUẬT PHÒNG THỦ DÂN SỰ

Tình trạng chậm hồ sơ, các tài liệu vẫn kéo dài trong nhiều năm

Phát biểu tại Hội trường, đại biểu Lê Xuân Thân – Đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hoà thể hiện sự tán thành nội dung của Tờ trình và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 và sửa đổi, bổ sung năm 2023.

Đại biểu bày tỏ sự thống nhất cao với những nhận định của Ủy ban Pháp luật rằng công việc chuẩn bị để xây dựng luật và trình ra Quốc hội thì hồ sơ luôn chậm và không bảo đảm thời gian, kể cả hồ sơ, các tài liệu gửi đến đại biểu Quốc hội. Đây là câu chuyện kéo dài trong nhiều năm, không chỉ nhiệm kỳ này. Đại biểu đề nghị Chính phủ, Quốc hội nên nghiên cứu có một biện pháp để bảo đảm được tiến độ này. Đại biểu cho rằng cần có thời gian chuẩn thì mới bảo đảm được chất lượng khi trình dự thảo đối với các đại biểu Quốc hội.

Luật thương mại mới nhất là năm nào năm 2024

Đại biểu Lê Xuân Thân – Đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hoà

Về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh bổ sung, đại biểu nhận thấy hằng năm một kỳ họp chúng ta ban hành 8 luật. Ví dụ, cuối năm 2023 sẽ thông qua 7 luật, năm 2024 theo kế hoạch và theo dự thảo nghị quyết thông qua 9 luật và cho ý kiến 9 luật, sau đó cuối năm thông qua 9 luật, nghĩa là trong năm 2024 có 18 luật. Trong đó kỳ họp tháng 10 năm 2024 theo dự thảo chỉ có Luật Chuyển đổi giới tính của đại biểu Nguyễn Anh Trí và sửa đổi Luật Việc làm. Kỳ họp cuối năm 2024 sắp tới chỉ có 2 dự án luật đưa vào chương trình.

Đại biểu cho biết đối với 2 luật Quốc hội khóa XIV đã cho ý kiến, đó là Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, lần này Ủy ban của Quốc hội đã nhận định rất rõ là chuẩn bị kỹ và đối tượng điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh không trùng lắp như là lúc Chính phủ trình ra ở Quốc hội khóa XIV.

Chính vì vậy, đại biểu tán thành việc tách toàn bộ nội dung của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ ra khỏi Luật Đường bộ và như vậy chúng ta sẽ xem xét, ban hành 2 luật cùng một lúc để bảo đảm được công tác lập pháp của chúng ta đạt chuẩn.

Sửa đổi các luật về thương mại để đảm bảo giao thương và phát triển kinh tế đất nước

Đại biểu cũng cho biết, trong 137 nhiệm vụ ở Phụ lục 4 của tài liệu gửi cho các đại biểu Quốc hội, đại biểu nhận thấy có một nội dung, đó chính là năm 2024 đưa vào xây dựng chương trình là sửa đổi, bổ sung Luật Trọng tài thương mại năm 2010 và do Hội Luật gia Việt Nam chủ trì nhưng trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và dự thảo trình tại Kỳ họp này thì không rõ việc sửa đổi Luật Trọng tài thương mại năm 2010.

Do vậy, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo và đề nghị các cơ quan xem xét vì tiêu chí hiện nay của các nước trên thế giới cũng như là ở Việt Nam chúng ta đã bắt đầu coi trọng việc giải quyết các tranh chấp ngoài tòa án, trong đó có giải quyết tranh chấp về thương mại và trọng tài thương mại là một trong những cơ chế giải quyết rất hiệu quả.

Ngoài ra, đại biểu cũng quan tâm tới Luật Thương mại năm 2005 và mảng về thương mại điện tử năm 2005 đến nay được điều chỉnh chủ yếu bằng 3 nghị định, một nghị định ban hành năm 2006, một nghị định ban hành năm 2013 và mới đây một nghị định sửa đổi của năm 2021. Toàn bộ nội dung của Luật Thương mại năm 2005, cách đây gần 20 năm, lúc đó Luật Thương mại cũng đã ban hành trên nền tảng của Bộ luật Dân sự năm 2005 và như chúng ta đã biết là Bộ luật Dân sự năm 2015 là một bộ luật đổi mới đã đặt nền móng toàn bộ các giao dịch dân sự, thương mại rất căn bản và rất tiến bộ.

Luật thương mại mới nhất là năm nào năm 2024

Vì vậy, những nội dung của Luật Thương mại năm 2005 so với Bộ luật Dân sự 2015 hiện đang có những mâu thuẫn, chồng chéo và nhiều bất cập, trong khi đó phát triển kinh tế đất nước, giao thương, thương mại trong và ngoài nước và đặc biệt là giao dịch điện tử trong lĩnh vực thương mại là thương mại điện tử.

Đại biểu cho rằng, đây là một trong những nội dung rất cần thiết mà Chính phủ, Bộ Công thương phải quan tâm và phải đề xuất đưa vào trong chương trình để xây dựng về sửa đổi, bổ sung Luật Thương mại năm 2005 cộng với dự thảo về những nội dung liên quan tới sửa đổi, bổ sung Luật Trọng tài thương mại năm 2010 để bảo đảm được đồng bộ cùng với Luật Dân sự năm 2015 và Luật Thương mại cũng như giải quyết tranh chấp bằng tòa án hoặc ngoài tòa án với trọng tài thương mại.

Bộ luật Thương mại 2005 hiện là Bộ luật thương mại mới nhất 2024 đang có hiệu lực. Luật Thương mại năm 2005 điều chỉnh mọi hoạt động kinh doanh được tiến hành trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hoạt động thương mại là gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 sửa đổi, bổ sung 2019 (sau đây gọi là Luật Thương mại 2005) thì: Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi. Hoạt động này bao gồm mua bán hàng hóa, đầu tư, xúc tiến thương mại, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Theo đó, các hoạt động mua bán được hiểu như sau:

  • Mua bán hàng hoá là bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận tiền thanh toán; bên mua sẽ có nghĩa vụ thanh toán đúng cho bên bán, được nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.
  • Đầu tư là việc chủ đầu tư bỏ tiền ra mua hàng sau đó bán lại với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận.
  • Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ. Hoạt động này bao gồm hoạt động khuyến mãi, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.
  • Cung ứng dịch vụ là một bên có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và được nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán đúng và đủ cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo những gì đã thỏa thuận.
  • Các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Luật Thương mại năm 2005 quy định về các hoạt động thương mại của các cá nhân, pháp nhân có hoạt động thương mại; chứa đựng có hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các hành vi thương mại, xác định các địa vị pháp lí của thương nhân và quy định những nguyên tắc pháp lý, chuẩn mực trong hoạt động thương mại tại Việt Nam

Luật thương mại mới nhất là năm nào năm 2024
Luật thương mại mới nhất

Xem thêm: Luật xử lý vi phạm hành chính 2023

Luật Thương mại 2005 gồm 09 chương và 324 Điều, được sửa đổi, bổ sung bởi các văn bản sau:

  • Luật quản lý ngoại thương năm 2017 số 05/2017/QH14 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018
  • Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 số 44/2019/QH14 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020

Trên cơ sở các Luật cũ đã hết hiệu lực và những hạn chế của Luật hiện hành thì Pháp luật Việt Nam không ngừng thay đổi, hoàn thiện để thích nghi của từng thời kỳ phát triển đất nước. Sự thay đổi về pháp luật không chỉ tác động đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên tham gia mà còn tác động đến quá trình pháp triển của đất nước.

Các quy định bị bãi bỏ của Luật Thương mại 2005

  • Khoản 3 Điều 28 Luật Thương mại 2005: Khoản này đã bị bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 112 của Luật Quản lý Ngoại thương số 05/2017/QH14, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
  • Khoản 3 Điều 29 Luật Thương mại 2005: Khoản này đã bị bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 112 của Luật Quản lý Ngoại thương số 05/2017/QH14, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
  • Khoản 4 Điều 30 Luật Thương mại 2005: Khoản này đã bị bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 112 của Luật Quản lý Ngoại thương số 05/2017/QH14, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
  • Điều 31 Luật Thương mại 2005: Điều này đã bị bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 112 của Luật Quản lý Ngoại thương số 05/2017/QH14, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
  • Điều 33 Luật Thương mại 2005: Điều này đã bị bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 112 của Luật Quản lý Ngoại thương số 05/2017/QH14, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
  • Theo quy định tại Điểm b khoản 3 Điều 35 của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia số 44/2019/QH14, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
  • Điều 242 Luật Thương mại 2005: Điều này đã bị bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 112 của Luật Quản lý Ngoại thương số 05/2017/QH14, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
  • Điều 243 Luật Thương mại 2005: Điều này đã bị bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 112 của Luật Quản lý Ngoại thương số 05/2017/QH14, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
  • Điều 244 Luật Thương mại 2005: Điều này đã bị bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 112 của Luật Quản lý Ngoại thương số 05/2017/QH14, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
  • Điều 245 Luật Thương mại 2005: Điều này đã bị bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 112 của Luật Quản lý Ngoại thương số 05/2017/QH14, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
  • Điều 246 Luật Thương mại 2005: Điều này đã bị bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 112 của Luật Quản lý Ngoại thương số 05/2017/QH14, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
  • Điều 247 Luật Thương mại 2005: Điều này đã bị bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 112 của Luật Quản lý Ngoại thương số 05/2017/QH14, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

CLICK ĐỂ TẢI : LUẬT THƯƠNG MẠI 2005

Giải đáp câu hỏi về luật thương mại mới nhất

Chủ thể của hoạt động thương mại

Chủ thể được quy định tại Luật Thương mại năm 2005 gồm:

  • Thương nhân hoạt động thương mại quy định tại Điều 1 Luật Thương mại 2005.
  • Tổ chức cá nhân khác hoạt động có liên quan đến lĩnh vực thương mại.
  • Cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập và thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.

Phân loại chủ thể của Luật Thương mại 2005

Căn cứ vào từng vai trò, vị trí, các chức năng hoạt động và tùy thuộc vào mức độ tham gia trong quan hệ thương mại mà chủ thể của Luật Thương mại 2005 có thể phân thành 02 loại sau:

Một là thương nhân. Chủ thể này thường xuyên tham gia hoạt động thương mại và đây là chủ thể chính được quy định cụ thể trong Luật thương mại hiện hành

Hai là các chủ thể khác bao gồm: Tổ chức, cá nhân không có đăng ký kinh doanh, hoạt động có liên quan đến thương mại; các cơ quan quản lý có thẩm quyền về lĩnh vực kinh tế thực hiện tổ chức quản lý và chỉ đạo các thương nhân trong các hoạt động kinh doanh thương mại như: Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND, các sở, phòng, ban; tổ chức, cá nhân thực hiện các chức năng giải quyết tranh chấp thương mại của thương nhân.

Xem thêm: Luật dân sự mới nhất 2024

Pháp luật về thương mại quy định như thế nào về buộc thực hiện đúng hợp đồng?

Luật thương mại mới nhất là năm nào năm 2024

Căn cứ vào Điều 297 Luật Thương mại 2005, khi hợp đồng không được thực hiện đúng như thỏa thuận. Bên vi phạm hợp đồng phải tiếp tục thực hiện theo đúng hợp đồng đã giao kết hoặc thực hiện các biện pháp khác để đảm bảo hợp đồng vẫn được thực hiện, đồng thời chịu các chi phí phát sinh khác.

Nội dung của chế tài buộc thực hiện theo đúng hợp đồng cụ thể như sau:

  • Nếu bên vi phạm hợp đồng là bên bán, bên cung ứng dịch vụ nhưng lại giao thiếu hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ không đúng như hợp đồng thì bắt buộc phải cung ứng đầy đủ theo số lượng đã ký kết hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp bên vi phạm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng.
  • Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện như trên này thì bên bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của một bên khác để thay thế theo đúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải trả khoản tiền chênh lệch và các chi phí liên quan nếu có; có quyền tự sửa chữa khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ và bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý.
  • Bên vi phạm hợp đồng là bên mua, thì bên bán có quyền yêu cầu nhận hàng, trả tiền hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác (đã quy định trong hợp đồng) và áp dụng theo luật thương mại Việt Nam hiện hành.
    Tìm hiểu thêm về: Luật khiếu nại tố cáo 2024

Nếu có vi phạm, các bên có thể thỏa thuận về việc dùng tiền để bồi thường hoặc gia hạn thêm một khoảng thời gian phù hợp để bên vi phạm có thể thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trong hợp đồng. Trong thời gian thực hiện chế tài phải thực hiện đúng các vi phạm ấn định; nếu không thỏa thuận được, bên bị vi phạm không được áp dụng các hình thức chế tác khác ngoài phạt vi phạm hay bồi thường thiệt hại.

Xem thêm:

Dịch vụ xin giấy phép lao động mới nhất 2024

Thủ tục đăng ký quyền tác giả chi tiết

Bài viết cùng chủ đề:

  • Luật thương mại mới nhất là năm nào năm 2024

    Tra cứu thông tin Doanh nghiệp mới nhất và đầy đủ nhất 2023

  • Luật thương mại mới nhất là năm nào năm 2024

    Hóa đơn điện tử là gì? Những điều doanh nghiệp cần biết

  • Luật thương mại mới nhất là năm nào năm 2024

    Cách tra cứu mã số thuế doanh nghiệp đơn giản năm 2023

  • Luật thương mại mới nhất là năm nào năm 2024

    Tư vấn thành lập CTY trọn gói tại TPHCM

  • Luật thương mại mới nhất là năm nào năm 2024

    Đăng ký nhãn hiệu ở đâu? Có cách thức nộp online không?

  • Luật thương mại mới nhất là năm nào năm 2024

    Hướng Dẫn Tra Cứu Nhãn Hiệu đã được bảo hộ mới nhất

  • Luật thương mại mới nhất là năm nào năm 2024

    Mã số thuế hộ kinh doanh là gì? Trình tự, thủ tục đăng ký như thế nào?

  • Luật thương mại mới nhất là năm nào năm 2024

    Thế nào là lên sàn chứng khoán? Điều kiện để một công ty được lên sàn chứng khoán là gì?

Luật sư Lê Bá Thành-Giám đốc điều hành Hãng Luật Thành Công. Thạc sĩ – Luật sư Lê Bá Thành là một trong những Luật sư dày dặn kinh nghiệm, có trình độ chuyên cao về lý luận và thực tiễn pháp lý trong việc tư vấn pháp luật và giải quyết tranh chấp. Sau khi tốt nghiệp Cử nhân luật, Luật sư Lê Bá Thành tiếp tục theo học cao học luật tại Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh và học lớp đào tạo nghề Luật sư tại Học Viện Tư Pháp thuộc Bộ Tư pháp