Mạch nhanh là bao nhiêu

Mỗi người đều sở hữu nhịp tim không giống nhau. Có người tim đập nhanh là bình thường, có người tim đập nhanh là dấu hiệu của một tình trạng nguy hiểm nào đó. Vậy nhịp tim bao nhiêu là nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe? Yếu tố nào ảnh hưởng đến nhịp tim? Cách lấy lại nhịp tim chuẩn, chủ động chăm sóc sức khỏe?

Nhịp tim bao nhiêu là nguy hiểm, bao nhiêu là bình thường?

Nhịp tim chính là số lần tim đập trong 1 phút, cho biết tình trạng sức khỏe tim mạch và phản ánh chỉ số sống còn của cơ thể chúng ta.

Theo nghiên cứu tại Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, nhịp tim trung bình một người trưởng thành khỏe mạnh sau khi nghỉ ngơi ít nhất 15 phút sẽ khoảng từ 60 đến 100 nhịp/ phút. Còn với các vận động viên chuyên nghiệp, tim của họ đã được rèn luyện trong thời gian dài, chỉ cần đập ít nhịp cũng đủ cung cấp máu đến các cơ quan nên thường duy trì ở 40 – 60 nhịp/ phút. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào giới tính, độ tuổi,.. mà mỗi người có thể có chỉ số nhịp tim khác nhau.

Nếu nhịp tim của bạn vượt ngoài giới hạn bình thường, cụ thể là khi nhịp tim cao hơn 100 nhịp/phút, nhịp tim 110, nhịp tim 120 hoặc nhịp tim chậm dưới 60 nhịp/phút thậm chí có tình trạng bỏ nhịp chính là lúc bạn nên đi kiểm tra sức khỏe để phát hiện kịp thời các vấn đề về tim mạch nếu có.

>> Đọc thêm: Âm nhạc liều thuốc giảm đau, bảo vệ tim và não rất an toàn

Nhịp tim chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nào?

Sau khi nhận biết được nhịp tim bao nhiêu là nguy hiểm, bạn cần hiểu rõ được các yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim để có biện pháp phòng tránh phù hợp. Nhịp tim thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:

  • Trạng thái cơ thể: Khi đứng, ngồi hoặc nghỉ ngơi, nhịp tim thường là như nhau. Một số người bị hạ huyết áp tư thế, khi họ đứng dậy đột ngột, tim đập nhanh hơn bình thường trong khoảng 15 – 20s đầu tiên và trở bình thường sau vài phút.
  • Nhiệt độ không khí: Khi độ ẩm không khí hoặc nhiệt độ tăng cao, số lần tim đập thường phải tăng lên do tim bơm máu kém. Tuy nhiên, tình trạng này không kéo dài quá lâu, thông thường khoảng từ 5 – 10 nhịp/ phút.
  • Cân nặng: Với những người béo phì thường, tim sẽ phải làm việc nhiều hơn để có thể đáp ứng đủ máu nuôi dưỡng một cơ thể lớn như vậy nên nhịp tim sẽ cao hơn người bình thường (nhưng không quá 100 nhịp/phút).
  • Bệnh lý: Động mạch vành, rối loạn nhịp tim, hở van tim, rối loạn thần kinh tim, suy tim,… hoặc các vấn đề ngoài tim như cường giáp, phổi tắc nghẽn sẽ khiến nhịp tim đập bất thường.

>> Đọc thêm: Ngủ sớm có hết thâm mắt không? Bật mí mẹo phòng ngừa và làm đẹp vùng da quanh mắt

Làm thế nào để lấy lại nhịp tim chuẩn

Để có thể mau chóng lấy lại nhịp tim bình thường, ngoài việc đến khám với các bác sĩ chuyên khoa tim mạch thì cần chăm sóc sức khỏe chủ động bằng cách kết hợp với những biện pháp sau đây:

  • Hạn chế hoặc từ bỏ những thói quen xấu như uống rượu bia, hút thuốc lá,… điều này sẽ giúp bạn cải thiện rõ rệt tình trạng rối loạn nhịp tim.
  • Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch trong khẩu phần ăn hằng ngày như cá (cá thu, cá hồi,…), rau xanh, hạn chế nguồn cholesterol (sữa béo, trứng,…) và mỡ động vật,..
  • Tăng cường rèn luyện thể chất, nâng cao sức khỏe
  • Giảm bớt căng thẳng, quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe tinh thần, cân bằng công việc và cuộc sống.

>> Đọc thêm: 5 cách tự nhiên chống mất ngủ có tác dụng tức thời, an toàn và dễ thực hiện

Chăm sóc sức khỏe chủ động phòng ngừa vấn đề về tim mạch

Để cân bằng được công việc và cuộc sống, bạn cần chủ động chăm sóc sức khỏe của bản thân cả về tinh thần và thể chất. Khoá học “Massage gia đình – Chăm sóc sức khỏe tại nhà” tại Trung tâm VMC được xuất bản với nhiệm vụ giúp tất cả mọi người trong gia đình đã và đang mong muốn chăm sóc sức khoẻ chủ động tại nhà được học tập một cách bài bản.

Nội dung khóa học xoay quanh việc cung cấp những kiến thức, kĩ năng massage theo trình tự mà bất kì ai cũng có thể hiểu và thực hành được. Sau khi học xong, vừa giúp bạn nâng cao sức khỏe, vừa giúp các thành viên trong gia đình có những giây phút thư giãn bên nhau.

Massage gia đình – Chăm sóc sức khỏe tại nhà

Thông qua đôi bàn tay và những động tác massage được hướng dẫn tỉ mỉ, khóa học sẽ giúp bạn biến ngôi nhà của mình thành nơi “spa đặc biệt”, mang lại cho gia đình những phút giây thư giãn và hạnh phúc bên nhau.

Tóm lại, qua bài viết nhịp tim bao nhiêu là nguy hiểm, hy vọng bạn có thể chủ động chăm sóc sức khỏe của bản thân để có một cuộc sống hạnh phúc hơn.

- Tần số mạch (hoặc tần số tim) bình thường ở người trưởng thành khi nghỉ ngơi là 60-100 lần/phút. Khi hoạt động gắng sức hoặc bị sốt, xúc động, lo lắng, giận dữ... tần số mạch tăng lên nhưng sau đó sẽ trở về mức bình thường. Tần số mạch trên 100 lần/phút được gọi là mạch nhanh. Có nhiều nguyên nhân gây mạch nhanh, chẳng hạn như bệnh lý tim mạch, bất thường dẫn truyền tim, tăng huyết áp, cường giáp, dùng thuốc... Một số rối loạn nhịp có biểu hiện nhịp nhanh như rung nhĩ, cuống nhĩ, nhịp nhanh trên thất, nhịp nhanh thất, rung thất... có thể gây ảnh hưởng sức khỏe, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Tần số mạch xấp xỉ 100 lần/phút là không quá nhanh. Bạn cần kiểm tra lại tình trạng mạch, không chỉ tần số mà cả các tính chất khác như mạch đều hay không, mạnh hay yếu. Khi cảm thấy thoải mái, trước đó không uống rượu, cà phê, hút thuốc lá, bạn bắt mạch của mình (mạch quay ở cổ tay). Nếu mạch đều và không quá 100 lần/phút thì không cần phải lo lắng. Bạn có thể theo dõi, kiểm tra lại mạch những lần khác. Nếu thấy mạch có tính chất bất thường như tần số trên 100 lần/phút, không đều, cường độ mạnh nhẹ khác nhau... bạn nên đi khám bệnh để bác sĩ kiểm tra nhằm tìm ra nguyên nhân. Bác sĩ có thể cho làm một số xét nghiệm như điện tâm đồ, chức năng tuyến giáp...

Chủ đề