Mang thai bao nhiêu tuần thì cảm nhậy thai máy năm 2024

Cảm nhận thai máy là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của mỗi người mẹ khi mang thai. Tuy nhiên, mẹ đã hiểu rõ thai máy là gì và cách nhận biết chưa? Nếu chưa, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để xác định chính xác thai máy xuất hiện khi nào nhé!

Thai máy là gì?

Thai máy (hay cử động thai) được hiểu là những cử động của thai nhi trong bụng mẹ như đạp chân, vươn vai, vặn mình, quơ tay… Không chỉ mang lại cảm xúc đặc biệt giúp mẹ cảm nhận rõ sự tồn tại của em bé, các cử động thai còn là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển bình thường.

Mang thai bao nhiêu tuần thì cảm nhậy thai máy năm 2024

Hiện tượng thai máy là một “thước đo” sức khỏe thai nhi mà mẹ bầu cần chú trọng quan tâm.

Thai máy xuất hiện khi nào?

Khi đã biết được thai máy là hiện tượng như thế nào, hẳn nhiều mẹ rất quan tâm về thời điểm xuất hiện. Theo đó, vào tuần thứ 8 của thai kỳ, em bé đã có những cử động đầu tiên và mẹ có thể quan sát khi siêu âm từ tuần 11 - 13. Tuy nhiên, do các cơ quan chức năng chưa hoàn thiện và khối lượng thai quá nhỏ nên mẹ khó cảm nhận được. Vì thế, đến tuần thứ 18 - 20 của thai kỳ, khi thai nhi có sự phát triển vượt trội mẹ mới có thể cảm nhận các cử động một cách rõ ràng.

Trong đó, thời điểm thai máy ở mỗi mẹ bầu có thể xuất hiện sớm hoặc muộn, do còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cụ thể:

  • Cơ địa người mẹ: Đa phần mẹ bầu có thể cảm thấy thai nhi cử động sớm từ khoảng 16 tuần (với con rạ) và muộn hơn vào tuần 22 (với con so).
  • Vị trí nhau thai: Nếu nhau thai bám mặt trước, thai sẽ máy muộn hơn. Ngược lại, nếu nhau thai bám mặt sau, mẹ bầu sẽ cảm nhận được các chuyển động của thai nhi sớm hơn bình thường.
  • Thành bụng của mẹ: Những thai phụ có thành bụng dày khó nhận biết bé chuyển động hơn người có thành bụng mỏng.

Ngoài ra, nhiều người nghĩ rằng thai bé trai sẽ máy sớm hơn thai bé gái, vì bé trai thường hiếu động nên sẽ cử động mạnh và hay vặn mình nhiều hơn. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này, mẹ không nên dựa vào việc nhận biết thai máy từ tháng thứ mấy để xác định giới tính của em bé trong bụng.

Dấu hiệu nhận biết thai máy bình thường

Để theo dõi sức khỏe của thai nhi có đang phát triển bình thường hay không, mẹ cần tìm hiểu các dấu hiệu thai máy dưới đây:

Cảm nhận thai máy

Cảm nhận về thai máy ở mỗi mẹ bầu là khác nhau, có những mẹ cảm thấy nhẹ nhàng như tôm búng, cá quẫy, bướm bay; nhưng cũng có một số mẹ lại cảm giác như có gì đó đang sôi lục bục trong bụng. Do đó cách nhận biết thai máy bình thường là dựa vào những giai đoạn sau:

  • Giai đoạn thai máy đầu tiên (tuần 7 - 8): Các cử động của bé lúc này quá nhẹ nên mẹ chưa thể cảm nhận được. Nhưng mẹ không nên quá lo lắng, chỉ cần khám thai định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ là được.
  • Giai đoạn thai máy rõ ràng (tuần 16 - 22): Đây là giai đoạn mà các dấu hiệu thai máy bắt đầu biểu hiện rõ ràng. Mẹ có thể cảm nhận được những cú đạp, quẫy hay vươn vai của bé.
  • Giai đoạn thai máy mạnh mẽ (tuần 30 - 38): Thai máy từ tuần bao nhiêu là mạnh nhất? Ở tuần thứ 30 - 38 của thai kỳ, thai máy liên tục với các cử động như đạp, xoay trở mình, vặn người… Nhiều mẹ bầu khá thích thú khi thấy bụng mình liên tục trồi lên rồi tĩnh lại sau những cú đạp của con.

Thời gian thai máy trong ngày

Thai nhi thường chuyển động vào những khoảng thời gian khác nhau, tùy vào môi trường và hoạt động trong ngày. Khoảng từ 16 tuần tuổi thai, em bé đang phát triển mạnh mẽ và dần hoàn thiện các cơ quan nên sẽ có xu hướng thai máy nhiều hơn bình thường:

  • Sau khi mẹ ăn no, ăn đồ ngọt hay uống đồ lạnh.
  • Khi mẹ ở nơi có ánh sáng mạng hay âm thanh lớn.
  • Khi mẹ nằm nghiêng sang trái.
  • Thai đạp nhiều, cử động rõ ràng hơn vào ban đêm, đặc biệt là khoảng 21 giờ đêm và 1 giờ sáng.

Lưu ý: Mẹ có thể không cảm nhận được cử động thai khi bận rộn, làm việc tập trung hoặc khi bé ngủ. Trong đó, thời gian ngủ của con thường khoảng 20 - 40 phút và rất ít khi ngủ quá 90 phút.

Mang thai bao nhiêu tuần thì cảm nhậy thai máy năm 2024

Hoạt động thai máy trở nên nhiều hơn mỗi khi thai nhi nhận được nguồn dinh dưỡng lớn từ mẹ.

Số cử động thai

Bên cạnh nhận biết thai máy cảm nhận như thế nào, mẹ cũng cần tìm hiểu thai máy bao nhiêu lần 1 ngày. Theo đó, số cử động trung bình của thai nhi là 16 - 45 lần mỗi ngày và khoảng cách tối đa giữa các lần cử động là 50 - 75 phút. Càng về thời điểm chuẩn bị sinh, số lần thai máy trung bình trong 1 giờ khi thai hoạt động là 31, do lúc này thai nhi đã phát triển khá to và tử cung ngày càng chật chội nên bé ít đạp.

Hướng dẫn đếm cử động thai mẹ cần biết

Tần suất thai máy phụ thuộc vào nhịp sinh học của từng bé, bé càng lớn thì càng có nhiều cử động. Chính vì thế, để đánh giá chính xác thai máy như thế nào là bình thường, mẹ cần kết hợp theo dõi các dấu hiệu và đếm cử động thai vào 2 tháng cuối thai kỳ.

Cách thực hiện như sau:

  • Mẹ chọn 1 thời điểm nhất định trong ngày, tốt nhất là sau ăn no.
  • Trước khi tiến hành đếm cử động thai, mẹ cần đi vệ sinh để làm trống bàng quang.
  • Đặt tay lên bụng để cảm nhận và đếm số đợt cử động của thai nhi (đá, đấm, xoay, cuộn) trong vòng 1 giờ.
  • Để theo dõi sự thay đổi thai máy tốt nhất, mẹ cần đếm số cử động thai 2 - 3 lần mỗi ngày và trong những khung giờ cố định (sáng, trưa, chiều hoặc tối).

Thai máy như thế nào là bất thường?

Thông thường, thai nhi khỏe mạnh sẽ có ít nhất 4 đợt cử động trong 1 giờ. Nếu thấy tần suất thai máy ít hơn 4 cử động/giờ, mẹ nên nằm nghỉ và thực hiện đếm trong vòng 1 giờ hoặc 2 - 4 giờ tiếp theo. Sau thời gian trên, nếu thai nhi có ít hơn 10 cử động thai, kèm theo đó là mẹ xuất hiện các triệu chứng nôn mửa, xuất huyết âm đạo, hay co thắt tử cung… thì đây có thể là dấu hiệu thai đang bất thường, mẹ cần mau chóng đến gặp bác sĩ kiểm tra.

Bên cạnh thăm khám để có hướng xử trí phù hợp, mẹ cần chú ý chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Bởi khi không hấp thu đầy đủ dưỡng chất, mẹ bầu sẽ bị suy giảm sức đề kháng, từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm trong thai kỳ, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi cả về thể chất lẫn trí tuệ. Do đó, trong khẩu phần ăn hàng ngày, mẹ nên tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm quan trọng cho cơ thể như chất bột đường (bánh mì, cơm, yến mạch, ngũ cốc…), chất đạm (thịt, hải sản, các loại đậu, các loại hạt…), hoa quả, rau củ, sữa và các chế phẩm từ sữa (phô mai, bơ, sữa chua).

\>> Xem thêm: Tìm hiểu những loại thực phẩm tốt cho bà bầu

Mang thai bao nhiêu tuần thì cảm nhậy thai máy năm 2024

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh về thể chất lẫn trí não, đồng thời hạn chế các vấn đề thai máy bất thường.

Ngoài ra, mẹ cũng cần tránh thức khuya và lựa chọn tư thế nằm, ngồi hợp lý để bé không phải phản ứng vì khó chịu. Hãy hạn chế căng thẳng và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để cơ thể luôn khỏe mạnh và giúp thai nhi biểu hiện nhịp cử động tốt hơn.

Các câu hỏi thường gặp

Trong quá trình tìm hiểu thai máy là gì, các mẹ cũng có một số thắc mắc sau:

Thai máy ở vị trí nào trên bụng?

Các cử động như đạp, đá chân, xoay người, lộn nhào… của thai nhi có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong bụng mẹ. Tuy nhiên, thai máy chủ yếu sẽ tập trung nhiều ở phần bụng bên trái và phần bụng dưới.

Thai máy có đau không?

Nhiều mẹ bầu khá thắc mắc thai máy có nhói bụng hay đau không? Thông thường, những cú đạp của thai nhi không gây đau, trừ khi bé đạp mạnh và liên tục có thể khiến mẹ khó chịu. Tuy nhiên, ở những tháng cuối thai kỳ, mẹ cần phân biệt cử động thai với cơn gò tử cung để tránh nhầm lẫn. Nếu gò tử cung làm toàn bộ bụng cứng chắc và gây đau âm ỉ vùng xương chậu, thì thai máy chỉ cảm nhận ở một vùng bụng.

Thai máy liên tục có sao không?

Thai máy nhiều có ảnh hưởng gì không? Hay thai máy nhiều có tốt không? Là những băn khoăn của mẹ bầu khi nhận thấy thai máy liên tục và quá thường xuyên. Theo các bác sĩ, em bé đạp nhiều tốt hơn em bé ít đạp, ít vận động. Nguyên do là bởi khi còn trong bụng mẹ, bé cũng cần vận động để xương, khớp và các cơ quan phát triển đúng cách.

Ngoài ra, việc thai nhi ít hoạt động có thể là dấu hiệu cảnh báo thai yếu, con không nhận đủ oxy và các dưỡng chất thiết yếu. Trường hợp bé đạp nhiều hơn 20 lần chỉ trong thời gian ngắn, mẹ hãy đi khám ngay để được kiểm tra kịp thời.

Có thể nói, cử động thai không chỉ là dấu ấn đặc biệt cho mẹ cảm nhận rõ sự hiện hữu của em bé mà còn là một cách để đánh giá sức khỏe thai thuận tiện, đặc biệt là trong những tháng cuối thai kỳ. Hy vọng qua những chia sẻ trên, mẹ đã hiểu rõ thai máy là gì và có những dấu hiệu nhận biết ra sao, từ đó có sự chuẩn bị tốt nhất để con yêu chào đời thật khỏe mạnh.