Mẫu đánh giá trẻ nhà trẻ 18-24 năm 2024

Mục tiêu gáo dục độ tuổi nhà trẻ năm học 2019 - 2020

1. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

MỤC TIÊU CUỐI ĐỘ TUỔI

18- 24 THÁNG

24 – 36 THÁNG

A: Phát triển vẫn động

1. Thực hiện động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp :

Bắt chước một số động tác theo cô: giơ cao tay - đưa về phía trước - sang ngang.

Thực hiện được các động tác trong bài tập thể dục : Hít thở, tay, lưng, bụng, chân

2. Thực hiện vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu

3. Giữ được thăng bằng cơ thể khi đi theo đường thẳng (ở trên sàn) hoặc cầm đồ vật nhỏ trên hai tay và đi hết đoạn đường 1,8 - 2m.

1. Giữ được thăng bằng trong vận động đi/ chạy thay đổi tốc độ nhanh - chậm theo cô hoặc đi trong đường hẹp có bê vật trên tay.

4. Thực hiện phối hợp vận động tay - mắt: biết lăn - bắt bóng với cô.

2. Thực hiện phối hợp vận động tay - mắt: tung - bắt bóng với cô ở khoảng cách 1m; ném vào đích xa 1-1,2m.

5. Phối hợp tay, chân, cơ thể trong bò, trườn chui qua vòng, qua vật cản.

3. Phối hợp tay, chân, cơ thể trong khi bò để giữ được vật đặt trên lưng.

6. Thể hiện sức mạnh của cơ bắp trong vận động ném, đá bóng: Ném bằng một tay lên phía trước được khoảng 1,2m; đá bóng lăn xa lên trước tối thiểu 1,5m.

4. Thể hiện sức mạnh của cơ bắp trong vận động ném, đá bóng: ném xa lên phía trước bằng một tay (tối thiểu 1,5m).

- Đi thẳng người (CS2)

- Bật xa bằng 2 chân khoảng 20cm (CS4)

7. Thực hiện vận động cử động của bàn tay, ngón tay

8. Nhặt được các vật nhỏ bằng 2 ngón tay.

5. Vận động cổ tay, bàn tay, ngón tay - thực hiện “múa khéo”.

9. Tháo lắp, lồng được 3-4 hộp tròn, xếp chồng được 2-3 khối trụ.

6. Phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay và phối hợp tay-mắt trong các hoạt động: nhào đất nặn; vẽ tổ chim; xâu vòng tay, chuỗi đeo cổ.

B: Giáo dục dĩnh dưỡng và sức khỏe

10.Có một số nền nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt

11. Thích nghi với chế độ ăn cơm nát, có thể ăn được các loại thức ăn khác nhau.

7.Thích nghi với chế độ ăn cơm, ăn được các loại thức ăn khác nhau.

12. Ngủ 1 giấc buổi trưa.

8. Ngủ 1 giấc buổi trưa.

13. Biết “gọi” người lớn khi có nhu cầu đi vệ sinh.

9. Đi vệ sinh đúng nơi qui định.

- Cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi (CS1)

- Cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi (CS1)

- Biết thể hiện một số nhu cầu ăn uống và vệ sinh bằng cử chỉ hoặc lời nói (CS 7)

14.Thực hiện một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe

Làm được một số việc với sự giúp đỡ của người lớn (ngồi vào bàn ăn, cầm thìa xúc ăn, cầm cốc uống nước).

10. Làm được một số việc với sự giúp đỡ của người lớn (lấy nước uống, đi vệ sinh...).

11. Chấp nhận: đội mũ khi ra nắng; đi giày dép; mặc quần áo ấm khi trời lạnh.

15. Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn

16. Biết tránh vật dụng, nơi nguy hiểm (phích nước nóng, bàn là, bếp đang đun..) khi được nhắc nhở.

12. Biết tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm (bếp đang đun, phích nước nóng, xô nước, giếng) khi được nhắc nhở.

17. Biết tránh một số hành động nguy hiểm(sờ vào ổ điện, leo trèo lên bàn, ghế..) khi được nhắc nhở.

13. Biết và tránh một số hành động nguy hiểm (leo trèo lên lan can, chơi nghịch các vật sắc nhọn, ...) khi được nhắc nhở.

18. Bổ sung

- Trẻ thích chơi các trò chơi dân gian

- Thích thú vận động theo các bài hát dân vũ

- Trẻ biết trải nghiệm các món ăn ở trường

- Trẻ biết chơi các đồ vật nhỏ cùng với cô

- Đi lần lượt, nhẹ nhàng khi giao lưu với các bạn ở lớp khác

14. Bổ sung

- Trẻ hứng thú tham gia các trò chơi dân gian

- Tự tin, hưởng ứng vận động theo các bài hát dân vũ

- Trẻ thích ăn và kể về các món ăn khác nhau

- Trẻ biết chơi với các đồ vật nhỏ, an toàn

- Đi theo hàng, hiệu lệnh khi đi giao lưu giữa các cơ sở

2. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

MỤC TIÊU CUỐI ĐỘ TUỔI

18- 24 THÁNG

24 – 36 THÁNG

19. Nghe hiểu lời nói

20. Thực hiện được các yêu cầu đơn giản: đi đến đây; đi rửa tay…

15. Thực hiện được nhiệm vụ gồm 2-3 hành động. Ví dụ: Cháu cất đồ chơi lên giá rồi đi rửa tay.

21. Hiểu được từ “không”: dừng hành động khi nghe “Không được lấy!”; “Không được sờ”,...

16. Trả lời các câu hỏi : “Ai đây?”, “Cái gì đây?”, “…làm gì ?”, “….thế nào ?” (ví dụ: con gà gáy thế nào?”, ...)

22. Trả lời được câu hỏi đơn giản: “Ai đây?”, “Con gì đây?”, “Cái gì đây?”, ...

17. Hiểu nội dung truyện ngắn đơn giản: trả lời được các câu hỏi về tên truyện, tên và hành động của các nhân vật.

23. Nhắc lại được từ ngữ và câu ngắn: con vịt, vịt bơi, bé đi chơi, ...

18. Phát âm rõ tiếng.

24. Đọc tiếp tiếng cuối của câu thơ khi nghe các bài thơ quen thuộc.

19. Đọc được bài thơ, ca dao, đồng dao với sự giúp đỡ của cô giáo.

25. Sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp

26. Nói được câu đơn 2 - 3 tiếng: con đi chơi; bóng đá; mẹ đi làm; …

20. Nói được câu đơn, câu có 5 - 7 tiếng, có các từ thông dụng chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm quen thuộc.

27. Chủ động nói nhu cầu, mong muốn của bả n thân (cháu uống nước, cháu muốn …).

21. Sử dụng lời nói với các mục đích khác nhau:

  • Chào hỏi, trò chuyện.
  • Bày tỏ nhu cầu của bản thân.
  • Hỏi về các vấn đề quan tâm như: con gì đây? cái gì đây?

22. Nói to, đủ nghe, lễ phép

28. Bổ sung

- Thích nói cùng cô và bạn

- Cầm sách

- Trẻ kể lại những hành động của cô và trẻ

23. Bổ sung

- Nói vừa đủ nghe

- Chọn chuyện tranh bé thích

- Trẻ kể lại những gì được nghe từ người khác

3. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

MỤC TIÊU CUỐI ĐỘ TUỔI

18- 24 THÁNG

24 – 36 THÁNG

29. Khám phá thế giới xung quanh bằng các giác quan

Sờ nắn, nhìn, nghe.. để nhận biết đặc điểm nổi bật của đối tượng.

Sờ nắn, nhìn, nghe, ngửi, nếm để nhận biết đặc điểm nổi bật của đối tượng.

30. Thể hiện sự hiểu biết về các sự vật, hiện tượng gần gũi

31. Bắt chước hành động đơn giản của những người thân.

  1. 24: Chơi bắt chước một số hành động quen thuộc của những người gần gũi. Sử dụng được một số đồ dùng, đồ chơi quen thuộc.

32. Chỉ hoặc nói được tên của mình, những người gần gũi khi được hỏi.

  1. 25: Nói được tên của bản thân và những người gần gũi khi được hỏi.

33. Chỉ vào hoặc nói tên một vài bộ phận cơ thể của người khi được hỏi.

  1. 26: Nói được tên và chức năng của một số bộ phận cơ thể khi được hỏi.

34. Chỉ / lấy / nói tên đồ dùng, đồ chơi, hoa quả, con vật quen thuộc theo yêu cầu của người lớn.

27. Nói được tên và một vài đặc điểm nổi bật của các đồ vật, hoa quả, con vật quen thuộc.

35. Chỉ hoặc lấy được đồ chơi có màu đỏ hoặc xanh theo yêu cầu hoặc gợi ý của người lớn.

28. Chỉ/nói tên hoặc lấy hoặc cất đúng đồ chơi màu đỏ/vàng/ xanh theo yêu cầu.

29. Chỉ hoặc lấy hoặc cất đúng đồ chơi có kích thước to/nhỏ theo yêu cầu.

- Biết dùng 1 số đồ vật thay thế trong trò chơi (CS11)

- Biết tên của bản thân và một số người thân trong gia đình (CS 12)

36. Bổ sung

- Quan sát, trải nghiệm chăm sóc con vật, cây, quả

- Trẻ biết quan sát, tham gia vào các hoạt động theo chế độ sinh hoạt một ngày của lớp

- Trẻ biết lau kệ tủ

- Trẻ biết gieo hạt trong chậu cảnh

- Trẻ biết nhặt lá rụng vào thùng rác

30. Bổ sung

- Quan sát, trải nghiệm, kỹ năng chăm sóc con vật, cây, quả

- Trẻ biết quan sát, thực hành các hoạt động theo chế độ sinh hoạt một ngày của lớp, trường cùng cô

- Trẻ biết lau kệ tủ và sắp xếp đồ đùng đồ chơi đúng chỗ

- Trẻ biết làm đất, gieo hạt trong chậu cảnh

- Trẻ biết nhặt lá rụng để thùng rác và bê cây ra tắm nắng

4. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KĨ NĂNG XÃ HỘI VÀ THẨM MĨ

MỤC TIÊU CUỐI ĐỘ TUỔI

18- 24 THÁNG

24 – 36 THÁNG

37. Biểu lộ sự nhận thức về bản thân

Nhận ra bản thân trong gương, trong ảnh (chỉ vào hình ảnh của mình trong gương khi được hỏi).

31. Nói được một vài thông tin về mình (tên, tuổi).

32. Thể hiện điều mình thích và không thích.

38. Nhận biết và biểu lộ cảm xúc với con ng­ười và sự vật gần gũi

39. Biểu lộ sự thích giao tiếp bằng cử chỉ, lời nói với những người gần gũi.

33. Biểu lộ sự thích giao tiếp với người khác bằng cử chỉ, lời nói.

40. Cảm nhận và biểu lộ cảm xúc vui, buồn, sợ hãi của mình với người xung quanh.

34. Nhận biết được trạng thái cảm xúc vui, buồn, sợ hãi.

41. Thích chơi với đồ chơi, có đồ chơi yêu thích và quan sát một số con vật.

35. Biểu lộ cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi qua nét mặt, cử chỉ.

36. Biểu lộ sự thân thiện với một số con vật quen thuộc/gần gũi: bắt chước tiếng kêu, gọi.

42. Thực hiện hành vi xã hội đơn giản

43. Chào tạm biệt khi được nhắc nhở.

37. Biết chào, tạm biệt, cảm ơn, ạ, vâng ạ.

44. Bắt chước được một vài hành vi xã hội (bế búp bê, cho búp bê ăn, nghe điện thoại...).

38. Biết thể hiện một số hành vi xã hội đơn giản qua trò chơi giả bộ (trò chơi bế em, khuấy bột cho em bé, nghe điện thoại...).