Mẹ cho con bú uống thuốc sổ mũi được không

Mẹ cho con bú bị cảm thường gặp vào thời điểm giao mùa, mặc dù chỉ là một vấn đề sức khỏe đơn giản nhưng vì ảnh hưởng đến cả mẹ và con mà nó bỗng nhiên trở nên rắc rối hơn. Trường hợp này, đa số người mẹ đều không biết có nên tiếp tục cho con bú hay không, và có được uống thuốc trị cảm để bệnh mau khỏi hay không.

Mẹ cho con bú bị cảm có nên cho con bú tiếp không?

Cảm cúm là một bệnh gây ra bởi virus, chúng lây truyền qua đường hô hấp nên chỉ cần tiếp xúc trực tiếp, trò chuyện với người bệnh hoặc tiếp xúc với các đồ đạc nhiễm virus là người lành có thể bị virus tấn công.

Khi bị virus tấn công, không phải tất cả mọi người đều mắc bệnh, vì trong cơ thể của chúng ta đã có cơ chế miễn dịch tiêu diệt các virus này. Với những đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai, người đang cho con bú hay trẻ em thì sức đề kháng thường yếu hơn, và virus sẽ lợi dụng những sơ hở để luồn lách vào hệ hô hấp để gây bệnh.

Mẹ cho con bú uống thuốc sổ mũi được không
Mẹ cho con bú bị cảm có nên cho bé bú tiếp không?

Bởi vậy, khi mẹ bị cảm cúm, khả năng lây nhiễm cho con thông qua các hoạt động ôm ấp, bồng bế, trò chuyện hay tắm rửa, thay tã cho con là rất cao.

Tuy nhiên, virus cúm KHÔNG đi vào sữa mẹ. Điều này có nghĩa là cảm cúm không lây qua đường sữa mẹ, mẹ cho con bú bị cảm vẫn có thể cho con bú bình thường.

Mẹ bị cảm SỮA CÓ GIẢM KHÔNG?

Làm thế nào để TĂNG CHẤT LƯỢNG và SỐ LƯỢNG SỮA khi mẹ bị cảm? Lắng nghe chuyên gia giải đáp chi tiết và hoàn toàn MIỄN PHÍ cách cho con bú khi mẹ bị cảm tại đây nhé!

Mẹ cho con bú khi đang bị cảm cần lưu ý những gì?

Điều mà người mẹ cần lưu ý lúc này là chủ động cách ly con bằng cách để bé cho người không nhiễm bệnh chăm sóc, còn mẹ chỉ tiếp xúc với bé khi bé cần bú mẹ.

Trước khi cho con bú, mẹ cần đeo khẩu trang, rửa sạch tay bằng xà bông và dùng khăn xô thấm nước ấm lau thật sạch bầu vú để đảm bảo rằng virus không thể lây truyền được. Khi con ngủ, hãy để bé ngủ phòng riêng với người thân khác trong gia đình.

Mẹ cho con bú uống thuốc sổ mũi được không
Mẹ cho con bú bị cảm cần thực hiện các biện pháp cách ly

Ngoài việc cách ly với con, người mẹ cũng cần đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các thành viên trong gia đình bởi họ có thể là trung gian truyền bệnh.

Sau 2 tuần kể từ khi người mẹ có biểu hiện giảm triệu chứng cảm cúm, mọi hoạt động của mẹ và con có thể trở lại bình thường.

Mẹ bị cảm khi đang cho con bú nên dùng thuốc gì?

Việc dùng thuốc, cho dù là bất kỳ loại thuốc nào đều nên hạn chế trong thời gian cho con bú.

Do vậy, với những trường hợp nhẹ, người mẹ chỉ hơi nhức đầu và sổ mũi thì không cần dùng thuốc, mà có thể giải cảm bằng 1 trong các cách sau:

– Súc miệng nước muối, ngày 3 – 4 lần.

– Xông hơi giải cảm: Dùng sả, tía tô, lá chanh, lá bưởi, húng chanh… rửa sạch, cho vào nồi đun sôi rồi dùng để xông hơi toàn thân.

– Uống nước mật ong chanh: Pha 3 thìa cà phê mật ong, 1 thìa nước cốt chanh với 1 cốc nước ấm. Uống 1 ngày 3 ly.

– Ăn cháo trắng nấu với muối, hành lá và tía tô. Mỗi ngày 1 – 2 bát.

Mẹ cho con bú uống thuốc sổ mũi được không
Nếu bệnh không quá nặng, một bát cháo tía tô có thể giúp mẹ giải cảm nhanh chóng

– Uống lá húng chanh: Rửa sạch 1 nắm lá húng chanh rồi giã dập, hòa chung với 10ml nước sôi, lọc lấy nước uống. 1 ngày 2 lần.

Sau từ 3 – 4 ngày nếu các triệu chứng cảm không bớt đi, ngược lại người mẹ còn hắt hơi, ho, khạc đờm liên tục, sốt cao, cơ thể mệt mỏi thì cần được dùng thuốc hoặc đến cơ sở y tế để thăm khám.

Trong trường hợp này, người mẹ có thể dùng một số loại thuốc như Acetaminophen/Paracetamol, Ibuprofen, Dextromethorphan, Bromhexine và guaifenesin, Amoxicillin, Kẽm gluconat, Chlorpheniramine và hydroxyzine. Chúng không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe và sữa mẹ và mẹ vẫn có thể tiếp tục cho em bé bú.

Khi dùng thuốc trị cảm cúm, người mẹ có thể gặp một số tác dụng phụ như đau bụng, buồn ngủ, đôi khi là sữa tiết ra ít đi. Sự bất thường ở trong giới hạn chịu đựng không có gì đáng lo lắng, nhưng nếu nó làm mẹ khó chịu hơn, hãy đến gặp bác sĩ.

Nhìn chung, mẹ cho con bú bị cảm không phải là vấn đề gì đó quá to tát, song chúng ta vẫn cần lưu ý để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Nguồn: Mabio.vn

MẸ LƯU Ý:

Sức khỏe của mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến việc tiết sữa cũng như chất lượng sữa. Ngay cả khi mẹ cho con bú bị cảm đã phục hồi thì khả năng tiết sữa cũng giảm đi rất nhiều. Lúc này mẹ cần nhanh chóng kéo sữa về tránh trường hợp ít sữa dần dẫn đến mất sữa vĩnh viễn.

Để tăng cường sức khỏe, tăng cường lượng sữa cho con, mẹ cần hấp thu dinh dưỡng và chuyển hóa dinh dưỡng tốt nhất.

✅ Không hấp thu được dinh dưỡng khiến mẹ ngày càng ốm yếu, thiếu chất.

✅ Không thể chuyển hóa dinh dưỡng vào sữa khiến mẹ dù tăng cân đều nhưng vẫn không có sữa.

Để giải quyết tất cả những vấn đề này mẹ nên sử dụng các sản phẩm an toàn từ thảo dược thiên nhiên như Viên uống lợi sữa Mabio.

Cơ chế 4 tác động có trong Mabio giúp mẹ tăng số lượng, chất lượng sữa mẹ, phục hồi sức khỏe nhanh chóngthon gọn vóc dáng sau sinh. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Đã được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP (số cấp phép 5553/2020/ĐKSP).

💮 Cơ chế 1: Tăng số lượng sữa

Mabio kích thích cơ thể tiết hoocmon Prolactin giúp sữa mẹ tràn trề, sữa đặc và thơm mát. Lượng sữa về nhiều giúp thông tuyến sữa, hỗ trợ điều trị mất sữa ở mẹ sau sinh.

✅ Sau 5 – 7 ngày: ngực căng tức nhiều hơn, cảm giác sữa về, số lượng sữa tiết ra bắt đầu nhiều hơn hoặc sữa đặc (hoặc đục) sánh hơn.

✅ Sau 10 – 15 ngày: Lượng sữa về nhiều, thơm.

✅ Sau 30 ngày: Sữa về nhanh, về đều, mỗi cữ bé bú no nê, lượng sữa ổn định.

💮 Cơ chế 2: Tăng chất lượng sữa mẹ: Cơ thể mẹ sẽ hấp thụ dinh dưỡng và tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, giúp cơ thể tổng hợp chất dinh dưỡng vào sữa, làm tăng chất lượng sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ sánh đặc, thơm hơn và mát hơn. Mẹ có thể chủ động bổ sung các vitamin (C, D,…) cho con qua dinh dưỡng hàng ngày giúp bé hấp thu, phát triển tốt hơn.

💮 Cơ chế 3: Rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh, hạn chế các bệnh hậu sản: Cao biển súc, cao tàu bay, cao ích mẫu giúp điều hòa khí huyết, đẩy hết sản dịch ra ngoài và hạn chế tối đa viêm nhiễm sau sinh.

Cao hương phụ giúp mẹ ăn ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng stress trong những ngày đầu nuôi con (lo lắng, stress trong việc nuôi nấng, chăm bẵm bé).

💮 Cơ chế 4: Thon gọn vóc dáng sau sinh: Thành phần cao chè vằng với hàm lượng thích hợp không chỉ kích thích tăng tiết sữa mà còn giúp mẹ giảm cân hiệu quả.

Sau sinh cơ thể người phụ nữ trở nên yếu đuối, những bệnh tưởng đơn giản như cảm lạnh, ho, hắt hơi, sổ mũi cũng trở thành “vấn đề lớn”. Phải làm thế nào để khắc phục những triệu chứng Mẹ đang cho con bú bị sổ mũi, ho mà không làm ảnh hưởng tới nguồn sữa quý giá cho con?

Mẹ cho con bú uống thuốc sổ mũi được không

Mới sinh con được hai tuần, chị Nguyễn Thị Chinh lúc nào cũng cảm thấy người mệt mỏi. Cứ về đêm, mồ hôi trên người chị lại vã ra như tắm, cơ thể bốc mùi khó chịu. Khi ngồi dậy, chị  thấy chóng mặt, nhức đầu, không muốn ăn bất cứ thứ gì. Chồng chị đưa đi khám, bác sĩ kết luận chị bị cảm phong hàn, đã nhiễm lạnh vào phủ tạng.

Chị Trần Thị Huê, 23 tuổi, ở Hưng Yên mới sinh được mấy ngày. Dù thời tiết nắng nóng mà chị vẫn thấy gai lạnh, phải trùm chăn bông. Từ hôm bị cảm cúm, chị không dám cho con bú vì sợ lây. Sau đợt cảm nặng, sữa của chị tự dưng rất ít, phải cho bé ăn thêm sữa ngoài. Các bác sĩ cho biết, tuyến sữa bị tắc cũng là do cảm lạnh. 

BS Trần Quốc Bình, Giám đốc BV Y học cổ truyền TƯ cho biết: Phụ nữ sau sinh sức đề kháng giảm, bộ máy hô hấp kém nên gặp lạnh dễ mắc bệnh. Theo Đông y, cảm lạnh do bị ngoại cảm xâm nhập, gây ra phong hàn hoặc phong nhiệt. Đối với thể phong hàn, thường thấy đau đầu và khớp xương, họng ngứa, chảy nước mũi loãng, có thể sốt hoặc không. Phong nhiệt thấy sốt rõ rệt. Thời gian đầu thường bị đau đầu, họng đau, miệng khô, hắt hơi nhiều, ho có đờm.

Bên cạnh đó, cảm lạnh còn có thể làm tắc sữa, ít sữa hoặc tiêu hẳn sữa gây căng tức đầu vú hai bên do phong hàn. Nếu để nặng sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm khác như: Viêm phế quản mãn tính, đau dây thần kinh ngoại biên… “Nhiều người đêm nằm, dịch chảy xuống dưới họng, rồi xuống đại tràng dẫn tới viêm đại tràng. Bệnh mãn tính dẫn tới cứ thay đổi thời tiết là bị viêm xoang, viêm phế quản, viêm mũi do lạnh”, Th.s Nguyễn Thị Phúc nhấn mạnh. 

Vậy nếu trong quá trình cho con bú mà bị cảm, ho mẹ nên làm gì?

Để chữa trị mẹ đang cho con bú bị ho, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, bạn có thể áp dụng 5 NÊN – 2 KHÔNG

Mỗi ngày 3 ly nước mật ong pha chanh như sau: 1 ly nước ấm cho vào 3 thìa cafê mật ong với 1 thìa cafê chanh (2 thìa càng tốt). Uống liên tục 1 tuần.

Mẹ cho con bú uống thuốc sổ mũi được không

Mật ong được ví như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên vì khả năng kháng được nhiều loại vi khuẩn, nấm và rất lành tính. Ngoài ra, các hoạt chất Albumin và Panthotenic trong thành phần mật ong có tác dụng kích thích tái tạo tế bào mới nên làm lành nhanh các tổn thương niêm mạc họng. Nhờ vậy, mật ong có tác dụng tốt đối với chứng viêm họng. Trong điều trị các bệnh viêm phế quản, viêm mũi xoang, viêm phổi…mật ong thường được kết hợp trong phác đồ điều trị, nhằm giảm liều kháng sinh cho bệnh nhân, hạn chế được tác dụng phụ do kháng sinh mang lại, và rút ngắn được thời gian điều trị. Theo nghiên cứu của tiến sĩ Ian Paul. và cộng sự tại trường đại học Pensylvania (Hersey, Mỹ tác dụng giảm ho của mật ong tương đương với một hoạt chất tân dược có tác dụng giảm ho thường dùng là Dextromethorphan (DM)

Xem thêm: >>> Mẹ đang cho con bú bị viêm họng cần làm gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị

2. Ăn cháo giải cảm cho phụ nữ đang cho con bú (CHÁO HÀNH LÁ – TÍA TÔ)

Cháo hành, tía tô xắt sợi nhuyễn, thêm gừng xắt sợi nhuyễn, tuy đơn giản nhưng là bài thuốc chữa cho phụ nữ đang cho con bú bị cảm rất hay quen thuộc cho người lớn ở miền bắc (các mẹ miền nam áp dụng đi hiệu quả cực kỳ, dễ không khó ăn đâu). Ngày ăn 1 lần, ăn 3 ngày liên tiếp. Nên cho thêm thịt băm và cả trứng gà đánh tan cho vào ăn luôn thành 1 nữa cho đủ chất. Ai không ăn tía tô được thì cho thật nhiều gừng, và hành lá vào.

Mẹ cho con bú uống thuốc sổ mũi được không

3. Thảo dược trị Ho, Cảm, Sổ mũi

Lá Húng chanh (còn gọi là TẦN DÀY LÁ hay lá tần có lông), có chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là cavaron có tác dụng trừ đờm, tiêu độc rất tốt nên có thể được dùng làm thuốc chữa cho phụ nữ đang cho con bú bị cảm, ho, trị viêm họng. Nếu không mua được lá húng chanh thì mẹ cứ mua lá tía tô, tuy không bằng lá húng chanh nhưng lá tía tô vẫn có tác dụng giải cảm rất tốt)

Mẹ cho con bú uống thuốc sổ mũi được không

– Cách 1: Giã dập lá húng, sau đó trộn với 10ml nước sôi, để cho ngấm rồi gạn lấy nước uống, ngày uống 2 lần.

Cách 2: 10-15 lá húng chanh, 4 quả quất xanh và đường phèn. Rửa sạch lá húng chanh và quất xanh, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Uống liên tục 2 lần/ngày đến khi hết cảm.

Một số thảo dược cũng có tác dụng giải cảm rất tốt cho phụ nữ cho con bú: gừng, quất (tính cay, ấm giúp giải cảm, hàn)

4. Khò(súc) họng bằng nước muối

Khò (súc) họng ngày 3-4 lần bằng nước muối sinh lý 0,9% để cho diệt khuẩn, nhất là mẹ nào đau rát họng, viêm họng. Liên tục tới khi hết các triệu chứng như ho, hắt hơi, sổ mũi.

5. Thoa dầu tràm – khuynh diệp

Mẹ nên chuẩn bị sẵn trong nhà lọ dầu tràm – khuynh diệp. Khi có dấu hiệu ho, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, thoa vào gan bàn chân, bàn tay, massage các huyệt dũng tuyền, nghinh hương. Việc massage sẽ giúp tăng cường lưu thông khí huyệt, dẫn luồng khí nghịch gây cảm lạnh ra ngoài.

Ngoài ra, mẹ có thể cho dầu tràm-khuynh diệp vào cốc nước nóng, hơi nước chứa tinh dầu sẽ giúp sát khuẩn và làm thông mũi.

2 KHÔNG

1. Không nên xông hơi bằng nước lá

Đây là liệu pháp dân gian được sử dụng khá nhiều. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tuyệt đối không nên xông nước lá, vì điều này có thể khiến nhiễm lạnh vào tạng phủ. Nếu ra mồ hôi đầm đìa hay mồ hôi trộm càng không nên xông vì cơ thể đã mất nước, lỗ chân lông giãn rộng ra, xông càng làm cho cơ thể mất nước nhiều hơn.

2. Không nên tự ý uống thuốc

Việc uống thuốc tây như kháng sinh cần được sự chỉ định của bác sĩ. Khuyến cáo phụ nữ cho con bú nên sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả và nên ưu tiên thuốc tác dụng tại chỗ. Nếu bắt buộc phải sử dụng thuốc, mẹ nên lưu ý cho con bú trước khi uống thuốc – đây là thời điểm nồng độ thuốc trong máu thấp nhất.

Mẹ cho con bú uống thuốc sổ mũi được không

DS Thu Hiền