Mở tiệm văn phòng phẩm cần bao nhiêu vốn

Mở tiệm văn phòng phẩm cần bao nhiêu vốn

“Em đang có ý tưởng dự định mở cửa hàng hàng sách và văn phòng phẩm. MISA eShop cho em hỏi cần số vốn bao nhiêu thì có thể mở được và nguồn hàng nhập ở đâu. Em xin cảm ơn!”. Để kinh doanh cửa hàng sách và văn phòng phẩm thành công, bạn cần chuẩn bị cho mình kế hoạch chi tiết bao gồm thị trường mục tiêu bạn hướng tới là học sinh, sinh viên. Khu vực bạn định mở cửa hàng có nhiều đối thủ không? Vạch ra các khoản chi phí đầu tư ban đầu và dự tính sau 1 năm có thu hồi được vốn không? Liên hệ tìm nguồn hàng ở đâu? Trong bài viết này, MISA eShop sẽ chia sẻ tới bạn kinh nghiệm mở cửa hàng sách và văn phòng phẩm chi tiết nhất.

Đọc thêm:
>> Phần mềm quản lý cửa hàng sách, văn phòng phẩm tốt nhất hiện nay
>> Phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay

1. Chi phí thuê mặt bằng mở cửa hàng văn phòng phẩm

Chi phí cho mặt bằng cửa hàng kinh doanh sách và văn phòng phẩm phụ thuộc vào địa điểm mở: thành phố hay nông thôn. Nếu bạn có và sử dụng được không gian rộng rãi của gia đình mình thì có thể bỏ qua chi phí này. Ở đây, MISA eShop sẽ phân tích hai trường hợp cụ thể:

1.1. Thuê mặt bằng mở cửa hàng sách và văn phòng phẩm tại các khu vực trung tâm thành phố

Thực tế, giá thuê mặt bằng ở thành phố khá cao, trung bình 30 – 50m2 chi phí thuê dao động khoảng 15.000.000 – 20.000.000đ/tháng. Chưa kể đến nếu bạn mở ở vị trí đẹp, gần trường đại học hoặc có không gian gửi xe rộng rãi thì giá thuê sẽ cao hơn. Chi phí thuê ở những vị trí đẹp khá cao nhưng đảm bảo lượng khách hàng ổn định.

Nếu bạn mở tiệm sách & VPP trong ngõ phố thì có thể giảm bớt chi phí thuê mặt bằng, nhưng sẽ ít khách hàng biết đến và doanh thu không cao như mong muốn. Giá dao động khoảng 7.000.000 – 10.000.000đ/tháng. Nên tính toán cân nhắc dựa trên số vốn bạn đang có để tiến hành đàm phán thuê mặt bằng.

1.2. Thuê mặt bằng mở cửa hàng sách và văn phòng phẩm tại khu vực ngoại ô hoặc khu vực nông thôn

Mật độ dân cư tại ngoại ô hoặc nông thôn cũng không đông đúc. Do đó, bạn cần tìm hiểu nhu cầu thị trường và xem đã có cửa hàng khác mở chưa. Nếu có rồi thì tỷ lệ kinh doanh thành công không lớn.

Chi phí thuê mặt bằng hoặc đầu tư trang trí ở những khu vực này cũng sẽ tiết kiệm hơn so với nội thành. Dao động khoảng 3.000.000 – 5.000.000đ/tháng phù hợp với những bạn không có nhiều vốn kinh doanh.

Mở tiệm văn phòng phẩm cần bao nhiêu vốn

Cửa hàng sách yêu cầu không gian rộng rãi, thoáng mát

2. Chi phí thiết kế và mua sắm trang thiết bị cho cửa hàng

Trang trí cửa hàng sách & VPP thường đơn giản hơn so với các ngành hàng kinh doanh khác. Bạn nên đầu tư thiết kế bảng hiệu để tạo sự thu hút của khách hàng. Các vật dụng khác như: kệ trưng bày sách, tủ kính bày văn phòng phẩm, tủ trưng bày nhiều tầng, ghế đọc sách, các thiết bị tính tiền, hệ thống đèn chiếu sáng và camera để quản sát, chống trộm. Những khoản đầu tư này dao động khoảng 30.000.000 – 50.000.000đ. Để tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu, bạn có thể tìm trong các group thanh lý đồ hoặc tìm mua tại các xưởng gia công để được thiết kế như mong muốn.

3. Chi phí nhập hàng sách và văn phòng phẩm

Đây là một trong những khoản chi phí chiếm tỉ lệ vốn đầu tư cao nhất, dao động từ 50.000.000 – 100.000.000đ. Bạn cần xác định mình sẽ kinh doanh sách gì? Cũ hay mới? Trong đó có sách giáo khoa, truyện tranh, sách thưởng thức, sách theo các chuyên ngành… phụ thuộc vào đối tượng khách hàng mà bạn hướng tới.

Các sản phẩm văn phòng phẩm bổ trợ: giấy các loại, vở ghi chép, bút các loại, băng keo, keo dán, hồ sơ, bìa cứng… Để xác định số lượng nhập ban đầu cần xem xét sức tiêu thụ và nhu cầu của khách hàng. Những sản phẩm đặc thù không có hạn sử dụng nên có thể để lâu đươc, tuy nhiên sẽ bị ghim vốn nhanh thua lỗ.

Các nguồn hàng chủ yếu:

  • Nhà phân phối văn phòng phẩm như Thiên Long, Hồng Hà, văn phòng phẩm Sài Gòn…
  • Sách nên liên hệ trực tiếp với nhà sản xuất, mức chiết khấu dao động từ 25 – 30% hoặc các cơ sở kinh doanh sách cũ.

Sau khi lựa chọn được nhà cung cấp, bạn cần làm việc trưc tiếp để thỏa thuận chính sách đại lý cũng như kiểm tra chất lượng sản phẩm. Mới kinh doanh không nên ôm quá nhiều hàng!

Mở tiệm văn phòng phẩm cần bao nhiêu vốn

4. Chi phí thuê nhân viên cửa hàng sách và vpp

Nếu cửa hàng quy mô nhỏ và bạn có thể quán xuyến được thì không cần thuê thêm nhân viên, có thể bỏ qua chi phí này. Còn với quy mô cửa hàng vừa, lượng khách hàng nhiều thì cần thuê nhân viên bán hàng theo ca và bảo vệ, đảm bảo các hoạt động tại cửa hàng ổn định nhất. Chi phí thuê nhân viên dao động từ 4.000.000 – 5.000.000đ/người.

5. Chi phí quản lý cửa hàng sách và văn phòng phẩm

Cửa hàng sách và vpp tổng hợp có hàng ngàn đầu sách với rất nhiều thể loại, tác giả, độ tuổi độc giả, nhà xuất bản… khiến việc quản lý và nhớ tên đầy đủ danh sách hàng hóa trở nên khó khăn. Nếu chỉ quản lý bằng sổ sách hoặc excel sẽ tốn thời gian và không tránh khỏi được sự nhầm lẫn. Ngoài việc thuê nhân viên cùng hỗ trợ quản lý cửa hàng thì bạn có thể sử dụng phần mềm quản lý bán hàng cửa hàng sách và văn phòng phẩm MISA eShop để tối ưu chi phí quản lý.

  • Quản lý không giới hạn số đầu sách, thiết bị văn phòng phẩm.
  • Quản lý tồn kho chính xác, dễ dàng thống kê số lượng sách, văn hóa phẩm tại một hay nhiều kho.
  • Dễ dàng thanh toán bằng máy quét mã vạch, tính tiền chính xác.
  • Dễ dàng tra cứu thông tin sản phẩm, cập nhật thông tin sách mới để tư vấn cho khách hàng.
  • Quản lý khuyến mãi theo thời gian, đối tượng khách hàng, chương trình được áp dụng linh hoạt và tự động khi bán hàng.
  • Tích hợp miễn phí ứng dụng 5Shop – quản lý thẻ thành viên điện tử giúp tích điểm khách hàng, tự động nâng/hạ hạng thẻ hay gửi ưu đãi miễn phí cho khách hàng.

Chỉ 3.000k/ngày quản lý cửa hàng sách toàn diện, giảm thất thoát. Đăng ký 15 ngày dùng thử miễn phí phần mềm quản lý cửa hàng sách và văn phòng phẩm tại đây:

Mở tiệm văn phòng phẩm cần bao nhiêu vốn

  • 31/12/2019
  • Tác giả:

Dù không còn là một ý tưởng kinh doanh mới lạ, thuộc hàng hot trend, thế nhưng kinh doanh văn phòng phẩm vẫn luôn là sự lựa chọn của rất nhiều người. Với sức hút không hề thua kém các ý tưởng kinh doanh khác, hơn thế nhu cầu mua sắm mặt hàng này luôn ở mức cao nên không ngạc nhiên khi nhiều người sẵn sàng đầu tư tiền của, sức lực và thời gian của mình để phát triển.

Tuy nhiên, kinh doanh văn phòng phẩm có lãi không? Vẫn luôn là trăn trở rất lớn của nhiều người cũng như việc làm cách nào để kinh doanh mặt hàng này được tốt hơn trong thời buổi siêu cạnh tranh như hiện nay.

1. Nhu cầu sử dụng văn phòng phẩm ra sao?

Văn phòng phẩm là khái niệm để chỉ những vật dụng phục vụ cho công việc tại văn phòng, học tập như sổ sách, giấy in, bút viết, bút chì, bút màu, băng dính, giấy thủ công,…. Một tập hợp của rất nhiều món đồ khác nhau để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng cần thiết của các nhân viên văn phòng cũng như các bạn học sinh, sinh viên. Thậm chí bạn còn có thể tìm thấy được những chiếc cốc nước, hộp đựng cơm ngay tại các cửa hàng kinh doanh mặt hàng này.

Mở tiệm văn phòng phẩm cần bao nhiêu vốn


Theo báo cáo thông kê, các sản phẩm văn phòng tại Việt Nam mỗi năm đều tăng trưởng rất nhanh. Bởi việc sử dụng cho cả ngành giáo dục lẫn đáp ứng nhu cầu cho các công ty, doanh nghiệp nên con số không ngừng gia tăng là điều hoàn toàn dễ hiểu. Ngay cả khi, giá thành của các sản phẩm này đang tăng dần theo từng năm với mức trung bình là 15%, riêng đối với sách vở, sổ, bút là 20% và sách giao khoa là 10%. Như vậy, việc tăng giá cũng phần nào phản ánh được thực tế nhu cầu sử dụng ra sao.

Ngoài ra, hiện nay chúng ta còn có thể dễ dàng bắt gặp cả những thương hiệu nước ngoài chuyên cung cấp mặt hàng này xuất hiện ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hấp dẫn ở việc nhu cầu tăng cao cả về chất lượng và số lượng, đồng thời người tiêu dùng sẽ có được nhiều sự lựa chọn ưng ý hơn cho mình. Với nhu cầu luôn tăng trưởng ở mức hai con số, nên kinh doanh văn phòng phẩm vẫn là một lĩnh vực chứa đựng được sự hấp dẫn nhất định đối với các nhà đầu tư.

Xem thêm:  Hé lộ phần mềm quản lý bán hàng online cho cửa hàng nhỏ được tin dùng số 1

2. Kinh doanh văn phòng phẩm có lãi không?

Kinh doanh văn phòng phẩm có lãi không? Bán văn phòng phẩm có lời không? Bán văn phòng phẩm lãi có cao không? Tất cả những câu hỏi này đều tập trung vào một vấn đề duy nhất chính là lời lãi khi đầu tư kinh doanh mặt hàng này. Thực tế mà nói thì kinh doanh văn phòng phẩm là một loại hình kinh doanh với việc bán lẻ các đồ nhỏ lặt vặt và thông dụng như là bút, thước, vở học sinh, giấy tờ, máy tính, … thì cũng không có lãi nhiều lắm. Loại hình kinh doanh mặt hàng này chỉ ăn theo chiết khấu phần trăm khi nhập hàng về số lượng lớn, nên một sản phẩm có giá khoảng mấy nghìn thì cũng chỉ lời khoảng vài trăm đồng thôi là cùng. Còn nếu bán buôn thì sẽ có những bước tiến khá khẩm hơn.

Mở tiệm văn phòng phẩm cần bao nhiêu vốn


Tuy nhiên, nếu cửa hàng văn phòng phẩm có vị trí mặt bằng tốt thì cũng có nhiều lợi nhuận vì lượng khách hàng mua đông. Bên cạnh đó, muốn có lợi nhuận từ kinh doanh văn phòng phẩm thì ưu tiên nhất vẫn là về nguồn hàng, các bạn nên tìm kiếm ở nhiều mối trên mạng, chăm đọc các dòng chia sẻ, lời khuyên từ các diễn đàn, những web chuyên đổ buôn mặt hàng văn phòng phẩm để có sự so sánh giá và sau đó quyết định nhập hàng với giá tốt nhất có thể. Nên đối với câu hỏi kinh doanh mặt hàng này có lãi hay không thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Nhưng riêng đầu ra có nhu cầu cao cũng đã là một khởi đầu rất tốt.

3. Có nên kinh doanh văn phòng phẩm không?

Dù được giải đáp về câu hỏi kinh doanh văn phòng phẩm có lãi không, nhưng ắt hẳn mối bận tâm “Có nên kinh doanh văn phòng phẩm không?” vẫn khiến nhiều người đắn đo. Kinh doanh là điều tiềm ẩn nhiều rủi ro, vừa là cơ hội để chúng ta “đổi đời” nhưng cũng có rất nhiều thách thức. Chưa kể đã có rất nhiều người bị “đào thải” ra khỏi lĩnh vực này do không có sự chuẩn bị tốt, những kinh nghiệm hữu ích hay việc quản lý dòng tiền hợp lý.

Mở tiệm văn phòng phẩm cần bao nhiêu vốn


Tất nhiên chúng ta cũng không thể phủ nhận được rằng ngành văn phòng phẩm là một ngành thiết yếu trong cuộc sống. Thị trường kinh doanh văn phòng phẩm cũng rất lớn để cạnh tranh. Vì vậy, đối với những ai đủ kinh nghiệm, tiềm lực phù hợp thì chúng tôi cho rằng đây vẫn là một lĩnh vực có thể “hái ra tiền”. Tuy nhiên, để có thể đạt được điều đó thì bạn cũng cần phải có một sự chuẩn bị thực sự kỹ lưỡng, xây dựng các chiến lược phát triển thích hợp. Ngay cả khi chỉ mở một cửa hàng văn phòng phẩm nhỏ ở xã huyện thì cùng đừng quên đánh giá các yếu tố xung quanh như địa điểm, khách hàng, nhu cầu,…

4. Chi phí kinh doanh văn phòng phẩm có cần vốn lớn không?

Kinh doanh văn phòng phẩm cần bao nhiêu vốn? Kinh doanh văn phòng phẩm có cần số vốn không? đấy chắc chắn sẽ là một vấn đề mà các bạn cần phải cân nhắc một cách kỹ lưỡng nếu đang muốn đầu tư vào lĩnh vực này. Về chi phí kinh doanh văn phòng phẩm có đòi hỏi số vốn lớn hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Điển hình nếu bạn chỉ kinh doanh một cửa hàng lớn thì số vốn không cần nhiều, còn nếu là kiểu cửa hàng lớn, đầy đủ các loại mặt hàng thì chắc chắn số vốn không hề nhỏ. Số vốn cần phải chuẩn bị sẽ được phân chia thành các khoản như sau:

Mở tiệm văn phòng phẩm cần bao nhiêu vốn


•    Chi phí thuê mặt bằng mở cửa hàng văn phòng phẩm•    Chi phí nhập hàng cho cửa hàng•    Chi phí thiết kế cửa hàng văn phòng phẩm

•    Chi phí quản lý và nhân viên

Ngoài ra, chúng tôi cũng có thể ước tính số vốn theo diện tích mặt bằng kinh doanh như sau. Nếu bạn mở cửa hàng văn phòng phẩm nhỏ với diện tích 20m2 – 40m2, số vốn cần chuẩn bị từ 70 – 100 triệu đồng. Nếu muốn khởi đầu một cửa hàng văn phòng phẩm tương đối khoảng 100m2, bạn cần đầu tư số vốn ban đầu khoảng 200 triệu đồng trở lên. Như vậy, căn cứ vào đây các bạn cũng có thể ước lệ được khoản vốn mà mình cần chuẩn bị là bao nhiêu.

5. Kinh doanh văn phòng phẩm cần những gì?

Để bắt đầu kinh doanh thì đương nhiên chúng ta cũng cần phải có những sự chuẩn bị nhất định. Vậy kinh doanh văn phòng phẩm cần những gì? một câu hỏi tưởng như rất đơn giản nhưng lại có thể khiến các bạn đau đầu rất nhiều. Vậy sau đây chúng tôi sẽ “điểm danh” những điều mà các bạn cần phải chuẩn bị khi quyết định đầu tư vào lĩnh vực này.

Mở tiệm văn phòng phẩm cần bao nhiêu vốn


Thứ nhất – Vốn: Đương nhiên và chắc chắn đây là điều mà chúng ta cần phải có để tiến hành việc kinh doanh. Chưa ai kinh doanh mà lại không có vốn cả, một số vốn hợp lý vừa để đầu tư ban đầu, vừa đủ để dự trù rủi ro do mới đầu chưa có lợi nhuận là điều tối quan trọng. Nếu vốn “yếu” thì bạn sẽ cực kỳ vất vả hơn thế hoàn toàn có thể rơi vào tình trạng phá sản.

Thứ hai – Kế hoạch: Kinh doanh không phải là việc có thể làm theo cảm hứng được, nên việc xây dựng một kế hoạch kinh doanh cụ thể, chi tiết luôn là điều cần thiết. Ngay cả khi trong quá trình triển khai sẽ có những điều chỉnh nhất định, nhưng chúng ta vẫn cần phải chuẩn bị một kế hoạch từ đầu.

Thứ ba – Nhà cung ứng: Nguồn hàng là yếu tố rất quan trọng, bạn cần phải tìm được nguồn hàng đảm bảo, ổn định và giá thành phải chăng. Nếu không nguy cơ hàng kém chất lượng bị khách hàng lên án, hàng thiếu, giá cao có thể xảy ra bấy cứ lúc nào. 

Thứ tư – Mặt bằng: Một cửa hàng lớn hay nhỏ để kinh doanh văn phòng phẩm là điều các bạn phải chuẩn bị. Dù hiện nay, kinh doanh online rất phổ biến nhưng để phát triển lâu dài và tạo lòng tin cho khách hàng của mình thì việc có một mặt bằng kinh doanh trực tiếp là điều không thể bỏ qua.

Thứ năm – Trang thiết bị: Ngay cả một cửa hàng nhỏ bán văn phòng phẩm thì chúng ta cũng cần phải có tủ đựng đồ, quầy tính tiền, quat hay điều hòa, hóa đơn,… cần phải chuẩn bị để thiết kế không gian cũng như phụ vụ việc kinh doanh cần thiết.

Thứ sáu – Nhân viên: Trong trường hợp các bạn mở một cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm lớn, thì việc thuê, đào tạo nhận viên sẽ là khâu cần phải có.

6. Kinh nghiệm kinh doanh văn phòng phẩm để có lãi

Có một sự chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng sẽ giúp cho chúng ta có được sự khởi đầu rất tốt. Nhưng để tránh được những rủi ro luôn thường nhật thì bạn hay bất kì ai cũng cần phải có những kinh nghiệm hữu ích nhất. Bởi “thương trường là chiến trường”, nếu bạn không có kinh nghiệm thì việc bị đào thải là chuyện sớm muộn sẽ xảy ra. Vì vậy, kinh doanh văn phòng phẩm muốn có lãi thì không nên bỏ qua những kinh nghiệm này.

Mở tiệm văn phòng phẩm cần bao nhiêu vốn


+ Kinh nghiệm về lựa chọn mặt bằng: Lựa chọn địa điểm là yếu tố rất quan trọng, điều này quyết định rất lớn đến thành công khi kinh doanh của bạn. Nếu có ý định kinh doanh các sản phẩm thiên về dụng cụ học tập, bút thước, sách vở, quà tặng, đồ lưu niệm, … thì bạn nên ưu tiên những địa điểm gần trường học vì các loại mặt hàng này thu hút các bạn học sinh, sinh viên.

+ Kinh nghiệm lựa chọn nhà cung ứng: Bạn cần xác định mô hình kinh doanh của cửa hàng mình, sẽ chuyên bán lẻ cho khu dân cư, trường học hay đổ buôn văn phòng phẩm cho các công ty, xí nghiệp, trường học,… Từ đó mới quyết định được nhà cung ứng phù hợp với mình. Bạn nên tạo mối quan hệ bạn hàng thật tốt với nhà sản xuất để lấy được giá “hữu nghị” nhất có thể. Còn nếu như bạn hướng đến dòng giá rẻ, phục cho các bạn học sinh thì các trang thương mại điện tử quốc tế cũng có thể trở thành một “nhà cung ứng” rất tốt.

+ Kinh nghiệm khi lên kế hoạch triển khai: Hãy vẽ ra kế hoạch chi tiết nhất có thể theo từng giai đoạn cụ thể và từng bước chi tiết thực hiện. Bạn cần tính toán kỹ mọi khả năng có thể xảy ra và nên nhớ càng chuẩn bị kỹ lưỡng bao nhiêu, tỷ lệ thành công cao bấy nhiêu.

+ Kinh nghiệm cân bằng số vốn: Nếu bạn có nguồn vốn ít thì hãy cố gắng tính toán và cân đối các khoản đầu tư của mình. Chỉ cần nhập hàng với số lượng vừa đủ, không cần quá nhiều nhưng phải đa dạng, phong phú loại mặt hàng khác nhau. Có như vậy, bạn sẽ quay vòng vốn nhanh hơn.

=>> Xem thêm:Giải đáp: Tại sao trong kinh doanh online cần sử dụng phần mềm quản lý?

Kinh doanh văn phòng phẩm là một lĩnh vực mang đến rất nhiều trải nghiệm thú vị đối với bất kì nhà đầu tư nào. Cạnh tranh cao nhưng cũng đầy hứa hẹn, đương nhiên chúng ta sẽ quan tâm nhất trong vấn đề này chính là chuyện lời lại. Dù có nhiều thách thức, nhưng đây vẫn là một “miếng bánh ngọt” nếu bạn biết cách khai thác và chuẩn bị cho mình những kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết nhất.