Một trái ổi trung bình bao nhiêu gram

Ổi hay còn được người Việt Nam gọi Ổi ta, ổi cảnh (danh pháp khoa học: Psidium guajava) là loài cây ăn quả thường xanh lâu năm, thuộc họ Đào kim nương, có nguồn gốc từ Brasil được L. mô tả khoa học đầu tiên vào năm 1753.

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Cây ổi nhỏ hơn cây vải, nhãn, cao nhiều nhất 10m, đường kính thân tối đa 30 cm. Những giống mới còn nhỏ và lùn hơn nữa.

Thân cây chắc, khỏe, ngắn vì phân cành sớm. Thân nhẵn nhụi rất ít bị sâu đục, vỏ già có thể tróc ra từng mảng phía dưới lại có một lượt vỏ mới cũng nhẵn, màu xám, hơi xanh. Cành non 4 cạnh, khi già mới tròn dần, lá đối xứng.

Hoa lưỡng tính, bầu hạ, mọc từng chùm 2, 3 chiếc, ít khi ở đầu cành mà thường ở nách lá, cánh 5, màu trắng, nhiều nhị vàng, hạt phấn nhỏ rất nhiều, phôi cũng nhiều. Ngoại hoa thụ phấn dễ dàng nhưng cũng có thể tự thụ phấn.

Quả to từ 4 – 5g đến 500 – 700 g gần tròn, dài thuôn hoặc hình chữ lê. Hạt nhiều, trộn giữa một khối thịt quả màu trắng, hồng, đỏ vàng. Từ khi thụ phấn đến khi quả chín khoảng 100 ngày.

Các giống ổi[sửa | sửa mã nguồn]

Một trái ổi trung bình bao nhiêu gram
Ổi đào Việt Nam

Có nhiều giống ổi khác nhau: ổi trâu, ổi Bo, ổi xá lị có quả to nhưng kém thơm ngọt; ổi mỡ, ổi găng, ổi đào, ổi nghệ tuy quả nhỏ nhưng ngọt và rất thơm.

Thành phần dinh dưỡng và hoá học[sửa | sửa mã nguồn]

Quả và lá ổi đều chứa beta-sitosterol, quereetin, guaijaverin, leucocyanidin và avicularin; lá còn có tinh dầu dễ bay hơi, eugenol; quả chín chứa nhiều vitamin C và các polysaccarit như fructoza, xyloza, glucoza, rhamnoza, galactoza...; rễ có chứa axit arjunolic; vỏ rễ chứa tanin và các axit hữu cơ.

Hàm lượng dinh dưỡng trung bình trong 100 gam quả ổi: 1 gam protein, 15 mg calci, 1 mg sắt, 0,06 mg retinol (vitamin A), 0,05 mg thiamin (vitamin B1) và 200 mg axit ascorbic (vitamin C). Hàm lượng vitamin C cao trong quả ổi hơn đáng kể so với trong cam. Quả ổi cũng giàu pectin.

Theo một tài liệu khác, quả ổi chứa 77,9% nước, 0,9% protein, 0,3% lipid, 15 %cacbohydrat, 0,3% axit hữu cơ, 0,5% tro, 0,03 mg% vitamin B1, 0,03 mg% vitamin B2, 0,2 mg% vitamin PP, 50 –60 mg% vitamin C. Các loại đường trong quả ổi gồm 58,9% fructoza, 35,7% glucoza, 5,3% saccaroza. Các axit hữu cơ chính là axit citric và axit malic.

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (healthaliciousness.com):

Quả ổi, giống Apple Guava, tính theo 100 g phần ăn được Năng lượng 36-50 cal Hàm lượng nước 77-86 g Xơ tiêu hóa 2,8-5,5 g Protein 0,9-1,0 g Chất béo 0,1-0,5 g Tro 0,43-0,7 g Carbohydrat 9,5-10 g Calci 9,1–17 mg Phospho 17,8–30 mg Sắt 0,30-0,70 mg Carotene (Vitamin A) 200-400 I.U Axit ascorbic (Vitamin C) 200–400 mg Thiamin (Vitamin B1) 0,046 mg Riboflavin (Vitamin B2) 0,03-0.04 mg Niacin (Vitamin B3) 0,6-1,068 mg

Trong lá ổi có chứa 10 phần trăm tanin cùng các thành phần tương tự và 0,3% tinh dầu (chủ yếu là caryophyllene, β-bisabolene, ngoài ra có aromadendrene, β-selinene, nerolidiol, oxit caryophyllene và Sel-11-en-4a-ol và eugenol), và cũng có thể có tecpen (axit oleanolic, axit ursolic). Vỏ cây chứa 25-30% tanin.

Điều kiện sinh thái[sửa | sửa mã nguồn]

Một trái ổi trung bình bao nhiêu gram
Quả ổi

Cây ổi lá xanh quanh năm, không chịu được rét, độ nhiệt -2 °C cả cây lớn cũng chết. Ngược lại ổi chịu đựng dễ dàng những độ nhiệt cao ở các sa mạc nếu đủ nước. Độ nhiệt thấp ví dụ dưới 18 - 20 °C thì quả bé, phát triển chậm chất lượng kém.

Ổi thích khí hậu ẩm, nếu lượng mưa hàng năm 1.500 – 4.000 mm phân bố tương đối đều thì không phải tưới. Bộ rễ của ổi thích nghi tốt với sự thay đổi đột ngột độ ẩm trong đất. Nếu trời hạn, mực nước ngầm thấp, ổi có khả năng phát triển nhanh một số rễ thẳng đứng ăn sâu xuống đất tận 3 – 4 m và hơn. Nếu mưa nhiều, mực nước dâng cao ổi đâm nhiều rễ ăn trở lại mặt đất do đó không bị ngạt.. Thậm chí bị ngập hẳn vài ngày ổi cũng không chết.

Ổi trồng được ở nhiều loại đất, pH thích hợp từ 4,5 đến 8,2. Ổi không sợ gió nhưng giống quả to lá to khi bị bão bị rách lá, rụng quả.

Công dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Làm thực phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Quả ổi có thể được ăn tươi hoặc chế biến thành mứt đông hay đồ hộp nước ổi. Tuỳ theo từng giống ổi mà quả ổi chín có thể có vị ngọt hay chua.

Làm thuốc[sửa | sửa mã nguồn]

Các bộ phận của cây ổi như búp non, lá non, quả, vỏ rễ và vỏ thân đều được dùng để làm thuốc. Nghiên cứu dược lý cho thấy dịch chiết các bộ phận của cây ổi đều có khả năng kháng khuẩn, làm săn se niêm mạc và cầm đi lỏng.

Theo dược học cổ truyền, lá ổi vị đắng sáp, tính ấm, có công dụng tiêu thủng giải độc, thu sáp chỉ huyết; quả ổi vị ngọt hơi chua sáp, tính ấm, có công dụng thu liễm, kiện vị cố tràng; các bộ phận của cây ổi thường được dùng để chữa các chứng bệnh như tiết tả (đi lỏng), cửu lỵ (lỵ mạn tính), viêm dạ dày ruột cấp tính và mạn tính, thấp độc, thấp chẩn, sang thương xuất huyết, tiêu khát (tiểu đường), băng huyết...

Các bài thuốc dân gian từ cây ổi được sử dụng ở Việt Nam, Trung Quốc, Hawaii, Trung Mỹ, Nam Mỹ, Caribe, Tây Phi...

Nước ép trái ổi hoặc nước sắc lá ổi rất có lợi trong việc giảm ho, trị cảm, đồng thời có tác dụng "dọn dẹp" hệ hô hấp. Thịt của quả ổi chứa rất nhiều vitamin và sắt, nhờ đó có tác dụng ngăn ngừa bệnh cảm và các trường hợp bị nhiễm siêu vi; giúp cải thiện cấu trúc da và ngăn ngừa các bệnh về da tốt hơn bất cứ loại mĩ phẩm nào nhờ tính chất làm se của trái ổi và lá ổi.

Công dụng khác[sửa | sửa mã nguồn]

Vỏ cây được sử dụng trong quá trình thuộc da nhờ có hàm lượng tannin cao. Lá ổi người ta dùng cho vào nem chua.

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

  • Thân cây
  • Một trái ổi trung bình bao nhiêu gram
    Hoa ổi
  • Một trái ổi trung bình bao nhiêu gram
    Hoa ổi
  • Một trái ổi trung bình bao nhiêu gram
    Quả ổi

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  • Canteiro C. & Lucas E. (2019). “Psidium guajava”. The IUCN Red List of Threatened Species. 2019: e.T49485755A49485759. doi:10.2305/IUCN.UK.2019-1.RLTS.T49485755A49485759.en. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2022.
  • Carl Linnaeus, 1753. . Species Plantarum 1: 470.
  • The Plant List (2013). “Psidium guajava”. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2016. Trung tâm Nghiên cứu và chuyển giao Khoa học Công nghệ, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh - Giới thiệu cây ổi

Ổi hồng bao nhiêu calo?

Đồng thời ổi cũng rất ít calo 100gr ổi chỉ chứa khoảng 52 calo và ít chất béo. Đây thực sự là lựa chọn tối ưu dành cho bạn khi muốn giảm cân mà vẫn có được nhiều lợi ích cho sức khỏe.

1 ngày nên ăn bao nhiêu quả ổi?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mặc dù tốt cho sức khỏe, nhưng mỗi ngày người khỏe mạnh cũng chỉ nên ăn 2 - 3 quả, nếu ăn quá nhiều lượng chất xơ phong phú trong quả ổi sẽ gây nặng bụng, khó tiêu. Thời điểm tốt nhất là vào buổi sáng và giữa các bữa ăn sáng - trưa là thời điểm khá thích hợp để ăn ổi.

1 quả ổi là bao nhiêu gam?

Theo USDA thì trong 100 gram ổi sẽ chứa 68 calo. Vậy 1 trái ổi bao nhiêu gam? Thông thường 1 trái ổi sẽ nặng khoảng 55gam. Và nếu chúng ta ăn từ 2-3 trái ổi, tương đương với khoảng 74 - 111 calo được nạp vào cơ thể.

Mỗi ngày ăn 1 quả ổi có tác dụng gì?

1Giảm lượng đường huyết..

2Ăn ổi giúp trái tim khoẻ mạnh..

3Giảm triệu chứng đau khi có chu kỳ kinh nguyệt..

4Có lợi cho hệ tiêu hóa..

5 Ổi giúp giảm cân..

6Lượng chất chống oxy hóa cao trong ổi có thể chống ung thư.

7 Tăng cường hệ miễn dịch..

8 Ăn ổi tốt cho làn da của bạn..