Mục đích của lễ ăn mừng lúa mới của dân tộc ra glai là gì

Mục đích của lễ ăn mừng lúa mới của dân tộc ra glai là gì

 Thầy cúng hành lễ (Ảnh: Internet)

Vào khoảng tháng 3, tháng 4 dương lịch hàng năm, khi tiếng sấm vang lên với quan niệm là bắt đầu khai thông đất trời, âm dương giao hòa, cây cối đâm chồi nảy lộc là người Raglai lại tổ chức làm lễ ăn lúa mới. Lễ hội ăn lúa mới kéo dài trong hai ngày một đêm.

Cũng như các lễ hội khác, lễ ăn lúa mới gồm có phần lễ và phần hội.

Lễ thức đầu tiên là lễ đổ nước vào ché rượu cần. Ông thầy cúng ngồi xếp bằng trước bàn lễ phụ ở hướng Nam, trên đó đặt ché rượu cần. Khấn xong, ông chủ lễ hút rượu cần mang sang bàn lễ chính ở hướng Bắc. Trên cổ ché rượu, người ta quàng một chuỗi vòng cườm, hạt lớn. Trước ché rượu là một mâm lễ, trên đặt một bát lửa than, hai bát nước lã, một mủng gạo đầy. Trên thành mủng gạo cắm một cây nến bằng sáp ong đang cháy. Tiếp theo, ông khấn xin cắt tiết gà. Ông chắp hai tay lên đầu khấn báo, khấn mời yang Ngok, yang Gru (thiên thần) yang Cơk (thiên thần) yang muk kay (nhân thần) về dự lễ ăn lúa mới của gia tộc, mời bề trên chứng giám cho lễ cắt tiết gà, đổ nước vào ché rượu cần. Khấn rằng: “Gà khỏe mạnh, rượu cần tinh khiết không phải là cặn bã... lễ vật này là để nghĩa đền, ơn trả đối với bề trên”.

Sau khi khấn, gà sẽ đem đến trước bàn thờ hướng Nam cắt tiết, nước sẽ được đổ vào ché. Khấn xong, hai người trong gia đình đến bên ché rượu, hút rượu cần ra bầu, ra bát, bưng qua bàn lễ hướng Bắc.

Tiếp đến là lễ cúng chính. Bàn lễ hướng Bắc đặt sát vách. Trên tường, chính giữa bàn lễ, người ta dùng 2 sợi dây cột đầu một đoạn dài khoảng 0,8 mét hoặc đóng dính giăng ngang 1 sợi dây. Trên đó người ta treo một bộ áo, váy, khăn của phụ nữ, ở hai đầu dây được móc vào 2 hạt cườm. Lễ vật trong lễ cúng chính gồm: 1 con gà, 1 ché rượu cần, 5 bát cơm cao ngọn. Trên mỗi bát cơm đều có 1 con cua núi và 1 củ hành để nguyên cả lá. Ngoài ra còn có nhiều chén hạt nổ, gạo, nước lã, trầu cau. Các lễ vật này được sắp thành 3 mâm theo hàng dài: mâm của các yàng, mâm của ông bà, mâm dành cho thổ địa.

Nội dung lời khấn trong lễ này là mời các thần tạo dựng đất trời, mưa gió, cây cối, con người và muôn vật, mời thần linh ông bà tổ tiên, linh hồn những người đã khuất về hưởng thảo lễ vật, về ăn lúa mới và cầu xin các thần linh ban cho sự sinh sôi nảy nở cho con người, vật nuôi và cây trồng.

Cuối cùng là phần lễ cúng thần lúa, bắp. Người Raglai quan niệm lúa và bắp cũng có hồn. Lúa là hồn con gái, bắp là hồn con trai và phải làm các nghi lễ cúng. Trong phần lễ này có các bài hát khấn ru hồn lúa, hồn bắp. Khi cúng xong, thầy cúng làm lễ chúc phúc cho các thành viên trong tộc họ.

Sau khi các thầy cúng làm xong các nghi lễ cúng kính, đội mã la bắt đầu múa vòng tròn và đánh trống, chiêng và mã la. Dẫn đầu là người đánh trống lớn, ăn mặc chỉnh tề từ ngoài sân đi vào nhà, theo sau là 7 nhạc công mã la (bộ mã la Raglai được coi như một gia đình mẫu hệ, mã la mẹ và các mã la con gái: mã la con cả, mã la con giữa, mã la con thứ, mã la con út). Họ vừa nhảy múa vừa đánh hàng trăm điệu mã la. Mọi người mời nhau uống rượu cần trong không khí vui vẻ. Nhiều thanh niên mang theo các nhạc cụ của mình như kèn môi, khèn bầu, đàn chapi và tâm sự với nhau bằng các âm thanh nhạc cụ và các làn điệu hát giao duyên rất phong phú như các điệu: manhi, hari, sari, mayeng, kathơng, doh dăm da ra… Mọi người uống rượu cần, đánh mã la, nhảy múa suốt đêm...

Mục đích chính của lễ hội ăn lúa mới là lễ chuyển mùa, tống tiễn mùa khô, cầu mưa, cầu nước cho vụ mùa tươi tốt. Lễ còn là sự đánh dấu kết thúc một chu kỳ sản xuất trong năm với sự mừng vui, ơn trả nghĩa đền đối với tổ tiên, đối với các yàng đã nhớ lời cầu khẩn trong lễ cúng năm trước mà ban cho được mùa, trước khi hưởng thụ thành quả lao động. Theo chu kỳ, lễ lại nhằm mục đích tạ ơn các yàng của mùa vụ cũ và cầu khấn tốt đẹp hơn cho vụ mùa tới. Lễ hội còn là dịp để bà con trong dòng tộc nội, ngoại ở các nơi tụ hội về gặp mặt, thăm hỏi nhau. Mâu thuẫn trong gia tộc nếu có cũng được hòa giải từ các cần hút cắm chung trong một ché rượu cần cúng tổ tiên.

(theo Dân tộc Việt)

Lễ ăn đầu lúa mới của dân tộc Raglai được tổ chức nhằm đánh dấu kết thúc một chu kỳ sản xuất, đồng thời để nhớ ơn, cảm tạ thần linh đã ban cho vụ mùa vừa qua tươi tốt, bội thu và để cầu khấn xin thần linh sẽ tiếp tục ban cho nhiều điều tốt đẹp hơn trong những vụ mùa tới.

Lễ diễn ra theo 5 năm, 7 năm hoặc 10 năm 1 lần, tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Thông thường lễ này sẽ diễn ra trong vòng 3 ngày sau khi kết thúc một chu kỳ sản xuất trong năm, rơi vào tháng 3, tháng 4 âm lịch hàng năm.


Khi lúa bắt đầu chín, chủ nhà tuốt 2 - 3 gùi lúa và ngắt 1 bó bông lúa nhỏ về nhà. Những mánh lúa chín được treo lên cột nhà nơi thờ phụng thần linh, ông bà hay để trên mâm, trên khay cỗ cúng. Sau khi giã lúa mới tuốt về, chủ nhà dùng gạo lúa mới nấu cơm để tiến hành làm lễ ăn đầu lúa mới.


Mục đích của lễ ăn mừng lúa mới của dân tộc ra glai là gì
Thầy cúng chuẩn bị đồ lễ.


Lễ ăn đầu lúa mới của người Raglai gồm có: Heo, gà, gạo, trầu cau, chén cơm, rượu cần... và đặc biệt không thể thiếu đó chính là lửa. Nếu tiếng khèn, mả la được xem như lời mời bà con dân bản đến chung vui cùng gia đình thì lửa được xem là “vật thiêng” mời ông bà tổ tiên về ăn mừng lúa mới.

Khai lễ, thầy cúng bắt đầu khấn cúng thổ địa và gọi hồn lúa về nhà, mời uống rượu cần cùng con cháu để cầu xin sức khỏe, bình an, vụ mùa tiếp theo được bội thu. Sau đó, mọi người sẽ truyền tay nhau uống cạn những bát rượu. Theo quan niệm của người Raglai, rượu phải cạn thì người trong gia đình mới khỏe mạnh, cuộc sống hạnh phúc, mùa màng tốt tươi.


Mục đích của lễ ăn mừng lúa mới của dân tộc ra glai là gì
Cúng thổ địa và gọi hồn lúa về nhà.

Sau khi thực hiện nghi thức cúng thổ địa và gọi hồn lúa về nhà , thầy cúng mang đồ lễ vào trong nhà để cúng rước hồn lúa mới, mời thần linh dùng cơm lúa mới, uống rượu để cảm tạ nhờ ơn thần linh mà bà con mạnh khỏe, có cái ăn cái mặc, mùa màng tốt tươi. Tiếp đó, thầy cúng mời trầu thần linh để xin thần linh chứng giám và tiếp tục phù hộ cho mùa màng được tươi tốt, sức khỏe cho cả nhà, gia đình, dòng tộc và buôn làng.

Khi tổ tiên đã nhận lễ vật xong, tiếng mã la được đánh lên, người Raglai mang cây nêu từ trong nhà ra ngoài nhà lễ để tiễn đưa tổ tiên về với thế giới của ông bà theo quan niệm của người Raglai.


Mục đích của lễ ăn mừng lúa mới của dân tộc ra glai là gì
Cúng trong nhà.

Sau phần nghi lễ là phần hội, cơm rượu thịt được dọn ra, tiếng mã la nổi lên và mọi người cùng hòa nhịp vào lễ hội với không khí vui tươi, mừng cho gia đình có một mùa bội thu, gia đình hạnh phúc.


Mục đích của lễ ăn mừng lúa mới của dân tộc ra glai là gì

Mục đích của lễ ăn mừng lúa mới của dân tộc ra glai là gì

Lễ ăn đầu lúa mới là một phong tục truyền thống lâu đời của đồng bào dân tộc Raglai. Ngoài việc để thể hiện sự biết ơn đối với thần linh của mình, lễ ăn đầu lúa mới cũng mang tính cộng đồng cao khi còn là dịp để bà con trong dòng tộc nội, ngoại và ở các buôn làng khác tụ hội về gặp mặt, thăm hỏi, thể hiện sự quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau lao động phát triển.

Tái hiện lễ hội ăn đầu lúa mới của cộng đồng dân tộc Raglai tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam là hoạt động đặc sắc, mang đậm tính nhân văn, thể hiện tinh thần đoàn kết 54 dân tộc anh em, qua đó giúp du khách trong và ngoài nước hiểu hơn về phong tục, tập quán các dân tộc Việt Nam.

  • Lễ ăn đầu lúa mới
  • dân tộc Raglai

Mục đích của lễ ăn mừng lúa mới của dân tộc ra glai là gì

Mục đích của lễ ăn mừng lúa mới của dân tộc ra glai là gì

Mục đích của lễ ăn mừng lúa mới của dân tộc ra glai là gì

Mục đích của lễ ăn mừng lúa mới của dân tộc ra glai là gì

Mục đích của lễ ăn mừng lúa mới của dân tộc ra glai là gì

Mục đích của lễ ăn mừng lúa mới của dân tộc ra glai là gì

Mục đích của lễ ăn mừng lúa mới của dân tộc ra glai là gì

Mục đích của lễ ăn mừng lúa mới của dân tộc ra glai là gì