Mục đích của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là gì

14:36, 03/12/2019

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký ban hành Thông tư 67/2019/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Mục đích của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là gì

Hình minh họa (nguồn internet)

Theo đó, tại Điều 2 Thông tư 67/2019/TT-BCA quy định việc thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông nhằm mục đích bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, góp phần xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, vì Nhân dân phục vụ.

Bên cạnh đó, việc thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và các quy định của Bộ Công an; quyền lợi đi đôi với nghĩa vụ, bảo đảm dân chủ đi đôi với giữ gìn trật tự, kỷ cương.

- Các đường lối, chính sách và quy định về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông được công khai, minh bạch và thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.

- Xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng dân chủ vi phạm các quy định của pháp luật, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; cản trở, chống người thi hành công vụ; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Trong đó, nội dung thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, gồm: Tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính; đăng ký, cấp biển số xe; chỉ huy, điều khiển giao thông; điều tra, giải quyết tai nạn giao thông.

Xem thêm các quy định liên quan tại Thông tư 67/2019/TT-BCA có hiệu lực từ 15/01/2020.

Thu Ba

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:

Ngày nay, xã hội Việt Nam ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu tham gia giao thông ngày càng tăng của các phương tiện đi lại thì diễn biến giao thông ngày càng diễn ra phức tạp. Trên thực tế tai nạn giao thông diễn ra từng giờ từng ngày ở khắp mọi nơi trên thế giới, vì vậy các vấn đề về an toàn giao thông từ đó ngày càng được quan tâm nhiều hơn.

Mục đích của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là gì

An toàn giao thông (ATGT) hiểu đó những hành vi văn hóa của mọi người khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông, phải có ý thức khi tham gia giao thông.

ATGT còn là sự an toàn đối với người tham gia lưu thông trên các phương tiện đường bộ, hàng hải, hàng không, là sự chấp hành tốt và cư xử phù hợp đối với các luật lệ về giao thông

Việc thực hiện an toàn giao thông phải là quá khó để đảm bảo an toàn cho bản thân, mọi người và cả tài sản. Hậu quả của việc không thực hiện an toàn giao thông là rất lớn, vì thế mỗi chúng ta cần thực hiện tốt luật an toàn giao thông, chấp hành hiệu lệnh an toàn khi lưu thông. Có nhiều nguyên nhân gây mất an toàn giao thông, tuy nhiên được phân làm hai loại chủ yếu:

  • Nguyên nhân chủ quan gây mất an toàn giao thông: ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, thiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông
  • Nguyên nhân khách quan gây mất an toàn giao thông: chất lượng cầu đường không bảo đảm an toàn, đường sá chưa được xây dựng, nâng cấp và triển khai một cách tốt nhất

Hiên nay, tai nạn giao thông ở nước ta ở mức cảnh báo, nó để tác hại vô cùng to lớn trước mắt và lâu dài; chỉ vì không thực hiện an toàn giao thông khi lưu thông mà số thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra ngày càng nghiêm trọng. Vì vậy đảm bảo an toàn giao thông bây giờ là vấn đề cần được quan tâm nhất. Khi mà an toàn giao thông được đảm bảo thì nó mang đến rất nhiều lợi ích như:

  • Đảm bảo tính mạng con người, giảm thiệt hại về của cải tiền bạc cho cá nhân và gia đình.
  • Thực tốt An toàn giao thông là đi đôi với việc nâng cao chất lượng cuộc sống, giữ vững trật tự xã hội và góp phần làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn, đất nước ngày càng phát triển và đi lên.

"An toàn giao thông là trách nhiệm của mọi người, mọi nhà và cả xã hội” là thông điệp mà mỗi chúng ta phải ghi nhớ. Mỗi người cần xây dựng cho mình sự hiểu biết về luật lệ, quy định tham gia giao thông và nâng cao ý thức, trách nhiệm của mình.

An toàn giao thông là mục tiêu của toàn xã hội, vì một cuộc sống ổn định, hạnh phúc hơn. Khi đã hòa mình vào dòng người tham gia giao thông, hãy nâng cao ý thức trách nhiệm của mình. Nhanh một phút chậm cả đời, vì cuộc sống tươi đẹp, hay cùng nhau bảo vệ an toàn giao thông

Mục đích của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là gì

Ngoài các biện pháp được sử dụng từ lâu như băng rôn, truyền thông, các bài phóng sự trên truyền hình thì hiện nay cơ quan chức năng còn tổ chức các chương trình tập huấn truyền thông, tọa đàm, đối thoại, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông đường bộ, đường thủy, hàng không trong cộng đồng dân cư, học sinh sinh viên,…

Việc đa dạng hình thức tuyên truyền giúp mọi người nâng cao nhận thức, có ý thức chấp hành pháp luật, có văn hóa khi tham gia giao thông. Đây là một yếu tố quan trọng qua đó góp phần giữ vững, đảm bảo và ổn định trật tự an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn toàn quốc.

Văn hóa giao thông là một bộ phận của văn hóa nơi công cộng, là tập hợp các cách thức xử sự, ứng xử, chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông, là tuân thủ của các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông, chấp hành đúng, gương mẫu và tự giác đối với Luật Giao thông. Văn hóa giao thông là yếu tố quan trọng để góp phần giảm thiểu các tình trạng tai nạn giao thông diễn ra hiện nay.

“An toàn là bạn, tai nạn là thù” vì vậy mỗi chúng ta để thực hiện an toàn giao thông hãy có ý thức khi tham gia giao thông để bảo vệ an toàn tính mạng cho mình và người đồng hành.

An toàn giao thông là trách nhiệm của mọi người, là hạnh phúc của mọi gia đình.

10:51, 30/10/2020 (GMT+7)

(Congannghean.vn)-Tại phiên họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV diễn ra vào chiều 24/10/2020, Chính phủ đã chấp thuận cho phép xây dựng Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đề xuất trình Quốc hội đưa Dự án Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020. Quốc hội đã nghe báo cáo về dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Luật này ra đời sẽ tách bạch với Luật Giao thông đường bộ 2008, và xác định rõ cơ quan chủ trì, tránh chồng chéo hoặc bỏ sót các nhiệm vụ quản lý về ATGT.

Mục đích của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là gì
Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ ra đời sẽ giải quyết những vấn đề cấp bách thực tiễn đang đặt ra trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo

Nhằm bảo đảm quyền được hiểu biết thông tin pháp luật của công dân, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Trên cơ sở đề Cương tuyên truyền Luật Bảo đảm trật tự giao thông đường bộ, do Cục Cảnh sát giao thông xây dựng; Cán bộ chiến sỹ Trạm CSGT Diễn Châu Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Nghệ an đã nghiên cứu các nội dung, những điểm mới, tính ưu việt của dự án, để nâng cao kiến thức và thông qua nhiệm vụ chuyên môn tuyên truyền, giới thiệu và hướng dẫn chi tiết các nội dung của dự án Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến quần chúng nhân dân. 

Đặc biệt chỉ ra những quy định mới, điểm khác biệt so với Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đến các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân. Giúp nhân dân hiểu nội dung, nắm rõ quy định, để áp dụng có hiệu quả, từ đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức góp phần xây dựng môi trường văn hóa giao thông văn minh, an toàn; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông. 

Tính cấp thiết của Dự án Luật

Tổng kết 10 năm thi hành Luật Giao thông đường bộ năm 2008 cho thấy Luật có phạm vi điều chỉnh gồm cả hai lĩnh vực là bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, quản lý vận tải đường bộ. Tuy nhiên, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ thuộc lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; còn xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, vận tải đường bộ lại thuộc lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật.

Hai lĩnh vực này có mục tiêu và đối tượng điều chỉnh khác nhau (bảo đảm trật tự, an toàn giao thông với mục tiêu là bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe cho người tham gia giao thông, bảo đảm an ninh con người; còn xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an toàn kỹ thuật công trình giao thông). Trong quá trình xây dựng dự Luật, Bộ Công an đã nghiên cứu, tham khảo pháp luật của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển cho thấy các nước đều có luật chuyên biệt về trật tự, an toàn giao thông, tách bạch với quy định về xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải đường bộ được quy định trong luật về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, luật về vận tải đường bộ.

Mục đích của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là gì
“Luật Bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ” giúp nhân dân hiểu được mục đích, quan điểm xây dựng Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Thực tế cho thấy, hiện nay trật tự, an toàn giao thông đường bộ đang diễn biến rất phức tạp, vi phạm xảy ra phổ biến là ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đáng báo động. Qua thống kê cho thấy, trong hơn 10 năm qua, tai nạn giao thông ở Việt Nam đã làm chết trên 100 nghìn người, bị thương trên 330 nghìn người. Nhiều vụ tai nạn giao thông thảm khốc xuất phát từ nguyên nhân lái xe sử dụng chất ma túy, vi phạm nồng độ cồn. Đường bộ cũng là nơi diễn ra nhiều vấn đề phức tạp về hoạt động của tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật, như: trộm, cướp, gây rối trật tự công cộng, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu. Bên cạnh đó, kiến thức, kỹ năng điều khiển phương tiện, ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông của nhiều người dân còn kém. Tình trạng coi thường pháp luật, vi phạm các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông còn phổ biến. Tình trạng ùn tắc giao thông vẫn còn rất phức tạp, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.

Việc ban hành Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ là yêu cầu cấp thiết, thể hiện quan điểm, chủ trương và chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đối với công tác bảo đảm TTATGT đường bộ; trong đó tại Kết luận số 45-KL/TW ngày 01/02/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 trong đó xác định: Công tác bảo đảm TTATGT là một nội dung của công tác bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và Nghị quyết 70/NQ-CP ngày 17/02/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 51-NQ/TW ngày 05/9/2019 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ, ban hành trong năm 2020.

Điều chỉnh nhiều nội dung Mục tiêu cơ bản của và lớn nhất của việc xây dựng Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là bảo đảm tính mạng, sức khỏe cho người tham gia giao thông, bảo vệ quyền con người, bám sát chủ trương, quan điểm của Đảng xác định bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là một nội dung của bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.Vì vậy, Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông sẽ giải quyết các vấn đề cấp bách nêu trên, từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả, tính chuyên nghiệp trong công tác quản lý nhà nước và tổ chức thi hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Với việc xây dựng độc lập Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) và Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong từng lĩnh vực là bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ và xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, vận tải đường bộ.

Ưu việt của Dự án Luật

Sau hơn 10 năm thực hiện Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã bộc lộ những bất cập, hạn chế như:

Thứ nhất, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đồng thời điều chỉnh hai lĩnh vực khác nhau là: Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, vận tải đường bộ. Đây là hai lĩnh vực rất lớn và khác nhau nhưng lại được điều chỉnh trong cùng một đạo luật dẫn đến không thể quy định đầy đủ, cụ thể, rõ ràng nhiều nội dung quan trọng thuộc cả hai lĩnh vực, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiến, cụ thể:

Thứ hai, Ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông của nhiều người tham gia giao thông còn rất kém; vi phạm trật tự, an toàn giao thông, tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông diễn biến phức tạp.

Thứ ba, xu hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay theo hướng chuyên sâu hóa để bảo đảm sự phân công rõ ràng, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước của các bộ, ngành, địa phương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật. Thực tiễn thi hành của các luật được tách ra đã phát huy hiệu quả, vì có cơ quan chịu trách nhiệm chính, có các biện pháp thực hiện cụ thể, rõ ràng có cơ chế, chính sách tạo thuận lợi hơn cho người dân, cơ quan, tổ chức. Do đó, việc xây dựng 02 đạo luật chuyên sâu, độc lập về lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đầu tư, xây dựng, khai thác, quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, vận tải đường bộ là phù hợp với xu thế hiện nay, bảo đảm cả 02 lĩnh vực quản lý nhà nước được hiệu lực, hiệu quả và chuyên nghiệp hơn.

Thứ tư, trong quá trình xây dựng Luật, Bộ Công an đã nghiên cứu, tham khảo pháp luật của nhiều nước trên thế giới, qua đó cho thấy các nước đều có luật chuyên biệt về trật tự, an toàn giao thông, tách bạch với quy định về xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải đường bộ được quy định trong luật về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, luật về vận tải đường bộ.

Từ những phân tích ở trên cho thấy việc ban hành Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ là hết sức cần thiết để giải quyết những vấn đề cấp bách thực tiễn đang đặt ra trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo, đồng thời hoàn thiện hệ thống pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước và thi hành pháp luật trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Trong đó xác định Bộ Công an là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Luật giải quyết những vấn đề cấp bách hiện nay và những năm tiếp theo.

Tuyên truyền về dự án “Luật Bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ” giúp nhân dân hiểu được mục đích, quan điểm xây dựng Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Theo đó, mục đích của việc xây dựng Luật nhằm tạo ra bước chuyển biến cơ bản, bền vững trong việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe cho người tham gia giao thông, góp phần bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013; giảm ùn tắc giao thông, gắn với bảo vệ môi trường; xây dựng văn hóa giao thông văn minh tiệm cận dân đến văn minh giao thông của các quốc gia tiên tiến trên thế giới.

Mục đích của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là gì
Người dân sẽ thể hiện quyền được hiểu biết thông tin, và nâng cao ý thức chấp hành trật tự ATGT khi Luật đi vào cuộc sống.

Quan điểm xây dựng Luật nhằm bảo đảm sự phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, cụ thể hóa Hiến Pháp, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật; tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên; tham khảo có chọn lọc pháp luật về giao thông đường bộ của một số nước trên thế giới. Thực hiện xu thế chuyên sâu hóa trong xây dựng pháp luật hiện nay để bảo đảm thực hiện đầy đủ và hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành. Bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật trên tuyến giao thông. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả công tác, tăng cường tính công khai, minh bạch; góp phần cải cách hành chính tạo thuận lợi cho Nhân dân.

Dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ gồm 8 chương, 71 điều với các quy định cụ thể về: những nội dung yêu cầu chung trong quản lý về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; quy tắc giao thông đường bộ; quy định về đăng ký, cấp, thu hồi biển số xe, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, bảo đảm công khai, minh bạch, cải cách thủ tục hành chính; quy định về giải quyết những bất cập về tổ chức giao thông, trách nhiệm và cơ chế giải quyết ùn tắc giao thông; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân tại hiện trường nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông; trách nhiệm của các cơ quan liên quan để giải quyết, khắc phục hậu quả tai nạn giao thông; phát hiện, xử lý vi phạm và các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ…

Điểm nổi bật của việc xây dựng Luật Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là sẽ luật hóa đầy đủ và có hệ thống các quy định về trật tự, an toàn giao thông; ưu tiên ứng dụng khoa học, kỹ thuật công nghệ hiện đại trong quản lý, giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, hạn chế hành vi vi phạm của người tham gia giao thông; xác định rõ cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm chính và cơ quan có trách nhiệm phối hợp để bảo đảm hiệu quả, tránh chồng chéo hoặc bỏ sót các nhiệm vụ quản lý. Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được ban hành cũng sẽ đủ mạnh để kiểm soát tình hình, tác động đến công tác quản lý Nhà nước tốt hơn; đảm bảo hành lang pháp lý cho các lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ hiệu lực, hiệu quả hơn; góp phần tạo chuyển biến căn bản về ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, hình thành văn hóa giao thông văn minh, tiệm cận với nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới.

Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ với sự điều chỉnh các nội dung về bảo đảm trật tự, an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông, tách bạch với hoạt động đầu tư, xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và quản lý vận tải đường bộ là xu hướng xây dựng pháp luật hiện đại. Trong đó điểm mới nổi bật là: Luật hóa đầy đủ và có hệ thống các quy định về trật tự an toàn giao thông; ưu tiên ứng dụng khoa học, kỹ thuật công nghệ hiện đại trong giám sát, chỉ huy, điều hành giao thông, kiểm soát, phát hiện, xử lý vi phạm; xác định rõ cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm chính và cơ quan có trách nhiệm phối hợp để bảo đảm hiệu quả, tránh chồng chéo hoặc bỏ sót các nhiệm vụ quản lý.

Từ những phân tích, đánh giá, tổng kết nói trên, có thể thấy việc xây dựng, ban hành Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ là hết sức cần thiết để giải quyết những vấn đề cấp bách thực tiễn đang đặt ra trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo, đồng thời hoàn thiện hệ thống pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước và thi hành pháp luật trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Luật được Quốc hội thông qua và ban hành sẽ góp phần đảm bảo tốt trật tự ATGT nói riêng, ANTT nói chung, phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.