Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có

ĐỀTÀI: Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh:“ Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần cónhững con người xã hội chủ nghĩa”. Liên hệ thực tiễnxây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay.1BÀI LÀMI.ĐẶT VẤN ĐỀ.Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại và muôn vàn kính yêu của Đảng vàdân tộc Việt Nam, một nhà hoạt động cách mạng lỗi lạc của phong trào cộng sảnvà công nhân quốc tế, một anh hùng lỗi lạc trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.Một bài báo xuất bản ở Ấn Độ miêu tả Người là sự kết tinh của “nhân dân và hiệnthân của khát vọng đấu tranh cho tự do và cho sự đấu tranh bền bỉ của nhândân”(1). Một bài xã luận trên một tờ báo của Uruguay viết:“ Ông có một trái timbao la như vũ trụ và tình yêu trẻ thơ vô bờ bến. Ông là hình mẫu của sự giản dịtrong mọi mặt ”(2).Những tư tưởng, lí luận của Người được Đảng và nhân dân tahọc tập và vận dụng đặc biệt là trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở ViệtNam hiện nay. Theo Người, động lực quan trọng và quyết định của xây dựng chủnghĩa xã hội chính là nhân tố con người. Vì vậy, Người đã nói: “ Muốn xây dựngchủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”. Luận điểmnày của Người đã xác định đúng đắn mục tiêu, động lực của công cuộc xây dựngchủ nghĩa xã hội; từ đó góp phần xác định hình thức, biện pháp và bước đi lên chủnghĩa xã hội phù hợp với những đặc điểm dân tộc Việt Nam và xu thế vận độngcủa thời đại ngày nay.II. ĐẶT VẤN ĐỀ1. Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: “ Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”.Trong luận điểm của mình Bác đã đề cập đến hai phạm trù, đó là xã hội chủnghĩa và con người xã hội chủ nghĩa. Vậy thế nào là chủ nghĩa xã hội và thế nào làcon người xã hội chủ nghĩa?2(1),(2). Ho Chi Minh - A Life, William Duiker, trang 562a. Quan niệm về chủ nghĩa xã hộiChủ nghĩa xã hội theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin là giai đoạn đầu củahình thái kinh tế- xã hội cộng sản chủ nghĩa.Chủ nghĩa xã hội tiến bộ, ưu việt hơntất cả xã hội trước đó về các đặc trưng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nhằm giảiphóng con người khỏi mọi tình trạng áp bức,bóc lột,bất công. Xã hội chủ nghĩa làtập hợp các tư tưởng phản ánh các cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột giữa giaicấp bị áp bức bóc lột và giai cấp thống trị, là tập hợp các tư tưởng phản ánh ướcmơ,nguyện vọng, mong muốn, nhu cầu của con người mà trước hết là những ngườilao động nghèo khổ về một xã hội tương lai tốt đẹp không có áp bức bóc lột, đồngthời cũng chỉ ra những phương pháp khả thi để đi đến xã hội mong muốn đó.Đểxây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ,những con người cộng sản phải hình dung ,phác thảo ra được những đường nét cơ bản nhất của mô hình xã hội xã hội chủnghĩa.Nếu không phác thảo được mô hình ,những đường nét cơ bản thì rất khó xácđịnh mục tiêu phấn đấu,định hướng để xây dựng chủ nghĩa xã hội và biến chúngthành hiện thực trong cuôc sống. Hơn nữa, những đặc trưng thể hiện mô hình đóphải phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử phát triển loài người,phản ánhnhững nét đặc sắc của truyền thống dân tộc và xu thế phát triển của thời đại.Đây làđòi hỏi tất yếu nhưng cũng rất khó khăn với Đảng cộng sản trong quá trình lãnhđạo xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là trong bối cảnh tình hình hiện nay, khi màchủ nghĩa xã hội trên thế giới vẫn còn trong tình trạng thoái trào.Dựa trên nền tảng lí luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, Hồ Chí Minh đã nghiên cứuvà chỉ ra rằng chủ nghĩa xã hội là một phong trào lịch sử mang tính chính trị xãhội, thể hiện tư tưởng của giai cấp công nhân. Chủ nghĩa xã hội chính là tiền đềcho các quốc gia dân tộc đi lên chủ nghĩa cộng sản, nhằm xóa bỏ tình trạng áp bứcbóc lột của các chế độ xã hội trước đây. Hồ Chí Minh đã định nghĩa xã hội chủ3nghĩa như sau: “Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản như là một chế độ xã hộihoàn chỉnh, bao gồm nhiều mặt khác nhau của đời sống, là con đường giải phóngnhân loại khỏi cần lao áp bức”, chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vậtchất và văn hóa của nhân dân và do nhân dân tự xây lấy, hay nói cách khác mụcđích của chủ nghĩa xã hội chính là không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân.Người cũng từng nói: "Chủ nghĩa xã hội nghĩa là tất cả mọi người các dân tộc ngàycàng ấm no, con cháu chúng ta ngày càng sung sướng"(1). "Chủ nghĩa xã hội làlàm sao cho dân giàu nước mạnh"(2).Quan điểm xã hội chủ nghĩa mà Bác chủđộng tiếp cận là đi theo tư tưởng chủ nghĩa Mac- Lênin và được xuất phát từ độngcơ của một người con Việt Nam yêu nước khát khao tìm ra con đường giải phóngdân tộc. Tuy nhiên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không sao chép, rập khuôn một cáchmáy móc những luận điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, ngược lại Bác đã ứng dụngmột cách rất linh hoạt những tư tưởng của Mác- Lênin vào tình hình thực tế ViệtNam, hiểu rõ nước ta là một nước thuộc địa nửa phong kiến từ đó đưa ra nhữngquyết sách đúng đắn đưa dân tộc ta đi từ thắng lợi này tới thắng lợi khác. Chủ tịchHồ Chí Minh đã diễn giải một cách dễ hiểu về mục tiêu của chủ nghĩa xã hội nhưsau: “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sungsướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ,những phong tục tập quán không tốt dần dần được xóa bỏ… b. Quan niệm về con người xã hội chủ nghĩaChủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng, con người vừa là thực thể tự nhiên, vừa là thựcthể xã hội, đồng thời là chủ thể cải tạo hoàn cảnh. Con người là một chủ thể “songtrùng” tự nhiên và xã hội, là sự kết hợp cái tự nhiên và cái xã hội. Hai yếu tố này gắn kết với nhau, đan quyện vào nhau, trong cái tự nhiên chứa đựng cái xã hội (1). Hồ Chí Minh: Sđd, t10, trang 317(2). Hồ Chí Minh: Sđd, t8, trang 2264và cũng không có cái xã hội tách rời cái tự nhiên.Con người trong quá trình tồntại không chỉ tác động vào tự nhiên, làm biến đổi thế giới tự nhiên mà con ngườicòn quan hệ với nhau tạo nên bản chất người, làm cho con người khác với con vật.“Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêngbiệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xãhội”(1). Con người không thể tồn tại được một khi tách khỏi xã hội. Chỉ trong xãhội con người mới có thể trao đổi lao động, thông qua đó mà thỏa mãn những nhucầu trong cuộc sống như ăn, ở, đi lại… Trong xã hội, thông qua quan hệ với ngườikhác mà mỗi người nhận thức về mình một cách đầy đủ hơn, trên cơ sở đó mà rènluyện, phấn đấu vươn lên về mọi mặt, từng bước hoàn thiện nhân cách.Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, con người là tổng hòa của các quan hệ xã hội từhẹp đến rộng. Người từng khẳng định: “Chữ Người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em,họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người”(2).Hồ Chí Minh không bao giờ xem xét con người một cách trừu tượng mà luôn xuấtphát từ hoàn cảnh con người hiện thực cụ thể trong các quan hệ xã hội với nhiềubình diện, nhiều chiều khác nhau. Đặc biệt ở Hồ Chí Minh, bên cạnh những kháiniệm phổ quát như giai cấp công nhân, giai cấp vô sản, nhân dân lao động, chúng tađã thấy xuất hiện thêm các khái niệm mới: “Người nô lệ mất nước”, “Người cùngkhổ”. Theo nhận xét của nhiều nhà nghiên cứu, đấy là những khái niệm xuất hiệnđầy ấn tượng và là một cách tiếp cận riêng của Hồ Chí Minh trong quan niệm vềcon người. Có thể khẳng định: cách tiếp cận cơ bản nhất của Hồ Chí Minh vẫn làđặt con người trong mối quan hệ với cộng đồng dân tộc. Bởi vì, hơn (1). C.Mác và Ph.Ăngghen Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995(2). Hồ Chí Minh Toàn tập, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 1995, trang 5.5bất cứ ai, Hồ Chí Minh luôn luôn ở trong lòng nhân dân, mang cùng một truyềnthống anh hùng, gắn bó với con người, với nhân dân từ trong khối óc, khát vọng vàcon tim, trọn vẹn suốt cuộc đời. Trong lý luận về xây dựng chế độ mới, Hồ Chủtịch đã khẳng định xây dựng chế độ dân chủ nhân dân gắn liền với việc thực hiệnbước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong kháng chiến giải phóng dân tộc cần xâydựng chế độ dân chủ nhân dân để đẩy mạnh công cuộc kháng chiến, đồng thời tạora những tiền đề cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội; trong xây dựng chủ nghĩa xãhội cầnphải thực hiện chế độ dân chủ nhân dân. Cuộc chiến đấu ấy sẽ không đi đếnthắng lợi, nếu không “dựa vào lực lượng của toàn dân”.Quan niệm về con ngườicủa Bác là coi con người như một thực thể thống nhất của “cái cá nhân” và “cái xãhội”, con người tồn tại trong mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân với cộng đồng,dân tộc, giai cấp, nhân loại; yêu thương con người, tin tưởng tuyệt đối ở con người,coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp giải phóng xã hội vàgiải phóng chính bản thân con người. Xuất phát từ những luận điểm đúng đắn đó,trong khi lãnh đạo nhân dân cả nước tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộcvà xây dựng đất nước, Hồ Chí Minh luôn tin ở dân, hết lòng thương yêu, quý trọngnhân dân, biết tổ chức và phát huy sức mạnh của nhân dân. Tư tưởng về con ngườicủa Người thông qua thực tiễn cách mạng của Người thông qua thực tiễn cáchmạng đã trở thành một sức mạnh vật chất to lớn và là nhân tố quyết định thắng lợicủa chính sự nghiệp cách mạng ấy. c. Quan niệm về con người xã hội chủ nghĩaCon người xã hội chủ nghĩa là con người phát triển toàn diện, hài hòa được từngbước hình thành trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa. Con người xã hội chủnghĩa vừa là chủ thể trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa xã hội, vừa là sảnphẩm của quá trình đó. Con người xã hội chủ nghĩa không chỉ là mục tiêu của chủnghĩa xã hội mà còn là động lực của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ6nghĩa xã hội sẽ không thành công nếu không xây dựng và phát triển con người chủnghĩa xã hội.Con người xã hội chủ nghĩa bao gồm cả những con người từ xã hội cũđể lại và cả những con người sinh ra trong xã hội mới. Con người sống dưới chế độxã hội chủ nghĩa mang những nét đặc trưng của chủ nghĩa xã hội, song vẫn cònchịu ảnh hưởng không ít những tư tưởng, tác phong, thói quen của xã hội cũ. Chonên, quá trình xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa là quá trình diễn ra cuộcđấu tranh gay go, quyết liệt giữa cái cũ và cái mới, cái tiến bộ và cái lạc hậu. Trongquá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, con người là đối tượng trực tiếp tạo ra của cảivật chất, cải tao xã hội, tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần mới cho xã hội.Những thành quả con người tạo ra này góp phần cải thiện cuộc sống, nâng cao dântrí, mang đến cho con người một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, trongquá trình con người xây dựng xã hội cũng đồng thời cải tạo chính bản thân mình,khắc phục những nhược điểm, thiếu sót và phát huy ưu điểm cá nhân.Bởi vậy cóthể nói con người là chủ thể của quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa nhưng đồngthời cũng là sản phẩm của quá trình đó.Ta đã biết trong mỗi thời kì lịch sử sẽ có một quan hệ sản xuất và lực lượng sảnxuất tương ứng. Trong chế độ chủ nghĩa xã hội, mọi hoạt động của xã hội, cácchính sách kinh tế, văn hóa, giáo dục,… đều hướng vào vấn đề xây dựng conngười xã hội chủ nghĩa, hình thành những phẩm chất con người theo bản chất vàmục tiêu của xã hội chủ nghĩa. Việc xây dựng con người như vậy sẽ là tiền đề choviệc thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển xã hội chủ nghĩa.Những đặc điểmmà một con người xã hội chủ nghĩa cần có sẽ là:• Con người xã hội chủ nghĩa phải là con người có ý thức, trình độ và nănglực làm chủ. Khả năng làm chủ của con người được thể hiện trên tất cảnhững lĩnh vực của đời sống như: kinh tế, chính trị, xã hội,….• Con người xã hội chủ nghĩa là con người lao động mới, có tri thức sâu sắcvề công việc mà mình đang đảm nhận, là người có ý thức lao động kỷ luật7cao, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp, biết đánh giá chất lượng lao độngvà hiệu quả công việc của bản thân.• Con người xã hội chủ nghĩa là con người sống có văn hóa, có tình nghĩa vớianh em, bạn bè, mọi người xung quanh, biết được vị trí của mình trong từngmối quan hệ và giải quyết đúng đắn những mối quan hệ đó, thường xuyên cóý thức nâng cao trình độ tri thức về mọi mặt, ra sức rèn luyện sức khỏe, đảmbảo phát triển toàn diện cá nhân.• Con người chủ nghĩa xã hội là con người giàu lòng yêu nước thương dân, cótình yêu thương giai cấp, yêu thương đồng loại, sống nhân văn, nhân đạo, cóý thức và kiên quyết đấu tranh bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhữngthành quả cách mạng, kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu chốngphá của kẻ thù.Chúng ta biết rằng trong xã hội có rất nhiều nguồn lực có thể khai thác khác nhaunhư: những nguồn lực tự nhiên, nguồn lực khoa học- kĩ thuật,…Tuy nhiên tất cảnhững nguồn lực này đều chịu sự chi phối của một nguồn lực chung chính lànguồn lực con người. Nguồn lực con người ở đây chính là những thuộc tính củamỗi con người vốn có hoặc có được trong quá trình học hỏi, tiếp nhận kiến thức,hay nói cách khác, nguồn lực con người chính là tổng thể những phẩm chất củacon người như thể chất, tri thức, đạo đức, vị thế xã hội,…. bên trong mỗi conngười. Những yếu tố tự nhiên có được khai thác và sử dụng một cách đúng đắn haykhông là do tác động từ phía con người, không có con người thì cũng không thể cónhững công nghệ tiên tiến, khoa học kĩ thuật hiện đại,….Nhiều nguồn lực đang trởnên ngày càng cạn kiệt, song nguồn lực con người theo thời gian càng ngày càngtrở nên phong phú, đa dạng và phát triển hơn. Mục tiêu của xã hội chủ nghĩa chínhlà xây dựng những phẩm chất tốt đẹp này bên trong mỗi con người, tạo động lựccho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đi lên chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa xã hộicó được xây dựng thành công hay không tùy thuộc vào việc chúng ta có phát huy8tốt nguồn lực con người hay không. Mỗi bước xây dựng những con người mới xãhội chủ nghĩa là một nấc thang xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây là mối quan hệbiện chứng giữa “xây dựng chủ nghĩa xã hội” và “con người xã hội chủ nghĩa”.Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về con người mới xã hội chủ nghĩa có haimặt gắn bó chặt chẽ với nhau. Một là, kế thừa những giá trị tốt đẹp của con ngườitruyền thống (Việt Nam và phương Đông). Hai là, hình thành những phẩm chấtmới như: có tư tưởng xã hội chủ nghĩa; có đạo đức xã hội chủ nghĩa; có trí tuệ vàbản lĩnh để làm chủ (bản thân, gia đình, xã hội, thiên nhiên,…); có tác phong xãhội chủ nghĩa; có lòng nhân ái, vị tha, độ lượng.2. Liên hệ thực tiễn xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay.a, Những đặc trưng con người xã hội chủ nghĩa mà chúng ta phấn đấuxây dựng- Con người xã hội chủ nghĩa là con người có ý thức, trình độ và năng lực làmchủ. Đồng thời xã hội tạo ra những điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội, để conngười thực hiện được quyền làm chủ đó.- Con người xã hội chủ nghĩa là con người lao động mới, có tri thức sâu sắc vềcong việc mà mình đang đảm nhận, lao động có ý thức kỷ luật, có tinh thần hợp tácvới đồng nghiệp, biết đánh giá chất lượng lao động, hiệu quả lao động của bảnthân. - Con người xã hội chủ nghĩa là con người sống có văn hóa, có tình nghĩa vớianh em, bạn bè, mọi người xung quanh, biết được vị trí của mình trong từng mốiquan hệ xã hội và giải quyết được đúng đắn những mối quan hệ đó. Thường xuyêncó ý thức nâng cao trình độ tri thức về mọi mặt, ra sức rèn luyện sức khỏe, bảođảm phát triển toàn diện cá nhân.9- Quan trọng hơn cả, con người xã hội chủ nghĩa là con người giàu lòng yêunước, thương dân, có tình thương yêu giai cấp, thương yêu đồng bào, sống nhânvăn, nhân đạo, có ý thức và kiên quyết dấu tranh bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa,bảo vệ những thành quả cách mạng, kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưuchống phá của kẻ thù.b, Các văn kiện Đại hội Đảng về vấn đề xây dựng con người mới- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976): xây dựng mô hình chủ nghĩa xãhội với bốn đặc trưng cơ bản của thời kỳ quá độ, một trong số đó là: xây dựng conngười mới xã hội chủ nghĩa.- Đại hội Đảng lần thứ VII (1991): đã thông qua “Cương lĩnh xây dựng đấtnước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, trong đó xác định một trong sốcác đặc trưng cơ bản của mô hình chủ nghĩa xã hội là: con người được giải phóngkhỏi áp bức bóc lột, bất công, làm việc theo năng lực và hưởng theo lao động, cóđiều kiện phát triển toàn diện.- Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VIII (1996) và Nghị quyết đại hội Đảnglần thứ IX (2001) đã khẳng định: • “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của conngười Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp đẩy mạnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, là yếu tốcơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững thực hiệndân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”• “Phát triển con người Việt Nam - đó chính là động lực, là mục tiêunhân văn, là nền tảng, là cơ sở lâu bền, tạo đà cho bước phát triển tiếp theocủa sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá xã hội mà Đảng tađang lãnh đạo nhân dân ta từng bước thực hiện”.• Mọi sự phát triển của xã hội trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, vănhoá, xã hội đều do con người quyết định và đều hướng về con người, và10cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn của mỗi người, mỗi gia đình trong cộngđồng dân tộc Việt nam. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu con người đó phải lấy sự phát triến conngười Việt Nam làm thước đo chung.- Đại hội Đảng lần thứ X (2006): đã chỉ rõ để thực hiện thắng lợi công cuộcđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức phải phát triểnnguồn nhân lực chất lượng cao, tức là chuyển hướng chiến lược phát triển nguồnnhân lực theo chiều rộng sang chiều sâu, coi trọng và gia tăng nhanh chất lượngcủa nguồn nhân lực. Song Đại hội X cũng như các kỳ Đại hội trước chưa xác địnhđó là khâu đột phá.- Đại hội Đảng lần thứ XI (2011): đã bổ sung và phát triển thêm “Cương lĩnhxây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (1991)c, Những hạn chế mà Việt Nam vẫn còn gặp phải trong quá trình pháttriển con người mới- Trước hết, chúng ta còn đề cao mặt xã hội, nặng động viên tinh thần, khôngquan tâm đúng mức tới nhu cầu vật chất, chưa thực sự chú ý tới lợi ích các nhânngười lao động. - Chúng ta cũng đề cao quá mức tính giai cấp, coi nhẹ tính nhân loại, khôngchú ý kế thừa những giá trị truyền thống dân tộc. - Tình trạng quan liêu trong bộ máy Nhà nước vẫn đang diễn ra. Một bộ phậncán bộ tham nhũng cửa quyền, vi phạm quyền tự do dân chủ của công dân đanglàm biến dạng nhân cách con người.- Sự kết hợp các nguồn lực ở nước ta còn nhiều hạn chế.- Năng lực lao động của người Việt Nam còn hạn chế.11d, Những phương hướng và giải pháp phát nhằm phát triển con người xãhội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay- Phải nâng cao vị thế của người lao động trong sản xuất. Phát huy sáng kiếncủa người lao động, chăm lo đời sống vật chất tinh thần của họ, thực hiện phânphối công bằng, công khai, dân chủ. Động viên mọi người dân bỏ vốn ra sản xuất,kinh doanh. Tăng cường giáo dục đạo đức, khơi dậy lương tâm nghề nghiệp, nêucao trách nhiệm của mỗi người trong hoạt động sản xuất kinh doanh.- Nâng cao trình độ của cán bộ, Đảng viên và nhân dân về nhận thức chính trị,luật pháp. Tăng cường vai trò kiểm sát của quần chúng nhân dân trong mọi hoạtđộng của bộ máy nhà nước. - Thực hiện tốt các chính sách giáo dục, chính sách xóa đói giảm nghèo và cácván đề về giải quyết lao động việc làm.- Đẩy mạnh giáo dục tư tưởng thông qua văn hóa nghệ thuật. Phê phán nhữngtư tưởng phản động đang tìm cách phủ nhận con đường xã hội chủ nghĩa ở ViệtNam.Hiện nay, trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, trước xu thế toàn cầuhóa và hội nhập kinh tế quốc tế, thế hệ trẻ Việt Nam luôn kiên định lý tưởng xã hộichủ nghĩa mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công vun trồng. Họ đã và đangchứng tỏ bản lĩnh, sức trẻ, sự sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm của mình.Họ đang ra sức tu dưỡng, học tập và rèn luyện về mọi phương diện, tích cực laođộng sản xuất, tiến vào khoa học - công nghệ, để cùng với toàn Đảng, toàn dânthực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm xâydựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vănminh. Rất nhiều phong trào thi đua, như Thanh niên tình nguyện, Thanh niên lậpnghiệp, Tuổi trẻ học đường, được đông đảo đoàn viên, thanh niên, sinh viên vàhọc sinh hưởng ứng, thực hiện. Đảng, Nhà nước và xã hội đã có nhiều hình thức12ghi nhận và tôn vinh những thanh niên, sinh viên và học sinh tiêu biểu, xuất sắctrong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước. Có thể nói, thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay vẫn xứng đáng với niềm tin yêu, sựkhen ngợi và kỳ vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.III. Kết thúc vấn đềBất chấp thăng trầm của lịch sử, từ khi ra đời đến nay, tư tưởng của Chủ tịch HồChí Minh luôn luôn tỏ rõ sức sống mãnh liệt của mình. Từ khi ra đời cho đến nay,nhờ nắm vững và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh mà Đảng ta đã dẫn dắtcách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.Đối với thế hệ trẻnhững chủ nhân tương lai của đất nước, lớp người kế tục trung thành sự nghiệpcách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc “Học tập và làm theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh” là một niềm vinh dự đồng thời là một nhiệm vụ vô cùng quantrọng và cần thiết để xây dựng một đội ngũ con người mới xã hội chủ nghĩa.Mỗiđoàn viên thanh niên cần nhận thức sâu sắc về vấn đề học tập, nâng cao trình độtrong hội nhập và phát triển. Người đã từng dạy: “ Học để phục vụ Tổ quốc, phụcvụ nhân dân, làm cho dân giàu nước mạnh, tức là để làm tròn nhiệm vụ người làmchủ nước nhà”. Đảng và nhà nước ta coi chủ nghĩa Mác Lê – nin, tư tưởng Hồ ChíMinh là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng. Mỗi cán bộ đảng viên phải đặtlợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên hết, phải cố gắng học tập chính trị, chuyênmôn, gắn bó với nhân dân, dựa vào dân để xây dựng và chỉnh đốn Đảng, gươngmẫu trước quần chúng. Then chốt trong công tác xây dựng Đảng theo tư tưởng HồChí Minh là thật thà tự phê bình và phê bình. Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhấn mạnhtự phê bình và phê bình phải thành khẩn, trung thực, kiên quyết và có văn hóa. Mỗiđảng viên cần phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cần kiệmliêm chính, chí công vô tư. Tư tưởng về văn hóa, đạo đức và xây dựng con ngườimới là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ lâu,13tư tưởng đó đã trở thành một bộ phận của nền văn hóa dân tộc và là ngọn đèn phasoi đường cho công cuộc xây dựng một nền văn hóa và đạo đức mới ở Việt Nam.Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vẫn còn giữ nguyên tính thời sự, soi sáng choĐảng và nhân dân ta hoàn thành sự nghiệp vẻ vang, xây dựng nền đạo đức ViệtNam ngang tầm với những yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới.14