Năm bao nhiêu thì người mỹ phát hiện địa đạo

Giáo sư Kenneth đến Việt Nam vào năm 2016 để nghiên cứu địa chất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Khi đi dọc bờ sông Sài Gòn, ông ghé thăm Bảo tàng Chứng tích chiến tranh Việt Nam tại huyện Củ Chi. 47 năm sau khi chiến tranh kết thúc, thảm thực vật nơi đây mới tái tạo được dù còn mỏng manh sau khi oằn mình hứng chất độc da cam và chất xanh (agent blue) của quân đội Mỹ. Nhưng những đường hầm vẫn rắn rỏi, gợi cho giáo sư Kenneth ý tưởng thực hiện đề tài nghiên cứu mang tên “Nguyên nhân khiến đất tại địa đạo Củ Chi và vùng Tam Giác Sắt quá kiên cường”.

“Khi chui vào trong khu phức hợp đường hầm lắt léo, tôi đã dùng kinh nghiệm nghiên cứu đất thoát nước, chống ngập lụt để đánh giá các loại đất trong đường hầm Củ Chi, qua đó xác định nguyên nhân khiến binh lính Mỹ không định vị được các hầm trú ẩn này cũng như tại sao bom đạn không phá hủy được” - ông kể.

Nghiên cứu của giáo sư Kenneth đã phác họa lại quá trình bộ đội Việt Nam cuốc đất đào hầm ở Củ Chi trong mùa gió nổi những năm 1960. Từ thực tiễn tiếp cận địa chất, kết hợp với các nghiên cứu trước đây của các nhà địa chất Pháp, ông nhận ra rằng, hệ thống địa đạo dài 250km vững vàng là nhờ kết cấu tự nhiên và thành phần của tầng đất phù sa cổ. Địa đạo bắt đầu từ đường mòn Hồ Chí Minh và khu vực biên giới Campuchia đến ngoại thành Sài Gòn.

Đất hầm chủ yếu là đất sét không kết tinh, còn lại là cát và bùn. Điều này có nghĩa là hàm lượng sắt đóng vai trò như một chất kết dính. Khi khô lại, đất này chắc như bê tông và không bị thấm nước. Ở chỗ gần mạch nước ngầm, đất có hàm lượng sắt cao hơn, tạo ra các lớp sỏi và đá ong.

Thời điểm đào hầm tốt nhất là vào mùa mưa ở Việt Nam (tháng Năm đến tháng Mười). Đất có độ ổn định cao mà không có lớp lót hoặc lớp phủ, chắc như bê tông sau khi khô lại, có thể chịu được các vụ nổ liền kề. Vùng Tam Giác Sắt nằm trong 103km2 rừng nhiệt đới và lớp thực vật dày, bao phủ lên một hệ thống phức tạp các địa đạo và boong-ke, cách tây bắc Sài Gòn khoảng 80km. Vùng Củ Chi cách 40km Sài Gòn về phía tây và có diện tích khoảng 51km2. Địa đạo được đào ở độ sâu từ 1,5-20m, ở vùng Old Alluvium, nơi có mực nước ngầm thấp.

Giai đoạn 1966-1968, chiến dịch ném bom B52 tại Củ Chi và vùng Tam Giác Sắt đã làm lộ ra một số cửa hầm khiến bộ đội phải sửa lại nhiều lần. Tuy vậy, hệ thống địa đạo này vẫn kiên cường bảo vệ lực lượng du kích trước các chiến dịch quân sự của Mỹ. Đến năm 1969, chiến dịch rải thảm bom mới làm sập một số hầm trong địa đạo.

Giáo sư Kenneth R Olson từng là cựu binh Mỹ. Lớn lên từ nông trại bò sữa, nơi đất cần được bảo tồn đặc biệt nên giáo sư cống hiến sự nghiệp của mình để nghiên cứu về các biện pháp quản lý và bảo tồn đất đai đặc biệt tại Đại học Illinois.

Sau khi về hưu, giáo sư đã đến thăm Việt Nam, Campuchia và Lào để nghiên cứu về đất đai ở lưu vực sông Mê kông với năm bài nghiên cứu. Kenneth R Olson nghiên cứu về đất đai và điều kiện thiên nhiên tại Việt Nam cùng Lois Wright Morton - giáo sư danh dự của Đại học Iowa State. Hai người cùng nhau nghiên cứu về môi trường tự nhiên ở lưu vực sông Mê kông và những tác động do con người gây ra trong lịch sử và hiện tại lên môi trường thiên nhiên.

Năm bao nhiêu thì người mỹ phát hiện địa đạo
Đường hầm ở Củ Chi vẫn vững chắc sau hơn nửa thế kỷ

Ý tưởng về vật liệu xây dựng tự nhiên

Nghiên cứu về địa chất khu địa đạo Củ Chi đã dẫn giáo sư Kenneth tới một ý tưởng về vật liệu xây dựng trong thiên nhiên. Công trình của ông đã được Merry Band of Retiree đánh giá và kiểm định. Merry Band of Retiree là hội xét duyệt học thuật không chính thức cho các công trình nghiên cứu tự nguyện và cung cấp các tài liệu nghiên cứu miễn phí cho các nhà khoa học trên thế giới tham khảo.

Giáo sư Kenneth muốn đưa các nghiên cứu này đi xa hơn, bằng cách chứng minh thực tế về cách hạt đất có thể biến thành xi măng vững chắc mà không cần đến cột đỡ. Tuy nhiên, ông cần được Chính phủ Việt Nam cho phép để lấy mẫu đất nhằm xác thực nghiên cứu của mình. Một khía cạnh nữa mà giáo sư Kenneth muốn khẳng định là, địa chất tự nhiên tại vùng phù sa bồi đã hỗ trợ quân đội Việt Nam đánh bại một lực lượng quân sự vượt trội hơn nhiều.

Quá trình nghiên cứu địa chất ở địa đạo Củ Chi đã dẫn ông và giáo sư Lois Wright Morton đến các nghiên cứu về tác động lâu dài của các chất diệt cỏ, trong đó có chất độc da cam và da xanh tại các điểm nóng trong chiến tranh Việt Nam. Nghiên cứu này có sự đồng hành của một cựu nhà báo chiến tranh người Mỹ, Mike Tharp.

Giáo sư Kenneth cho biết, ông sẽ đến Việt Nam vào năm 2022 để lấy mẫu đất ở Củ Chi và Cần Thơ nghiên cứu về vật liệu xây dựng tự nhiên. Ông sẽ trao tặng các nghiên cứu về địa chất Việt Nam cho các trường đại học của Việt Nam để làm tài liệu tham khảo.

Địa đạo Củ Chi có vai trò quan trọng trong cuộc chiến tranh chống Mỹ của nhân dân Việt Nam, và có thể Hezbollah đã học tập kinh nghiệm từ mạng lưới đường hầm này để xây dựng hệ thống phòng thủ. Ngày nay, địa đạo Củ Chi là một địa điểm thu hút du khách.

Khi lần đầu Mỹ triển khai một số lượng lớn quân tới Việt Nam vào giữa những năm 60 của thế kỷ trước, một trong những công việc đầu tiên của Sư đoàn 25 là xây dựng một căn cứ lớn tại huyện Củ Chi.

Họ hy vọng chống lại được sức mạnh và ảnh hưởng của các chiến sĩ giải phóng miền nam Việt Nam trong khu vực này - lực lượng dễ dàng mở các cuộc tấn công từ khu vực chỉ cách Sài Gòn có 60km.

Nhưng tới nhiều tuần sau đó quân đội Mỹ mới nhận ra rằng họ đã xây dựng một doanh trại trên một phần mạng lưới đường hầm của quân giải phóng miền nam Việt Nam. Địa đạo này tạo điều kiện cho quân giải phóng có thể thoát ra từ những cửa hầm được ngụy trang trong vòng ngoài của doanh trại Sư đoàn 25 và tấn công binh sĩ Mỹ trong khi họ đang ngủ. Điều này tương tự như việc dựng lều trên gò đất có tổ kiến lửa.

Sau khi thấy rất khó phát hiện và giao chiến với quân giải phóng trong địa đạo tinh vi theo kiểu mạng nhện giăng khắp trên một vùng đất rộng lớn, quân Mỹ bắt đầu sử dụng các hóa chất như thuốc diệt cỏ, chất độc da cam để để hủy hoại khu vực này.

Khi biện pháp này thất bại, họ bắt đầu đưa các binh sĩ với biệt hiệu là “chuột đường hầm” vào trong địa đạo Củ Chi để tìm và tiêu diệt quân giải phóng, nhưng thông thường “những chú chuột đường hầm” này cuối cùng đều thiệt mạng.

Cuối những năm 60 của thế kỷ trước, Mỹ dùng máy bay B-52 ném bom rải thảm khu vực này, phá hủy gần như mọi thứ tại huyện Củ Chi, trong đó có phần lớn địa đạo. Nhưng đến lúc đó thì đã quá muộn. Mạng lưới đường hầm Củ Chi đã hoàn thành sứ mệnh của mình, trong đó có việc tạo thuận lợi cho cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968, mà nhiều nhà lịch sử cho là một bước ngoặt của cuộc chiến.

Di sản địa đạo Củ Chi không chỉ nằm trong các trang sách lịch sử. Các nhà phân tích tình báo biết rõ các chiến thuật quân sự của lực lượng Hezbollah cho rằng lực lượng này đã nghiên cứu mạng lưới đường hầm Củ Chi để xây dựng hệ thống phòng thủ của họ ở miền nam Li-băng và đã sử dụng nó thành công để chống lại quân đội Israel trong cuộc xung đột vừa qua.

Ngày nay, địa đạo Củ Chi đã trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng nằm gần thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn trước đây).

Một cuốn sách mỏng giới thiệu với du khách tới thăm địa danh này có viết: “Để bạn hiểu cuộc đấu tranh gian khổ và kéo dài như thế nào, và để hiểu khát vọng cháy bỏng muốn có hòa bình, độc lập, hạnh phúc và ấm no”.

Các hướng dẫn viên du lịch, mặc bộ quần áo màu đen và đội nón rơm giống những chiến sĩ giải phóng trước đây, mỗi ngày dẫn hơn 400 du khách tham quan địa đạo Củ Chi. Bắt đầu chuyến tham quan, du khách được xem một bộ phim tài liệu đen trắng ca ngợi những hành động dũng cảm của các chiến sĩ giải phóng sống trong địa đạo này.

Trong một căn phòng, các hướng dấn viên giải thích về lịch sử của địa đạo Củ Chi và địa đạo này đã được xây dựng như thế nào trong suốt 25 năm, bắt đầu từ cuối những năm 40 của thế kỷ trước trong thời kỳ Việt Nam chống thực dân Pháp.

Lúc đầu đường hầm Củ Chi chỉ đơn giản là những boong-ke được “gọt đẽo” bằng việc sử dụng cuốc chim và rổ rơm để cuốc và chuyển đất sét. Sau đó, các chiến sĩ giải phóng đã mở rộng chúng thành một mạng lưới các đường hầm phức tạp với nhiều tầng nấc nhằm chống lại quân đội Mỹ có vũ khí tối tân.

Mạng lưới đường hầm này là một công trình được thiết kế kỳ công, kết nối các khu vực ăn ở và hội họp, cùng các xưởng vũ khí và các bệnh viện ở dưới mặt đất với các phòng chỉ huy.

Nhưng có lẽ chức năng quan trọng nhất của địa đạo Củ Chi là cho phép quân giải phóng điều phối các hoạt động của họ ở miền nam Việt Nam, bằng cả những cuộc tấn công bất ngờ rồi sau đó biến mất xuống địa đạo, và cài các nhân viên tình báo, biệt động vào khu vực miền nam Việt Nam.

Với ý nghĩa chiến lược này, các lối vào địa đạo được bảo vệ nghiêm ngặt bằng cả các vật ngụy trang và bẫy chông treo.

Một hướng dẫn viên du lịch tự gọi mình là Jackie (vì anh ta nói trông anh ta giống Jackie Chan) kéo nắp của một trong những cửa hầm bằng gỗ được ngụy trang khéo léo, mở xuống một đường hầm nhỏ, hẹp. Miệng hầm hình vuông, giống như một cái cống thoát nước mưa. Thật ngạc nhiên là khi Jackie gạt ít đất tơi và lá lên trên miệng hầm, cửa hầm này biến mất.

Jackie nói: Khi lính Mỹ mở cửa hầm, anh ta không thể chui xuống vì miệng hầm rất hẹp.

Jackie mời du khách trong đoàn thử chui qua miệng hầm. Một người Ireland bỏ hết mọi thứ trong túi quần ra nhưng vẫn không thể đưa hông qua được miệng hầm.

Sau đó, Jackie giới thiệu với nhóm du khách một loạt bẫy treo thô sơ nhưng lại rất hiệu quả được tạo ra để ngăn chặn binh sĩ Mỹ và chó săn mà quân đội Mỹ đưa xuống địa đạo.

Bẫy lớn nhất có kích cỡ một cửa ra vào, và được làm dựa theo bẫy hổ ở Việt Nam. Miệng bẫy đặt trên một trục xe chạy qua đoạn giữa của nó. Khi Jackie dẫm lên một đầu của miệng bẫy, nó xoay tròn quanh trục này. Trước đây, các binh sĩ Mỹ “không may mắn” dẫm phải bẫy này, sẽ bị rơi xuống hố sâu trên dưới 1m có cắm một loạt các thanh tre sắc nhọn ở đáy hố.

Tiếp tục cuộc hành trình, Jackie dẫn nhóm tham quan qua xác một xe tăng của Mỹ, khẩu súng trên miệng tháp rơi xuống một bên. Jackie dừng lại một lát để một người chụp ảnh.

Tại một điểm dừng chân khác, anh giới thiệu với du khách một loạt các bẫy nhỏ hơn nhưng không kém hiệu quả.

Tôi hỏi Jackie bằng cách nào mà quân giải phóng không bị mắc phải những cái bẫy này. Jackie trả lời: “Họ biết rất rõ về những cái bẫy này. Nhưng họ chỉ cài đặt chúng khi quân Mỹ hoặc tay sai của chúng ở trong khu vực này”.

Cuối cùng, chúng tôi có cơ hội chui qua một phần địa đạo. Jackie hướng dẫn chúng tôi qua một cửa hầm rộng hơn, dành cho khách du lịch. Địa đạo Củ Chi không dành cho những người yếu tim. Trong hầm rất nóng bức, tối tăm và chật hẹp, chỉ cao hơn 1m và rộng 60cm. Với camera mang theo, tôi chỉ có thể bò bằng tay và đầu gối. Có một chút ánh sáng mờ mờ mà chỉ rọi sáng khoảng vài mét của đường hầm. Khi bạn đi trong đường hầm này, gần như bạn đang đi trong bóng tối. Càng ra gần một cửa hầm, người tôi nhấp nháp mồi hôi, tôi tự hỏi làm thế nào mà người ta có thể sống hàng tháng trong địa đạo này khi mà mới chỉ có vài phút đối với tôi dường như đã là một thử thách rất khó khăn.

Và để có được thắng lợi, quân giải phóng cũng đã phải chịu không ít mất mát. Trong số 16 nghìn quân giải phóng sống và chiến đấu trong địa đạo này, chỉ có sáu nghìn người còn sống sót sau chiến tranh.

Bao nhiêu lính Mỹ chết ở Củ Chi?

Chiến dịch Cedar Falls
30.000 ~10.000
Thương vong và tổn thất
Mỹ: 72 chết, 337 bị thương Việt Nam Cộng hòa: 11 chết, 8 bị thương 2 xe tăng, 5 xe bọc thép bị phá hủy 4 xe tăng, 9 xe bọc thép, 2 trực thăng bị bắn hỏng Không rõ (Theo Hoa Kỳ: 750 chết, 280 bị bắt)

Chiến dịch Cedar Falls – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Chiến_dịch_Cedar_Fallsnull

Tham quan Địa đạo Củ Chi mất bao lâu?

Tham quan Địa Đạo Củ Chi trong bao lâu? Bạn sẽ cần khoảng 2 đến 3 giờ để tham quan các hầm ngầm, chụp ảnh, tìm hiểu lịch sử và thưởng thức ẩm thực gắn liền với địa danh huyền thoại này. Ngoài ra, nếu tham gia các hoạt động như tập trận, bạn sẽ cần khoảng 4-5 giờ để chơi thoải mái nhất.

Tại sao có Địa đạo Củ Chi?

Địa đạo Củ Chi được xây dựng ở điểm cuối Đường mòn Hồ Chí Minh, trên vùng đất được mệnh danh là "đất thép" để ca ngợi ý chí phòng thủ kiên cường của quân dân nơi đây. Trong Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, quân Giải phóng miền Nam đã xuất phát từ hệ thống địa đạo này để tấn công vào Sài Gòn.

Địa đạo Củ Chi do ai quản lý?

Ngày nay, di tích địa đạo được bảo tồn ở hai khu vực: Bến Dược, thuộc xã Phú Mỹ Hưng và Bến Đình, thuộc xã Nhuận Đức, do Ban quản lý Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi trực thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự TPHCM quản lý. Đây là một trong 6 công trình nhân tạo nổi tiếng trên thế giới hiện nay.