Nên uống trà sau khi ăn bao lâu

Các chuyên gia dinh dưỡng Trung Quốc khuyên rằng: Hãy từ bỏ ngay thói quen uống trà ngay sau khi ăn nếu bạn muốn cơ thể mình luôn khoẻ mạnh.

Người Trung Quốc có câu: “Uống trà ngay sau bữa ăn không khác gì uống thuốc độc”. Trong nước trà có chứa một hàm lượng lớn tannin và các hợp chất có tính kiềm. 2 chất này có ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hoá của cơ thể vì sau khi đi vào dạ dày chúng có khả năng gây ức chế quá trình phân giải các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, từ đó dễ dẫn tới đầy bụng, khó tiêu.

Ngoài ra, tanin khi kết hợp với prôtein có trong các thực phẩm như: thịt, trứng, sữa, thực phẩm họ đậu… sẽ tạo thành các chất cặn khó tiêu, các chất kết tủa và tạo sỏi. Lâu ngày có thể dẫn tới bệnh sỏi thận. Tanin còn gây phản ứng với các khoáng chất có gốc kim loại trong thức ăn như: sắt, magiê, kẽm, tạo ra các axít gây hại cho dạ dày.

Trong dạ dày có chứa sẵn các men tiêu hoá và axit giúp quá trình tiêu hoá thức ăn dễ dàng hơn. Tuy nhiên, uống trà ngay sau khi ăn cũng sẽ “làm loãng” các men tiêu hoá này, từ đó hạn chế khả năng tiêu hoá của dạ dày.

Các thực nghiệm cũng chỉ ra rằng dù chỉ là 15ml nước trà ngay sau bữa ăn cũng làm giảm tới 50% khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Trà càng đặc thì lượng sắt cơ thể hấp thụ càng thấp. Lâu ngày có thể gây ra hiện tượng thiểu máu do thiếu sắt.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên chúng ta cũng nên hạn chế uống trà trước bữa ăn. Nếu có chỉ là trà hoa cúc nhạt. Loại trà này sẽ không ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá.

1 cốc nước lọc sau khi ăn sẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn. Bạn chỉ nên uống trà sau bữa ăn từ 1 - 2 tiếng.

Lan Thu

Theo footmate

Nên uống trà sau khi ăn bao lâu

Uống trà đặc

Mặc dù trà có nhiều lợi ích cho con người, nhưng uống trà ngay sau khi ăn lại hoàn toàn phản tác dụng. Trà cản trở quá trình hấp thụ sắt từ thực phẩm, lâu dài sẽ dẫn đến thiếu sắt trong cơ thể. Hàm lượng axit tannic trong trà cũng ảnh hưởng đến việc hấp thụ protein của dạ dày. Đó là lý do bạn không nên uống trà ngaysau bữa ăn.

Ăn trái cây sau khi ăn no

Ăn trái cây tráng miệng sau bữa ăn là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên việc ăn trái cây ngay sau khi ăn cơm khiến dạ dày phải hoạt động cật lực hơn nữa vì lúc này chúng đang phải tích cực tiêu hóa lượng thức ăn bạn vừa ăn vào và sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày hơn.

Không dừng lại ở đó, trong trái cây còn chứa các loại đường, acid, glucose, fructose, tinh bột làm thức ăn càng khó tiêu hơn nữa. Và chất plavon trong nhiều loại trái cây còn dễ bị vi khuẩn đường ruột phân hủy thành acid tioxianic, về dài lâu gây nên bệnh tuyến giáp trạng.

Vậy bạn chỉ nên ăn hoa quả sau bữa ăn 2 tiếng khi ấy thức ăn được tiêu hóa gần hết.

Đi tắm ngay

Khi mới ăn no, lượng máu trong cơ thể đổ về đường tiêu hóa rất lớn, sau khi tắm xong, da toàn thân bị kích ứng, các mao mạch bị giãn ra, lượng máu cung cấp cho đường tiêu hóa giảm sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn của cơ thể, đồng thời cũng dễ kích thích khiến tim co bóp quá tải. Bởi vậy, mọi người, đặc biệt là người trung niên, cao tuổi mắc các bệnh cơ địa, tốt nhất không nên tắm ngay sau bữa ăn vì có nguy cơ sinh bệnh.

Ngủ ngay

"Căng da bụng trùng da mắt" khiến nhiều người có cảm giác muốn được đi ngủ ngay lập tức. Nhưng điều đó thật sự không tốt cho sức khỏe. Ngay khi bạn nằm xuống, các dịch tiêu hóa bắt đầu chảy vào thực quản thay vì vào dạ dày, điều này có thể gây viêm đường ruột. Đó là lý do tại sao mọi người cảm thấy nóng rát trong miệng và cổ họng.

Tập thể dục mạnh

Sau khi ăn no, phần lớn máu của cơ thể tập trung ở dạ dày và gan, lúc này vận động ngay có thể khiến dạ dày, nơi dự trữ một lượng lớn thức ăn, va đập và kéo liên tục các dây chằng của dạ dày. Lâu ngày, các dây chằng bị lỏng lẻo dẫn đến các bệnh dạ dày.

Hút thuốc sau bữa ăn

Việc hút thuốc ngay sau khi ăn có hại gấp 10 lần bình thường và gây tổn thương toàn bộ cơ thể. Đó là bởi sau khi vừa ăn xong, dinh dưỡng trong thức ăn được hấp thụ và truyền đi khắp cơ thể qua các tế bào máu. Cùng lúc đó nếu bạn hút thuốc, nicotin sẽ qua máu được hấp thụ vào cơ thể, làm tăng nguy cơ phát triển ung thư ruột và ung thư phổi.

Đi dạo

Khi người ta đi bộ, cơ bắp ở chân, tay, lưng co duỗi. Máu dồn vào cơ bắp để bảo đảm nhu cầu ôxy, tạo năng lượng cho cơ bắp hoạt động. Nếu sau ăn mà đi bộ ngay, lượng máu đưa đến hệ tiêu hóa giảm, ảnh hưởng đến chức năng tiết dịch và hấp thu, gây rối loạn công năng của dạ dày và ruột.

Thói quen này kéo dài dễ dẫn đến viêm loét dạ dày. Người bị sa dạ dày, nếu ăn no mà đi bộ ngay một cách thường xuyên sẽ làm cho bệnh sa dạ dày càng trở nên nghiêm trọng.

Không nên uống nhiều nước

Uống quá nhiều nước sau khi ăn làm bụng bạn bị to, dạ dày căng ra, làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn. Uống nhiều nước vào thời gian này cũng làm bạn đi vệ sinh nhiều, nếu kéo dài sẽ bị đau dạ dày.

Đánh răng

Đánh răng là một trong những thói quen lành mạnh vào buổi tối để phòng ngừa bệnh sâu răng. Tuy nhiên, đánh răng ngay sau khi ăn có thể làm mòn lớp men răng, gây hại cho răng. Vì vậy, bạn chỉ nên đánh răng sau khi ăn tối ít nhất 30 phút.

Không nên đọc sách ngay sau khi ăn

Cũng giống như những thói quen không tốt ở trên, đọc sách ngay sau khi ăn sẽ kéo dài quá trình tiêu hóa, dẫn đến bị đau dạ dày.

Lời khuyên: Sau khi ăn nên nghỉ ngơi khoảng 30 phút sau đó mới vận động, đặc biệt không nên làm việc nặng, đọc sách báo hay suy nghĩ nhiều sau khi ăn./.

Ăn trái cây thế nào cho đúng cách?

Buổi sáng bắt đầu bằng một tách trà ấm hay một ly cà phê là thói quen của nhiều người. Nhưng ít người biết rằng uống trà đúng cách vào mỗi buổi sáng cũng có những công dụng đặc biệt đối với sức khỏe con người.

Làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Trà có thể cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể thông qua việc mở rộng động mạch và làm giảm nguy cơ huyết khối. Ngoài ra, trong trà còn chứa chất chống oxy hóa có thể làm chậm sự khởi phát và nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ở người.

Tăng trí nhớ

Một nghiên cứu của Canada cho thấy epicatechin, một chất chống oxy hóa được tìm thấy trong thực phẩm như sô cô la và trà xanh giúp cải thiện và tăng cường trí nhớ. Ngoài ra, trà xanh còn có tác dụng hỗ trợ trí não, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mất trí nhớ, Alzheimer.

Ngăn ngừa sâu răng

Uống trà thường xuyên sẽ giúp hỗ trợ răng và làm giảm nguy cơ sâu răng. Trà là một nguồn thức uống cung cấp fluoride, có tác dụng tăng cường men răng. Các chất chống oxy hóa trong trà cũng giúp chống lại vi khuẩn và các bệnh về lợi.

Giúp giảm cân

Nhiều nghiên cứ khoa học đã chỉ ra rằng uống trà buổi sáng, trước mỗi bữa ăn trưa, có tác dụng hỗ trợ công cuộc giảm cân của bạn. Catechin, các chất chống oxy hóa có trong trà xanh làm giảm mỡ bụng. Bên cạnh đó, uống một tách trà ấm sẽ giúp bạn không ăn quá nhiều, đồng thời tăng cường quá trình đốt cháy calo khi tập luyện, giúp bạn nhanh chóng có được vóc dáng thon gọn.

Nên uống trà sau khi ăn bao lâu

Uống trà xanh hàng ngày giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú và ung thư tiền liệt tuyến.

Góp phần bảo vệ cơ thể, chống lại ung thư

Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, uống trà xanh hàng ngày giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú và ung thư tiền liệt tuyến.

Cụ thể, các nhà khoa học sau khi nghiên cứu cho thấy, những người này đã giảm đáng kể nồng độ của yếu tố tăng trưởng tế bào gan, cholesterol hạ xuống và giảm yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu, một loại protein biểu hiện ung thư lây lan.

Một số nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng những người đàn ông bị ung thư tuyến tiền liệt uống trà xanh thường xuyên đã giảm tình trạng viêm, liên quan đến sự phát triển ung thư tuyến tiền liệt.

Một số lưu ý khi uống trà

Trà rất tốt cho sức khoẻ, nhưng ngoài các tác dụng tốt đó, nếu uống trà không đúng cách thì lại gây hại, vì thế, khi uống trà cần tránh những điều sau:

-Đun hoặc hãm trà ở nhiệt độ cao: Khi đó, chất tanin trong trà bị hòa tan trong nước nhiều, chất dầu thơm bị bốc hơi, đồng thời vitamin C, cũng như các dưỡng chất khác bị phân hủy, gây hại cho sức khỏe. Nước pha trà chỉ nên khoảng 80 độ C. Nhiều người có sở thích uống một chén trà nóng, mà không biết rằng nhiệt độ quá cao của trà có liên quan đến nguy cơ ung thư thực quản. Ngược lại, bạn không nên để trà đã nguội lạnh rồi mới uống, dễ gây lạnh bụng.

- Uống trà đặc: Trà đặc đồng nghĩa với lượng tanin rất cao. Khi thường xuyên nạp tanin với lượng lớn sẽ dẫn tới thiếu vitamin B, làm co thắt niêm mạc dạ dày, gây kết tủa protein, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Trà đặc còn làm giảm khả năng hấp thụ chất sắt trong thức ăn, lâu ngày dẫn đến bệnh thiếu máu. Trà đặc giàu caffeine còn gây đau đầu và mất ngủ.

-Uống trà lúc đói: Sẽ làm loãng dịch vị, giảm thấp chức năng tiêu hóa, dễ gây viêm dạ dày. Hơn nữa, trong khi dạ dày trống rỗng, nếu uống trà, chất chát trong trà sẽ đi vào tạng phế và làm lạnh tì, vị.

-Uống trà trước và ngay sau bữa ăn: Protein và chất sắt trong thức ăn gặp acid tanna sẽ kết tủa, gây khó tiêu, giảm thấp khả năng hấp thụ protein và chất sắt. Lý do này mà trước và sau bữa ăn 20 - 30 phút không nên uống trà.

-Uống nước trà để lâu: Để lâu, lượng caffeine và tanin trong nước trà tăng lên, tác dụng kích thích cao, gây khó chịu và không tốt với người bị bệnh gout và bệnh tăng acid uric. Trà ngâm quá lâu còn tiết ra polyphenyles tạo ra quá trình oxy hóa tự nhiên, làm giảm hàm lượng dưỡng chất có trong trà. Không những thế, nếu trà hãm trong nước ấm quá lâu còn làm tăng số lượng vi sinh vật (vi khuẩn và nấm), dễ sinh bệnh cho con người.

-Dùng nước trà để uống thuốc: Trong trà có nhiều dưỡng chất, đặc biệt là chất tannin khi kết hợp với các dược chất sẽ xảy ra phản ứng hóa học, làm cho thuốc kém hiệu quả và khó hấp thu. Khi uống nước trà phải cách xa giờ uống thuốc có sắt, có alcaloid (như mã tiền, cà độc dược...), có aspirin, ibuprofen, warfarin, paracetamol, phenylpropanolamin, ephedrin, phenytoin, methotrexat. acid folic, nadolol.