Nghiên cứu hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Nghiên cứu hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠMKHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤCTIỂU LUẬNNghiên cứu hành vi sử dụng mạng xã hộiFacebook của sinh viên trường Đại học Sư PhạmĐà Nẵng, tháng 12 năm 20181MỤC LỤCDANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................................ 3DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................................... 4MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 5Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOKCỦA SINH VIÊN ................................................................................................................. ….71.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................................ .71.2 Các khái niệm cơ bản ....................................................................................................... 111.3 Biểu hiện hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên .................................... 19Chương 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 292.1 Khách thể và địa bàn nghiên cứu ...................................................................................... 292.2 Tổ chức phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 31Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................... 363.1 Biểu hiện của hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên trường Đại họcSư Phạm về nhận thức ............................................................................................................ 363.2 Biểu hiện của hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên trường Đại họcSư Phạm về cảm xúc……………………………………………………………………..……...453.3 Biểu hiện của hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên trường Đại họcSư Phạm về hoạt động ............................................................................................................ 483.4 Biểu hiện của hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên trường Đại họcSư Phạm qua sức khỏe ............................................................................................................ 563.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên .......... 57KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 59DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 61PHỤ LỤC................................................................................................................................. 622DANH MỤC CÁC BẢNGBảng 2.1. Thông tin khách thểBảng 2.2. Quy điểm cho câu hỏi đánh giá mức độBảng 3.1. Nhận thức của sinh viên về khái niệm MXH Facebook và hành vi sử dụngMXH FacebookBảng 3.2. Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của MXH FacebookBảng 3.3 Nhận thức của sinh viên về lợi ích và tác hại của MXH FacebookBảng 3.4.So sánh sự khác biệt về mức độ nhận thức của sinh viên về lợi ích và tác hại củaMXH FacebookBảng 3.5. Biểu hiện hành vi sử dụng MXH Facebook của sinh viên về cảm xúcBảng 3.6. So sánh sự khác biệt về biểu hiện cảm xúc của sinh viên qua hành vi sử dụngMXH FacebookBảng 3.7. Biểu hiện hành vi sử dụng MXH Facebook của sinh viên qua các hoạt độngBảng 3.8 So sánh sự khác biệt về các dạng hoạt động của sinh viên qua hành vi sử dụngMXH FacebookBảng 3.9. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng MXH Facebook của sinh viên3DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒBiểu đồ 3.1. Nhận thức của sinh viên về mục đích sử dụng MXH FacebookBiểu đồ 3.2. Thời gian bắt đầu sử dụng MXH Facebook của sinh viênBiểu đồ 3.3 Thời gian sinh viên sử dụng MXH Facebook trong một ngàyBiểu đồ 3.4. Số lượng bạn vè trên MXH Facebook của sinh viênBiểu đồ 3.5. Những hoạt động sinh viên thường sử dụng MXH FacebookBiểu đồ 3.6. Biểu hiện hành vi sử dụng MXH Facebook qua cơ thể4MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiSự phát triển của mạng máy tính mang lại những thay đổi lớn cho cuộc sống củacon người. Mạng máy tính là một nguồn dự trữ thông tin vô cùng lớn với khả năng thôngtin liên lạc một cách nhanh chóng và chính xác đã trở thành một nhân tố quan trọng trongsự phát triển của mỗi cá nhân, mỗi quốc gia. Ngoài ra, với hàng loạt những ứng dụng,tiện ích như “trò chơi trực tuyến”, “tán gẫu”, “nhật kí điện tử”, “mạng xã hội”… mạngmáy tính đã trở thành một công cụ giải trí hấp dẫn mà chưa có một loại hình nào có thểsánh bằng. Trong hàng loạt tính năng và tiện ích của Internet thì mạng xã hội mà cụ thể làFacebook đã trở thành một ứng dụng có sức lan tỏa đến mức “đáng sợ” trong thời giangần đây, phát triển mạnh mẽ và thu hút một lượng lớn người sử dụng, chủ yếu là thanhthiếu niên và sinh viên. Việc sử dụng Facebook đã dẫn đến hàng loạt vấn đề cụ thể vềhành vi, trạng thái và cả những áp lực cùng với những diễn tiến phức tạp trong đời sốngcon người.Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và mạng xã hội trên Internet ngàynay, sự tiếp cận với Facebook trở nên dễ dàng và có sức hút ngày càng lớn. Chính vì vậy,việc nghiên cứu về hành vi sử dụng Facebook của con người dưới góc độ Tâm lí học đểcó những kiến giải mang tính khoa học là điều cần thiết cho Tâm lý học hiện đại.2. Mục đích nghiên cứuĐề tài này nhằm tìm hiểu hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên ởtrường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.3. Nhiệm vụ nghiên cứu- Nghiên cứu lý luận về hành vi, những biểu hiện của việc sử dụng Facebook, yếu tốảnh hưởng dẫn đến sử dụng Facebook.- Khảo sát thực trạng sử dụng Facebook của sinh viên tại trường Đại học Sư phạmhiện nay. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng Facebook của sinh viên.4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu- Đối tượng: Hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên Đại học Sưphạm- Khách thể: Sinh viên tại trường Đại học Sư phạm55. Giả thuyếtSinh viên trường Đại học Sư phạm có nhận thức về mạng xã hội Facebook ở mứcđộ cao, hoạt động trên mạng xã hội Facebook ở mức độ trung bình và cảm xúc tích cực ởmức trung bình khi sử dụng mạng xã hội Facebook. Có các yếu tố bên trong và yếu tốbên ngoài ảnh hưởng đến hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên, trong đóchủ yếu là yếu tố bên trong.6. Phạm vi nghiên cứu- Phạm vị nội dung: chỉ nghiên cứu hành vi sử dụng Facebook của sinh viên- Phạm vi khách thể: tiến hành nghiên cứu 60 sinh viên tại trường ĐHSP-ĐHĐN7. Phương pháp nghiên cứu- Phương pháp thu thập và phân tích tài liệuKết hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa lý thuyết:thu thập tài liệu tham khảo, tham khảo các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cóliên quan đến đề tài, khái quát và xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài.- Phương pháo điều tra bằng bảng hỏiMục đích: Dựa trên cơ sở lý luận, người nghiên cứu xây dựng bảng hỏi để tìm hiểuhành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên. Cụ thể là:Nhận thức của sinh viên về hành vi sử dụng mạng xã hội FacebookHoạt động của sinh viên khi sử dụng mạng xã hội FacebookCảm xúc của sinh viên khi sử dụng mạng xã hội FacebookThời gian, thời điểm khi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viênHành vi sử dụng mạng xã hội Facebook biểu hiện qua cơ thể của sinh viênYếu tố ảnh hưởng đến vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viênCách thức tiến hành: thiết kế bảng hỏi, trưng cầu ý kiến bằng câu hỏi, kết hợp vớiviệc tổng hợp cơ sở lý thuyết để thiết kế bảng hỏi sử dụng trong đề tài.Xác định thời gian cho việc trả lời bảng hỏiTính toán các giá trị, độ tin cậy câu trắc nghiệm và bảng hỏiTiến hành sửa chữa những câu chưa đạt yêu cầu.Khảo sát chính thứcĐưa bảng hỏi đến từng khách thể6Khách thể hoàn thành bảng hỏi một cách độc lập trong thời gian cho phép- Phương pháp phỏng vấnMục đích: thu thập, bổ sung, làm rõ hơn những thông tin về hành vi sử dụngFacebook của sinh viên.Nội dung: Đánh giá hành vi sử dụng Facebook của sinh viên của sinh viên và cácyếu tố ảnh hưởng.Cách thức tiến hành: Phỏng vấn trực tiếp trên sinh viên.- Phương pháp thống kê toán họcMục đích: Xử lý và mã hóa các thông số cần dùng trong đề tài nghiên cứu.Cách thức tiến hành: Tính tay để xử lý các thông số sau trong đề tài nghiên cứu:Tần sốĐiểm trung bình cộngCác thông số so sánhĐộ tương quan8. Cấu trúc của đề tài nghiên cứuNgoài phần mở đầu, kết luận & kiến nghị, phụ lục và danh mục TLTK, bàinghei6n cứu đươc chia thành 3 chương:Chương 1: Cơ sở lý luậnChường 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứuChuong 3: Kết quả nghiên cứuChương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃHỘI FACEBOOK CỦA SINH VIÊN1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề71.1.1 Những nghiên cứu về hành vi con người1.1.1.1Những nghiên cứu hành vi con người trên thế giớiNhững nghiên cứu về hành vi được các nhà khoa học nghiên cứu từ rất sớm.Khởi nguồn của tiếp cận Hành vi là Chủ nghĩa hành vi của John Broadus Watsonđầu thể kỷ XX. Chủ nghĩa hành vi nhấn mạnh vai trò quyết định của các yếu tố môitrường bên ngoài đối với tâm lý bên trong, xem hành vi có thể học tập được, đồng thờibác bỏ ý nghĩ của các yếu tố thuộc về cá nhân bên trong.Các nghiên cứu thực nghiệm của nhà sinh lý học người Nga là Ivan PetrovichPavlov ( 1849 – 1936) về phản xạ có điều kiện. Lý thuyết này được biết đến với tên gọilà lý thuyết điều kiện hóa cổ điển, đã chứng minh rằng, bằng các tác động bên ngoài ( cáckích thích từ môi trường) hoàn toàn có thể tạo ra các phản xạ hoặc làm mất các phản xạ.B.F.Skinner (1904 – 1990) nghiên cứu về điều kiện hóa tạo tác. Khác biệt với điềukiện hóa cổ điển của Pavlov, Skinner phát hiện ra rằng, hành vi là hệ quả của chính tácđộng của nó lên môi trường, do vậy lý thuyết của ông được biết đến với tên gọi là điềukiện hóa tạo tác. Luận điểm chính của thuyết hành vi tạo tác là hành vi được phát triểnhoặc duy trì bằng sự củng cố tích cực hoặc tiêu cực và bị hạn chế bởi sự trừng phạt haybởi kích thích gây cảm xúc tiêu cực.Nhà tâm lý học Gordon Allport (1897 – 1967) trong các công trình nghiên cứu củamình đã chứng minh ảnh hưởng của nhóm đến hành vi, tri giác và quan điểm của cácthành viên. Những nghiên cứu này dựa trên quan điểm của thuyết hành vi cổ điển vàhành vi theo cơ chế “kích thích – phản ứng”. [10]Đặc biệt từ đầu thế kỉ 21, vấn đề nghiên cứu con người trở nên cần thiết hơn bao giờhết trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh từ cuộc sống cũng như khai phá hết tiềmnăng của con người nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.Tại Đại học Carnegie Mellon, Burke công bố một nghiên cứu cho thấy nói chuyệnvới bạn bè thân trên Facebook đã được kết hợp với cải thiện hạnh phúc. Năm 2013,Burke và Kraut công bố mộtn ghiên cứu cho thấy người dùng Facebook đã liên lạc vớibạn bè thân thiết về cơ hội việc làm có nhiều khả năng tìm được việc làm hơn là nhữngngười liên lạc với những người quen biết. Năm 2014, Burke và đồng nghiệp Robert Krautvừa công bố một nghiên cứu theo chiều dọc của 3,649 người dùng Facebook sự tương tácvới người dùng khác trên Facebook làm tăng sự gần gũi, bất kể bao nhiêu nỗ lực tươngtác này mất. [11]8Nghiên cứu của McLoughlin và Burgess cho rằng mô hình hành vi rủi ro được biếtđến thường xuyên hơn ở Australia là “Sexting” và “Texting”. Sexting liên quan đến việcsử dụng hình ảnh của bản thân hoặc với người khác trong một hành vi sex thân mật hoặcphô trương thân thể. Các bức ảnh được chụp bằng di động sau đó được phát tán cho bạnbè nhờ MXH. [13]Hành vi đã được quan tâm, nghiên cứu dưới góc độ tâm lý ngày càng được nghiêncứu sâu hơn, đa dạng hơn1.1.1.2Những nghiên cứu hành vi con người ở Việt NamLuận văn thạc sĩ Tâm lý học của tác giả Nguyễn Thị Diễm My nghiên cứu hành vivới đề tài “ Hành vi nói dối của học sinh THCS tại TPHCM”. Kết quả nghiên cứu chothấy có đến 79,8% học sinh thừa nhận mình đã nói dối ít nhất một lần và 5,2% học sinhtự đánh giá mình đã nói dối liên tục từ 2 tháng trở lên, 2,08% học sinh cho rằng mình đãnói dối liên tục trên 4 tháng và 12,9% học sinh thừa nhận liên tục nói dối trên 6 tháng.Tác giả đã làm cho lịch sử nghiên cứu vấn đề về hành vi thêm phong phú. [7]Vấn đề mà giới trẻ đang bị cuốn vào cuộc sống của bản thân đấy là nghiện mạng xãhội Facebook. Tác giả Nguyễn Thị Đào Lưu đã đưa ra kết quả nghiên cứu trong luận vănthạc sĩ “ Hành vi nghiện mạng xã hội Facebook ở học sinh lớp 9 tại TP.HCM” là 61,5%các em học sinh cho rằng Facebook có vai trò quan trọng và rất quan trọng. Các em chorằng cuộc sống của mình sẽ thật sự nhàm chán, thậm chí cuộc sống rất tẻ nhạt nếu khôngcó Facebook. [4]Luận văn Thạc sĩ “Một số biểu hiện ở hành vi mua sắm của nữ doanh nhân tạiTP.HCM” của tác giả Nguyễn Võ Huệ Anh cho thấy các nhóm sản phẩm ưu tiên trongviệc mua sắm của nữ doanh nhân là: thực phẩm (88%), vật dụng sinh hoạt gia đình(69,5%), quần áo (58,5%), sách, báo, tạp chí (54,4%). Mức độ nghiện mua sắm hay còngọi là mua hàng cưỡng bức trong nữ doanh nhân lên đến 9%. [3]1.1.2 Những nghiên cứu về mạng xã hội, mạng xã hội FacebookTừ khi trang mạng xã hội (MXH) đầu tiên ra đời trên thế giới (1995), các trangMXH đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng phổ biến toàn cầu thu hút đông đảongười dùng nhất là giới trẻ. Thanh thiếu niên sử dụng MXH để tiết lộ trên trang cá nhâncác thông tin về bản thân như là tính cách, sở thích, nhu cầu, phản ánh xu hướng xã hộicủa bản thân và nhận được phản hồi từ cộng đồng MXH.Theo Trung tâm rối loạn ăn uống tại Sheppard Pratt, 51% người sử dụng Facebookđược khảo sát cho biết họ cảm thấy tự ý thức hơn về cơ thể sau khi nhìn thấy hình ảnh9của mình trên mạng xã hội. “Facebook khiến cho những thành viên dành nhiều thời gianvà năng lượng để chỉ trích cơ thể mình và họ muốn bản thân mình trông giống như mộtngười khác hơn” - Tiến sĩ Harry Brandt nói. 80% những người được khảo sát cho biết họđăng nhập vào Facebook ít nhất 1 lần/ngày và việc tiếp xúc với hình ảnh bản thân và bạnbè là thường xuyên. 44% nói rằng họ muốn có cơ thể hoặc trọng lượng như bạn mình khinhìn vào các bức ảnh và 32% thừa nhận cảm thấy buồn khi so sánh hình ảnh Facebookcủa mình và người khác. 37% còn nói rằng họ cảm thấy cần thiết phải thay đổi các phầntrên cơ thể họ nữa. Các phát hiện cho thấy rằng thật sự nguy hiểm khi nhìn vào hình ảnhtrên Facebook có thể khiến cho mọi người ám ảnh về trọng lượng của mình dẫn đến việccơ thể sẽ phải chịu những thay đổi từ việc giảm cân sai quy cách và các hành vi kiểm soátcân nặng gây nguy hiểm khác. Nghiên cứu đã lấy mẫu 600 Mỹ người sử dụng Facebooktrong độ tuổi từ 16 đến 40. [7]Nghiên cứu về nhu cầu giao tiếp, xây dựnginình bạn ở sinh viên đại học sử dụngFacebook của tác giả Lampe, Ellison và Steinfeld trên 1440 sinh viên năm 1 tại ĐHMichigan cho thấy: sinh viên sử dụng Facebook để tìm kiếm đốit ác quan hệ tình dục ởmức thấp nhất, tiếp theo là tìm người hẹn hò và xếp ở mức cao nhất là để điểm tra nhữngngười mà hẹn hò và xếp ở mức cao nhất là để kiểm tra những người mà họ sẽ hẹn hò,kiểm tra ra những người mà họ đã gặp mặt ở ngoài. [11]Trên Internet, những thanh thiếu niên có thể tham gia vào rất nhiều những hoạtđộng và một trong số đó có thể có khả năng gây nghiên. Từ góc độ tâm lý học, điều nàylà hợp lý để nói về “Chứng rối loạn nghiện Facebook” hay rộng hơn “Chứng rối loạnnghiện trang MXH”. Các tiêu chí nghiện được Young đưa ra như: Không quan tâm tớicuộc sống cá nhân, tinh thần lo âu, trải nghiệm thay đổi tâm trạng, sự khoan dung và chegiấu hành vi gây nghiện., xuất hiện ở một số người dùng Facebook thái quá.Yuong đã đưa ra 8 tiêu chuẩn nghiện như sau:1/ Bận tâm bởi Internet2/ Có nhu cầu sử dụng Internet ngày càng tăng để được thỏa mãn3/ Nỗ lực nhiều lần nhưng không thành trong việc kiểm soát4/ Kích động hoặc dễ bị kích kích khi có xu hướng giảm hoặc ngừng sử dụng5/ Tiêu tốn thời gian lên mạng nhiều hơn dự kiến6/ Các mối quan hệ quan trọng, hoạt động nghề nghiệp, xã hội, giải trí bị mất hoặccó nguy cơ bị mất do sử dụng internet và các ứng dụng7/ Nói dối gia đình, nhà trị liệu để che dấu hiện trạng thực sự về việc sử dụng108/ Sử dụng Internet để trốn tránh khó khăn hoặc để giải tỏa sự hoảng loạnNăm 2012 là một năm đầy phát triển của MXH Facebook. Theo báo cáo lợi nhuậnquý ba của Facebook, có tổng cộng 1,01 tỉ người dùng tích cực hàng tháng, tăng trưởng26% mỗi năm. Trên bản đồ thế giới, Việt Nam xếp thứ 54 tên tổng số 213 nước có ngườisử dụng Facebook. Một điều đáng ghi nhận nữa là trong tháng vừa qua, tính về tốc độtăng trường , Việt Nam chỉ xếp sau Libya để trở thành nước có số người sử dụngFacebook tăng nhiều thứ hai. Từ đây, xuất hiện hàng loạt vấn đề về hành vi sử dụngFacebook ở Việt Nam. [1]Theo thống kê của Facebook, Việt Nam là nước có số lượng người sử dụng dịch vụMXH này tăng nhanh nhất trên thế giới với tỉ lệ tăng 26,5%/tháng. Cũng trong thời giannày, Facebook lần đầu tiên đã lột vào top 10 trang web được truy cập nhiều nhất ViệtNam và vẫn tiếp tục nằm trong top 10 cho tới thời điểm này. [6]Theo thống kê mới nhất của Facebook về thói quen sử dụng Facebook của ngườiViệt, thì hiện có khoảng 30 triệu người dùng MXH này (trong đó có 27 triệu người dùnghoạt động trên di động). Tính riêng mỗi ngày cũng có đến 20 triệu người dùng Facebook(17 triệu người hoạt động trên di động) thườn xuyên truy cập Facebook. Con số trên caohơn 13% so với mức sử dụng MXH trung bình mỗi ngày trên toàn cầu. Cùng đó, ngườiViệt hiện dành khoảng 2,15 tiếng mỗi ngày trên Facebook, nhiều hơn 1 tiếng so với cácMXH khác và gấp đôi thời gian để xem tivi. Tại Việt Nam, tính đến tháng 1/2015, lượngngười dùng Facebook mỗi ngày tăng trưởng ấn tượng hơn với 55% cũng trong khoảngthời gian trên. Về độ tuổi người dùng, có đến ¾ người Việt Nam dùng Facebook ở độtuổi 18-34. Facebook được sử dụngc hủ yếu để trò chuyện với bạn bè hoặc truy cập trangcủa một thương hiệu nào đó. Trong đó, các bà mẹ sử dụng Facebook với tần suất cao hơnvới xu hướng chia sẻ mốc thời gian trong cuộc đời, khoảnh khắc thường nhật khi nuôicon. Điều này cho thấy chưa có bất kì đối thủ với mạng Facebook tại Việt Nam. [9]1.2 Các khái niệm cơ bản1.2.1 Các khái niệm hành viSự ra đời của thuyết hành vi vào những năm 20 của TK XX được coi là một bướcngoặt trong lịch sử tâm lý học, hành vi trở thành đối tượng của khoa học tâm lý. Với tácphẩm mang tính cương lĩnh được công bố năm 1913, “ Psychology as the BehaviouristViews It”, B.Watson đã được coi là người sáng lập. Tuy nhiên, theo thuyết hành vi, baogồm thuyết hành vi cổ điển của J.B.Watson (1878 – 1958), thuyết hành vi mới củaE.C.Tolman (1886 – 1959) và C.L.Hull (1884-1952), thuyết hành vi xã hội và tâm lý họchành vi tạo tác của B.F.Skinner đã đưa ra ba dạng hành vi: hành vi phản xạ có điều kiện,11hành vi phản xạ không điều kiện, hành vi tạo tác. Các dạng hành vi códđiều kiện vàkhông điều kiện do kích thích (S) gây ra gọi là phản ứng kiểu S. Chúng chỉ là một phầnxác định trong cấu thành của hành vi và chỉ dựa vào phản ứng S thôi thì không có sựthích nghi với cuộc sống thực tế. Thực chất, quá trình thích nghi được cấu trúc trên cơ sởcác thử nghiệm tích cực – do các tác động của con vật lên môi trường xung quanh mộtcách ngẫu nhiên có thểd ẫn đến kết quả dương tính. Những phản ứng sinh ra không phảido kích thích mà do cơ thể tự tạo ra gọi là tạo tác. Đây là phản ứng dạng R.Về cơ chế sinh học, cả hành vi có điều kiện cổ điển lẫn hành vi tạo tác đều có cơ sởlà phản xạ có điều kiện, nhưng chúng khác nhau về tính chủ động của hành vi cơ thể đốivới kích thích môi trường. Về nguyên tắc, cả hai đều là sơ đồ trực tiếp S ->R. Điều kháccơ bản là trong sơ đồ cổ điển S -> R, các kích thích (S) đóng vai trò tín hiệu, còn trong sơđộ tạo tác, vai trò tín hiệu này đượcye chển vào trong hành vi củng cố. Nói cách khác,trong sơ đồ hành vi tạo tác, hành vi củng cố có vai trò kích thích (S) trong sơ đồ S -> R.Vì vậy, có thể diễn đạt mối quan hệ này trong sơ đồ S -> s -> r -> R.Sau này nhờ những thành tựu nghiên cứu về hành vi của con người, khái niệm hànhvi trong tâm lý học không còn được hiểu một cách máy móc và cứng nhắc như trongthuyết hành vi. Khi bàn về mô hình S – R, Piaget lưu ý đến tính tích cực của hành vingười: “Hành vi – đó là sự tìm kiếm những hoàn cảnh hay đối tượng còn thiếu hoặc cònchưa tồn tại… Hành vi được hiểu là tính tích cực có định hướng”. [10]Tâm lý học hoạt động quan niệm hành vi con người là biểu hiện bên ngoài của hoạtđộng được điều chỉnh bởi cấu trúc tâm lý bên trong. Đối lập với tâm lý học hành vi, trongđó ý thức bị loại ra ngoài phạm vi nghiên cứu. Vugotxki khẳng định “Không nghiên cứuphản xạ, mà nghiên cứu hành vi, cơ chế, thành phần, cấu trúc của hành vi” và phải nghiêncứu cả ý thức trong nghiên cứu hành vi. [5]Một số xu hướng khác, chú ý đến các yêu tố can thiệp giữa kích thích và phản ứng.Sơ đồ, S-R thành S-O-R (trong đó Organism: yếu tố sinh học). Sau này, sơ đồ còn đượcmở rộng thêm như chứ C (Contigency) là điều kiện tình huống bất ngờ.Theo Hersey và Hard, đơn vị cơ sở của hành vi là một hành động. Toàn bộ hành vilà một chuỗi hành động. [3]Theo từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên thì “hành vi là toàn bộ nói chungnhững phản ứng, cách cư xử biểu hiện ra ngoài của một người trong một hoàn cảnh cụthể nhất định” [16, tr. 423]. Ở đây đề cập đến hoàn cảnh của sự xuất hiện hành vi (tức lànhững tác động bên ngoài chủ thể) và hành vi ở đây phải là những hành xử người khác cóthể quan sát được. [3]12Theo Từ điển Tâm lý học của tác giả Nguyễn Khắc Viện, từ tiếng Anh “Behavior”thường dùng trong sách vở tâm lý có thể dịch qua tiếng Pháp với hai từ khác nhau là“comportement” và “conduit”; qua tiếng Việt cũng thành hai từ là ứng xử và hành vi. Từứng xử tương đương với từ comportement. [3]Theo Từ điển Tâm lý học của tác già Nguyễn Văn Lũy – Lê Quang Sơn, định nghĩa:Hành vi là một hệ thống có mục đích rõ ràng của những hành động này tiến hành sự tiếpxúc thực tế của cơ thể với những điều kiện xung quanh tạo ra mối quan hệ của thực thểsống với những tính chất của môi trường. Sự bảo toàn và phát triển cuộc sống của chúng[hụ thuộc vào những tính chất này. Những điều kiện xung quanh chuẩn bị thõa mãn nhucầu của cơ thể, đảm bảo sự đạt được những mục đích nhất định. [2]Từ ứng xử chỉ mọi phản ứng của một động vật khi bị một yếu tố nào trong môitrường kích thích, các yếu tố bên ngoài và tình trạng bên trong gộp thành một tình huống,và tiến trình của ứng xử để thích ứng có định hướng nhằm giúp chủ thể thích nghi vớihoàn cảnh. Khi nhấn mạnh về tính khách quan, tức là các yếu tố bên ngoài kích thíchcũng như phản ứng đều là những hiện tượng có thể quan sát được, chứ không như tình ýbên trong, thì nói là ứng xử. Khi nhấn mạnh mặt định hướng, mục tiêu thì gọi là hành vi.[3] Phân loại hành viHành vi là sự hiện thực hóa những suy nghĩ, tư tưởng, thái độ bên trong của conngười. Có nhiều cách phân loại hành vi khác nhau. Khi dựa vào mức độ biểu lộ của hànhvi, toàn bộ hành vi con người được cắt ra theo một trục dọc cho ra hai phạm trù lớn, kháiquát: hành vi bộc lộ (hành vi bên ngoài) và hành vi ngầm ẩn (hành vi nội tâm). Theo ýnghĩa tượng trưng hành vi con người được chia thành từng mảng: một số mảng thuộchành vi biểu tượng, những mảng còn lại thuộc hành vi phi biểu tượng.- Hành vi bộc lộ và hành vi ngầm ẩnTất cả những hành vi của con người mà người khác có thể trực tiếp quan sát được làhành vi bộc lộ. Những hành vi này dễ xác minh, tức là khi nó được một nhà nghiên cứuquan sát, ghi lại, đánh giá thì một nhà nghiên cứu khác có thể kiểm tra được. Những hànhvi như đi, đứng, nói, cười, mua, bán… đều thuộc hành vi bộc lộ.Hành vi bộc lộ là cơ sở vật chất của các mối quan hệ người – người, nhờ có hành vibộc lộ mà của cải được làm ra, các công việc trên thế giới được thực hiện. Trước đây,hành vi ngầm ẩn được xem là không quan trọng với những người khác ngoài chủ thể củanó, nhưng gần đây các nhà khoa học đã nhận thức lại ý nghĩa của loại hành vi này. Nhiều13nhà khoa học đã khẳng định rằng tuy nó không có tác động trực tiếp nhưng rất quan trọngvà có ý nghĩa lâu dài.- Hành vi biểu tượng và hành vi phi biểu tượngNhìn chung hành vi biểu tượng và hành vi phi biểu tượng đều rất quan trọng đối vớicuộc sống xã hội. Có thể nói hành vi biểu tượng là cách thức làm việc của xã hội, là mọiviệc do con người làm và mọi công cụ mà họ sử dụng trên thực tế có cơ sở đối chiếu vớibiểu tượng của nó hoặc có ý nghĩa bằng lời.Nếu hành vi biểu tượng là cách thức làm việc của xã hội thì hành vi phi biểu tượnglà nội dung của cuộc sống xã hội. Nếu sự điều khiển bằng biểu tượng không thực hiệnđến cùng để có những hành vi phi biểu tượng thì có lẽ không có cuộc sống của conngười, vì thế không có xã hội.1.2.2 Khái niệm mạng xã hội Facebook1.2.2.1Khái niệm mạng xã hộiTheo hướng tiếp cận toán học, Trần Minh Đức (2012) cho rằng MXH có thể xemnhư: “Một hệ thống các đỉnh (node) gắn với nhau thành một mạng gồm các liên kết(hoặc các cung). Theo tác giả, MXH được xem như mạng phức hợp, hay nói cách khác làmột tập các hệ thống được tạo bởi các yếu tố đồng nhất hoặc không đồng nhất kết nối vớinhau thông qua sự tương tác khác nhau giữa các yếu tố này và được trải ra trên diện rộng.Mạng phức hợp có hai thuộc tính là “hiệu ứng thế giới nhỏ” và “đặc trưng co dãn tự do”.Theo hướng tiếp cận xã hội, nhấn mạnh yếu tố con người, MXH được nghiên cứutrên quan hệ cá nhân – cộng đồng để tạo thành mạng lưới xã hội. Tác giả Nguyễn Thị LêUyên, Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM định nghĩa mạng lưới xã hội là: “Một tậphợp các mối quan hệ giữa các thực thể xã hội gọi chung là actor. Các thực thể xã hội nàykhông nhất thiết chỉ là các cá nhân mà còn lạ các nhóm xã hội.Khi mạng lười xã hội nàyđược thiết lập và phát triển thông qua phương tiện truyền thông Internet, nó được hiểu làMXH ảo”. [8]Từ những khái niệm được các nhà nghiên cứu đưa ra, có thể hiểu là: MXH là mộtdịch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau, với nhiều mụcđích khác nhau. Khi các cá nhân tham gia vào xã hội ảo thì khoảng cách về không gianđịa lý, giới tính, độ tuổi, thời gian trở nên vô nghĩa. Nhờ vào những ưu thế này mà MXHđang cót ốc độ lây lan chóng mặt và có sức hút với người dùng ở mọi lứa tuổi, đặc biệt làthanh niên trên toàn thế giới. [14]1.2.2.2Khái niệm mạng xã hội Facebook14Facebook là một MXH đang có sức lan tỏa mạnh mẽ và là món ăn tinh thân khôngthể thiếu đối với giới trẻ. Chúng ta thường xuyên dành cho MXH Facebook một khoảngthời gian nhất định trong ngày, điều này đang dần lôi kéo mọi thứ nghiêng về phía bàncân Facebook, sử dụng MXH Facebook như chiếc cầu nối để mọi người cùng trao đổi,chơi game, chia sẻ, kết nối mọi thông tin trong đời sống thườnggayày, thậm chí có thểtheo dõi những thông tin từ người nổi tiếng.MXH Facebook được hiểu là “MXH Facebook là dịch vụ nối kết các thành viêncùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệtkhông gian và thời gian qua những tính năng như kết bạn, chat, email, phim ảnh, voicechat… nhằm phục vụ những yêu cầu công cộng chung và những giá trị của xã hội”. Đặc điểm của mạng xã hội Facebook- Tính liên kết cộng đồng: Đây là đặc điểm nổi bật của MXH ảo, nó cho phép mởrộng phạm vi kết nối giữa người với người trong không gian đa dạng. Người sử dụng cóthể trở thành bạn của nhau thông qua yêu cầu mời kết bạn mà không cần gặp gỡ trực tiếp.Việc gửi yêu cầu này tạo ra một cộng đồng mạng với số lượng thành viên lớn. Nhữngngười có cùng một mối quan tâm cũng có thể tập hợp lại thành các nhóm trên MXH đểgiao lưu, chia sẻ thông tin trên mạng thông qua việc bình luận hay dẫn các đường liên kếttrên trang chung của nhóm.- Tính đa dạng phương tiện: Hoạt động theo nguyên lí của web 2.0, MXH có rấtnhiều tiện ích nhờ sự kết hợp giữa các yếu tố chữ viết, âm thanh, hình ảnh, hình ảnhđộng,…Sau khi đăng kí mở tài khoản, người sử dụng có thể xây dựng không gian riêngcho bản thân. Nhờ những tiện ích và dịch vụ mà MXH cung cấp, người dùng có thể chiasẻ đường dẫn, tệp âm thanh, hình ảnh, video,… Không những vậy họ có thể tham gia vàocác trò chơi trực tuyến đòi hỏi có nhiều mối quan hệ mới trong xã hội ảo.- Tính tương tác: Thể hiện không chỉ ở chỗ thông tin được truyền đi và sau đó đượcphản hồi từ người nhận mà còn phụ thuộc vào cách người dùng sử dụng ứng dụng củaMXH.- Khả năng truyền tải và lưu trữ lượng thông tin khổng lồ: Tất cả các trang MXH nóichung, Facebook nói riêng đều có những ứng dụng trông tương tự nhau như cho phépngười sử dụng đăng tâm sự, đăng nhạc hoặc video clip, viết bài,…nhưng phân bố dunglượng khác nhau. Các trang MXH lưu trữ thông tin và nhóm sắp xếp chúng theo trình tựthời gian, nhờ đó, người sử dụng có thể truy cập và tìm lịa thông tin đã từng đăng tải. Tính năng của mạng xã hội Facebook15MXH Facebook có nhiều loại tính năng khác nhau, trong đó các tính năng phổ biến nhấtcó thể kể đến là:- Tạo hồ sơ cá nhân- Kết bạn trực tuyến- Tham gia nhóm trực tuyến- Chia sẻ, bày tỏ ý kiến- Tìm hiểu, theo dõi thông tin.- Tính bảo mậtMXH Facebook có khuyến cáo người dùng về các điều khoản sử dụng, trong đótính bảo mật. Điều khoản này công bố rõ ràng về những thông tin mà trang mạng sẽ thuthập từ người dùng, chia sẻ chúng, làm cách nào để người dùng thay đổi hoặc xóa bỏthông tin, bởi lẽ “cuộc sống riêng tư trên Internet phụ thuộc vào khả năng của người dùngtrong việc kiểm soát thông tin cá nhân được công bố và kiểm soát khả năng truy cập củanhững người được cấp phép”- Kết nối mọi người gần nhau hơnMột trong những tiện ích đầu tiên của Facebook mà đa số người sử dụng công nhậnđó là góp phần kết nối và đưa mọi người đến gần nhau hơn. Có thể nói, Facebook là khuvực chúng ta có thểnắm bắt đầy đủ thông tin cơ bản của một người, như: Họ, tên, giớitính, địa chỉ (sinh sống, làm việc), ngày sinh, số điện thoại, những công việc đã từng học,từng tham gia, phương châm sống. Trên ứng dụng Facebook, người ta dễ dàng làm quenvới nhiều người. Vói khả năng chat miễn phí, với những hình động dễ thương, nhí nhảnhvà cũng không giới hạn thì đây là một công cụ giúp chúng ta có thể trò chuyện và tán gẫumột cách dễ dàng, thuật tiện.Khi giao tiếp trên Facebook, chúng ta có thể kết nối với bạn bè của mình và nhậnđược thông tin cập nhật về cuộc sống của họ. Chúng ta có thể giữ liên lạc với bạn bè củabạn ngay cả khi không có thời gian gặp gỡ họ. Đôi khi còn sẽ tìm được bạn cũ một thờimà khó có thể gặp ở nơi khác. Hoặc giúp chúng ta tạo lập mối quan hệ mới thông quamột số tính năng như: gợi ý kết bạn theo nơi sống, khu vực, trường học, nơi làm việc,…- Giải tríMXH Facebook là một kênh giải trí con người có thể giải hòa được những căngthẳng, áp lực sau những giờ làm việc, học tập, hoạt động khác. MXH Facebook chứa mộtlượng thông tin khổng lồ về bạn bè, những hoạt động nghệ thuật, pháp luật, thời sự,…Đặc biệt nhất Facebook chứa một lượng “game online” có sự liên kết giữa các thành viên16trong danh bạ. Bên cạnh đó MXH Facebook còn chứa những tin tức nóng của thời sự,pháp luật chính trị, sinh viên có thể cấp nhật những tin tức mang tính thời sự, chính trị,pháp luật, địa điểm du lịch, khu ăn uống, và hơn hết là xem tin tức từ phía bạn bè.- Nơi chia sẻ thông tinMột trong những tiện ích khác không thể phủ nhận của MXH Facebook là việc chiasẻ: Thông tin, hình ảnh (cá nhân, tập thể hoặc của một nhóm người nào đó), tin tức thờisự mọi người đang quan tâm, cả những “tin” vừa phát hiện (tai nạn giao thông, hỏahoạn,…) với tốc độ tính bằng giây. Bên cạnh đó, thông qua MXH Facebook giúp ngườisử dụng nắm được những thông tin mình quan tâm. Có thể thấy, tất cả những thông tinchúng ta cần sẽ có trong tích tắc, chỉ bằng một cú “click” chuột, một dòng “status”,…Bên cạnh đó chúng ta còn chia sẻ ý kiến cá nhân về một vấn đề nào đó trong xã hội, cảmxúc, tâm trạng cá nhân, hay những câu triết lí cuộc sống. MXH Facebook còn có thể giúpchúng ta xây dựng được hình ảnh của bản thân, thể hiện mình bằng cách trang trí dòngthời gian của mình trên Facebook, qua các hình ảnh cá nhân, đăng thông tin về học vấn,nơi làm việc, thành tích cá nhân…Cảm xúc của mọi người chia sẻ, chúc mừng, hỏi han,quan tâm sẽ làm cho người dùng có được những cảm xúc tích cực và hơn hết là được thểhiện mình dù trong môi trường sống ảo.- Facebook là một môi trường quảng cáo, kinh doanh hiệu quả cho các doanh nghiệpVới những thông tin mà người dùng chia sẻ, Facebook sẽ dựa vào đó mà đặt quảngcáo với từng đối tượng sao cho phù hợp với sở thích của họ. Như vậy thì quảng cáo sẽđược quan tâm hơn.Facebook giúp quảng bá hình ảnh cho những người nổi tiếng ca sĩ, diễn viên,…đâylà nơi thích hợp để quảng bá hình tượng của họ.Hơn nữa chúng ta có thể tham gia các hoạt động kinh doanh online qua trangFacebook. Bán hàng online là một trong những hình thức đang được các tiểu thương lựachọn. Nhanh chóng lan truyền, hình ảnh sét nét, ít tốn mặt bằng và người mua hàng cóthể tốn ít thời gian đi lại. Đánh giá sự tác động của MXH đối với giới trẻ- Tác động tích cựcMXH Facebook ra đời có thể nói là một bước tiến mới của ngành công nghệ thôngtin, thu hút sự quan tâm của rất nhiều người trên thế giới nói chung và đặc biệt là nhữngngười trẻ nói riêng. Sau khi xuất hiện, MXH đã nhanh chóng trở thành công cụ truyềnthông cá nhân phổ biến nhất tại nhiều nước trên thế giới. Tính đến nay, hơn 75% người17truy cập Internet ở Việt Nam có sử dụng MXH Facebook , phổ biến ở giới trẻ 15-25 tuổi.Đặc biệt với tuổi vị thành niên, gần như 100% các em trong độ tuổi từ 15-18 tại các thànhphố lớn có tài khoản Facebook và tham gia tưỡng tác trên đó. Facebook giúp các thànhviên có thể liên tục và kịp thời cập nhật thông tin của nhau cũng như các thông tin xã hội,thế giới. [12]Giới trẻ trong đó có sinh viên, những người sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đổi mới,đối tượng nhạy cảm nhất trước những biến đổi vô cùng nhanh chóng của đất nước ta av2thế giới. Họ mang đặc điểm riêng: trẻ, có tri thức, dễ tiếp thu cái mới, nhạy cảm với vấnđề chính trị xã hội. Với đặc điểm trẻ tuổi, có tình độ và năng lực sáng tạo, khả năng tiếpnhận cái mới nhanh và linh hoạt, thích nghi kịp thời với sự thay đởi nhanh chóng của xãhội hiện đại nên sử ra đời và phát triển của MXH Facebook đã tác động không nhỏ đếnđối tượng này. Facebook với những tính năng đa dạng, nguồn thông tin phong phú, do đóngười dùng có thể dễ dàng tiếp nhận, chia sẻ và chọn lọc thông tin một cách có hiệu quả.Qua khảo sát cho thấy có rất nhiều bạn trẻ công nhận vai trò tích cực của Facebook tronghọc tập, giao tiếp, giải trí và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp. MXH giúp mọi người trên thếgiới xích lại gần nhau hơn. Rất nhiều người trẻ đã biết cách sử dụng MXH một cách hiệuquả. Họ sử dụng đây là nơi để cung cấp cho mình nguồn tri thức, nâng cao giá trị bảnthân., là nơi để gắn kết cộng đồng, là nơi để sẻ chia những người bất hạnh, niềm vui củanhững người có cùng trái tim biết thông cảm và giúp đỡ những người có hoàn cảnh đángthương, cần sự trợ giúp của xã hội.Bên cạnh việc đáp ứng được nhu cầu thể hiện bản thân của giới trẻ thì MXH cũnglàm thay đổi thói quen thu thập và chia sẻ thông tin của họ. Thay vì thu thập thông tin từbáo chí truyền thống, giới trẻ đang bắt đầu có thói quen thu thập thông tin qua MXH vàtruy cập các sản phẩm báo chí qua MXH. Nếu họ thấy thông tin hay, bổ ích sẽ chia sẻthông tin đó trên trang của họ. Do đó, đây lại là một cách tác động hết sức tích cực đếnbáo chí truyền thống.- Tác động tiêu cựcCông nghệ nói chung và MXH Facebook nói riêng đang là một phần của cuộc sống.Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực kề bên thì MXH cugn4 mang lại không ítnhững tác động tiêu cực. Những giá trị ảo từ Facebook đang tác động trực tiếp đến cuộcsống hiện thực của giới trẻ.Trong những hệ lụy mà Facebook mang lại, phổ biến nhất là sự phát triển này đãlàm nảy sinh biểu hiện “nghiện” Facebook của không ít những bạn trẻ, nhất là tuổi thanhthiếu niên. Họ dành quá nhiều thời gian của mình để lên mạng và đắm chìm trong những18trang Facebook. Nhiều bạn nghiên đến mức quên cả giờ ăn, ngủ và kết quả là sức khỏegiảm sút nghiệm trọng, kết quả học tập, làm việc giảm sút. Bên cạnh đó, một bộ phậngiới trẻ đang có xu hướng sống ảo, những bạn này thường tự vẽ ra cho mình một cuộcsống khác hoàn toàn với thế giới ngoài. Một số bạn trẻ lại xem Facebook như một cứucánh, họ sống trong thế giới ảo đó, quên mất bản thân trong đời thực.1.2.3 Khái niệm hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên1.2.3.1Khái niệm sinh viênSinh viên là người học tập tại các trường ĐH, CĐ. Ở đó họ được truyền đạt kiếnthức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ. Họ được xã hộicông nhận qua những bằng cấp đặt được trong quá trình học.1.2.3.2Khái niệm hành vi sử dụngHành vi sử dụng là “ Sử dụng các đồ vật hay loại hình giải trí với bất kỳ hình thứcnào nhằm mục đích phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày hay phục vục cho cuộc sống tinhthần, có những biểu hiện hành vi bên trong như nhận thức, xúc cảm, tình cảm, về mặc ýchí”.1.2.3.3Khái niệm hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viênHành vi sử dụng MXH Facebook của sinh viên có thể được hiểu là “Hành vi sửdụng MXH Facebook với những mục đích khác nhau nhằm phục vụ các nhu cầu của bảnthân sinh viên bằng các hình thức và mức độ truy cập khác nhau. Ở một thời lượng vàmức độ nhất định nào đó sinh viên sẽ có những biểu hiện hành vi trong nhận thức, hànhđộng và chịu sự tác động đến cuộc sống, học tập, làm việc, giao tiếp và quan hệ xã hội”.1.3 Biểu hiện hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên1.3.1 Đặc điểm tâm lý của sinh viênMỗi giai đoạn phát triển của lứa tuổi khác nhau đều có những đặc điểm tâm lý nổibật, chịu sự chi phối của hoạt động chủ đạo. Sinh viên – những người có hoạt động chủđạo là học tập để tiếp thu kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp ở các trường ĐH, CĐ. Sự phát triển nhận thức, trí tuệ ở sinh viênHoạt động nhận thức của sinh viên thực sự là loại hoạt động trí tuệ đích thực, căngthẳng, cường độ cao và có tính lựa chọn rõ rệt. Hoạt động trí tuệ này vẫn lấy những sựkiện của các quá trình nhận thức cảm tính làm cơ sở. Song các thao tác trí tuệ đã pháttriển ở trình độ cao và đặc biệt có ở sự phối hợp nhịp nhàng, tinh tế và uyển chuyển, linhđộng tùy theo từng hoàn cảnh có vấn đề. Nét đặc trưng cho hoạt động học tập của sinh19viên là sự căng thẳng nhiều về trí tuệ, sự phối hợp của nhiều thao tác tư duy như phântích, so sánh, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa. Bởi vậy đa số sinh viên lĩnh hộinhanh nhạy, sắc bén những vấn đề mà giáo viên trình bày. Họ thường ít thảo mãn vớinhững gì đã biết mà muốn đào sâu, suy nghĩ để nắm vấn đề sâu rộng hơn. Đời sống tình cảm, xúc cảm ở sinh viênMột số đặc điểm tâm lý nổi bật ở lứa tuổi này là tình cảm ổn định của sinh viên,trong đó phải đề cập đến tình cảm nghệ nghiệp – một động lực giúp họ học tập một cáchchăm chỉ, sáng tạo, khi họ thực sự yêu thích và đam mê với nghề lựa chọn. Sinh viên làngười yêu vẻ đẹp thể hiện ở hành vi, phong thái đạo đức, cũng như vẻ đẹp thẩm mỹ ở cácsự vật hiện tượng của thiên nhiên hoặc con người tạo ra. Cá biệt có những sinh viên đãxây dụng được “triết lý” cho cái đẹp của mình theo chiều hướng khá ổn định. Bên cạnhtình bạn, tình yêu nam nữ ở tuổi sinh viên là một lĩnh vực rất đặc trưng. Tình yêu ở tuổisinh viên đặt đến hình thái chuẩn mực cùng với nhữ biểu hiện phong phú, đặc sắc của nó.Đây là một loại tình cảm đặc biệt và cao cấp của con người, nó chín vào độ tuổi mà sinhviên trải qua. Bởi vậy, nhìn chugn tình yêu nam nữ ở độ tuổi sinh viên rất đẹp, lãng mạn,đầy thi vị… trong lĩnh vực này, sinh viên gặp phải những mâu thuẫn nội tại. Một số đặc điểm trong nhân cách của sinh viênNổi bật trong sự phát triển nhân cách ở sinh viên chính là sự hoàn thiện tự ý thức vàsự phát triển của định hướng giá trị.Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng nhất ở lứa tuổi thanh niên – sinh viênlà sự phát triển tự ý thức. Nhờ khả năng tự đánh giá phát triển àm sinh viên có thể nhìnnhận, xem xét năng lực học tập của mình, kết quả học tập cao hay thấp phụ thuộc vào ýthức, thái độ, vào phương pháp học tập của họ, Nhờ có tự ý thức phát triển, sinh viên cónhững hiểu biết, thái độ, có khả năng đánh giá bản thân để chủ động điều chỉnh sự pháttriển bản thân theo hướng phù hợp với xu thế xã hội. Chẳng bạn sinh viên đang học ở cáctrường, họ nhận thức rõ ràng về những năng lực, phẩm chất của mình, mức độ phù hợpcủa những đặc điểm đó với yêu cầu của nghề nghiệp, qua đó họ sẽ xác định rõ ràng mụctiêu học tập, rèn luyện và thể hiện bằng hành động học tập hàng ngày trong giờ lên lớp,thực tập nghề hay nghiên cứu khoa học. Nhờ khả năng tự đánh giá phát triển mà sinhviên có thể nhìn nhận, xem xét, năng lực học tập của mình, kết quả học tập cao hay thấpphụ thuộc vào ý thức, thái độ, phương pháp học tập của họ.Ở sinh viên đã bước đầu hình thành thế giới quan để nhìn nhận, đánh giá vấn đềcuộc sống, học tập, sinh hoạt hàng ngày. Sinh viên là những trí thức tương lai, ở các bạn20sớm nảy sinh nhu cầu, khát vọng thành đạt. Học tập ở đại học là cơ hội tốt để sinh việnđược trải nghiệm bản thân, vì thế, sinh viên rất thích khám phá, tìm tòi cái mới.Định hướng giá trị của sinh viên liên quan mật thiết với xu hướng nhân cách và kếhoạch đường đời của họ. Với sinh viên, những ước mơ, hoài bão, những lý tưởng của tuổithanh xuân dần dần được thực hiện, được điều chỉnh trong quá trình học tập. Tính viễnvông, huyễn tưởng của những điều trừu tượng xa vời nhường chỗ cho những kế hoạchđường đời cụ thể do việc học để trở thành người có nghề nghiệp đã được xác định rõràng. Sinh viên không chỉ đặt ra kế hoạch đường đời của mình mà còn tìm cách để thựcthi kế hoạch đó theo những giai đoạn.Mặc dù là những người có trình độ nhất định, sinh viên không tránh khỏi những hạnchế chung của lứa tuổi thanh niên. Đó là sự thiếu chín chắn trong những suy nghĩ, hànhđộng, đặc biệt trong việc tiếp thu, học hỏi cái mới. Ngày nay, trong xu thế mở cửa, hộinhập quốc tế, trong điều kiện phát triển công nghệ thông tin, nền văn hóa của chúng ta cónhiều điều kiện giao lưu, tiếp xúc với các nền văn hóa trên thế giới. Việc học tập, tiếp thutinh hoa, văn hóa của các nền văn hóa khác là cần thiết. Do đặc điểm nhạy cảm, hamthích những điều mới lạ kết hợp với sự bồng bột, thiếu kinh nghiệm của thanh niên, dođó, sinh viên dễ dàng tiếp nhận cả những hành vi không phù hợp với chuẩn mực xã hội,với truyển thống tốt đẹp của dân tốc và không có lợi cho bản thân họ. Hành vi sử dụngMXH Facebook quá mức cũng là một trong những hành vi không phù hợp dễ lôi cuốnsinh viên. Tuy nhiên, do đặc điểm nhạy cảm, ham thích những điều mới lạ kết hợp với sựbồng bột, thiếu kinh nghiệm của thanh niên, do đó, sinh viên dễ dàng tiếpnh ận cả nhữngnét văn hóa không phù hợp với chuẩn mực xã hội, truyển thống của dân tộc và không cólợi cho bản thân họ.Sinh viên, những người còn ất trẻ, dễ nảy sinh hứng thú với những hoạt động giảitrí, nhằm thỏa mãn nhu cầu thư giãn, phục hồi sức khỏe, giải tỏa tâm lý và ức chế saunhững giờ học căng thẳng. Hoạt động giải trí có những đặc điểm như sau: rất phong phúvề loại hình, có thể diễn ra trong thời gian ngắn nhưng lại có thể tranh thủ vào bất kỳ lúcnào, trở thành một nhu cầu bức thiết, hiện tượng xã hội phổ biến đối với các thành phốlớn, khu công nghiệp tập trung dân cư. Đặc điểm quan trọng của hoạt động vui chơi giảitrí hiện đại là tính chất giải trí đối lập nhau, tức là người ta tìm đến môi trường đối lậpvới họ sống và làm việc.Với tốc độ lan tuyền của MXH Facebook, với những tính năng, làm cho người sửdụng nói chung, sinh viên nói riêng bị lôi cuốn nhanh chóng, được tự do thể hiện bảnthân, khẳng định mình, và hơn hết là MXH Facebook có thể đáp ứng được những nhucầu của sinh viên… Do đó, việc sinh viên nảy sinh tính tò mò, hiếu kì, lao vào hoạt động21này để thư giản sau giờ học, có thể chat với bạn bè mà không cần phải gặp m ặt, theo dõithông tin của một số người nổi tiếng, tìm kiếm công việc làm thêm.Tóm lại, lứa tuổi sinh viên có những nét tâm lý điển hình, đây là thế mạnh của họ sovới các lứa tuổi khác như: tự ý thức cao, có tình cảm nghề nghiệp, có năng lực và tìnhcảm trí tuệ phát triển, có nhu cầu, khát vọng thành đạt, nhiều ước mơ và thích trảinghiệm, dám đối mặt với thử thách. Song do hạn chế của kinh nghiệm sống, sinh viêncugn4 có hạn chế trong việc chọn lọc, tiếp thu cái mới, dễ nảy sinh hứng thứ với nhữnghoạt động giải trí và sử dụng một cách quá mức gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng nhưtinh thần cho các bạn sinh viên. Tất cả những yếu tố tâm lý này có tác động chi phối hoạtđộng học tập, rèn luyện và phấn đấu của sinh viên cũng như một “ yếu điểm” khiến hànhvi sử dugn5 MXH dễ dàng được biểu hiện ở giải đoạn lứa tuổi này.Như vậy, sinh viên là lứa tuổi đạt đến độ phát triển sung mãn của đời người. Họ làlớp người giải nghị lực, ước mơ và hoài bão. Tuy nhiên, do quy luật phát triển khôngđồng đều về mặt tâm lý, do những điều kiện, hoàn cảnh sống và cách thức giáo dục khácnhau, không phải bất cứ sinh viên nào cũng được phát triển tối ưu, độ chín muồi trongsuy nghĩ và tác động còn rất hạn chế. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào tính tích cực hoạtđộng của bản thân mỗi người. Bên cạnh đó, sự quan tâm đúng mực của gia đình, phươngpháp giáo dục phù hợp từ nhà trường sẽ góp phần phát huy ưu điểm và khắc phục nhữnghạn chế về mặt tâm lý của sinh viên.1.3.2 Biểu hiện hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên1.3.2.1thứcBiểu hiện hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên qua nhậnNhận thức là sự hiểu biết một vấn đề, tiếp thu được những kiến thực về sự vật, hiệntượng nào đó, hiểu biết những quy luật, sự kiện trong đời sống Nhận thức là một trongnhững thành tố quan trọng trong góp phần thêm hoàn thiện đời sống tâm lý con người.Nhận thực giúp con người hiểu biết về sự vật hiện tượng, từ đó bày tỏ thái độ tình cảm vàhành vi tương ứng.Đối với sinh viên hiện nay, MXH Facebook không còn là một phương tiện truyềnthông xa lạ nữa, hầu hết các bạn đều có những hiểu biết nhất định về MXH Facebook vànhững chức năng của nó. Tuy nhiên vẫn còn một số bạn sinh viên vẫn chưa nhận định hếtvề tầm quan trọng , mục đích sử dụng, lợi ích cũng như tác hại của việc sử dụng MXHFacebook. Khi sinh viên sử dụng MXH Facebook, tự ý thức của sinh viên cũng có nhữngsai lệch biểu hiện ở thái độ, hành vi, cử chỉ có liên quan đến MXH Facebook, xem việcsử dụng thường xuyên, cập nhật Facebook là hành vi bình thường và hoàn toàn không22ảnh hưởng gì đến đời sống cá nhân, mỗi ngày dùng khoảng 4-5 tiếng để cập nhật nhữngtin tức hay trạng thái của bản thân và những người khách chứ không gây hại gì cả. Sinhviên cũng có những phản ứng bênh vực hoặc biện hộ cho hành vi sử dụng MXHFacebook như không thể nghiện vì với họ chỉ sử dụng mạng xã hội khi cần thiết phục vụmục đích của mình. Nghiện MXH Facebook xuát phát từ bản thân mỗi người. Khi conngười vui vẻ hạnh phúc, buồn chán, thất vọng thường có xu hướng sống với cảm xúc,cuộc sống thực không đáp ứng được nhu cầu này nên dùng mạng xã hội để bày tỏ, bộc lộnhững cảm xúc ấy dần dần thành thói quen không thể từ bỏ, mỗi khi gặp một trắc trởtrong cuộc sống, áp lực về học tập thì truy cập Facebook để đăng tải các cảm xúc ấy lêntrang cá nhân của mình…Thực tế hiện nay có rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ sửdụng mạng xã hội như một công cụ để xả stress, để soi mói cuộc sống của người khác vàthể hiện cái tôi có phần tầm thường và ít va chạm xã hội, hoặc có định kiến với xã hội củamình. Sự lan truyền nhanh chóng của Facebook, với việc có thể đưa lên ngay lập tức theothời gian thực một quan điểm, càng khiến họ trở nên thiếu suy nghĩ, càng bộc lộ sự thiếuchín chắn của mình. Do sức lan tỏa của mạng nhanh tới mức chóng mặt, nên rất nhiềungười bị cuốn hút vào một sự việc, rồi không ngần ngại đưa ra những bình luận (cả đúng,cả sai). Thật đáng lo ngại, rất nhiều người mượn Facebook để đưa ra quan điểm cá nhân,cái tối cụ bộ, nói xấu người khác, thậm chí còn lợi dụng diễn đàn này để bôi xấu chế độ,thầy cô giáo cũng là một trong những đối tượng của họ. Facebook được các bạn sử dụngđể truyền tải những nội dung và quan điểm lệch lạc, dễ dãi, thiếu trách nhiệm với xã hộivà cộng đồng, nó trở thành một công cụ nguy hiểm khi nằm trong tay của một số đôngcùng “sở thích”. Tâm lý đám đông, hiếu kỳ cùng với suy nghĩ thiếu chín chắn đã tạo ranhững làn sóng ập lên những “nạn nhân” không cùng sở thích, suy nghĩ với họ. Thậtnguy hại khi số đông đã bám lấy những hình ảnh, những thông tin chưa qua kiểm chứngđể quy chụp, thậm chí bình luận bằng những lời lẽ vô cảm, thiếu văn hóa. Điều này cóthể được lý giải hành vi này được hình thành theo cơ chế bắt chước lẫn nhau: Đó là sựmô phỏng, tái tạo, lặp lại các hành động, hành vi, tâm trạng, cách thức suy nghĩ, ứng xửcủa mọi người hay nhóm người nào đó khi sử dụng MXH Facebook. Ví dụ như khi mộtcá nhân nào đó thích khoe khang thành tích, địa điểm du lịch, hoạt động xã hội, haynhững món ăn mình từng ăn qua…trên MXH Facebook của cá nhân đó để nâng cao giátrị của bản thân và nhận được sự tông trọng của mọi người. Những cá nhân khác họ cũngsẽ có sự ganh đua, ước muốn họ cũng được mọi người chú ý đến và được tôn trọng…nênsẽ bắt chước lại các hành vi sử dụng MXH Facebook của một số người.Từ nhận thức sai lệch sẽ dẫn đến niềm tin sai lệch, cảm xúc sai lệch rồi dần dần dẫnđến những hành vi sai lệch23Tư duy sai lầm khi cho rằng đây chỉ là thế giới ảo, cho nên có thể nói gì, làm gìcũng được mà không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật do những lời mình viết lênsau bàn phím, đã tạo ra một sự dễ dãi trong cách hành xử với nhau trên mạng.1.3.2.2cảmBiểu hiện hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên qua xúcĐây là thái độ cảm xúc của sinh viên khi sử dụng MXH Facebook. Mỗi khi sử dụngMXH Facebook mang lại cho họ nhcảm xúc tích cực, cảm xúc trung tính, cảm xúc tiêucực.Cảm xúc tích cực: họ cảm thấy thoải mái, sảng khoái, hồi hộp, vui vẻ, tự hào, hãnhdiện về bản thân. Những cảm xúc tích cực tỉ lệ thuận với hành vi sử dụng MXHFacebook của sinh viên. Cảm xúc tích cực tăng thì hành vi sử dụng càng diễn tiến theomức độ từ thấp đến cao. Dần dần MXH Facebook đối với họ đã trở thành thói quen khótừ bỏ, thành món ăn tinh thần hàng ngày của họ.Cảm xúc trung tính: sinh viên sử dụng MXH Facebook nhưng đối với sinh viênFacebook không mang lại cho họ cảm xúc tích cực cũng như cảm xúc tiêu cực, chỉ dừnglại ở cảm giác mọi thứ diển ra rất bình thường.Cảm xúc tiêu cực: MXH Facebook ngày càng trở thành người bạn thân thiết củagiới trẻ nói chung và giới học sinh, sinh viên nói riêng. Nó trở thà nh nhu cầu bức thiếtnhư nhu cầu cơm ăn, nước uống hàng ngày của một số người. Khi không được sử dụngMXH Facebook họ sẽ có những cảm xúc rất khác nhau như nôn nao, bồn chồn như thiếuthốn điều gì đó, không thể kiềm chế sự mong muốn vòa MXH Facebook. Khi vì một lýdo nào đó không được sử dụng họ sẽ cảm thấy thiếu thốn, khó chịu, bứt rứt và luôn mongmuốn được vào mạng, sinh viên sẽ cảm thấy chán nản, trống rỗng, ở mức độ nào đó cóthể gây ra trầm cảm hay rơi vào trạng thái buồn vu vơ, cứ ra vào Facebook để mong chờmột thông báo, tin nhắn, hụt hẫng khi đăng tải hình mà không ai thích và bình luận. Cóthể nói Facebook là một trang MXH chi phối cảm xúc của các em SV.Biểu hiện hành vị sử dụng MXH Facebook của sinh viên thông qua cảm xúc theo cơchế lây lan. Về bản chất, lây lan là quá trình chuyển trạng thái cảm xúc từ người này sangngười khác, tạo nên trạng thái cảm xúc chung của nhóm đối với một sự vật, hiện tượngnhất định. Chính trạng thái cảm xúc này đã điều khiển hành động của nhóm đối với đốitượng. Lực lây lan được truyền theo nguyên tắc cộng hưởng, tỷ lệ thuận với số lượngthành viên trong nhóm và cường độ cảm xúc được truyền đạt. Trong khi sử dụng MXHFacebook khi một cá nhân đăng tải trạng thái (status) buồn về gia đình. Cá nhân đó sinhhoạt trong một nhóm gồm 5 người thì 4 người còn lại sẽ thấy buồn theo. Hay một thành24viên nào đó đăng tải một tấm hình lên Facebook và nhận được nhiều bình luận vui nhộn,thăm hỏi, khen ngợi từ bạn bè. Bản thân người đăng hình sẽ có cảm xúc vui vẻ, hạnhphúc. Và cảm xúc này cũng lâylan cho người bình luận và người bình luận dễ dàng bắtchước theo hành vi của người đăng hình.1.3.2.3Biểu hiện hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên qua hoạtđộngHành vi là kết quả của nhận thức và thái độ xúc cảm – tình cảm, tuy nhiên biểu hiệncủa hành vi sử dụng MXH Facebook tương ứng và thể hiện thông qua các dạng hoạtđộng. Các hoạt động sinh hoạt hằng ngày như: hoạt động học tập, hoạt động giải trí, hoạtđộng giao lưu bè bạn, hoạt động tìm kiếm việc làm thêm, hoạt động xây dựng hình ảnh,thể hiện bản thân mình…Ngoài ra biểu hiện hành vi sử dụng MXH Facebook còn thôngqua các thói quen, thời gian, thời điểm sử dụng. Điển hình như trong hoạt động học tậpviệc sinh viên có thể không tập trung chú ý nghe giảng lướt Facebook nếu như cảm thấythầy cô giáo truyền tải nội dung chưa gây hứng thú học tập cho sinh viên, trao đổi vớibạn bè, giảng viên về những vấn đề liên quan đến môn học, hay tìm kiếm thông tin monhọc từ các nhóm, tổ chức chuyên ngành…Các vấn đề sinh hoạt như ăn uống, vệ sinh cánhân, giấc ngủ, giờ giấc có sự biến đổi thất thường. Các bạn có biểu hiện thiếu tập trungtrong việc học, học hành sa sút, không còn quan tâm nhiều đến việc phấn đấu, lựa chọnnghề nghiệp. Những công việc của tập thể các bạn cũng không tham gia hoặc có tham gianhưng tốc độ hoàn thành nhiệm vụ rất chậm. Thói quen dễ nhận thấy là sinh viên đanh rấtnhiều thời gian để sử dụng Facebook thậmchí cả khi có dấu hiện giảm sút sức khỏevà học hành, trước khi đi ngủ hay sau khi tỉnh dậy rất nhiều sinh viên có thói quen cầmđiện thoại lướt Facebook rồi mới thực hiện các hoạt động khác. Hay cứ mỗi khi ăn uống,du lịch, làm việc, hay bắt cứ thời điểm nào các bạn sinh viên cũng thường hay chụp hìnhvà đăng tải lên trang cá nhân của mình trước khi thực hiện hành động ngắm cảnhm hayăn uống,…Dần dần những việc ấy trở thành thói quen khó bỏ của sinh viên và làm ảnhhưởng đến cuộc sống của họ.Nhận thức sai về việc dành thời gian cho Facebook quá mức nên các bạn thường cóthái độ bênh vực, giải thích khi bản thân xuất hiện những hành vi bất thường. Các bạnluôn có gắng tìm những lý do tích cực để giải thích cho việc dùng MXH Facebook củabản thân, lên MXH Facebook để cập nhật thông tin của lớp, trao đổi bài vở với các bạn,lên Facebook để giết thời gian thay vì ngồi không chờ đợi, giảm buồn ngủ khi học tronglớp…bên cạnh đó rất dễ dãi trong việc truy cập MXH Facebook mọi lúc, mọi nơi bất cứkhi nào rảnh thì lại dành thời gian cho Facebook. Hành động này càng được diễn rathường xuyên hơn khi cá nhân đó đăng ảnh hay trạng thái cảm xúc lên MXH Facebook.25