Nghiên cứu khoa học lĩnh vực tài chính ngân hàng

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

TIẾNSĨTÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng tại trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đào tạo người nghiên cứu có trình độ cao về lý thuyết và khả năng ứng dụng, chủ động nắm bắt những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực tài chính ngân hàng để theo kịp sự phát triển trong nước và thế giới; trang bị cho đội ngũ cán bộ khoa học kiến thức tài chính ngân hàng và có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo với chất lượng cao, phát hiện và giải quyết được những vấn đề tài chính ngân hàng, có năng lực nghiên cứu và tổ chức, hướng dẫn nghiên cứu khoa học, và có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt.

1.2Mục tiêu cụ thể

1.2.1Kiến thức

- Phát triển kiến thức chuyên sâu để trở thành những nhà nghiên cứu độc lập và sáng tạo trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng;

- Tinh thông các kiến thức về phương pháp nghiên cứu và các công cụ nghiên cứu khoa học tài chính, ngân hàng;

- Kiến thức chuyên môn cao về phân tích tài chính và làm các chính sách tài chính, tiền tệ thích hợp trong cơ quan làm chính sách, cơ quan quản lý cũng như trong doanh nghiệp.

1.2.2Kĩ năng

- Phân tích tình hình tài chính, tiền tệ và ngân hàng của đất nước và cơ quan tài chính nhằm đưa ra các chính sách tài chính - tiền tệ thích hợp trong cơ quan làm chính sách, cơ quan quản lý cũng như trong doanh nghiệp;

- Phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng với tinh thần sáng tạo, luôn tìm tòi và phát hiện những cái mới;

- Thực hiện các nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;

- Đam mê học tập nâng, cao trình độ trong từng lĩnh vực hoạt động chuyên biệt để trở thành các chuyên gia tài chính, ngân hàng có uy tín, các chuyên gia tư vấn về tài chính và có thể giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp;

- Hình thành ý tưởng, xây dựng và tổ chức thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu có thể tạo ra những tri thức mới có giá trị khoa học và thực tiễn;

- Nghiên cứu và tổ chức, hướng dẫn nghiên cứu khoa học;

- Đánh giá khoa học, kỹ năng viết và công bố các kết quả nghiên cứu khoa học.

1.2.3Mức độ tự chủ và trách nhiệm

Nghiên cứu sinh sau khi tốt nghiệp sẽ:

- Nghiên cứu, sáng tạo tri thức mới thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng;

- Đưa ra các ý tưởng, kiến thức mới trong những hoàn cảnh phức tạp và khác nhau trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng;

- Thích ứng, tự định hướng và dẫn dắt những người khác nghiên cứu về tài chính, ngân hàng;

- Phán quyết, ra quyết định mang tính chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng;

- Quản lý nghiên cứu và có trách nhiệm cao trong việc học tập để phát triển tri thức chuyên nghiệp, kinh nghiệm và sáng tạo ra ý tưởng mới và quá trình mới về tài chính, ngân hàng.

- Có năng lực hiểu biết và tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức về nghiên cứu, giảng dạy và các hoạt động khác có liên quan.

2.VỊ TRÍ LÀM VIỆC SAU KHI TỐT NGHIỆP

Sau khi tốt nghiệp, nghiên cứu sinh có đủ năng lực tham gia vào các hoạt động khoa học (từ khâu ý tưởng, xây dựng và tổ chức các đề tài hoặc đề án nghiên cứu khoa học) và có thể chủ trì các nhiệm vụ và đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng;

Là nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học chính trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng tại các trường đại học, cao đẳng, các trung tâm và cơ sở nghiên cứu và đào tạo thuộc các Bộ ngành, và tỉnh - thành trực thuộc trung ương;

Là nhà phân tích tài chính, ngân hàng cấp cao hoặc lãnh đạo tài chính, ngân hàng trong các cơ quan chính phủ trung ương và địa phương;

Là cán bộ quản lý cao cấp hoặc chuyên gia nghiên cứu cao cấp trong các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế, các công ty có quy mô lớn, các tổ chức tài chính, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước.

3.CHUẨN ĐẦU RA

- Phát triển được các kiến thức của lĩnh vực tài chính, ngân hàng;

- Lập kế hoạch và tổ chức nghiên cứu khoa học cũng như vận dụng các kỹ thuật công nghệ mới, nhằm: Lựa chọn được hướng nghiên cứu, thiết kế tối ưu một nghiên cứu, lựa chọn các phương pháp nghiên cứu phù hợp và viết báo cáo kết quả nghiên cứu dưới dạng hàn lâm thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng;

- Bảo vệ và phản biện các nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

- Làm việc theo nhóm hoặc nghiên cứu độc lập;

- Làm chủ các lý thuyết khoa học, phương pháp, công cụ phục vụ nghiên cứu và phát triển;

- Tổng hợp và bổ sung tri thức trong chuyên ngành tài chính, ngân hàng;

- Suy luận, phân tích các vấn đề khoa học và đưa ra những hướng xử lý một cách sáng tạo, độc đáo trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng;

- Quản lý, điều hành chuyên môn trong nghiên cứu và phát triển tài chính, ngân hàng;

- Sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong chuyên ngành tài chính ngân hàng;

- Tham gia thảo luận trong nước và quốc tế thuộc ngành tài chính, ngân hàng hoặc lĩnh vực nghiên cứu, và phổ biến các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

- Có năng lực làm biệt hiệu quả với các đồng nghiệp ở các lĩnh vực, văn hóa và nền giáo dục khác nhau.

- Có năng lực giảng dạy các cấp độ đại học và trên đại học về tài chính ngân hàng.

4.ĐIỀU KIỆN TUYỂN SINH

4.1.Đối tượng và điều kiện tuyển sinh

4.1.1. Đối tượng dự tuyển chuyên ngành Tài chính Ngân hàng

Người dự tuyển phải thỏa những điều kiện về văn bằng như sau:

- Cử nhân (tốt nghiệp loại giỏi) đúng ngành Tài chính - Ngân hàng;

- Thạc sĩ:

+ Tốt nghiệp đúng nhóm ngành Tài chính - Ngân hàng Bảo hiểm

+ Tốt nghiệp các chuyên ngành gần: NCS phải hoàn tất học bổ túc các học phần cho phù hợp với chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng sau khi đậu vào chương trình tiến sĩ (danh mục các môn học bổ túc trong Bảng 2). Các chuyên ngành gần, gồm: Nhóm chuyên ngành Kinh tế học (83101), nhóm ngành Kinh doanh (83401), nhóm ngành Kế toán - Kiểm toán (83403), nhóm ngành Quản trị - Quản lý (83404).

4.1.2. Điều kiện dự tuyển chuyên ngành Tài chính Ngân hàng

Có bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên hoặc bằng thạc sĩ.

  • Là tác giả 01 bài báo hoặc báo cáo liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học hoặc kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành có phản biện.
  • Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải có một trong những văn bằng, chứng chỉ minh chứng về năng lực ngoại ngữ sau:

a) Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho người học toàn thời gian ở nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình học tập là tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác;

b) Bằng tốt nghiệp đại học các ngành ngôn ngữ nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;

c) Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 45 trở lên hoặc Chứng chỉ IELTS (Academic Test) từ 5.0 trở lên do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển;

d) Người dự tuyển đáp ứng quy định tại điểm a khoản này khi ngôn ngữ sử dụng trong thời gian học tập không phải là tiếng Anh; hoặc đáp ứng quy định tại điểm b khoản này khi có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài không phải là tiếng Anh; hoặc có các chứng chỉ tiếng nước ngoài khác tiếng Anh ở trình độ tương đương (quy định tạiBảng 1) theo quy định tại điểm c khoản này do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển thì phải có khả năng giao tiếp được bằng tiếng Anh trong chuyên môn (có thể diễn đạt những vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn cho người khác hiểu bằng tiếng Anh và hiểu được người khác trình bày những vấn đề chuyên môn bằng tiếng Anh).

Bảng 1: Tham chiếu các chứng chỉ tiếng nước ngoài
(Ban hành kèm theo Thông tư số08/2017/TT-BGDĐT ngày 04tháng 4 năm2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

STT

Chứng chỉ

Trình độ

1

TOEFL iBT

45 - 93

2

IELTS

5 - 6.5

3

Cambridge examination

CAE 45-59

PET Pass with Distinction

4

CIEP/Alliance française diplomas

TCF B2

DELF B2

Diplôme de Langue

5

Goethe -Institut

Goethe- Zertifikat B2

Zertifikat Deutsch für den Beruf (ZDfB)

6

TestDaF

TDN3- TDN4

7

Chinese Hanyu Shuiping Kaoshi (HSK)

HSK level 4

8

JapaneseLanguage Proficiency Test (JLPT)

N2

9

ТРКИ - Тест по русскому языку как иностранному

ТРКИ-2

e) Đối với công dân nước ngoài, người dự tuyển chuyên ngành Tài chính - Ngân hàngphải có trình độ tiếng Việt tối thiểu từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài;

  • Được cơ quan quản lý nhân sự (nếu là người đã có việc làm), hoặc trường nơi sinh viên vừa tốt nghiệp giới thiệu dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ. Đối với người chưa có việc làm cần được địa phương nơi cư trú xác nhận nhân thân tốt và hiện không vi phạm pháp luật.
  • Cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với quá trình đào tạo theo quy định của nhà trường (đóng học phí; hoàn trả kinh phí với nơi đã cấp cho quá trình đào tạo nếu không hoàn thành luận án tiến sĩ).
  • Có đủ sức khỏe để học tập và lao động theo quy định tại Thông tư liên Bộ Y tế - Đại học, THCN và DN số 10/TT-LB ngày 18/8/1989 và công văn hướng dẫn số 2445/TS ngày 20/8/1990 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4.2.Cách thức xét tuyển

* Đánh giá thí sinh dự tuyển đào tạo tiến sĩ gồm:

- Đánh giá hồ sơ dự tuyển;

- Đánh giá việc trình bày và vấn đáp của thí sinh;

* Đối với thí sinh dự tuyển từ bậc đại học, ngoài phần xét tuyển, thí sinh phải dự thi và đạt các môn trong kỳ thi tuyển sinh trình độ thạc sĩ của chuyên ngành theo học.

5.ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

5.1. Đối với các nghiên cứu sinh đã có bằng thạc sĩ

- Hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ của nhà trường (các học phần bổ sung nếu có, các học phần ở trình độ tiến sĩ);

- Nghiên cứu sinh phải công bố tối thiểu 02 bài báo về kết quả nghiên cứu của luận án trong đó có 01 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI-Scopus hoặc đã công bố tối thiểu 02 báo cáo bằng tiếng nước ngoài trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện hoặc 02 bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện;

- Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ (cấp cơ sở và cấp nhà nước) theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Đáp ứng các quy định và điều kiện khác của nhà trường.

5.2. Đối với các nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ

- Ngoài các yêu cầu của mục5.1 ở trên, nghiên cứu sinh còn phải hoàn thành chương trình các học phần bổ sung trong chương trình đào tạo thạc sĩ của chuyên ngành Tài chính Ngân hàng.

6. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

6.2. Thời gian đào tạo

Thời gian đào tạo trình độ tiến sĩđối với người có bằng thạc sĩ là 03 năm tập trung liên tục; đối với người có bằng tốt nghiệp đại học là 04 năm tập trung liên tục.

6.2. Nội dung chương trình

Chương trình đào tạo gồm 90 tín chỉ đối với người tốt nghiệp thạc sĩ, trong đó:

  • Các học phần ở trình độ tiến sĩ: 20 tín chỉ
  • Luận án tiến sĩ: 70 tín chỉ

+ Bài báo về nội dung và kết quả công trình NCKH

6.3. Các học phần bổ sung

6.3.1. Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ

Nghiên cứu sinh là cử nhân phải hoàn tất các học phần của chương trình thạc sĩ định hướng nghiên cứu (không bao gồm ngoại ngữ và luận văn).

6.3.2. Đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sỹ chuyên ngành gần với chuyên ngành Tài chính Ngân hàng

Nghiên cứu sinh phải hoàn thành 5 học phần bổ sung trong chương trình đào tạo bậc thạc sĩ của Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh với danh mục trong Bảng 2.

Bảng 2. Danh mục các học phần bổ túc kiến thức với chuyên ngành gần

Mã học phần

Khối lượng (tín chỉ)

Phần chữ

Phần số

Tổng số

LT

TH

FIN

620

Thị trường tài chính

Financial markets

3

3

FIN

605

Tài chính công ty

Corporate finance

3

3

FIN

606

Quản trị ngân hàng thương mại

Commercial bank management

3

3

FIN

603

Đầu tư tài chính

Financial investment

3

3

FIN

609

Quản trị rủi ro tài chính

Financial risk management

3

3

Tổng cộng

15

15

Nghiên cứu sinh có thể được xét miễn giảm một số học phần nếu như học phần đó đã được học trong chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành gần của nghiên cứu sinh.

6.4.Các học phần ở trình độ tiến sĩ, các chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan và luận án.

6.4.1Các học phần ở trình độ tiến sĩ

Các học phần ở trình độ tiến sĩ bao gồm các học phần bắt buộc và các học phần lựa chọn. Học phần được thể hiện trong Bảng 3.

Bảng 3: Các học phần trình độ tiến sĩ

Mã học phần

Cấu trúc các học phần của chương trình tiến sĩ

Khối lượng (tín chỉ)

Phần số

Tổng

LT

TH,TL

Phần 1: CÁC HỌC PHẦN BẮT BUỘC

9

9

0

17ECO

801

Phương pháp nghiên cứu khoa học nâng cao

Advanced research methods

3

3

0

17ECO

802

Phương pháp nghiên cứu định lượng

Quantitative research methods

3

3

0

17ECO

803

Phương pháp nghiên cứu định tính

Qualitative research methods

3

3

0

Phần 2: CÁC HỌC PHẦN CHỌN (Chọn 2/8 học phần dưới đây)

4

4

0

FIN

807

Lý thuyết tiền tệ ngân hàng nâng cao

Advanced money and banking theory

2

2

0

FIN

808

Lý thuyết tài chính công ty

Corporate finance theory

2

2

0

FIN

809

Lý thuyết về ra quyết định tài chính

Theory of financial decision making

2

2

0

FIN

810

Tài chính hành vi

Behavioral of finance

2

2

0

FIN

813

Quản trị rủi ro ngân hàng

Bank risk management

2

2

0

FIN

814

Tài chính quốc tế

International finance

2

2

0

FIN

815

Tài chính vi mô

Microfinance

2

2

0

FIN

811

Các chủ đề trong tài chính

Topics in finance

2

2

0

FIN

812

Các chủ đề trong ngân hàng

Topics in banking

2

2

0

Phần 3: TIỂU LUẬN TỔNG QUAN, CHUYÊN ĐỀ VÀ LUẬN ÁN

77

77

0

FIN

804

Tiểu luận tổng quan

Literature review

3

3

0

FIN

805

Chuyên đề 1

Seminar 1

2

2

0

FIN

806

Chuyên đề 2

Seminar 2

2

2

0

FIN

901

Luận án

Dissertation

70

70

0

TỔNG CỘNG

90

90

0

6.4.2Các hướng nghiên cứu và chuyên đề

Các hướng nghiên cứu và chuyên đề được thể hiện trong bảng sau:

STT

Hướng nghiên cứu

Chuyên đề

1

Tài chính công ty

Cấu trúc vốn, quyết định tài trợ và giá trị công ty

2

Quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro trong quản trị tài chính công ty

3

Vấn đề định giá và quyết định đầu tư

4

Đầu tư tài chính

Nghiên cứu về đầu tư và thị trường tài chính

5

Chính sách tiền tệ, tài khóa và thị trường tài chính

Chính sách tài khóa, tiền tệ và thị trường tài chính

6

Chính sách bán chịu, tín dụng thương mại và chính sách tiền tệ

7

Chính sách tiền tệ trong nền kinh tế mở

8

Chính sách tiền tệ và chỉ số chứng khoán

9

Chính sách tài khóa trong nền kinh tế mở

10

Khủng hoảng tài chính và tác động đến nền kinh tế

Tỷ giá, hoạt động kinh tế vĩ mô và khủng hoảng

11

Nghiên cứu về hoạt động của ngân hàng và các chính sách liên quan đến hệ thống ngân hàng

Ảnh hưởng của sáp nhập ngân hàng đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng

12

Tăng trưởng tín dụng

13

Basel II vs Basel III- từ lý thuyết đến thực tiễn

Bảng 4: Các hướng nghiên cứu và chuyên đề

7. KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Kế hoạch đào tạo được thể hiện như sau:

Thời gian

Đối tượng 1 là thạc sĩ

Đối tượng 2 là cử nhân

Năm thứ 1

- Xây dựng đề cương nghiên cứu

- Xác định hướng nghiên cứu

- Học các học phần bổ sung (nếu có)

- Học các học phần trong chương trình tiến sĩ

- Học các học phần trong chương trình thạc sĩ

- Báo cáo đề cương

- Xây dựng đề cương nghiên cứu

- Thực hiện tiểu luận tổng quan

Năm thứ 2

- Thực hiện chuyên đề tiến sĩ 1

- Học các học phần trong chương trình thạc sĩ

- Học các học phần trong chương trình tiến sĩ

- Thực hiện chuyên đề tiến sĩ 2

- Báo cáo đề cương

- Báo cáo các nhóm chuyên đề

- Thực hiện tiểu luận tổng quan

Năm thứ 3

- Viết và tổng hợp luận án

- Thực hiện chuyên đề tiến sĩ 1

- Công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí và hội thảo khoa học

- Bảo vệ luận án cấp cơ sở và cấp trường

- Thực hiện chuyên đề tiến sĩ 2

- Báo cáo các nhóm chuyên đề

Năm thứ 4

- Viết và tổng hợp luận án

- Công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí và hội thảo khoa học

- Bảo vệ luận án cấp cơ sở và cấp trường

8.ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN