Nguời đã có hộ chiếu vắc xin COVID-19 có phải cách ly khi nhập cảnh?

Hộ chiếu vắc xin là gì?

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Quân đội nhân dân,Hộ chiếu vắc xin thực chất là giấy chứng nhận đã tiêm chủng đầy đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19, được điều chỉnh theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và Điều lệ kiểm dịch Y tế quốc tế. Người có tấm hộ chiếu này đã được chứng nhận sức khỏe ổn định và có lợi thế khi xin visa để xuất cảnh.

Hộ chiếu vắc xin ra đời đã mang đến rất nhiều lợi ích như: Giúp các cơ quan y tế kiểm soát tốt và dễ dàng hơn tình hình sức khỏe mỗi người; để người dân biết rõ được sức khỏe của mình; hỗ trợ các quốc gia mở cửa đón khách quốc tế.

Cụ thể, nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã lựa chọn triển khai giải pháp này.

Trung Quốc - quốc gia khởi phát đại dịch đã ra mắt hộ chiếu vắc xin dưới dạng ứng dụng WeChat mini vào tháng 3-2021. Các nước như Israel có Green Pass, Đan Mạch có Coronapas, Liên minh châu Âu (EU) ứng dụng Chứng chỉ Covid Kỹ thuật số EU.

Tại Pháp, người dân và du khách tới các rạp chiếu phim, bảo tàng, sân vận động và những sự kiện có sức chứa hơn 50 người sẽ phải chứng minh đã tiêm chủng đủ hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19.

Nguời đã có hộ chiếu vắc xin COVID-19 có phải cách ly khi nhập cảnh?
Nguời đã có hộ chiếu vắc xin COVID-19 có phải cách ly khi nhập cảnh?
Nguời đã có hộ chiếu vắc xin COVID-19 có phải cách ly khi nhập cảnh?
Nguời đã có hộ chiếu vắc xin COVID-19 có phải cách ly khi nhập cảnh?
Nguời đã có hộ chiếu vắc xin COVID-19 có phải cách ly khi nhập cảnh?
Chứng nhận hộ chiếu vắc xin kỹ thuật số của EU. Ảnh: AFP

Italy cũng đã bắt đầu triển khai "hộ chiếu vắc xin" nhằm từng bước đưa cuộc sống trở lại bình thường. Kể từ ngày 6-8-2021, người dân cần xuất trình "thẻ xanh" trước khi vào nhà hàng, bảo tàng, phòng tập thể dục, nhà hát.

Thủ tướng Anh Boris Johnson hồi cuối tháng 7-2021 thông báo hộ chiếu vắc xin sẽ là quy định bắt buộc của nước này tại các địa điểm đông người, trong đó có hộp đêm kể từ cuối tháng 9 này.

Mới đây nhất hôm 6-9, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga cũng chính thức phê duyệt "hộ chiếu vắc xin điện tử" tại nước này. Theo đó, người dùng sẽ nhận được mã QR trên điện thoại. Trước đó, từ cuối tháng 7-2021, Nhật Bản đã cấp hộ chiếu vắc xin dưới dạng giấy.

Hộ chiếu vắc xin sử dụng như thế nào ở Việt Nam?

Trả lời câu hỏi của báo chí về hộ chiếu vắc xin trong cuộc họp báo ngày 7-10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết Việt Nam sẽ công nhận hộ chiếu vắc xin dựa trên các loại vắc xin đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA), Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) và Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt sử dụng khẩn cấp.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao, hộ chiếu vắc xin hay giấy chứng nhận sức khỏe điện tử được xem là giải pháp khả thi nhằm từng bước mở cửa nền kinh tế.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Bộ Y tế ban hành hướng dẫn tạm thời về việc kiểm tra và công nhận giấy chứng nhận tiêm chủng và giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19 của người nước ngoài, trong đó công nhận mẫu giấy chứng nhận tiêm chủng, giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19 đã được giới thiệu chính thức qua đường ngoại giao của 44 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ đã được giới thiệu chính thức mẫu giấy chứng nhận tiêm chủng, giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19 được cập nhật thường xuyên tại cổng thông tin điện tử về công tác lãnh sự của Bộ Ngoại giao: lanhsuvietnam.gov.vn.

Những người đến từ các nước và vùng lãnh thổ chưa giới thiệu chính thức mẫu giấy chứng nhận tiêm chủng, giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19 cho Việt Nam có thể liên hệ với các cơ quan đại diện Việt Nam ở sở tại, hợp pháp hóa hoặc xác nhận nội dung các giấy tờ nói trên.

Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu cho thí điểm sử dụng hộ chiếu vắc xin với khách quốc tế đến một số trung tâm du lịch có thể kiểm soát được dịch bệnh như Phú Quốc, Kiên Giang.

Cụ thể, ngày 4-9, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Quảng Ninh đã đón chuyến bay đầu tiên thí điểm hộ chiếu vắc xin. 297 hành khách là công dân Việt Nam từ Nhật Bản đã được cách ly y tế 7 ngày bởi đã tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19.

Bên cạnh đó, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, văn phòng phẩm, sửa chữa điện lạnh, điện tử khi hoạt động trở lại cũng cần tuân thủ quy định là tạo điểm quét mã QR để kiểm soát lượng khách ra-vào, đồng thời nắm được lịch sử dịch tễ của từng cá nhân.

Mặc dù đề xuất cung cấp Hộ chiếu vắc xin đã được Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đưa ra vào ngày 18-3-2021 và đã được đông đảo người dân ủng hộ. Tuy nhiên để có thể triển khai thành công, Chính phủ cần phải đưa ra được quy chuẩn về từng loại vắc xin được triển khai hiện nay, tạo ra các khu thí điểm, tiêu chí đánh giá được mức độ an toàn,

Theo trang web của WHO, tổ chức này đã phê duyệt sử dụng khẩn cấp cho các vắc xin Pfizer/BioNTech, Moderna, AstraZeneca, Covishield (một phiên bản của AstraZeneca sản xuất tại Ấn Độ), Janssen của Johnson&Johnson, Sinopharm và Sinovac.

FDA phê duyệt vắc xin Pfizer, Moderna và Janssen trong khi EMA chấp thuận sử dụng khẩn cấp vắc xin AstraZeneca, Moderna, Pfizer/BioNTech và Janssen.

Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt sử dụng khẩn cấp AstraZeneca, Gam-COVID-Vac (tên khác là Sputnik V), Vero Cell của Sinopharm, Pfizer/BioNTech, Moderna, Janssen, Hayat-Vax và Abdala.

LÊ ANH