Người được ủy quyền có thể tự tay ký hợp đồng mua bán nhà đất với bên kia không?

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng ủy quyền là gì? Một trong hai bên có được đơn phương chấm dứt hợp đồng hay không? Hệ quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền là như thế nào? … Luật Minh Gia giải đáp các vấn đề trên như sau:

1. Luật sư tư vấn về hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền là một trong những loại hợp đồng được pháp luật công nhận và quy định tại Bộ luật dân sự 2015. Khi ký kết hợp đồng ủy quyền, ngoài việc thỏa thuận quyền và nghĩa vụ các bên còn có các quyền theo quy định của pháp luật, một trong số đó là quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không bị coi là vi phạm hợp đồng ủy quyền.

Nếu bạn chưa nắm rõ các vấn đề về quyền và nghĩa vụ khi ký kết hợp đồng ủy quyền, hãy liên hệ Hotline: 1900.6169 để được các Luật sư, chuyên viên hướng dẫn, tư vấn các vấn đề như:

- Quy định của Bộ luật Dân sự về hợp đồng ủy quyền;

- Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng ủy quyền;

- Đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống tư vấn dưới đây để có thêm thông tin về hợp đồng ủy quyền và có thể đối chiếu với trường hợp cụ thể của mình.

2. Hỏi về hợp đồng ủy quyền mua nhà đất

Hỏi: Xin chào luật sư. Tôi có bán mảnh đất và đã làm hợp đồng đặt cọc với bên mua. Do công việc thường xuyên phải đi công tác nên tôi muốn làm ủy quyền cho một người khác thực hiện giao dịch hợp đồng mua bán để phòng trường hợp trường hợp tôi phải đi công tác đột xuất thì người đó đứng lên thay thế tôi giao dịch. Trường hợp tôi không phải đi công tác thì tôi có được tự mình tiếp tục đứng ra thực hiện nốt hợp đồng mua bán như vậy có được không?

Nội dung tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với những nội dung bạn thắc mắc, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:

Căn cứ Điều 195 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

Điều 195. Quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu

“Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.”

Theo đó, do công việc của bạn đi công tác thường xuyên nên để thực hiện các thủ tục mua bán mảnh đất đứng tên bạn thì bạn hoàn toàn có thể ủy quyền cho người thứ ba bán mảnh đất đó. Việc ủy quyền bán mảnh đất phải được lập thành văn bản và phải được công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền do hợp đồng ủy quyền đối với các giao dịch liên quan đến đối tượng tài sản là bất động sản, là loại tài sản có giá trị lớn.

Do bạn chưa cung cấp rõ thông tin về hợp đồng ủy quyền của bạn đã được công chứng hay chưa được công chứng nên trường hợp này khi bạn không phải đi công tác bạn có thể đứng ra thực hiện hợp đồng mua bán đất như sau:

Thứ nhất, nếu như hợp đồng ủy quyền không được công chứng thì việc đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền căn cứ theo quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

Điều 569. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền

1. Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.

Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.

Như vậy căn cứ theo quy định trên thì khi hủy hợp đồng ủy quyền phải lưu ý:

+ Hợp đồng ủy quyền này là có thù lao hay không? Nếu có thù lao thì bạn phải trả thù lao cho công việc và bồi thường thiệt hại cho bên được ủy quyền, nếu không có thì phải thông báo trước một thời gian hợp lý.

+ Phải thông báo bằng văn bản cho bên thứ ba.

+ Việc thông báo cho bên được ủy quyền nên thành lập văn bản và cũng nên có người làm chứng hoặc bằng chứng để đảm bảo bên thứ ba đã nhận được thông tin về việc hủy hợp đồng ủy quyền.

Thứ hai, nếu như hợp đồng ủy quyền đã được công chứng thì ngoài quy định tại Bộ luật Dân sự cần phải tuân theo quy định Luật Công chứng 2014.

Nếu như hợp đồng ủy quyền đã được công chứng thì việc đơn phương hủy hợp đồng ủy quyền theo quy định tại Điều 51 Luật Công chứng 2014:

Điều 51. Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch

1. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó.

Hợp đồng ủy quyền nếu được công chứng thì càng có giá trị, tuy nhiên theo các quy định của Luật Công chứng 2014 thì hợp đồng ủy quyền đã được công chứng muốn hủy bỏ thì phải có cam kết bằng văn bản của những người tham gia hợp đồng, tức là bắt buộc phải có sự tham gia của bên ủy quyền và bên được ủy quyền. Như vậy với quy định này thì bạn sẽ không được đơn phương hủy hợp đồng ủy quyền đã được công chứng.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng

Bất động sản được xem là một trong những tài sản có giá trị cao nhất hiện tại, chính vì thế những thủ tục mua bán, chuyển nhượng, cho tặng phải có giấy tờ đầy đủ để tránh những rủi ro về sau. Phổ biến nhất đó chính là thủ tục ủy quyền mua bán đất, vậy thủ tục này có bao nhiêu bước? nội dung ủy quyền mua bán đất đất bao gồm những gì? luật ủy quyền mua bán đất như thế nào? Hãy cùng Nhật Nam giải đáp qua bài viết sau đây nhé.Thủ tục ủy quyền mua bán đất cần điều kiện gì?

Người được ủy quyền có thể tự tay ký hợp đồng mua bán nhà đất với bên kia không?
Thủ tục ủy quyền mua bán đất cần những giấy tờ gì?

Để bắt đầu thực hiện giấy ủy quyền mua bán đất đai thì các bên liên quan trong quan hệ thủ tục ủy quyền mua bán đất bắt buộc phải đáp ứng những điều kiện sau đây:

Thứ nhất, người ủy quyền mua bán nhà đất phải có quyền mua – bán bất động sản theo quy định của Luật Đất đai, Luật uỷ quyền mua bán đất, Luật Nhà ở,… và pháp luật có liên quan khác.

Thứ hai, cả người ủy quyền mua bán đất và người được ủy quyền mua bán đất đều phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ như:

– Người thực hiện ủy quyền phải từ đủ 18 tuổi trở lên;

– Không thuộc vào một trong những trường hợp như, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định tại Điều 22, 23, 24 của Bộ luật Dân sự năm 2015.

Thứ ba, giữa 02 bên là người ủy quyền mua bán nhà đất và người được ủy quyền mua bán nhà đất phải làm hợp đồng với nội dung ủy quyền mua bán đất.  Nội dung ủy quyền mua bán đất trong hợp đồng được tự do thỏa thuận giữa 2 bên, hợp đồng này nên có một số nội dung cơ bản như sau:

  • Thông tin chi tiết của bên ủy quyền và bên được ủy quyền mua bán BĐS – nhà đất 
  • Nội dung chi tiết công việc, thời hạn ủy quyền
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên;
  • Cách giải quyết tranh chấp, hoặc sự cố phát sinh…

Người được ủy quyền có thể tự tay ký hợp đồng mua bán nhà đất với bên kia không?
Thủ tục ủy quyền mua bán đất cần những giấy tờ gì?

Do giấy ủy quyền mua bán đất đai trong trường hợp này có tài sản là bất động sản như đất đai, nhà ở. Cho nên theo luật uỷ quyền mua bán đất hiện hành, hợp đồng phải được lập thành văn bản, công chứng thì mới được coi là hợp pháp và có giá trị pháp lý. Chính vì thế, để công chứng thành công, người ủy quyền phải chuẩn bị các thủ tục ủy quyền mua bán đất như sau:

– Phiếu yêu cầu công chứng;

– Bản photo giấy tờ pháp lý của người yêu cầu công chứng;

– Bản photo chứng nhận quyền sử dụng đất của người ủy quyền;

– Dự thảo hợp đồng ủy quyền;

– Bản photo các giấy tờ có liên quan khác theo yêu cầu của phòng công chứng.

1. Thủ tục ủy quyền mua bán đất

Giao dịch mua bán nhà đất – bất động sản dựa trên ủy quyền mua bán nhà đất, hoàn toàn có điểm tương đồng so với thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất thông thường. Tuy nhiên, về phần làm hồ sơ, bên nào được ủy quyền thì bên đó phải chuẩn bị thêm hợp đồng ủy quyền như trên.

Cụ thể,thủ tục ủy quyền mua bán đất sẽ gồm có những giấy tờ sau:

– Sổ hộ khẩu;

– Giấy tờ chứng minh đây là tài sản riêng do được tặng cho riêng, do được thừa kế 

– Hợp đồng ủy quyền bán đất đã được công chứng;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở;

– CMND hoặc CCCD của người ủy quyền và người được ủy quyền;

Người được ủy quyền có thể tự tay ký hợp đồng mua bán nhà đất với bên kia không?
Thủ tục ủy quyền mua bán đất cần những giấy tờ gì?

Cuối cùng, các bên tiến hành các thủ tục chuyển nhượng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, trên thực tế, giao dịch mua bán đất thông qua người được ủy quyền có thể xảy ra rất nhiều rủi ro lừa đảo, chiếm đoạt tiền giao dịch và tài sản. Nên khi tham gia vào giao dịch trên bạn cần tập trung đọc và lưu ý một số điểm sau: Kiểm tra kỹ các nội dung cơ bản của hợp đồng như: Ngày tháng, họ tên, người được ủy quyền có được toàn quyền quyết định tài sản BĐS đó hay không?; Thời hạn ủy quyền của hợp đồng còn hay đã hết hạn?

Tìm hiểu thêm:

2. Những câu hỏi thường gặp liên quan đến thủ tục ủy quyền mua bán đất

Người được ủy quyền có thể tự tay ký hợp đồng mua bán đất với bên kia không?

Người đại diện ủy quyền mua bán đất có thể ký hợp đồng mua bán nhà đất, bán nhà đất cho người mua, việc này phụ thuộc vào phạm vi giới hạn ủy quyền.

Người được ủy quyền mua bán đất có phải đóng thuế thu nhập cá nhân khi giao dịch hay không?

Điểm b, Khoản 3, Điều 1 Thông tư 111/2012/TT-BTC thì trường hợp ủy quyền quản lý BĐS hoặc có các quyền như đối với cá nhân sở hữu BĐS theo quy định của pháp luật thì người nộp thuế là cá nhân ủy quyền tài sản bất động sản.

Người được ủy quyền có thể tự tay ký hợp đồng mua bán nhà đất với bên kia không?

Hợp đồng ủy quyền mua bán đất có bắt buộc công chứng không?
Hiện tại, chưa có văn bản pháp luật nào quy định phải công chứng hợp đồng ủy quyền mua bán đất. Tuy nhiên, để tránh rủi ro và tranh chấp có thể phát sinh trong thủ tục ủy quyền mua bán đất thì các bên nên thỏa thuận đưa hợp đồng ủy quyền đi công chứng.

Kết luận

Sau những phân tích trên, việc mua bán đất bằng hình thức giấy ủy quyền mua bán đất đai này có thể khiến bên mua gặp tương đối nhiều rủi ro, thậm chí có thể bị “trắng tay” nếu sơ suất. Do đó, để luôn bảo đảm quyền lợi về mặt pháp luật, người mua thực hiện đầy đủ thủ tục ủy quyền mua bán đất theo đúng pháp luật, công chứng rõ ràng đầy đủ và có thể nhờ sự hỗ trợ từ dịch vụ bên ngoài nếu chưa có đủ kinh nghiệm.

Thủ tục ủy quyền mua bán đất cần những giấy tờ gì?

Sổ hộ khẩu; Giấy tờ chứng minh đây là tài sản riêng do được tặng cho riêng, do được thừa kế; Hợp đồng ủy quyền bán đất đã được công chứng; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở; ND hoặc CCCD của người ủy quyền và người được ủy quyền;

Người được ủy quyền mua bán đất có phải đóng thuế thu nhập cá nhân khi giao dịch hay không?

Điểm b, Khoản 3, Điều 1 Thông tư 111/2012/TT-BTC thì trường hợp ủy quyền quản lý BĐS hoặc có các quyền như đối với cá nhân sở hữu BĐS theo quy định của pháp luật thì người nộp thuế là cá nhân ủy quyền tài sản bất động sản.