Người già là bao nhiêu tuổi?

Bà nội tôi năm nay được 62 tuổi những trông bà vẫn còn rất trẻ, ấy vậy mà Hội người cao tuổi ở địa phương tôi thường xuyên mời bà đi họp. Điều này khiến tôi vô cùng băn khoăn. Vì vậy nên tôi muốn hỏi: Bao nhiêu tuổi thì được gọi là người cao tuổi? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: [email protected]

Người cao tuổi theo quy định pháp luật là bao nhiêu tuổi? Chính sách của Nhà nước đối với người cao tuổi được quy định như thế nào? - Câu hỏi của anh Tuấn (Hải Dương)

Người già là bao nhiêu tuổi?
Mục lục bài viết

Người cao tuổi theo quy định pháp luật là bao nhiêu tuổi?

Theo quy định tại Điều 2 về nội dung này như sau:

Người cao tuổi
Người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.

Như vậy, người cao tuổi theo quy định pháp luật là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.

Ngoài ra, pháp luật quy định ngày 06 tháng 6 hằng năm là Ngày người cao tuổi Việt Nam.

Người già là bao nhiêu tuổi?

Người cao tuổi theo quy định pháp luật là bao nhiêu tuổi? Chính sách của Nhà nước đối với người cao tuổi được quy định như thế nào?

Chính sách của Nhà nước đối với người cao tuổi được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 4 quy định chính sách của Nhà nước đối với người cao tuổi như sau:

- Bố trí ngân sách hằng năm phù hợp để thực hiện chính sách chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.

- Bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Lồng ghép chính sách đối với người cao tuổi trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

- Phát triển ngành lão khoa đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi; đào tạo nhân viên chăm sóc người cao tuổi.

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho người cao tuổi rèn luyện sức khoẻ; tham gia học tập, hoạt động văn hoá, tinh thần; sống trong môi trường an toàn và được tôn trọng về nhân phẩm; phát huy vai trò người cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Khuyến khích, hỗ trợ cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tuyên truyền, giáo dục ý thức kính trọng, biết ơn người cao tuổi, chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi.

- Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi.

- Xử lý nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Người cao tuổi có những quyền và nghĩa vụ nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 ghi nhận người cao tuổi có những quyền và nghĩa vụ sau:

Quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi
1. Người cao tuổi có các quyền sau đây:
a) Được bảo đảm các nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ;
b) Quyết định sống chung với con, cháu hoặc sống riêng theo ý muốn;
c) Được ưu tiên khi sử dụng các dịch vụ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Được tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hoá, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch và nghỉ ngơi;
đ) Được tạo điều kiện làm việc phù hợp với sức khoẻ, nghề nghiệp và các điều kiện khác để phát huy vai trò người cao tuổi;
e) Được miễn các khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội, trừ trường hợp tự nguyện đóng góp;
g) Được ưu tiên nhận tiền, hiện vật cứu trợ, chăm sóc sức khỏe và chỗ ở nhằm khắc phục khó khăn ban đầu khi gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc rủi ro bất khả kháng khác;
h) Được tham gia Hội người cao tuổi Việt Nam theo quy định của Điều lệ Hội;
i) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người cao tuổi có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nêu gương sáng về phẩm chất đạo đức, lối sống mẫu mực; giáo dục thế hệ trẻ giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; gương mẫu chấp hành và vận động gia đình, cộng đồng chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
b) Truyền đạt kinh nghiệm quý cho thế hệ sau;
c) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, người cao tuổi có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Được bảo đảm các nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ;

- Được quyết định sống chung với con, cháu hoặc sống riêng theo ý muốn;

- Được ưu tiên khi sử dụng các dịch vụ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Được tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hoá, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch và nghỉ ngơi;

- Được tạo điều kiện làm việc phù hợp với sức khoẻ, nghề nghiệp và các điều kiện khác để phát huy vai trò người cao tuổi;

- Được miễn các khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội, trừ trường hợp tự nguyện đóng góp;

- Được ưu tiên nhận tiền, hiện vật cứu trợ, chăm sóc sức khỏe và chỗ ở nhằm khắc phục khó khăn ban đầu khi gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc rủi ro bất khả kháng khác;

- Được tham gia Hội người cao tuổi Việt Nam theo quy định của Điều lệ Hội;

- Và các quyền khác theo quy định của pháp luật.

- Nêu gương sáng về phẩm chất đạo đức, lối sống mẫu mực; giáo dục thế hệ trẻ giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; gương mẫu chấp hành và vận động gia đình, cộng đồng chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

- Truyền đạt kinh nghiệm quý cho thế hệ sau;

- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];