Người nhàn hạ là gì

X

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

Đã hiểu!
Quảng cáo
Người nhàn hạ là gì

Đây là hình ông Đạo Lập đăng trên tờ báo khác: Tiểu thuyết thứ bảy. Ảnh: L.Điền

Nhớ hồi nhỏ ở quê tự dưng xuất hiện tờ tuần san Bách Khoa Văn Học. Hồi đó thiếu sách nên thấy chữ là đọc, lớn lên mới nghĩ có lẽ những người làm tờ đó ôm cái mộng tục bản tờ Bách Khoa hồi trước chăng.
Và đâu khoảng số 4 hay 5 gì đó, có đăng một bài viết về ông Đạo Lập, bài này mở đầu bằng câu:
Chim bay về núi tối rồi
Sao không lo liệu còn ngồi đây chi,
Kế đó là lời ông đạo nói với đệ tử, có câu đại khái: Trời tối rồi, thời này mạt pháp rồi, sao con không lo liệu
Rồi người đệ tử hỏi lại: Thầy ơi, mạt pháp là gì vậy, phải chăng là người Pháp tàn mạt?
Ông thầy bất ngờ trước cách hiểu của thằng đệ tử, bèn than rằng: Trời ơi, sao con hiểu sai mà nói ra lại thành cái đúng?
Đọc tới đây mình mắc cười quá bật cười hehe, hiểu mạt pháp như cậu đệ tử vậy là sai, nhưng nói người Pháp tàn mạt trong thời buổi ấy thì lại đúng. Ông đạo cũng bất ngờ trước kiểu kiến giải trớt quớt vậy chăng.
Và mới đây, đêm khuya nằm võng đọc lại lời của cụ Ba Gàn, vừa nhẩm cái chỗ bảo rằng chẳng cần ráng làm cho người ta tin, mà cứ ung dung nhàn hạ
Xảy đâu có người hổng quen nhảy vào hỏi: Ủa anh ơi, em đọc chữ ung dung nhàn hạ, ung dung thì em hiểu, nhưng nhàn hạ nghĩa là gì hả anh? Chẳng hiểu sao mình nói ngay: Oài, nhàn hạ là hà nhạn đó em, hà là sông, nhạn là con chim nhạn, em cứ xem cái cách con chim nhạn nó đi dạo ở bờ sông là hiểu nhàn hạ tức là thế nào ngay thôi.
Người nọ ngập ngừng một giây rồi hỏi tiếp, ủa, nhưng con chim nhạn là chim gì mới được, biết nó dạo ở sông nào mà xem?
Mình bán cái ngay: cái này dễ, em cứ vào google tìm hình chim nhạn là biết ngay chớ khó gì, còn nó dạo ở sông nào có khi google còn biết rõ hơn anh luôn á.
Tự nhiên bên tai lúc ấy nghe một giọng rền rền: Trời ơi, sao con hiểu thì sai mà nói ra thì đúng.
Mình giựt mình cái tưng, hóa ra là mới vừa nằm mơ. Xong nghĩ lại cái câu nói của giọng rền rền kia sao quen quá, và bèn nhớ ra nó là cái câu mình từng đọc trong Bách Khoa Văn Học hồi xưa ở quê.
Hê hê

Đêm Sài Gòn, 3-1-2017

Lam Điền

Quảng cáo

Share this:

Có liên quan

  • Bài ký lớp Khí công dưỡng sinh tại Sài Gòn
  • 23.01.2015
  • Trong "Đời - Đạo"
  • Tác phẩm lớn, Tác phẩm nhỏ
  • 25.11.2021
  • Trong "Tư liệu"
  • Chữa bệnh nhờ thuốc và nhờ phước
  • 08.08.2021
  • Trong "Bản thảo ngày xưa"