Người tiểu đường ăn gạo lứt có tốt không

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng nên thay thế gạo bằng những loại thực phẩm khác nhằm hạn chế lượng đường trong cơ thể. Tuy nhiên, gạo có rất nhiều loại, đồng nghĩa với chỉ số đường huyết cũng có sự khác nhau. Trong số đó, gạo lứt được biết đến là một loại ngũ cốc nguyên hạt giàu dinh dưỡng mà nhiều người lựa chọn, nhất là đối với những người đang ăn kiêng.

Mặc dù loại gạo này chứa rất nhiều dưỡng chất vì giữ lại được lớp mầm và cám nhưng vẫn chứa nhiều Carbs. Vậy có nên sử dụng gạo lứt cho người tiểu đường không? Bạn hãy tìm kiếm câu trả lời qua bài viết mà Eco Pharmalife mang đến dưới đây nhé!

Giá trị dinh dưỡng mà gạo lứt mang lại

Người tiểu đường ăn gạo lứt có tốt không

Trong một chén gạo lứt (khoảng 202gr) nấu chín sẽ cung cấp lượng dinh dưỡng như sau:

  • Calo: 248
  • Carbs: 52gr
  • Chất đạm: 6 gam
  • Chất xơ: 3 gam
  • Chất béo: 2 gam
  • Mangan: 86% giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV)
  • Niacin (B3): 32% DV
  • Thiamine (B1): 30% DV
  • Đồng: 23% DV
  • Selen: 21% DV
  • Magie: 19% DV
  • Phốt pho: 17% DV
  • Axit pantothenic (B5): 15% DV
  • Pyridoxine (B6): 15% DV
  • Kẽm: 13% DV

Bạn có thể thấy rằng, loại ngũ cốc nguyên hạt này có thành phần dinh dưỡng đa dạng gồm chất xơ, flavonoid - chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim hay bệnh Alzheimer.

Đồng thời, với hàm lượng Magie dồi dào có trong gạo lứt giúp phát triển hệ thần kinh; phát triển hệ thống xương, cơ; chữa lành vết thương và điều chỉnh lượng đường huyết trong cơ thể.

Ngoài ra, đây cũng là nguồn cung cấp Kali, Folate và Riboflavin lớn.

Lợi ích của gạo lứt đối với người bị tiểu đường

Người tiểu đường ăn gạo lứt có tốt không

Nếu bạn thắc mắc rằng liệu có nên sử dụng gạo lứt cho người bị tiểu đường không thì là CÓ nhé. Vậy gạo lứt có lợi ích gì đối với bệnh tiểu đường, bạn cùng tìm hiểu bên dưới:

Giảm cân hiệu quả, từ đó kiểm soát được lượng đường huyết

  • Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, người bị thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn rất nhiều so với những người có cân nặng ổn định. Do đó, để kiểm soát được căn bệnh này, bạn cần giảm cân và giữ chỉ số cân nặng hợp lý.
  • Có một nghiên cứu đã thực hiện trên 40  người phụ nữ thừa cân, họ chỉ cần mỗi ngày ăn khoảng 150gr gạo lứt (tương đương với 3/4 cốc) đã giúp họ giảm đáng kể cân nặng, vòng eo và chỉ số khối cơ thể (BMI).

Gạo lứt giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường

  • Ưu điểm của gạo lứt so với gạo trắng là khả năng kiểm soát lượng đường huyết sau ăn và tăng chỉ số HbA1C.
  • Theo thống kê của một cuộc nghiên cứu trên 28 người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 kéo dài 8 tuần đã cho thấy rằng, nếu ăn gạo lứt ít nhất 10 lần trong tuần sẽ giúp đường huyết được ổn định và ngăn ngừa các nguy cơ biến chứng tim mạch do bệnh tiểu đường gây ra.

Ăn gạo lứt giúp ngăn ngừa tiến triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2

  • Mặc dù cơ chế bảo vệ cơ thể qua việc ăn gạo lứt chưa có những kết luận rõ ràng nhưng hàm lượng chất xơ và magie dồi dào trong thực phẩm này chính là những tiền đề giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Những lưu ý khi sử dụng gạo lứt cho người tiểu đường

Người tiểu đường ăn gạo lứt có tốt không

Mặc dù gạo lứt là thực phẩm tốt cho người tiểu đường như khi sử dụng, bạn cũng cần tuân thủ các nguyên tắc để đem lại hiệu quả tốt nhất.

  • Gạo lứt có nhiều dưỡng chất tốt cho người tiểu đường thật nhưng bạn chỉ nên sử dụng nó như một loại thực phẩm hỗ trợ và thêm vào trong khẩu phần ăn chứ không nên chỉ sử dụng gạo lứt với hi vọng có thể kiểm soát tốt bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, vì gạo này thường cứng và chứa nhiều chất xơ nên bạn cần nhai thật kỹ để dễ tiêu hóa.
  • Bạn cũng cần chú ý lượng cơm gạo lứt cung cấp trong mỗi bữa ăn vì nó cũng được tính là thực phẩm cung cấp tinh bột. Nếu sử dụng quá nhiều sẽ khiến lượng đường trong máu tăng đột ngột. Do đó, nên chia nhỏ bữa ăn ra thành 4 - 5 bữa trong ngày và mỗi bữa chỉ nên ăn nửa bát cơm gạo lứt.
  • Bạn cũng cần bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm khác để bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho cơ thể vì gạo lứt không thể nào cung cấp đủ chất dinh dưỡng mà cơ thể cần được. Tuy nhiên, bạn cũng cần tránh xa các loại thức ăn nhanh, đồ ngọt, thuốc lá, chất có cồn, ...
  • Ngoài ra, khi sử dụng gạo lứt bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra lượng đường huyết theo định kỳ để có thể kiểm soát tốt hơn và cân chỉnh lượng gạo lứt bổ sung vào cơ thể mỗi ngày.

Việc sử dụng gạo lứt cho người tiểu đường hoàn toàn có thể. Do đó, bạn nên thêm thực phẩm này vào thực đơn hàng ngày nhé.

Hi vọng rằng bài viết trên đây giúp ích cho bạn hoặc bạn có thể liên hệ với chúng tôi để tham khảo thêm nhiều thông tin bổ ích cho mình và người thân!