Người từ bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự

Người từ bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự

Độ tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật theo quy định hiện hành, Như vậy theo quy định trên ta thấy nếu người gây thiệt hại là ...

Độ tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật

Câu hỏi của bạn:

     Xin luật sư cho biết: Tuổi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật là bao nhiêu? Tôi xin cảm ơn

     Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về độ tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật về cho chúng tôi, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về độ tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009;
  • Bộ luật dân sự năm 2015;

     Do trong câu hỏi của bạn chỉ nói tuổi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật từ mà không nói rõ đó là trách nhiệm pháp luật là hình sự hay dân sự. Do vậy chúng tôi xin trả lời như sau:

1. Độ tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật là gì?

        Độ tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật là thời điểm công dân Việt Nam phải chịu trách nhiệm đối với những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội do mình gây ra. Độ tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật được phân thành độ tuổi chịu trách nhiệm trong lĩnh vực hình sự và độ tuổi chịu trách nhiệm trong lĩnh vực dân sự. Quy định độ tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật được khoa học xác định thông qua quá trình phát triển về nhận thức của con người. Khi đến độ tuổi đó thì công dân cần chịu trách nhiệm với những sai phạm của chính mình.

2. Độ tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật trong lĩnh vực hình sự

     Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung một số điều năm 2009 quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:

Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc  tội phạm  đặc biệt nghiêm trọng.

     Như vậy theo quy định trên ta thấy người từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm bao gồm cả tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.

     Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, tội phạm rất nghiêm trọng được hiểu là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù và trong khi phạm tội người phạm tội phải biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, biết hậu quả có thể xảy ra và mong muốn hoặc bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.

     Đồng thời người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi còn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Tội phạm đặc biệt nghiêm trong được hiểu là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình, trong trường hợp này người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về cả lỗi cố ý là vô ý

Người từ bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự

Độ tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật

3. Độ tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật trong lĩnh vực dân sự

  Điều 586 BLDS năm 2015 quy định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau:

  Điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân

1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được “

     Như vậy theo quy định trên ta thấy nếu người gây thiệt hại là người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

     Nếu người gây thiệt hại là người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

     Nếu người gây thiệt hại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về độ tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật:

Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về tội loạn luân tới địa chỉ:  chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Người từ bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự
Người từ bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự

phân biệt bị can, bị cáo

Thông thường một người phải chịu trách nhiệm hình sự khi vi phạm các quy định của bộ luật hình sự, tuy nhiên cũng có xem xét tới độ tuổi của người thực hiện hành vi vi phạm đó mà có thể người vi phạm sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Quy định tại điều 12 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) quy định về độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự như sau:

Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.

Bao nhiêu tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự

Căn cứ theo quy định trên, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể phân chia như sau:

  • Dưới 14 tuổi, người phạm tội sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên trong một số trường hợp người phạm tội có thể bị đưa vào một số trường giáo dưỡng để giáo dục.
    Người dưới 14 tuổi được coi là người chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc chưa có năng lực trách nhiệm hình sự và không phải chịu trách nhiệm hình sự bởi vì xét về mặt sinh lý trí tuệ của đối tượng này chưa phát triển đầy đủ nên chưa nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội về hành vi của mình, chưa đủ khả năng tự chủ khi hành động. Tuy nhiên trong một số trường hợp người phạm tội sẽ phải đưa vào trường giáo dưỡng để giáo dục.
  • Từ 14 đến dưới 16 tuổi. Với độ tuổi này người phạm tội thực hiện hành vi vi phạm quy định trong bộ luật hình sự 2015 sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Các tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự được liệt kê cụ thể tại Khoản 2, Điều 12 Bộ luật hình sự 2015. Nhìn chung các tội này đều là những tội có tính chất rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
  • Trên 16 tuổi người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về mọi tội. Mặc dù phải chịu trách nhiệm hính sự về mọi tội nhưng pháp luật cũng có quy định riêng về áp dụng hình phạt đối với người phạm tội chưa đủ 18 tuổi nhằm tạo điều kiện cho những người này có cơ hội để sửa sai.

Phân tích về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Thứ nhất: Tuổi chịu trách nhiệm hình sự đều là “đủ mười 14 tuổi trở lên”, “đủ 16 tuổi trở lên”. Tức là người có hành vi vi phạm quy định pháp luật hình sự phải đạt tuổi đủ 14 tuổi, đủ 16 tuổi tính đến thời điểm người đó phạm tội. Hiểu một cách đơn giản thì người phạm tội có tuổi: 13 tuổi 11 tháng hay 15 tuổi 10 tháng thì đều chưa đạt tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự.
Thứ hai: Tuổi chịu trách nhiệm hình sự đã được cụ thể hóa và quy định chặt chẽ hơn so với Bộ luật hình sự năm 2009. Nếu như Bộ Luật hình sự năm 2009 chỉ quy định người phạm tội đủ 16 tuổi trở lên thì phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội phạm, còn người đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên Bộ luật hình sự 2015 đã quy định về vấn đề này cụ thể và chặt chẽ hơn về trách nhiệm hình sự của người đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ mười 16 tuổi qua việc chỉ rõ nếu phạm tội trong độ tuổi này thì người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về những loại tội nào. Chẳng hạn như đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác, tội hiếp dâm….. Nhìn chung quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự năm 2015 đã chặt chẽ, cụ thể hơn nhiều so với quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự năm 2009.

Như vậy, Bộ luật hình sự 2015 đã có quy định cụ thể rõ ràng hơn so với Bộ luật dân sự 1999: Bổ sung quy định loại trừ đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự (Ví dụ: tội dâm ô, tội giao cấu với người chưa thành niên…) nhằm đảm bảo sự thống nhất trong quy định pháp luật giữa Phần Chung và Phần Tội phạm của Bộ luật hình sự; Quy định cụ thể trường hợp người phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự trong 28 tội được liệt kê ở trên

Xem thêm: Các loại tội phạm

Bài viết liên quan