Nguyễn ái quốc gửi bản yêu sách của nhân dân an nam tới hội nghị véc-xây vào năm nào?

(HNM) - Được biết tại Hội nghị Vécxây, các nước thắng trận thế chiến thứ II sẽ có tuyên bố trao trả độc lập cho các nước phụ thuộc, Nguyễn Ái Quốc thay mặt Hội Người Việt Nam yêu nước tại Pháp trực tiếp đến Văn phòng hội nghị trao bản Yêu sách của nhân dân An Nam (Revendcations du frenple An namite), ký tên Nguyễn Ái Quốc gồm 8 điểm, chủ yếu yêu cầu Chính phủ Pháp công nhận và thực hiện các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng, quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.

Nguyễn ái quốc gửi bản yêu sách của nhân dân an nam tới hội nghị véc-xây vào năm nào?

Bản Yêu sách cũng như yêu cầu của các dân tộc bị áp bức không được xem xét. Những tuyên bố nào là độc lập, tự trị, tự do, dân chủ cho các dân tộc chỉ là giả dối. Ngay sau khi Hội nghị Vécxây kết thúc, Nguyễn Ái Quốc đã cho in bản Yêu sách thành truyền đơn, đăng báo ở Pháp và đặc biệt chuyển ngữ thành bài ca Việt Nam yêu cầu ca bằng 47 câu lục bát và song thất lục bát dễ hiểu, dễ thuộc gửi về nước cùng bản Yêu sách để người dân hiểu, giác ngộ, tích cực tham gia đấu tranh đòi các quyền cho mình và cho dân tộc. Nếu đem so Việt Nam yêu cầu ca với bản Yêu sách thì chuyển ngữ không theo nguyên văn của một văn bản chính luận - luận đề, mà nó là một thể loại diễn ca, vẫn bảo đảm nội dung tư tưởng và trình tự của bản Yêu sách, nhưng được diễn đạt một cách giản dị, mềm mại, dễ hiểu nhất, dễ đi vào lòng người phù hợp với tâm lý, tư tưởng của đông đảo người dân, vừa tác động đến nhận thức, vừa tác động vào tình cảm. Chúng ta so sánh để thấy được Nguyễn Ái Quốc rất quan tâm đến đối tượng đọc văn bản, chẳng hạn như, bản Yêu sách viết: "Từ ngày Đồng minh thắng trận tới nay, tất cả các dân tộc bị lệ thuộc đều chứa chan hy vọng rằng theo những lời cam kết chính thức và trịnh trọng mà các cường quốc Đồng minh đã tuyên bố với toàn thế giới, trong cuộc đấu tranh của văn minh với dã man, thì tiền đồ một thời đại công lý và chính nghĩa nhất định là phải đến với họ. Trong khi chờ cho đến nguyên tắc dân tộc sẽ từ lĩnh vực tư tưởng chuyển vào lĩnh vực hiện thực (…) xin trình với quý Chính phủ trong Đồng minh nói chung và Chính phủ Pháp đáng kính nói riêng, những yêu sách nhỏ sau đây". Khi chuyển thành bài ca tuy vẫn bảo đảm đủ các ý nhưng được diễn đạt một cách uyển chuyển: "Bằng nay gặp hội giao hòa/ Muôn dân hèn yếu gần xa vui tình/ Cậy rằng các nước Đồng minh/ Đem gương công lý giết hình dã man/ Mấy phen công bố rõ ràng/ Dân nào rồi cũng được trang bình quyền/ Việt Nam xưa cũng oai thiêng/ Mà nay đứng dưới thuộc quyền Lang Sa/ Lòng thành tỏ nỗi xót xa/ Giám xin đại quốc soi qua chút nào". Hay như, bản Yêu sách trình bày 8 yêu sách từ 1 đến 8 ngắn gọn, rõ ràng, súc tích thể hiện những yêu cầu cơ bản, khẩn thiết: "1. Ân xá cho tất cả chính trị phạm; 2. Cải cách nền công lý ở Đông Dương bằng cách ban cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những bảo đảm về mặt pháp luật như người Âu Châu; xóa bỏ hoàn toàn và triệt để các tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong dân An Nam; 3. Quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận; 4. Quyền tự do lập hội và hội họp; 5. Quyền tự do xuất ngoại và đi du lịch nước ngoài; 6. Quyền tự do giáo dục, thành lập các trường kỹ thuật và công nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ; 7. Thay chế độ ra sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật; 8. Đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ do người bản xứ bầu ra tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ". Trong Việt Nam yêu cầu ca cũng ngắn gọn, rõ ràng…, cũng từ 1 đến 8. Song cách bày tỏ rất gần với cách nói của dân gian, bằng 8 mục xin nhã nhặn: "Một xin tha kẻ đồng bào/ Vì chưng Chính trị mắc vào tù giam/ Hai xin phép luật sửa sang/ Người Tây, người Việt hai phương cùng đồng/ Những tòa đặc biệt bất công/ Giám xin bỏ dứt rộng dung dân lành/ Ba xin rộng phép học hành/ Mở mang kỹ nghệ, lập thành công thương/ Bốn xin được phép hội hàng/ Năm xin nghĩ ngợi nói bàn tự do/ Sáu xin được phép lịch du/ Bốn phương mặc sức, năm châu mặc tình/ Bảy xin Hiến pháp ban hành/ Trăm điều phải có thần linh pháp quyền/ Tám xin được cử nghị viên/ Qua Tây thay mặt giữ quyền thổ dân". Sau khi đưa ra 8 yêu sách, đoạn kết của bản Yêu sách, Nguyễn Ái Quốc đặt niềm tin và hy vọng vào chính nghĩa, khích lệ các cường quốc và nước Pháp thực hiện những tuyên bố cao cả của họ. Nguyễn Ái Quốc viết: "Đưa ra những yêu sách trên đây, là nhân dân Việt Nam trông cậy vào chính nghĩa thế giới của tất cả các cường quốc và đặc biệt tin vào lòng rộng lượng của nhân dân Pháp cao cả, tức là của những người đang nắm vận mệnh của nhân dân An Nam (…) vì nhân dân An Nam biết rằng, nhân dân Pháp, đại biểu cho tự do và công lý, và không bao giờ từ bỏ lý tưởng cao cả của mình là bác ái toàn thế giới. Vì thế, nghe theo tiếng nói của những người bị áp bức là nhân dân Pháp sẽ làm tròn nhiệm vụ của mình đối với nước Pháp và đối với nhân loại". Cùng với việc diễn dịch trung thành ý tứ của yêu sách: "Tám điều cặn tỏ gần xa/ Chứng nhờ vạn quốc công dân xét tình/ Riêng nhờ dân Pháp công bình/ Đem lòng đoái lại của mình trong tay/ Pháp dân nức tiếng xưa nay/ Đồng bào bác ái sánh tày không ai/ Nỡ nào ngoảnh mặt ngơ tai/ Để cho mấy ức triệu người bơ vơ/ Dân Nam một dạ ước mơ/ Lâu nay từng núp bóng cờ tự do/ Rộng xin dân Pháp giúp cho/ Trong phò tiếng nước, sau phò lẽ công" vì Việt Nam yêu cầu ca gửi về nước cho đồng bào nên Nguyễn Ái Quốc nói rõ mục đích vì sao dịch bản Yêu sách mà có những ý bản Yêu sách không có: "Dịch mấy chữ quốc dân bày tỏ/ Để đồng bào lớn nhỏ đều hay/ Hòa bình mang lại hội này/ Tôn sùng công lý, đọa đày dã man". Bài ca đã chuyển tự nhiên sang thể song thất lục bát để mở rộng và nhấn mạnh tự do, củng cố và thuyết phục, bởi tại Hội nghị Vécxây, một số nước đã có đoàn đại biểu thay mặt các dân tộc bị áp bức và phụ thuộc như Ấn Độ, Ailen, Triều Tiên, Ả Rập… đến Vécxây để yêu cầu trao trả độc lập. Với An Nam mình: "Lẽ nào Nam lại chịu thân tôi đòi/ Hãy mở mắt mà soi cho tỏ/ Nào Ailen, Ấn Độ, Cao Ly/ Xưa, hèn phải bước suy vi/ Nay, gần độc lập cũng vì dân khôn". Tiếp sau đó là sự khích lệ toàn dân: "Hai mươi triệu quốc hồn Nam Việt/ Thế cuộc này phải biết mà lo/ Đồng bào bình đẳng tự do/ Xét mình rồi lại đem so với người" và giãi bày nỗi lòng mong được thấu tỏ: "Ngổn ngang lời vắn than dài/ Anh em đã thấu lòng này cho chưa".

Bản Yêu sách đã làm chấn động dư luận Pháp, trở thành một tiếng vang lớn trong giới nghị sĩ, trong nhân dân Pháp và các nước thuộc địa của Pháp. Bản Yêu sách còn là dấu mốc chuyển biến quan trọng trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.

Nguyễn Sinh Cung – Nguyễn Tất Thành (tức Hồ Chí Minh) sinh ra trong một gia đình Nho giáo có truyền thống yêu nước tại làng Chung Cự, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn (Nghệ An). Thuở niên thiếu, Người phải chứng kiến cảnh nước mất, nhà tan, nhân dân lầm than nô lệ, mọi ngả đường cứu nước của cha anh đều bị dìm trong biển máu. Từ đó hun đúc nên trong tâm hồn người thanh niên trẻ Nguyễn Tất Thành một hoài bão lớn: đi tìm con đường cứu nước, cứu dân, giành độc lập cho dân tộc và tự do, hạnh phúc cho nhân dân.

Ngày 5/6/1911, lúc vừa tròn 21 tuổi, Nguyến Tất Thành bắt đầu hành trình tìm con đường cứu nước của mình. Với tên gọi Văn Ba, Người đã bước lên con tàu Đô đốc Latouche-Tréville của Pháp sang Pháp và sang các nước khác để thực hiện khát vọng. Sau khi xem xét họ làm thế nào Người sẽ trở về giúp đồng bào.

Người đã phải mất 30 năm của cuộc hành trình. Trong 30 năm ấy, Người đã tự “vô sản hóa”, phải “làm bất cứ nghề gì để sống và để đi”: phụ bếp trên tàu, bồi bàn, cào tuyết, rửa ảnh… đã đi hầu khắp các châu lục, đặt chân lên gần 30 nước; tận mắt chứng kiến cảnh những người lao động (nhất là người da đen) bị áp bức bóc lột thậm tệ; học ngoại ngữ trong điều kiện vô cùng khó khăn và thiếu thốn để trau dồi vốn hiểu biết, thâu thái tinh hoa văn hóa của nhân loại; ngót trăm lần thay đổi họ tên để đánh lạc hướng sự truy đuổi của kẻ thù. Tên gọi Nguyễn Ái Quốc được Người sử dụng để ký tên dưới Bản yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam gửi lên Hội nghị hòa bình họp tại Vécxây (Versailles) (Pháp) năm 1919.

        Năm 1918, Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Ngày 18-6-1919, đại biểu các nước đế quốc tham gia chiến tranh họp Hội nghị ở Vécxây. Thay mặt Hội những người yêu nước Việt Nam tại Pháp, Nguyễn Tất Thành cùng Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường thảo ra bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi tới Hội nghị Vécxây. Bản yêu sách được luật sư Phan Văn Trường viết bằng tiếng Pháp (vì lúc này Nguyễn Tất Thành chưa thạo tiếng Pháp). Dưới bản Yêu sách Nguyễn Tất Thành ký tên: Nguyễn Ái Quốc. Đây là lần đầu tiên tên gọi Nguyễn Ái Quốc xuất hiện.

        Bản Yêu sách gồm tám điểm:

        1. Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị;

        2. Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu châu; xóa bỏ hoàn toàn các toà án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam;

        3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận;

        4. Tự do lập hội và hội họp;

        5. Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương;

        6. Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ;

        7. Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật;

        8. Đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ, do người bản xứ bầu ra, tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ.

        Bản Yêu sách này đã được Nguyễn Ái Quốc tới lâu đài Vécxây gửi cho văn phòng Hội nghị, sau đó lần lượt gửi đến các đoàn đại biểu các nước Đồng minh dự hội nghị. Tại Hội nghị, Bản yêu sách đã không được “đả động đến” dù hầu hết các đoàn đại biểu và các nghị sĩ Pháp sau khi nhận được bản Yêu sách đều đã gửi thư trả lời Nguyễn Ái Quốc, bởi mục đích của các nhà tư bản đến dự Hội nghị Vécxây chỉ là bàn việc chia lại thị trường và tranh giành lợi ích. Qua sự kiện này Nguyễn Ái Quốc rút ra kết luận: “Chủ nghĩa Uyn-xơn chỉ là một trò bịp lớn” và “Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”.

        Không lùi bước, Nguyễn Ái Quốc còn tự tay viết Yêu sách bằng hai thứ tiếng: một bản bằng chữ Quốc ngữ theo thể văn vần, nhan đề Việt Nam yêu cầu ca và một bản chữ Hán nhan đề An Nam nhân dân thỉnh nguyện thư. Anh đến Nhà in Sácpăngchiê, số 70 phố Gôbơlanh, bỏ tiền túi của mình thuê in 6.000 bản Yêu sách của nhân dân An Nam để phân phát trong các cuộc hội họp, mít tinh, phát đi nhiều nơi, gửi đến các nhà hoạt động chính trị và tìm cách được đăng trên các tờ báo Nhân đạo, Dân chúng của Pháp và bí mật gửi về Việt Nam.

        Thực dân Pháp bắt đầu chú ý tới người có tên Nguyễn Ái Quốc. Ngay sau ngày diễn ra Hội nghị, Nguyễn Ái Quốc đã bị gọi đến Bộ Thuộc địa Pháp và trong cuộc gặp này hình ảnh Nguyễn Ái Quốc đã bị các mật thám Pháp ghi lại và lưu vào hồ sơ theo dõi đặc biệt.

        Mặc dù bản Yêu sách phản ánh nguyện vọng của nhân dân Việt Nam không được Hội nghị xem xét nhưng lại tác động mạnh mẽ đến cả người Pháp và người Việt Nam trong nước và nước ngoài. Người Pháp coi đây là quả bom làm chấn động dư luận nước Pháp, còn người Việt Nam lại coi đó là tiếng sấm của mùa xuân. Tiếng sấm ấy báo hiệu một điều rằng ở xứ Đông Dương thuộc Pháp có một dân tộc Việt Nam bị áp bức đang khát khao vùng lên giải phóng để giành độc lập cho mình.

        Đặc biệt, từ bản Yêu sách này còn cho thấy một điều quan trọng và ý nghĩa hơn: Một người Việt Nam với tên gọi Nguyễn Ái Quốc đã dũng cảm đưa vấn đề chính trị của Việt Nam ra quốc tế, đòi cho Việt Nam có những quyền cơ bản chính đáng, thiết thực ngay giữa vòng vây của kẻ thù. Đây là người mà viên mật thám Pháp Pôn Ácnu (Paul Arnoux) chuyên theo dõi người Việt Nam sống ở Pari khi tận mắt chứng kiến Nguyễn Ái Quốc đang phân phát truyền đơn in bản Yêu sách cho những người có mặt, đã phải thốt lên dự cảm: “Con người thanh niên mảnh khảnh và đầy sức sống này có thể là người sẽ đặt chữ thập cáo chung lên nền thống trị của chúng ta ở Đông Dương”. Và đúng như dự cảm của Pôn Ácnu, bắt đầu từ đây Nguyến Ái Quốc bằng trí tuệ sắc sảo và bản lĩnh kiên cường của mình sẽ có những hành động “sáng suốt đến lạ thường” để tiếp tục dẫn dắt dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam đi tới độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc./.