Nguyên nhân bị viêm xoang trán

Xoang trán nằm ở vị trí cao nhất, nằm ngay trên ổ mắt, bao gồm hai hốc rỗng tương xứng với hai bên lông mày. Xoang trán chỉ ngăn cách với não bởi một vách xương và thông với hốc mũi qua một hốc dài nên khi bị viêm xoang trán, người bệnh sẽ có triệu chứng điển hình nhất là nhức đầu.

Nguyên nhân bị viêm xoang trán

Viêm xoang trán cần được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả

Nguyên nhân gây viêm xoang trán là gì?

Viêm xoang trán có thể do một số nguyên nhân như sau:

Do không khí ô nhiễm, đây được coi là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây ra tình trạng viêm xoang trán. Đặc biệt là tình trạng bụi bẩn, khói xe, không khí khô do biến đổi khí hậu như hiện nay… khiến tỉ lệ bệnh nhân bị viêm xoang trán ngày càng tăng cao. Ở các thành phố lớn, khu công nghiệp, nhà máy, công xưởng… thì tỉ lệ người bị viêm xoang trán cũng cao hơn hẳn các vùng khác.

Thứ hai: là do nguồn nước bẩn, bị ô nhiễm. Những người sử dụng nguồn nước không đảm bảo an toàn, thường xuyên bơi, ngụp, lặn ở bể bơi công cộng, ao hồ ô nhiễm… sẽ có nguy cơ cao bị viêm xoang trán. Nguyên nhân là do môi trường nước ô nhiễm khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua mũi gây bệnh viêm xoang trán.

Thứ ba: tiền sử mắc các bệnh hô hấp như viêm mũi, viêm mũi dị ứng, polyp mũi gây kích ứng niêm mạc xoang mũi, dẫn đến bệnh viêm xoang trán.

Ngoài 3 nguyên nhân trên, còn có các nguyên nhân chủ quan khác như: cơ địa dị ứng, sâu răng, viêm lợi, viêm họng… cũng có thể gây viêm xoang trán.

Điều trị viêm xoang trán

Chữa trị viêm xoang trán chủ yếu là điều trị nội khoa trong suốt giai đoạn cấp tính, sử dụng kháng sinh và kháng viêm cùng những chất phân tán thường cho hiệu quả tốt bằng đường uống và tại chỗ. Đầu tiên cần phải cho sự dẫn lưu được dễ dàng bằng thông khe mũi giữa và bằng nhỏ thuốc tại chỗ những chất co mạch gây tê, giảm viêm, sưng.

– Khi đã mắc viêm xoang trán, người bệnh cần tránh xa các tác nhân gây bệnh như: khói thuốc lá, mùi xăng dầu, dầu thơm, bụi bẩn, lông chó, mèo, chim, côn trùng…

– Không để căn nhà quá khô khiến mũi càng bị tắc nghẽn. Hãy giữ nhà cửa luôn sạch sẽ, thoáng mát và có độ ẩm vừa phải. Mùa đông nên dùng máy phun độ ẩm để cân bằng được môi trường sống dễ chịu.

– Cần giữ ấm cơ thể khỏi bị lạnh, đeo khẩu trang khi ra đường. Luôn luôn ăn uống, nghỉ ngơi điều độ để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Xoang trán được cấu tạo từ 2 khoang nhỏ hơn nằm ngay phần trên ổ mắt chứa đầy không khí, tương đương tại vị trí vùng lông mày. Thông thường phần xoang trán sẽ tiết ra một chút chất nhầy và đi qua đường mũi. Bệnh viêm xoang trán xảy ra khi chất nhầy không được thoát ra mà bị bít tắc trong xoang và gây nên áp lực quanh vùng trán và mắt.

Viêm xoang trán được xem là bệnh thường gặp nhất trong tất cả những thể viêm xoang. Bệnh này phát sinh khá phổ biến đặc biệt dễ gặp khi thời tiết khô, lạnh, nhất là thời điểm thu đông. 

Xoang trán được cấu tạo từ 2 khoang nhỏ hơn nằm ngay phần trên ổ mắt 

Viêm xoang trán nguyên nhân phát sinh do đâu?

Xác định được nguyên nhân gây bệnh, ta sẽ đưa ra được cách điều trị cũng như biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Bệnh lý viêm xoang trán chủ yếu bắt nguồn từ những nguyên nhân cơ bản sau đây:

Nhiễm virus

Hệ quả tấn công của virus, điển hình như cảm lạnh sẽ gây ra nguy cơ tắc nghẽn phần hốc xoang. Phần dịch nhầy tích tụ với một số lượng lớn gây nên tình trạng đau nhức và viêm nhiễm.

Nhiễm khuẩn

Đối với tình trạng viêm xoang trán do nhiễm khuẩn gây nên. Có thể kéo dài hơn so với những trường hợp bệnh phát sinh bởi virus. Thông thường, bạn sẽ cần đến sự hỗ trợ của các loại thuốc kháng sinh để điều trị. Trong một số trường hợp hiếm hoi, sau khi nhiễm virus có thể bội nhiễm cả vi khuẩn. 

Điều này là do cơ thể đã suy yếu từ sự tấn công của virus trước đó; và các phần xoang trán, hốc mũi cũng đặc biệt dễ tổn thương hơn so với bình thường. Nếu như thời gian nhiễm trùng kéo dài hơn 10-14 ngày; rất có thể tác nhân gây phát sinh bệnh là do vi khuẩn. 

Viêm tại xoang trán do nhiễm khuẩn gây nên có thể kéo dài hơn

Dị ứng (viêm mũi dị ứng)

Ngoài sự tác động của vi sinh vật gây nên, bệnh còn có thể bắt nguồn từ cơ địa dị ứng của mỗi người. Đôi khi sự hình thành, tích tụ dịch nhầy tại phần xoang trán là do mũi tiếp xúc với tác nhân gây ra viêm mũi dị ứng như:

  • Bụi
  • Phấn hoa
  • Da chết, lông, vảy,… của động vật

Thông thường, bệnh viêm mũi dị ứng có thể kéo theo những biểu hiện của viêm xoang trán. Nhưng cần điều tra chính xác nguyên nhân để có hướng điều trị phù hợp.

Dị ứng phấn hoa, bụi có thể là nguyên nhân 

Lệch vách ngăn mũi

Vách ngăn mũi là một bức tường mỏng; hình thành từ mô và sụn có chức năng phân chia khoang mũi thành 2 khoảng không gian với kích thước bằng nhau. Thực tế, có đến 80% vách ngăn mũi của con người đều không thuộc trung tâm. Nhưng điều này không ảnh hưởng đến hoạt động của mũi. 

Tuy vậy, đôi khi tình trạng lệch vách ngăn mũi cũng gây ra những vấn đề nghiêm trọng. Đôi khi gây khó thở hoặc tắc nghẽn dịch nhầy. Đây cũng là nguyên do gây gia tăng bội nhiễm tại xoang trán.

Polyp mũi

Có một khối u mềm, không đau có tại phần niêm mạc của mũi được gọi là polyp mũi. Khối u này có liên quan đến viêm xoang trán, có thể phát triển bởi những nguyên do sau đây:

  • Nhiễm trùng và liên tục tái phát.
  • Dị ứng thuốc, các chất kích thích từ môi trường.
  • Vấn đề liên quan đến đường hô hấp, điển hình là hen suyễn.

Trong đa số các trường hợp, polyp mũi không gây nên nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của con người. Nhưng đôi khi sự phát triển của chúng có thể chặn, hạn chế luồng không khí cũng như dịch nhầy đi qua xoang. 

Polyp mũi phát triển cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh

Triệu chứng viêm xoang trán điển hình

Viêm xoang trán xuất hiện khá phổ biến, triệu chứng của bệnh lý này có nhiều điểm tương đồng với các bệnh viêm xoang khác. Tuy nhiên, bởi xoang trán có liên quan mật thiết đến những vùng khác. Do đó có thể gây nên hiện tượng đau nhức những vùng này. Biểu hiện cụ thể là: 

Chảy mũi, nghẹt mũi

Chảy mũi, nghẹt mũi là một trong những dấu hiệu khởi phát xuất hiện đầu tiên. Có liên quan đến hầu hết các bệnh liên quan đến hô hấp, tai mũi họng. Xoang trán có phần lỗ thông xuống khoang mũi nên dịch sẽ chảy thẳng qua đó; cùng với đó kết hợp với sự tăng tiết dịch mũi gây nên hiện tượng chảy nước mũi, nghẹt mũi.

Bệnh khi mới khởi phát, dịch thường loãng và có màu trong suốt nhưng sau một thời gian sẽ chuyển sang đặc, dính và có lẫn mủ xanh hoặc vàng nâu. Với những người có triệu chứng viêm quá lâu; dịch dính nhiều lấp hết đường dẫn lưu từ xoang, có thể không thấy chảy mũi. Tình trạng nghẹt mũi, chảy mũi còn kéo theo tình trạng hơi thở có mùi hôi do sự phát triển của vi khuẩn.

Đau nhức vùng mặt

Đây là một trong những dấu hiệu đặc trưng của bệnh nhân viêm xoang do phần xoang nằm sâu trong hộp sọ và có vị trí gần với nhiều dây thần kinh; gần nhiều bộ phận khác như nền xương sọ, hốc mắt, khoang hàm… Người bị viêm xoang trán thường đau nhức vùng giữa trán dọc theo 2 bên lông mày sang vùng thái dương.

Tùy theo tình trạng mà cơn đau diễn ra một bên hoặc ồ ạt cả 2 bên. Đa số những bệnh nhân mới bị viêm tại xoang trán thường chỉ đau một bên nhưng không điều trị sớm sẽ lan sang cả 2 bên.

Đau nhức vùng mặt là dấu hiệu đặc trưng của bệnh nhân viêm xoang

Đau vùng hốc mắt

Xoang trán có vị trí ngang với phần lông mày và trên hốc mắt nên khi có viêm nhiễm tiến triển trong thời gian dài, vùng hốc mắt cũng bị ảnh hưởng. Những người bị viêm nặng, nhiều mủ sẽ có cảm giác đau tức vùng hốc mắt, ấn nhẹ vào thấy đau. Trường hợp bị viêm nhẹ có thể không đau nhức. Nhưng thời tiết thay đổi mới thấy đau nhẹ. 

Biến chứng của viêm xoang trán

Cũng giống như nhiều bệnh viêm xoang khác, nếu như bệnh không được điều trị kịp thời cũng có những biến chứng ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống. Do vị trí của xoang gần mắt, trên khoang mũi… Nên có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: 

Biến chứng vào tai

Viêm xoang có thể gây ra những biến chứng tai, mũi họng; và đặc biệt là biến chứng ở tai có thể gây chảy mủ tai, thậm chí là thủng màng nhĩ, gây điếc, gây viêm tai giữa. Nguyên nhân là do dịch từ vùng xoang trán xâm nhập vào tai gây ổ viêm tại đây. 

Viêm xoang có thể gây ra những biến chứng tại vùng tai

Biến chứng vào ổ mắt

Bởi có vị trí gần với ổ mắt nên khi bệnh lý viêm tại xoang trán có thể dễ gây nên tình trạng biến chứng ổ mắt. Nếu như tình trạng viêm nhiễm tại vùng xoang trán kéo dài sẽ gây nên sự phát triển của vi khuẩn tại vùng hốc mắt; dẫn đến nóng đỏ, áp xe mắt, viêm tuyến lệ, sưng mí… Trường hợp nặng có thể suy giảm thị lực, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ mù. 

Biến chứng vào não

Đây là dạng biến chứng rất nguy hiểm, bởi nó có thể đe dọa trực tiếp đến mạng sống của bệnh nhân. Bởi vị trí của xoang khá gần với nền hộp sọ nên xoang trán bị viêm không chỉ gây ra tình trạng đau nhức đầu mà còn kéo theo biến chứng do vi khuẩn xâm nhập vào nền hộp sọ, màng não.

Các phương pháp sử dụng để điều trị viêm xoang trán 

Viêm xoang trán cần được xác định sớm do nguyên nhân gì và có cách điều trị phù hợp. Một số phương pháp điều trị phù hợp đó là: 

Thuốc nội khoa

Hiện nay, phương pháp chữa viêm tại xoang trán chủ yếu dùng phương pháp nội khoa trong giai đoạn viêm xoang cấp. Giai đoạn này các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định người bệnh dùng các loại thuốc kháng viêm, kháng sinh để cải thiện triệu chứng tại chỗ. Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị cần làm thông thoáng dẫn lưu bằng cách nhỏ thuốc tại chỗ. Bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Zinnat phối hợp metronidazol, ciprofloxacin, cifixim…
  • Thuốc kháng viêm: Neo pyrazon, diclofenac, mobic…
  • Điều trị thông xoang với thuốc nhỏ, để giảm áp lực làm dịu cơn đau.

Giải quyết tắc nghẽn xoang sẽ là biện pháp để giúp cho xoang được thông thoáng. Các bác sĩ thường thực hiện theo quy trình: 

  • Loại bỏ phần dịch nhầy, làm sạch đảm bảo hốc xoang được thông thoáng.
  • Phục hồi tái tạo chức năng của niêm mạc, để giúp mau lành.
  • Khơi thông đường thở, tránh ngạt mũi, sử dụng các loại thuốc đặc trị.

Thuốc kháng sinh được điều trị nhiều trong viêm xoang

Dùng mẹo dân gian

Sử dụng các phương pháp dân gian cũng được nhiều người lựa chọn bởi mức chi phí thấp, dễ thực hiện và an toàn. Một số mẹo dân gian được áp dụng và truyền lại mang đến hiệu quả như: 

  • Cây giao: Nghiền nát cây giao, cho thêm nước và đun sôi, dùng giấy cuộn vào hít hơi thuốc vào mũi khoảng 5-7 lần, bằng miệng 1-2 lần. Thực hiện liên tục 3-5 ngày để mang đến hiệu quả tốt nhất.  
  • Hoa ngũ sắc: Hoa ngũ sắc có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả, người bệnh có thể lấy cây hoa giã nát. Sau đó lấy tăm bông rồi đặt vào mũi khoảng 2 – 3 phút.
  • Lá trà xanh: Dùng nước trà xanh pha cùng chút muối, dùng tay bịt một bên mũi, bên còn lại hít lấy nước trà rồi đẩy ra bằng miệng. Thực hiện 3-4 lần vào mỗi sáng. 

Tuy cách thực hiện này đơn giản nhưng khả năng chữa dứt điểm không cao, chỉ dùng trong trường hợp bệnh nhẹ để thuyên giảm triệu chứng. Với viêm xoang mãn tính gần như không có hiệu quả, nếu thực hiện sai cách còn có thể khiến bệnh nặng hơn. 

Cây giao cũng được sử dụng để chữa trị bệnh

Phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật xoang trán là hướng điều trị ngoại khoa với những trường hợp xoang trán đơn thuần, mạn tính mà hướng điều trị nội khoa không đem lại kết quả tốt. Bên cạnh đó còn do nguyên nhân xoang có các u nhầy, nhiễm nấm, polyp, u xương… ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. 

Phương pháp điều trị phẫu thuật khá phức tạp, nên chỉ được áp dụng sau cùng nếu như những phương pháp khác không mang đến hiệu quả. Nếu như cơ địa và chăm sóc sau phẫu thuật không tốt có thể gây biến chứng sau mổ như nhiễm trùng, chảy máu, rò dịch…

Phương pháp phòng ngừa viêm xoang trán

Bên cạnh việc điều trị, phòng ngừa bệnh từ sớm cũng là điều cần thiết. Một số hành động đơn giản bạn cần thực hiện để ngừa bệnh như: 

  • Đeo khẩu trang nếu như làm việc trong môi trường nhiều bụi bặm, và trước khi ra đường. 
  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, giữ môi trường sống sạch sẽ để tránh các tác nhân gây bệnh.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt nên ăn nhiều rau củ quả để cung cấp thêm vitamin.
  • Uống đủ nước, giúp làm loãng dịch tiết, tránh tắc nghẽn xoang, mũi.
  • Những người có cơ địa dễ mẫn cảm nên phòng tránh phấn hoa, nấm mốc, nước hoa, thức ăn lạ, nhiệt độ thay đổi.
  • Đi tắm, đi bơi nên lưu ý nước rơi vào tai hoặc vào mũi cần biết cách để nước chảy ra ngoài rồi lấy tăm bông thấm khô.

Uống đủ nước, giúp làm loãng dịch tiết tại vùng xoang mũi

Những câu hỏi thường gặp về viêm xoang trán

Để giúp giải quyết những băn khoăn cho người bệnh, Phương Đông sẽ giải quyết những băn khoăn cho bạn đọc: 

Bệnh viêm xoang trán có thực sự nguy hiểm không?

Viêm xoang trán cấp tính nếu như kéo dài có thể dẫn đến viêm xoang mạn tính, khó chữa trị dứt điểm chỉ có thể sống chung với bệnh. Bên cạnh đó, do vị trí gần với hốc mắt, hộp sọ, tai nên có thể gây ra nhiều biến chứng nếu như không điều trị kịp thời.

Bệnh viêm xoang trán có lây hay không?

Bệnh viêm xoang trán có thể lây lan. Vậy nên không nên dùng vật dụng cá nhân với người bị bệnh viêm xoang.

Nên ăn gì và kiêng ăn gì khi bị viêm xoang?

Chế độ dinh dưỡng của người bệnh cũng góp phần không nhỏ đến sự giảm thiểu hay phát triển của bệnh viêm xoang như. Cụ thể: 

Nên ăn

Người bệnh nên ăn những thức ăn sau để tăng đề kháng, giảm triệu chứng bệnh như: 

  • Thức ăn chứa nhiều kháng sinh như mật ong, tỏi, quất, chanh… Những thực phẩm này có tác dụng giảm tổn thương, hỗ trợ kháng khuẩn và giảm viêm nhanh chóng.
  • Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh để làm loãng dịch ứ đọng trong xoang.

Kiêng ăn

Bên cạnh những loại thực phẩm có lợi, người bệnh cần tránh xa những thực phẩm như:

  • Thực phẩm có chất kích thích như nước có gas, cà phê… có thể gây nên kích ứng, sưng tấy và nhiều dịch mủ. 
  • Thực phẩm cay nóng có thể gây nên trào ngược dạ dày, tăng cường sự tấn công của acid từ dạ dày khiến cho bệnh trầm trọng hơn. 
  • Các sản phẩm từ sữa, phô mai, kem bơ… dễ làm tăng dịch nhầy khiến lưu thông không khí trở nên khó khăn hơn. 

*Tìm hiểu thêm: [Góc giải đáp]: Viêm xoang nên ăn gì, không nên ăn gì là tốt nhất?

Không ăn đồ cay nóng để tránh trào ngược dạ dày

Viêm xoang trán về lâu dài có thể tiến triển nặng với những diễn biến rất khó lường. Chính vì thế, nếu như có những biểu hiện bất thường hãy đi khám ngay và điều trị để tránh những biến chứng không mong muốn. Bệnh có thể được điều trị dứt điểm trong giai đoạn đầu.