Nguyên nhân gây mỡ máu

Nguyên nhân gây mỡ máu

SKĐS - Bệnh mỡ máu cao đang ngày càng phổ biến trong đời sống hiện đại. Do bệnh tiến triển âm thầm, không có biểu hiện cụ thể nên phần đông người Việt còn thờ ơ, chủ quan, đến khi có biến chứng như: tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim... mới tìm biện pháp chữa trị thì đã muộn.

Bệnh mỡ máu cao đang ngày càng trẻ hóa

Mỡ máu cao (hay còn gọi là rối loạn lipid) đã trở thành bệnh thời đại khi số người mắc ngày càng gia tăng. Theo khảo sát của Hội Tim mạch Việt Nam, 29% dân số nước ta mắc bệnh mỡ máu. Thực tế, không chỉ người thừa cân, béo phì mà người gầy cũng có nguy cơ mắc bệnh, điển hình như trường hợp của cô Lê Thị H. (52 tuổi) trú tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa.

Thấy người thường xuyên có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, tức ngực, khó thở, cô H. đi khám sức khỏe thì bàng hoàng nhận được kết quả bị mỡ máu cao. “Từ trước tới nay, trọng lượng cơ thể của tôi luôn duy trì ở mức 42-43kg. Khi bác sĩ thông báo chỉ số cholesterol báo động 7,5mmol/lít, tôi giật mình không hiểu vì sao”.

Sau khi được bác sĩ phân tích, cô H. mới biết nguyên nhân là do rối loạn chuyển hóa lipid khiến việc tổng hợp cholesterol bị ảnh hưởng chức năng chuyển hóa suy giảm, quá trình trao đổi chất diễn ra chậm, mỡ tích tụ trong cơ thể, lâu dần sẽ gây ra bệnh mỡ máu.

Hiện nay, xu hướng mắc bệnh mỡ máu ở nước ta ngày càng trẻ hóa, tăng nhanh ở độ tuổi từ 35 - 44. Nguyên nhân là do ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học, sử dụng nhiều đồ ăn nhanh, thịt đỏ, nội tạng động vật... cộng với thói quen dùng rượu bia, đồ uống có ga... làm tăng cholesterol xấu (LDL) và triglyceride dẫn tới mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ. Bên cạnh đó, áp lực trong công việc, thói quen ít vận động cũng là nguyên nhân khiến bệnh mỡ máu ngày càng phổ biến.

Trường hợp chị Trịnh Thị P., nhân viên văn phòng (37 tuổi) ở Hoài Đức, Hà Nội. Bất ngờ phát hiện chỉ số mỡ xấu (LDL) lên tới 3,47mmol/ lít trong một lần khám sức khỏe. Chị chia sẻ: “Tôi không uống rượu bia, ăn uống cũng rất điều độ, không hiểu sao mỡ máu vẫn cao. Khi tìm hiểu thì mới biết, hóa ra, công việc văn phòng tưởng không vất vả nhưng vì ngồi nhiều, ít vận động chính là nguyên nhân”.

Sản phẩm hữu hiệu cho người mỡ máu cao

Với trường hợp của cô H., sau khi ăn uống, sinh hoạt khoa học kết hợp với sử dụng Mỡ máu Tâm Bình, chỉ sau 1,5 tháng chỉ số cholesterol toàn phần của tôi đã giảm từ 7,5 xuống 6,3mmol/ lít; mỡ xấu (LDL) giảm từ 4,12 xuống 3,84mmol/ lít. Kiên trì sử dụng thêm 2 tháng nữa, đến nay cô thấy người khỏe khoắn, da dẻ hồng hào, không còn cảm giác đau tức ngực, khó thở như trước.

Nguyên nhân gây mỡ máu

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnhKhông chỉ có cô H., chị P. cũng nhận được tín hiệu mừng sau khi sử dụng Mỡ máu Tâm Bình: “May mắn được giới thiệu Mỡ máu Tâm Bình, chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng, mỡ xấu của tôi đã về ngưỡng an toàn 2,54mmol/ lít, chỉ số cholesterol cũng giảm từ 5,5 xuống 3,98mmol/ lít”.

Mỡ máu Tâm Bình là sự kết hợp giữa Y học cổ truyền với các tinh chất hiện đại, với thành phần gồm: Lá sen, Giảo cổ lam, Sơn tra, Ngưu tất, Trạch tả, Nần vàng, Actiso và 2 tinh chất hiện đại Nanocurcumin, Bergamot (chiết xuất Cam Địa Trung Hải). Mỡ máu Tâm Bình có tác dụng vừa hỗ trợ giảm mỡ máu (giảm cholesterol và triglyceride), vừa giảm mỡ gan, giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ. Đồng thời giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu gây huyết áp cao, tai biến mạch máu não, thanh nhiệt giải độc, bảo vệ gan.

Để tìm hiểu về sản phẩm Mỡ máu Tâm Bình hoặc giải đáp thắc mắc về bệnh mỡ máu cao, người bệnh có thể liên hệ hotline 0865344349 để được hỗ trợ tư vấn.


Rối loạn mỡ máu (rối loạn chuyển hóa lipid trong máu) là bệnh lý không có biểu hiện rõ ràng nhưng lại để lại những biến chứng nguy hiểm như xơ vữa động mạch, nhồi máu, đột quỵ. Vậy đâu là dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị? Những thắc mắc này sẽ được Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng giải đáp qua bài viết dưới đây.

1. Rối loạn mỡ máu là bệnh gì?

Nguyên nhân gây mỡ máu

Một trong các chỉ số thay đổi bất thường sẽ gây nên tình trạng rối loạn mỡ máu (rối loạn lipid máu).

Chất béo (lipid) là một trong 5 chất dinh dưỡng bao gồm đường bột (glucid), đạm (protid), chất béo (lipid), vitamin và muối khoáng cơ thể cần nạp mỗi ngày. Chất béo không chỉ đóng vai trò như cung cấp năng lượng, duy trì nhiệt độ cơ thể, thúc đẩy hấp thu các vitamin tan trong chất béo mà còn có vai trò cấu thành màng tế bào. Vì vậy, chất béo rất cần thiết trong hoạt động sống. Tuy nhiên, khi lượng chất béo dư thừa, đặc biệt trong máu sẽ gây ra tình trạng rối loạn lipid máu, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tim mạch.

Rối loạn mỡ máu (rối loạn lipid máu) là tình trạng thay đổi bất thường như tăng hoặc giảm các nồng độ lipid trong máu. Rối loạn mỡ máu còn gọi là rối loạn chuyển hóa lipid trong máu, dân gian thường gọi là bệnh mỡ máu cao.

Rối loạn mỡ máu gây nên sự thay đổi chỉ số mỡ máu, cụ thể:

  • Tăng cholesterol toàn phần
  • Tăng cholesterol xấu (nồng độ lipoprotein tỷ trọng thấp LDL)
  • Giảm cholesterol tốt (nồng độ lipoprotein tỷ trọng cao HDL)
  • Tăng chất béo trung tính triglyceride

Chỉ cần 1 trong 4 chỉ số này thay đổi, người bệnh đã được chẩn đoán là rối loạn chuyển hóa mỡ máu. Một số kiểu rối loạn như:

  • Chỉ tăng cholesterol (tăng cholesterol xấu và/hoặc giảm cholesterol tốt)
  • Chỉ tăng triglyceride
  • Tăng cả cholesterol và triglyceride và cholesterol toàn phần

2. Triệu chứng của rối loạn chuyển hóa mỡ máu

Nguyên nhân gây mỡ máu

Triệu chứng của mỡ máu khá mơ hồ, có thể nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác.

Các dấu hiệu, triệu chứng của rối loạn mỡ máu rất mơ hồ, người bệnh chỉ xác định mình bị mỡ máu cao khi đi xét nghiệm. Khi các chỉ số mỡ máu tăng nhẹ, chất béo chưa lắng đọng tại thành mạch rất khó phát hiện. Tuy nhiên, khi gặp phải một số triệu chứng dưới đây đồng nghĩa với việc đã có sự hình thành của mảng bám, ảnh hưởng khả năng lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể.

Một số biểu hiện thường thấy ở người mắc rối loạn chuyển hóa mỡ máu như:

Triệu chứng Biểu hiện cụ thể
✅  Đau tức ngực, khó thở ⭐Các mảng xơ vữa bám vào thành mạch làm hẹp lòng mạch, khiến máu kém lưu thông, nhất là ở tim, dễ hình thành nên các cơn đau tức ngực. Các cơn đau tức ngực không cố định, có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào, có thể khi đang đi, đứng lên ngồi xuống.
✅  Chóng mắt, hoa mắt ⭐ Các mảng xơ vữa tập trung ở não (động mạch cảnh) làm máu kém lưu thông lên não sẽ xuất hiện đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
✅  Tê bì chân tay ⭐ Mảng xơ vữa tập trung tại các động mạch chi cản trở lưu thông máu. Thường tê ở các ngón tay sau đó tăng lên tê buốt, run tay.
✅  Tim đập nhanh ⭐ Thường cảm nhận bằng tiếng thình thịch của tim nhanh hơn, do lượng máu đến tim không đủ, tim phải đập nhiều hơn để đưa máu về tim.
✅  Khó ngủ, buồn nôn, nôn, đổ mồ hôi lạnh ⭐ Đây là những triệu chứng ít gặp ở người bị mỡ máu cao nhưng cần hết sức chú ý.

3. Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu 

Nguyên nhân gây nên bệnh rối loạn mỡ trong máu thường chia làm 2 yếu tố: Nguyên phát và thứ phát. Nguyên nhân nguyên phát do yếu tố di truyền và nguyên nhân thứ phát do các yếu tố khách quan tác động. Cụ thể:

3.1. Rối loạn mỡ máu nguyên phát

Rối loạn mỡ máu nguyên phát do đột biến gen làm tăng tổng hợp cholesterol, triglycerid vượt ngưỡng, giảm thanh thải các chỉ số trên đồng thời giảm tổng hợp cholesterol tốt.

Rối loạn chuyển hóa mỡ máu ở trường hợp này thường xảy ra ở đối tượng trẻ em và người trẻ tuổi, ít khi kèm thể trạng béo phì, bao gồm các trường hợp:

  • Tăng triglyceride tiên phát: di truyền theo gen lặn, người bệnh không bị béo phì, nhưng có gan lá lách lớn, cường lách, thiếu máu, giảm tiểu cầu, nhồi máu lách, viêm tụy cấp gây nên những cơn đau bụng.
  • Tăng lipid máu hỗn hợp: trong gia đình có nhiều người có thể mắc do tăng tổng hợp hoặc giảm thoái biến các lipoprotein. Các biểu hiện lâm sàng như béo phì, có các ban vàng, kháng insulin, đái đường type 2, tăng acid uric máu.

3.2. Rối loạn mỡ máu thứ phát

Nguyên nhân tập trung chủ yếu là do chế độ ăn uống, sinh hoạt như ăn nhiều chất béo, dùng nhiều bia rượu, lười vận động…

Ngoài ra còn gặp phải trong một số trường hợp bị tăng triglyceride do bệnh lý hoặc sử dụng thuốc:

  • Đái tháo đường: làm tăng triglyceride do giảm enzyme lipoprotein lipase
  • Hội chứng Cushing: Giảm dị hóa các lipoprotein do giảm hoạt tính enzyme lipoprotein lipase
  • Sử dụng estrogen ở phụ nữ: Tăng triglyceride do tăng tổng hợp lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL)
  • Nghiện rượu: làm tăng đáng kể nồng độ triglyceride, làm giảm oxy hóa acid béo ở gan nên acid béo này tham gia sản xuất triglyceride, gây gan nhiễm mỡ và tăng sản xuất VLDL, làm suy giảm chức năng gan
  • Bệnh thận: Thận hư khiến tăng VLDL và LDL do gan tăng tổng hợp để bù vào lượng protein máu giảm do thải qua nước tiểu.

4. Biến chứng nguy hiểm của rối loạn mỡ trong máu

Nguyên nhân gây mỡ máu

Mỡ máu bám dày vào thành mạch sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

Rối loạn mỡ máu hay mỡ máu cao khiến các phân tử mỡ xấu không được đưa đến gan để chuyển hóa, từ đó lắng xuống thành mạch, làm dày thành mạch. Lâu dần hình thành nên các mảng xơ vữa, gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Xơ vữa động mạch
  • Tăng huyết áp
  • Nhồi máu cơ tim
  • Nhồi máu não
  • Đột quỵ
  • Gia tăng bệnh gout, tiểu đường…

5. Đối tượng nào có nguy cơ mắc rối loạn mỡ máu

Một số yếu tố làm tăng nặng chứng mỡ máu cao và tình trạng liên quan như:

  • Béo phì
  • Lối sống ít vận động, ít tập thể dục
  • Thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích
  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Bệnh tiểu đường type 2, bệnh suy giáp
  • Tình trạng thận hoặc gan mạn tính
  • Tuổi tác cao
  • Chế độ ăn giàu chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa
  • Cha mẹ hoặc ông bà bị rối loạn lipid máu
  • Giới tính nữ có xu hướng mắc nhiều do mức LDL tăng cao sau mãn kinh

6. Chẩn đoán

Rối loạn mỡ máu thường được chẩn đoán chính xác bằng cách tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra các chỉ số mỡ máu. Nếu các chỉ số vượt ngưỡng có thể xác định đang gặp phải mỡ máu cao.

Các chỉ số thường được chú ý đến như:

  • Cholesterol máu > 5,2mmol/L (200mg/dL)
  • Triglycerid > 1,7mmol/L (150mg/dL)
  • LDL-cholesterol > 2,58mmol/L (100mg/dL)
  • HDL-cholesterol < 1,03mmol/L (40 mmol/L)

Một số bệnh viện, phòng khám xét nghiệm có thể lấy mốc khác nhau như:

  • Triglycerid mức bình thường: <1.7 mmol/L, ngưỡng cận cao: 1.7-2.25 mmol/L, ngưỡng cao: 2.26-5.64 mmol/L, ngưỡng rất cao: >5.65 mmol/L
  • LDL cholesterol bình thường: <2.58 mmol/L, ngưỡng cận cao: 3.36-4.11 mmol/L, ngưỡng cao: 4.14-4.89 mmol/L, ngưỡng rất cao: 4.91 mmol/L
  • HDL cholesterol bình thường: phụ nữ <1.29 mmol/L, nam giới: <1.03 mmol/L

* Dành cho người lớn > 20 tuổi

7. Điều trị rối loạn mỡ máu

7.1. Điều trị rối loạn mỡ máu bằng thuốc tây y

Nguyên nhân gây mỡ máu

Một trong những thuốc phổ biến là statin.

Điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu không đặc hiệu chủ yếu tập trung vào việc giảm nồng độ lipid trong huyết tương, cụ thể là các chỉ số mỡ trong máu.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là quản lý việc tiêu thụ trong chế độ ăn uống và thay đổi lối sống trước hoặc kết hợp với việc bắt đầu dùng thuốc. Một số nhóm thuốc thường dùng như:

  • Statin
  • Fibrat
  • Acid béo omega3
  • Chất cô lập acid mật
  • Chất ức chế hấp thu cholesterol và axit nicotinic

Trong số những nhóm thuốc điều trị này, statin được sử dụng rộng rãi nhất. Chúng có thể làm giảm sinh tổng hợp cholesterol chủ yếu ở gan bằng cách ức chế cạnh tranh HMG-CoA reductase, enzym giới hạn tốc độ sản xuất cholesterol. Statin cũng hỗ trợ hấp thu và phá hủy LDL, góp phần vào những tiến bộ đạt được trong việc phòng ngừa bệnh tim mạch vành và làm giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân mạch vành.

Nếu statin không làm giảm LDL cholesterol và triglycerid, các bác sĩ có thể đề nghị các nhóm thuốc ngoài statin.

*Tham khảo thêm tác dụng của từng loại statin:

Tên hoạt chất Tên thương mại Phạm vi liều lượng % LDL-C
Giảm
% HDL-C
tăng
% TG
giảm
Fluvastatin Lescol 20–80 mg 22–35 3–11 17–21
Pravastatin Pravachol 10–80 mg 22–37 2–12 15–24
Lovastatin Altoprev / Mevacor 10–80 mg 21–42 2–8 6–21
Simvastatin Zocor 5–80 mg 26–47 10–16 12–33
Atorvastatin Lipitor 10–80 mg 39–60 5–9 19–37
Rosuvastatin Crestor 5–40 mg 45–63 8–10 10–30
Pitavastatin Livalo 1–4 mg 38–44 5–8 14–22

7.2. Điều trị mỡ máu bằng chế độ ăn uống sinh hoạt

Nguyên nhân gây mỡ máu

Điều chỉnh chế độ ăn là cách kiểm soát mỡ máu hiệu quả.

Đây là cách điều trị triệt để nhất bệnh rối loạn chuyển hóa bởi sẽ kiểm soát được lượng chất béo đầu vào, ngăn ngừa mỡ máu không được tiêu hóa hết bám vào thành mạch. Người bệnh nên kết hợp điều chỉnh cả chế độ ăn uống và sinh hoạt để ngăn ngừa hình thành mỡ xấu trong cơ thể bằng cách:

  • Chất dinh dưỡng có acid béo bão hòa <10%
  • Tổng số chất béo <30%
  • Cholesterol < 300g/ngày
  • Hoa quả tươi, ngũ cốc, tinh bột chiếm từ 55-60%
  • Nên áp dụng trong 6-12 tuần, nếu kết quả không giảm có thể giảm lượng acid béo bão hòa xuống <7% và lượng cholesterol mỗi ngày <200mg.
  • Người béo phì nên giảm dần calo mỗi ngày, duy trì ở mức dưới 500 calo/ngày
  • Thường xuyên tập thể dục ít nhất 60 phút mỗi ngày. Nghiên cứu cho thấy tập thể dục giúp tăng mỡ tốt, giảm mỡ xấu và cholesterol toàn phần.

Tuy nhiên lưu ý việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt nên áp dụng ngay cả khi bạn bị rối loạn lipid máu ở mức nhẹ hay nặng.

7.3. Hỗ trợ điều trị rối loạn mỡ máu bằng tinh chất quý nhập khẩu

Nguyên nhân gây mỡ máu

Nanocurcumin và chiết xuất cam Bergamot đều có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ máu và bảo vệ gan.

Từ tính ứng dụng cao của những vị thảo dược quý giúp điều chỉnh mỡ máu, sau được phát triển trên công nghệ hiện đại, cho ra đời những tinh chất có độ sinh khả dụng cao hơn gấp nhiều lần. Một trong số đó là nanocurcumin và chiết xuất từ cam Bergamot.

Nanocurcumin đã được chứng minh giảm nồng độ cholesterol trong máu, giảm hiện tượng gan nhiễm mỡ, thúc đẩy hình thành enzyme giải độc gan, tăng cường chức năng gan và chống oxy hóa các tế bào. Khi được bào chế dưới dạng lỏng, Nanocurcumin còn có khả năng hòa tan gấp 185 lần so với curcumin thông thường.

Trong khi đó, chiết xuất Bergamot từ cam Địa Trung Hải đã được chứng minh lâm sàng và đưa vào ứng dụng giúp giảm mỡ xấu, triglyceride, tăng mỡ tốt, bảo vệ tế bào gan và gan nhiễm mỡ. Chiết xuất cam Bergamot đã nâng dần chất lượng, chuẩn hóa bằng công nghệ được chuyển giao từ tập đoàn H&AD, Italy dưới tên thương mại Bergamote.

So với chiết xuất cam Bergamot thông thường, Bergamote chứa hơn 38% nhóm chất flavonoid bao gồm naringin, neohesperidin, neoeriocitrin… và được Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) công nhận theo chuẩn GRAS (Chứng nhận an toàn cho người dùng).

8. Báo chí nói về giải pháp ngăn ngừa mỡ máu cao

Mỡ máu là bệnh lý phổ biến trong xã hội hiện đại. Ở nước ta có gần 30% dân số trưởng thành bị mỡ máu cao và 71% người bệnh không biết bị mỡ máu cao cho đến khi khám bệnh. Bên cạnh thay đổi chế độ dinh dưỡng sinh hoạt, các bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc tây chữa mỡ máu như statin.

Theo Báo Sức khỏe đời sống, Statin giúp giảm các chỉ số mỡ xấu (LDL-c, triglycerid) về ngưỡng an toàn nhưng sẽ tăng lại nhanh nếu dừng uống, vì vậy phải lệ thuộc thuốc và không chữa tận gốc. Ngoài ra, statin gây nhiều tác dụng phụ như người mệt mỏi, men gan tăng, viêm cơ, yếu cơ, gia tăng lượng đường trong máu, giảm trí nhớ…

Với những tác dụng không mong muốn của statin, nhu cầu tìm đến các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên ngày càng nhiều. Nhưng giữa vô vàn các loại sản phẩm, đâu là lựa chọn dành cho người bị mỡ máu cao?

9. Lời khuyên từ chuyên gia

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, người bị mỡ máu cao (rối loạn lipid máu) sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ biến chứng, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, nên phát hiện sớm để có những biện pháp điều trị kịp thời. Đồng thời nên chú ý đến sức khỏe, phòng tránh những yếu tố ảnh hưởng đến các chỉ số mỡ máu.

Một trong những “bí quyết sống khỏe” là nên áp dụng phương pháp 30 phút 3 lần mỗi ngày: 30 phút thể dục mỗi sáng, 30 phút ngủ trưa và 30 phút thể dục buổi chiều.

Trên đây là một số thông tin về rối loạn mỡ máu, nguyên nhân và cách điều trị. Nếu có thắc mắc nào, vui lòng liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được tư giải đáp cụ thể.

Video đề xuất:

XEM THÊM:

  • Bài thuốc dân gian giảm mỡ máu – hạ cholesterol tại nhà – Xem ngay!
  • Hiểu về nhóm thuốc statin – Nắm rõ tác dụng, tác dụng phụ
  • Cây nần vàng (nần nghệ) – Dược liệu quý giúp giảm mỡ máu