Nguyên nhân giảm tiểu cầu khi mang thai

  • Thai nhi tăng trưởng và phát triển bất thường
  • Trẻ sơ sinh có nguy cơ bị giảm tiểu cầu
  • Người mẹ cần truyền tiểu cầu nếu bị chảy máu
  • Hội chứng HELLP thường phổ biến ở phụ nữ sinh có nhiều con.

Hội chứng HELLP là một tình trạng nghiêm trọng và cần được điều trị.

Ngoài 3 nguyên nhân chính kể trên thì còn có những nguyên nhân khác như:

4. Gan nhiễm mỡ cấp tính thai kỳ (AFLP):

Gan nhiễm mỡ cấp tính thai kỳ là một rối loạn hiếm gặp, khoảng 10.000-15.000 ca mang thai thì chỉ có một trường hợp mắc phải. Nguyên nhân thường là do sự bất thường trong quá trình oxy hóa axit béo nội bào. Các triệu chứng thường gặp là buồn nôn, nôn, đau ở phía trên bên phải, khó chịu và suy giảm lưu lượng mật.

5. Thiếu hụt dinh dưỡng:

Thiếu vitamin B12 và axit folic nghiêm trọng không chỉ làm giảm số lượng tiểu cầu mà còn ảnh hưởng đến số lượng hồng cầu và bạch cầu. Tuy nhiên, rất hiếm bà bầu bị giảm tiểu cầu do nguyên nhân này vì phần lớn phụ nữ mang thai đều được bổ sung axit folic để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

6. Thuốc

Một số loại thuốc như paracetamol và ibuprofen có thể ảnh hưởng đến sự hình thành và sản xuất tiểu cầu.

Giảm tiểu cầu khi mang thai có gây ảnh hưởng gì không?

Nếu tình trạng giảm tiểu cầu được phát hiện trước khi mang thai hoặc trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bác sĩ sẽ theo dõi và kiểm tra xem tình trạng này có gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và bé hay không.

Nếu tình trạng giảm tiểu cầu được phát hiện trong giai đoạn sau, bác sĩ sẽ kiểm tra xem bạn có bị tiền sản giật hoặc hội chứng HELLP không.

Điều trị tình trạng giảm tiểu cầu khi mang thai như thế nào?

Việc điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và thường tập trung vào giải quyết nguyên nhân. Các trường hợp nhẹ không cần điều trị mà chỉ cần theo dõi thường xuyên. Các nguyên nhân nghiêm trọng như tiền sản giật, HELLP cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ:

  • Thuốc Corticosteroid: làm tăng nhanh số lượng tiểu cầu và giảm nguy cơ chảy máu.
  • Tiêm miễn dịch làm tăng số lượng tiểu cầu.
  • Truyền máu.

Một số biện pháp hiếm khi được chỉ định:

  • Súc miệng bằng axit aminocaproic khi chảy máu nướu răng quá nhiều.
  • Phẫu thuật.

Rủi ro có thể gặp phải trong quá trình sinh nở

Nếu mẹ bầu bị giảm tiểu cầu khi mang thai, khi sinh bạn có thể gặp phải một số rủi ro sau:

  • Mất máu quá nhiều trong khi sinh.
  • Trẻ sơ sinh có thể bị xuất huyết trong.
  • Không thể gây tê ngoài màng cứng vì bạn có nguy cơ bị tụ máu ngoài màng cứng.

Làm thế nào để tăng số lượng tiểu cầu một cách tự nhiên?

Nguyên nhân giảm tiểu cầu khi mang thai

Dưới đây là một số biện pháp mà bạn có thể thử để tăng số lượng tiểu cầu:

  • Ăn trái cây và rau quả nhiều màu sắc như cam, kiwi, cà chua và rau xanh
  • Uống nước ép củ dền và cà rốt
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như cải bó xôi, chanh, ớt chuông và bông cải xanh
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu axit béo omega-3 như trứng, dầu hạt lanh, cá ngừ và cá hồi
  • Ăn ngũ cốc nguyên hạt chứa phytoestrogen và vitamin E
  • Ăn các loại thực phẩm như quả óc chó, cà rốt, đậu phộng, mè đen, thịt nạc và sữa…

Nguyên nhân gây giảm tiểu cầu khi mang thai có thể khó để chẩn đoán chính xác. Tuy nhiên, tình trạng này không ảnh hưởng nhiều đến bé, do đó mẹ bầu không cần phải quá lo lắng. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn nên đến gặp bác sĩ để được giải đáp.

Ngân Phạm/ HELLO BACSI

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Nguyễn Ngọc Phương Nam - Bác sĩ Hồi sức Cấp cứu, Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Giảm tiểu cầu trong thai kỳ là một biến chứng về huyết học hay thường gặp có thể phát hiện tình cờ hay các bệnh lý giảm tiểu cầu đã có trước khi mang thai gây nên, có thể xuất hiện các biểu hiện lâm sàng ra bên ngoài là chảy máu (xuất huyết da niêm, chảy máu răng....) hoặc không xuất hiện các biến chứng chảy máu.

1. Nguyên nhân xuất huyết giảm tiểu cầu

Số lượng tiểu cầu giảm khoảng 10% trong thai kỳ, hầu hết là trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Nguyên nhân xuất huyết giảm tiểu cầu:

  • 75% giảm tiểu cầu liên quan đến thai kỳ.
  • 20% do bệnh lý rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ.
  • 5% do rối loạn miễn dịch trong thai kỳ.

2. Giảm tiểu cầu liên quan đến thai kỳ

2.1 Đặc điểm

  • Số lượng tiểu cầu < 70.000 con/mm3 xảy ra trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.
  • Không có cao huyết áp và đạm niệu.
  • Cơ chế bệnh sinh chưa rõ ràng. Có thể do kết hợp với pha loãng và nửa đời sống của tiểu cầu.

2.2 Chẩn đoán và theo dõi điều trị

  • Cần phải tìm các nguyên nhân gây ra giảm tiểu cầu khác trước khi kết luận là: Giảm tiểu cầu liên quan đến thai kỳ.
  • Theo dõi số lượng tiểu cầu.
  • Theo dõi dấu hiệu xuất huyết nếu mới xuất hiện.
  • Những sản phụ với giảm tiểu cầu liên quan đến thai kỳ phải được chăm sóc với bác sĩ sản khoa một cách cẩn thận.
  • Nhập viện khi số lượng tiểu cầu < 20.000 con/mm3 hay có dấu hiệu xuất huyết da niêm: chấm xuất huyết trên da, chảy máu răng, ra huyết bất thường...

Nguyên nhân giảm tiểu cầu khi mang thai

Mẹ bầu cần theo dõi số lượng tiểu cầu trong suốt quá trình mang thai tại cơ sở y tế uy tín

3. Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch

3.1 Đặc điểm

  • Giảm số lượng tiểu cầu < 100.000 con/mm3 xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ. thường do xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch gây ra.
  • Có tiền sử giảm tiểu cầu miễn dịch trước khi mang thai.
  • Số lượng tiểu cầu sẽ rất thấp khi đến 3 tháng cuối của thai kỳ.

3.2 Chẩn đoán và theo dõi điều trị

  • Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch thường được chẩn đoán trước khi có thai.
  • Bệnh nhân với số lượng tiểu cầu >20.000 con/mm3 và không có triệu chứng bầm da hay chảy máu thì không cần phải điều trị đặc hiệu trong 3 tháng đầu đến 3 tháng giữa của thai kỳ.
  • Trong 3 tháng cuối nếu với số lượng tiểu cầu >50.000 con/mm3 có thể xem xét cho sinh “đường dưới” an toàn hoặc mổ lấy thai.
  • Điều trị ban đầu trong xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch còn đang bàn cãi. Chỉ điều trị khi số lượng tiểu cầu xuống thấp, có dấu hiệu chảy máu da niêm hoặc nguy cơ xuất huyết cao, đánh giá trên từng cá nhân.
  • Corticoid là lựa chọn ban đầu ít tốn kém nhưng ngoài ra có nhiều tác dụng phụ: Cao huyết áp, tiểu đường, tăng cân quá mức, loãng xương...
  • Gamma globulin tiêm tĩnh mạch liều 1g/kg/ngày/1 lần đáp ứng đến điều trị đến 60%, thời gian duy trì đáp ứng trung bình là 1 tháng.
  • Cắt lách: Nếu bệnh nhân không đáp ứng với Corticoid và Gamma globulin thì sẽ phải phải phẫu thuật cắt lách, tốt nhất là cắt lách trong 3 tháng giữa của chu kì.
  • Bệnh nhân được theo dõi sát vấn đề biến chứng xuất huyết đến 5 ngày sau sinh.

4. Xuất huyết giảm tiểu cầu liên quan đến rối loạn tăng huyết áp thai kỳ

  • Giảm tiểu cầu liên quan đến rối loạn tăng huyết áp thai kỳ thường do bệnh lý: Tiền sản giậthội chứng HELLP. Đây là nhóm bệnh lý nguy hiểm đi kèm với cao huyết áp và tiểu đạm xảy ra sau 24 tuần của thai kỳ.
  • Với nhóm bệnh lý này các thai phụ phải được theo dõi rất sát, và có thể phải nhập viện để theo dõi.
  • Với hội chứng HELLP: Thiếu máu tán huyết, tăng men gan, giảm tiểu cầu.
  • Hội chứng HELLP xảy ra khoảng 10 % ở các thai phụ có tiền sản giật nặng và thường xảy ra ở các thai phụ trên 25 tuổi.
  • Tỉ lệ tử vong cho người mẹ là 1% và bào thai là 10-20%. Từ vong bào thai là do thiếu máu nhau thai, nhau bong non, sinh non và ngạt thở trong tử cung.
  • Điều trị tận gốc tiền sản giật và hội chứng HELLP là chấm dứt thai kỳ.

Nguyên nhân giảm tiểu cầu khi mang thai

Tiền sản giật có liên quan đến đến rối loạn tăng huyết áp thai kỳ

5. Kết luận

Giảm tiểu cầu trong thai kỳ thường không phải điều trị đặc hiệu, chủ yếu là theo dõi sát các dấu hiệu xuất huyết, các dấu hiệu nguy hiểm và một số bệnh lý đặc biệt khi mang thai như Tiền sản giật và hội chứng HELLP. Do đó các bà mẹ nên đến khám thai định kỳ để được theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho các thai phụ cũng như là thai nhi.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec mang đến Chương trình chăm sóc thai sản trọn gói cho các sản phụ ngay từ khi bắt đầu mang thai từ những tháng đầu tiên với đầy đủ các lần khám thai, siêu âm 3D, 4D định kỳ cùng các xét nghiệm thường quy để đảm bảo người mẹ luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Giảm tiểu cầu vô căn khi mang thai phải làm sao?
  • Chỉ định của phẫu thuật nội soi cắt lách
  • Trẻ thỉnh thoảng bị chảy máu cam có nguy hiểm không?