Nguyên nhân và ảnh hưởng của nợ xấu đến hoạt động kinh doanh ngân hàng

Nguyên nhân và ảnh hưởng của nợ xấu đến hoạt động kinh doanh ngân hàng

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Nợ xấu đang là một trong những thách thức lớn đối với các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay. Đây là một trong những vấn đề nan giải nhận được sự quan tâm từ nhiều phía. Cùng tìm hiểu về thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của các ngân hàng hiện nay để giúp bạn lựa chọn ngân hàng vay phù hợp nhất.

Nợ xấu chính là các khoản tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay nhưng khi đến hạn thu hồi nợ lại không thể đòi được do yếu tố chủ quan từ chính phía khách hàng như doanh nghiệp, tổ chức vay tín dụng làm ăn thua lỗ, phá sản dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán khoản nợ đã vay của ngân hàng khi đến kỳ hạn.

Nợ xấu đã, đang và có thể sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến việc lưu thông dòng vốn vào nền kinh tế. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thì rủi ro và tổn thất dòng vốn của các ngân hàng thương mại càng lớn. Đây được coi là nguyên nhân chính kìm hãm, hạn chế sự lưu thông của dòng tín dụng trong nền kinh tế.

Khi nói về nợ xấu, ngoài việc nói đến khả năng kiểm soát của các tổ chức tín dụng thì cũng cần xem xét đến tình hình nền kinh tế và người vay ở nhiều phương diện trên cơ sở khách quan, chủ quan và liên quan đến nhiều bên khác nhau.

Nguyên nhân và ảnh hưởng của nợ xấu đến hoạt động kinh doanh ngân hàng

Nợ xấu không thu hồi được

Tình hình nợ xấu của ngân hàng thương mại

Thống kê được công bố công khai trên các báo cáo tài chính quý I/2019 của các ngân hàng thương mại (NHTM) cho thấy, tổng số nợ xấu nội bảng của 22 ngân hàng đến hết tháng 3/2019 là hơn 84.200 tỷ đồng, tăng hơn 4.600 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Số NHTM có nợ xấu tăng vẫn chiếm đa số, có tới 15 trong 22 ngân hàng có nợ xấu tuyệt đối tăng so với thời điểm đầu năm.

Ngân hàng có nợ xấu tăng mạnh nhất trong 3 tháng đầu năm là VietinBank, tăng tới 2,272 tỷ đồng, lên mức 15,963 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm ngoái, tổng số nợ xấu của VietinBank đã tăng hơn 5,600 tỷ đồng.

Về phía Ngân hàng TMCP VPBank có nợ xấu tăng mạnh với 610 tỷ đồng trong quý I/2019, lên mức 8,376 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay ở ngân hàng hợp nhất đã lên tới 3,62%, chủ yếu do nợ xấu tăng mạnh ở ngân hàng mẹ.

Các NHTM quy mô lớn khác của Việt Nam như: Sacombank, MBBank, SHB… cũng có số nợ xấu tăng trong quý I/2019. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay ở những NHTM này lần lượt là 2,14%; 1,41%; 1,78% và 2,4%. 

Trong khi, nợ xấu tăng ở hầu hết các NHTM quy mô lớn, thì tại BIDV, một trong những ngân hàng có nhiều nợ xấu nội bảng nhiều nhất trong năm 2018 lại cho thấy có sự chuyển biến tích cực trong xử lý nợ xấu khi lệ nợ xấu đã giảm từ 1,9% xuống mức 1,74%  trong 3 tháng đầu năm 2019.

Theo báo cáo tài chính của các NHTM đã công bố, ngoài BIDV, còn có 6 NHTM khác của Việt Nam cũng có nợ xấu giảm trong quý I/2019 gồm: Eximbank, HDBank, ACB, SeABank, BaoVietBank, NamABank.

Các NHTM này đã chủ động, linh hoạt xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD), quyết liệt trong bán tài sản đảm bảo tiền vay đã thu giữ, kiểm soát chặt chẽ hạn chế tới mức thấp nhất phát sinh các khoản nợ xấu mới.

Như vậy, số NHTM có tỷ lệ nợ xấu tăng vẫn nhiều hơn các NHTM có tỷ lệ nợ xấu giảm. Thực tế này cho thấy, sự cần thiết phải nâng cao chất lượng hoạt động của các NHTM Việt Nam, nhất là khi tài sản đảm bảo tiền vay hầu hết là bất động sản.

Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu về CIC và thông tin về nợ xấu ngân hàng để có những thông tin cụ thể nhất về lịch sử tín dụng của từng ngân hàng giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn ngân hàng vay hợp lý nhất.

Nguyên nhân và ảnh hưởng của nợ xấu đến hoạt động kinh doanh ngân hàng

Tình hình nợ xấu được cải thiện nhưng vẫn chưa đáng kể

Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại

Khi nói về nguyên nhân nợ xấu của các ngân hàng thương mại, có rất nhiều lí do được đưa ra. Nó bao gồm cả các nguyên nhân từ bản thân các ngân hàng, nhưng nhìn chung là do những nguyên nhân xét chung của toàn ngành dẫn đến tình trạng nợ xấu gia tăng. Cụ thể như sau:

- Do môi trường kinh doanh gặp nhiều khó khăn, tình hình kinh doanh và tài chính của các doanh nghiệp suy giảm.

  • Những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 làm cho nền kinh tế suy thoái và lạm phát kéo dài. Tại các doanh nghiệp chỉ số tồn kho tăng mạnh và ở mức cao so với cùng kỳ các năm trước. Hàng tồn kho nhiều dẫn đến đọng vốn trong sản xuất kinh doanh và làm tăng nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
  • Bên cạnh đó, rất nhiều doanh nghiệp hiện nay có năng lực tài chính yếu, chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng, vốn chủ sở hữu nhỏ và khả năng ứng phó với sự thay đổi môi trường kinh doanh hạn chế. Vì vậy, khi môi trường kinh doanh xấu đi, chính sách kinh tế vĩ mô thắt chặt, lãi suất tăng, đồng thời tiêu thụ hàng hoá khó khăn đã ảnh hưởng lớn đến điều kiện tài chính, kết quả kinh doanh và khả năng trả nợ vay ngân hàng của doanh nghiệp.
  • Tình trạng các doanh nghiệp vay vốn gặp khó khăn dẫn đến nợ đọng và không thể trả nợ.

- Do năng lực quản trị rủi ro tại mỗi ngân hàng còn kém.

  • Việc xếp hạng tín dụng nội bộ của tổ chức tín dụng mang tính chất chủ quan, các ngân hàng chưa xây dựng được thước đo lượng hóa rủi ro nên chưa tính toán chính xác được yếu tố này dẫn đến quyết định cho vay, phân loại nợ chưa chính xác như việc những khoản rủi ro to được làm nhỏ đi, khoản vay nhỏ thì làm cho nó to lên.
  • Không ít các doanh nghiệp báo cáo tài chính không chính xác, trong khi phần lớn các báo cáo tài chính này lại không được kiểm toán. Ngay cả đối với những doanh nghiệp lớn được kiểm toán thì sự chậm chễ trong việc công bố báo cáo cũng như chất lượng kiểm toán cũng gây không ít khó khăn cho ngân hàng.

 - Do đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ ngân hàng và khách hàng kém dẫn đến tình trạng thông đồng rút ruột ngân hàng.

  • Thực tế cho thấy, nhiều cán bộ ngân hàng đã thông đồng rút ruột với khách hàng, cho vay khống dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy đã có chi nhánh phải xử lý hàng chục nhân viên do cấu kết với nhau rút ruột ngân hàng.
  • Ngoài ra, nợ xấu còn nằm ở dạng “chuyển vốn cho vay thành vốn góp.” Khoản nợ này không chỉ “rất xấu” mà còn nguy hiểm ở chỗ đôi khi chỉ tồn tại trên sổ sách của con nợ và chủ nợ.

- Do tình trạng sở hữu chéo.

  • Tại Việt Nam cho thấy hệ thống ngân hàng đã hình thành một mạng lưới sở hữu chéo và cho vay theo quan hệ rất phức tạp, nhằm mục đích thâu tóm ngân hàng, thu xếp vốn cho những dự án đầu tư chưa minh bạch.
  • Theo Ủy ban Kinh tế Quốc hội, đến nay, gần 40 doanh nghiệp nhà nước và tư nhân sở hữu trên 5% tại các ngân hàng thương mại cổ phần và các doanh nghiệp này lại sở hữu các công ty đầu tư tài chính. Việc sở hữu chéo sẽ dẫn đến tình trạng các ngân hàng sẽ tạo điều kiện để cho các doanh nghiệp sở hữu ngân hàng này có thể dễ dàng vay được vốn từ ngân hàng kia.
  • Việc cho vay dễ dàng, thiếu kiểm soát cộng với việc thẩm định vốn vay thiếu cẩn trọng tất yếu sẽ dẫn đến nợ xấu. Do đó, tình trạng sở hữu chéo được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ xấu tăng cao trong thời gian gần đây.

- Quy định pháp luật nhằm hạn chế, giải quyết tình trạng nợ xấu đã có nhưng chưa minh bạch, chưa hợp lý.

  • Quy định phân loại nợ xấu chưa rõ ràng, khiến cho việc giải quyết nợ xấu khó khăn.
  • Quy định về xử lý nợ thông qua khởi kiện ra tòa án đối với các khoản nợ không có tài sản đảm bảo nợ phức tạp, gây khó khăn, mất nhiều thời gian của các tổ chức tín dụng trong quá trình thu hồi nợ.
  • Khung pháp lý về việc mua bán nợ đã có nhưng chưa hoàn thiện, chưa phát huy hiệu quả trong hoạt động giải quyết nợ xấu.

Những tác động của nợ xấu

Xét về những tác động có thể thấy hậu quả của nợ xấu mang lại vô cùng nan giải. Nó tác động tiêu cực đến nền kinh tế nói chung và hoạt động của các ngân hàng thương mại, khách hàng nói riêng. Cụ thể:

  • Đối với nền kinh tế: Nợ xấu sẽ làm gia tăng sức ép lên tình trạng lạm phát, kìm hãm hoạt động sản xuất, kinh doanh. Mối nguy lớn nhất là nếu nợ xấu với dòng tín dụng lớn thì có thể dẫn đến khủng hoảng hệ thống tài chính ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế.
  • Đối với hệ thống các ngân hàng thương mại: Nợ xấu sẽ khiến các ngân hàng thương mại sử dụng vốn kém hiệu quả, giảm lợi nhuận, chịu rủi ro dòng tiền, giảm khả năng thanh toán cho các khoản thanh toán của ngân hàng. Đặc biệt, nếu tình trạng nợ xấu diễn ra thường xuyên, liên tục và không được xử lý dứt điểm sẽ khiến các ngân hàng thương mại bị mất uy tín trong hoạt động kinh doanh tín dụng của mình.
  • Đối với khách hàng: Nợ xấu sẽ làm tăng chi phí hoạt động, tăng gánh nặng trả nợ cho ngân hàng, làm giảm tốc độ chu chuyển vốn với ngân hàng gây ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ cả hai bên, từ đó uy tín của khách hàng sẽ bị giảm sút khá lớn khiến cho các ngân hàng thương mại không còn dám tiếp tục cho khách hàng vay, dù nguồn vốn không thiếu. Ngân hàng phải thận trọng hơn với các khoản vay để tránh các khoản nợ xấu tiếp theo, dẫn tới hậu quả là các ngân hàng có tiền mà không cho vay được, còn nền kinh tế thì vẫn tiếp tục khát vốn.

Nguyên nhân và ảnh hưởng của nợ xấu đến hoạt động kinh doanh ngân hàng

Nợ xấu tạo nên gánh nặng cho cá nhân và nền kinh tế

Ngân hàng cần làm gì để tránh nợ xấu?

Trước khi tiến hành vay thế chấp hay vay tín chấp, bạn nên tính trước xem là mình phải trả bao nhiêu tiền một tháng, rồi sau đó sẽ nhìn lại nhu cầu và mức thu nhập của bạn xem có đáp ứng được hay không, nếu cảm thấy số tiền phải trả hàng tháng qúa cao gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn thì tốt nhất không nên vay tiền.

Không nên cố gắng đi vay tiền khi lịch sử vay tiền của bạn trong 2 năm gần nhất không được tốt lắm. Đặc biệt những bạn sử dụng Credit Card thì còn cần chú ý hơn. Nhớ rằng luôn trả hết nợ và không bao giờ sử dụng quá khả năng thanh toán trong tháng. Không nên mua vượt quá 50% giới hạn nợ của thẻ để bảo đảm điểm tín dụng tốt. Nếu có vay khoản vay nào thì tốt nhất bạn nên theo dõi việc trả nợ đúng hạn.

Nợ xấu luôn là nỗi lo thường trực của các ngân hàng thương mại. Nợ xấu tác động tiêu cực đến nhiều mặt. Vì thế, vấn đề xử lý nợ xấu được Chính phủ đặc biệt quan tâm, chỉ đạo hệ thống ngân hàng quyết liệt thực hiện nhằm mang đến những chuyển biến tích cực trong thời gian tới.

Trên đây là những thông tin về nợ xấu và những nguyên nhân cũng như tác động của nợ xấu đến nền kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng. Do vậy bạn cần chú ý các khoản vay và cân nhắc chi tiêu, trả trước hạn để tránh tình trạng nợ xấu xảy ra. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ TheBank để được giải đáp nhanh nhất.

Đăng ký ngay