Những hiểu biết của em về sự kiện cách mạng tháng tám

Em hiểu thế nào về câu nói của vua Quang Trung (Lịch sử - Lớp 4)

1 trả lời

Truyền thống yêu nước là gì (Lịch sử - Lớp 10)

1 trả lời

(ĐCSVN) - Kể từ cuộc Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến nay, dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Bác Hồ vĩ đại đã lập nên biết bao kỳ tích có tính thời đại, từ một vong quốc nô bước lên vũ đài của những dân tộc có quyền tự quyết, là tấm gương soi sáng, cổ vũ các dân tộc bị áp bức, đô hộ vùng lên giành quyền độc lập, tự do...

Đó là một bước tiến dài của lịch sử Việt Nam, góp phần đáng kể vào xoay chuyển xu hướng thời đại ở nửa cuối thế kỷ XX: Thời đại thức tỉnh lương tri nhân loại, thời đại khẳng định giá trị sống bao trùm “Không có gì quí hơn độc lập, tự do”.

Bạn đang xem: Nêu những hiểu biết của em về sự kiện cách mạng tháng 8 và tuyên ngôn độc lập năm 1945

Để phấn đấu đạt được và chứng minh cho chân lý Dân tộc Việt Nam có quyền hưởng độc lập, tự do, đồng bào ta đã phải trải qua hơn 80 năm quằn quại trong xiềng xích thực dân, phát xít, đổ biết bao nhiêu xương máu trong những cuộc khởi nghĩa. Từ nửa cuối thế kỷ XIX, phong trào Cần Vương và nhiều cuộc khởi nghĩa khác đã cho thấy ngọn lửa yêu nước của dân tộc Việt Nam không bao giờ nguội tắt, song chỉ vì thiếu một hệ tư tưởng cứu nước đúng đắn, phù hợp xu thế thời đại, nên chưa có lối ra cho lịch sử cứu nước. Con đường của chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh dù rất mới, nhưng cũng không mang lại tương lai cho Xứ An Nam đau thương. Phải chờ đến khi Nguyễn Ái Quốc tiếp cận được và nhận diện đúng ánh sáng thời đại qua Luận cương của Lênin-đó mới là ánh sáng cuối đường hầm cho lịch sử Việt Nam ở thế kỷ XX.

Xem thêm: Trương Bân Bân Yêu Em Từ Cái Nhìn Đầu Tiên, Yêu Em Từ Cái Nhìn Đầu Tiên

Những hiểu biết của em về sự kiện cách mạng tháng tám

Những hiểu biết của em về sự kiện cách mạng tháng tám

Những hiểu biết của em về sự kiện cách mạng tháng tám

Những hiểu biết của em về sự kiện cách mạng tháng tám

Mít tinh tổng khởi nghĩa tại Quảng trường Nhà hát lớn Hà Nội (Ảnh tư liệu)

Sau khi thấy được con đường giải phóng cho đồng bào mình, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục trải nghiệm trong phong trào cộng sản quốc tế, trước hết là tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp, đứng về Quốc tế cộng sản, chuẩn bị các điều kiện quan trọng để tiến tới sáng lập chính đảng vô sản ở Việt Nam. Việc chuẩn bị trực tiếp và có ý nghĩa sâu sắc nhất của Nguyễn Ái Quốc là vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin để xây dựng một hệ tư tưởng lý luận cách mạng phù hợp với điều kiện lịch sử của Việt Nam. Tác phẩm Đường Kách mệnh là luồng ánh sáng mới, định vị đúng hướng tư tưởng cứu nước của Việt Nam trong thời đại đấu tranh giải phóng giai cấp gắn liền với giải phóng dân tộc: Thời đại giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp phải đi theo con đường cách mạng vô sản.

Tháng 2 năm 1930, nơi xứ người, dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc (với tư cách đại diện Quốc tế cộng sản ở Phương Đông) đã cùng những người ưu tú nhất, đại diện cho các tổ chức cộng sản trong phong trào cách mạng Việt Nam đã họp với nhau để bàn và đi đến thống nhất một việc vô cùng hệ trọng: Thống nhất lực lượng các tổ chức cộng sản thành một tổ chức đảng duy nhất, lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam. Các văn kiện đầu tiên của Đảng được đích thân Nguyễn Ái Quốc khởi thảo, trong đó thể hiện rất rõ những giá trị tư tưởng cốt lõi mà mãi tới nay vẫn luôn đúng, đó là: Đảng ra đời và tồn tại vì mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp; Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng; Đảng tập hợp, giác ngộ quần chúng yêu nước đi theo cách mạng; trong nước thì đoàn kết các giai tầng, ngoài nước thì liên minh với các lực lượng tiến bộ; sau khi giành được độc lập dân tộc thì sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Như vậy, ngay khi mới ra đời, Đảng ta đã hướng đến sự thống nhất, đoàn kết, có đường lối chiến lược đi trước thời đại, tránh được khuynh hướng chia rẽ, phân liệt mà phong trào cộng sản quốc tế đang vướng phải; tránh được khuynh hướng phi mác xít.

Trải qua 15 năm tôi rèn trong phong trào đấu tranh cách mạng sinh tử với thực dân, phát xít, Đảng ta mau chóng trưởng thành, khẳng định là lực lượng tiên phong, nắm vai trò dẫn dắt lịch sử dân tộc bằng đường lối chiến lược đúng đắn, có khả năng tập hợp, vận động, giác ngộ, thu hút quần chúng đi theo cách mạng. Chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành dòng chủ lưu trong đời sống chính trị, xã hội Việt Nam, bất chấp có nhiều luồng tư tưởng phi mác xít pha tạp, bất chấp sự tra tấn, khủng bố dã man của kẻ thù, nhiều tấm gương chiến sĩ cộng sản đã biến nhà tù thành trường học cộng sản, nền tảng tư tưởng của Đảng được tô son bằng máu của bao chiến sĩ, giữ vững nền tảng tư tưởng của Đảng chính là bảo vệ vững chắc chiếc la bàn cho phong trào cách mạng khỏi bị chệch hướng.

Cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8 năm 1945 diễn ra trong vòng 2 tuần lễ đã giành được thắng lợi toàn quốc, có những nơi chỉ trong một ngày, có những nơi lệnh tổng khởi nghĩa của Trung ương chưa về tới nơi, song cấp ủy địa phương đã chủ động lãnh đạo nhân dân vùng lên cướp chính quyền. Có những ý kiến cho rằng, cách mạng tháng 8 năm 1945 của Việt Nam là sự ăn may, không có vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh (!), đó là một sự bóp méo lịch sử. Bởi, nếu như không có phong trào cách mạng năm 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh, đến phong trào Mặt trận dân chủ Đông Dương, Phong trào kháng Nhật cứu quốc thì quần chúng cách mạng đâu có được sự giác ngộ, sẵn sàng vùng lên cứu nước như vậy. Quần chúng chỉ có thể đứng lên theo lực lượng lãnh đạo mà họ tin tưởng nhất, kỳ vọng nhất, chính là vì trong mọi đường lối chiến lược, sách lược của Đảng cộng sản Việt Nam đều nhất quán một mục tiêu tối thượng là tranh đấu giành lại độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc cho Nhân dân. Không sức mạnh của kẻ thù hung bạo nào có thể khuất phục được tinh thần cách mạng của quần chúng nhân dân, khi mà họ được nung nấu lòng yêu nước và thắp sáng niềm tin tới tương lai tươi sáng.

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với quốc dân đồng bào và thế giới về quyền tự quyết dân tộc. Mở đầu bản Tuyên ngôn, Hồ Chí Minh trích dẫn tinh thần bất hủ trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ và nước Pháp về quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền bình đẳng của con người; lên án thực dân Pháp, Phát xít Nhật đã tước đoạt những quyền cơ bản ấy của Nhân dân Việt Nam; khẳng định Việt Nam đã tự giành lại những quyền bất khả xâm phạm đó bằng máu xương của mình. Kết lại bản Tuyên ngôn, Hồ Chí Minh thể hiện tinh thần cách mạng, tỏ rõ lời thề lịch sử, hội đủ sức mạnh mấy ngàn năm giữ nước của dân tộc Việt Nam để đinh ninh lời thề độc lập: Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ cho được quyền tự do, độc lập ấy. Lời thề ấy là động lực tinh thần theo suốt cuộc trường chinh vệ quốc của dân tộc Việt Nam trong 30 năm, đủ sức đánh bại những đế quốc đầu sỏ, góp phần thức tỉnh lương tri và gìn giữ phẩm giá nhân loại. Lời thề ấy cũng đã được Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhân dân của mình tự tin vững bước qua 35 năm đổi mới, dựng xây cơ đồ tươi mới, tạo lập vị thế và uy tín mới, hướng tới tương lai tươi sáng, từng bước sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

Như vậy, giá trị của một dân tộc không phải ở chỗ có vũ khí tối tân, có nhiều tiền của hay dân số đông và lãnh thổ rộng lớn, mà giá trị đích thực ở lòng nhân ái, trí tuệ, tinh thần, khát vọng của toàn dân, được chính đảng của họ kết nối, hội tụ nhân tâm, khích lệ, cổ vũ, soi sáng. Đó là những giá trị sống của Việt Nam đã và ngày càng lan tỏa trong nhân tâm và lương tri nhân loại, như những giá trị văn hóa biết làm người sống nhân nghĩa, luôn thắp sáng ngọn lửa tự tôn dân tộc. Cách mạng tháng 8 năm 1945 đã khởi nguồn cho những giá trị cao đẹp đó, Đảng cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh đã thắp lửa thiêng ấy trên đài sen dân tộc; và trên hết, Nhân dân Việt Nam luôn thể hiện tinh thần một dân tộc chưa bao giờ chịu cúi đầu cam chịu kiếp đời nô lệ. Có Đảng, có Bác Hồ và có Nhân dân gắn bó máu thịt trong tâm thức, nhận thức và hành động luôn là thể thống nhất, dân tộc ta ắt là người chiến thắng./.

Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng 8 năm 1945

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã mở ra bước ngoặt lớn của cách mạng, đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.

Bạn đang xem: Nêu những hiểu biết của em về sự kiện cách mạng tháng 8

Thời gian đã lùi xa nhưng tầm vóc ý nghĩa thắng lợi, bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám vẫn còn nguyên giá trị và ngày càng tỏa sáng. Đó là một trong những trang chói lọi nhất trong lịch sử của dân tộc ta, một dấu mốc lớn trên con đường phát triển trong suốt chiều dài mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Đánh giá ý nghĩa lịch sử của sự kiện này, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc".

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn có một số người cố tình xuyên tạc, bóp méo sự thật lịch sử nhằm phủ nhận thành quả ý nghĩa to lớn của Cách mạng Tháng Tám và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ cho rằng: “Cách mạng Tháng Tám là một sự ăn may”. Đây là một quan điểm sai lầm, thiển cận mà chúng ta cần phải làm sáng tỏ bằng chính thực tiễn lịch sử sinh động của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Thực tiễn lịch sử cho thấy, phát xít Nhật đã bị quân Đồng minh và Liên Xô đánh bại trong chiến tranh thế giới thứ hai. Việc phát xít Nhật đầu hàng đã tạo ra thời cơ và điều kiện khách quan thuận lợi cho cách mạng của nhiều nước ở khu vực châu Á trong đó có Việt Nam. Nhưng hãy đặt câu hỏi: “Vì sao và lý do nào mà cũng trong điều kiện khách quan đó chỉ có cách mạng Việt Nam giành được thắng lợi dưới sự lãnh đạo của Đảng? Từ thực tế lịch sử cho thấy: Cách mạng Tháng Tám nổ ra và thắng lợi, ngoài yếu tố khách quan thuận lợi thì cần phải nhận thức một cách đầy đủ những điều kiện chủ quan đã đóng vai trò quyết định. Đó là, sự chuẩn bị trực tiếp, lâu dài, chu đáo về lực lượng cách mạng để nắm lấy khi thời cơ đến và nghệ thuật chỉ đạo khởi nghĩa giành chính quyền dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Theo đề nghị của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Đảng ta đã quyết định thành lập Việt Nam độc lập đồng minh vào tháng 5-1941 (sau này là Mặt trận Việt Minh) bao gồm các tổ chức quần chúng như: “Hội cứu quốc” “Nông dân cứu quốc”, “Phụ nữ cứu quốc”, “Thanh niên cứu quốc”… Đây là những thành viên của Mặt trận sau này. Việc ra đời của Mặt trận Việt Minh đã đáp ứng được nguyện vọng và lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân, vì lợi ích chung tối cao là độc lập dân tộc, đáp ứng yêu cầu của thực tế. Như vậy, Đảng đã thực sự trở thành trung tâm của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, động viên tinh thần yêu nước của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, bồi dưỡng và phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước sức mạnh tinh thần to lớn của lực lượng chính trị trong việc chuẩn bị và thực hiện Tổng khởi nghĩa.

Xem thêm: Ảnh Hưởng Của Nghèo Đói Đến Phát Triển Kinh Tế, Ảnh Hưởng Của Nghèo Đói Đến Sự Phát Triển Kinh Tế

Cùng với lực lượng chính trị, Đảng ta đã xây dựng được một đội quân vũ trang, là lực lượng nòng cốt trong đấu tranh giành chính quyền về tay nhân dân. Bên cạnh việc xây dựng lực lượng vũ trang, lực lượng chính trị, Đảng ta đã tiến hành việc chuẩn bị căn cứ cách mạng làm chỗ dựa cho vũ trang khởi nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và trực tiếp là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Đảng đã chọn các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn… để xây dựng căn cứ địa cách mạng. Nhờ đó, đến tháng 6-1945 trước thềm Cách mạng Tháng Tám, khu giải phóng Việt Bắc đã được thành lập làm căn cứ địa quan trọng của cuộc Tổng khởi nghĩa, nơi đặt cơ quan chỉ huy đầu não của lực lượng cách mạng, nơi cung cấp sức người, sức của cho cuộc khởi nghĩa.

Để kịp đáp ứng với tình hình đang diễn ra hết sức khẩn trương, từ tháng 02-1943, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương đã quyết định thi hành một loạt biện pháp nhằm tiếp tục mở rộng phong trào cứu quốc, phát triển lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang của quần chúng, tiến hành các cuộc khởi nghĩa từng phần, củng cố các căn cứ địa tiến lên thành lập các chiến khu, chuẩn bị cho một cuộc tổng khởi nghĩa toàn quốc để giành chính quyền... Giữa lúc phong trào đang phát triển mạnh mẽ, nạn đói xảy ra nghiêm trọng ở các tỉnh phía Bắc làm hơn hai triệu người chết đói, Đảng ta đã kịp thời đề ra khẩu hiệu “Phá kho thóc giải quyết nạn đói” đáp ứng nguyện vọng khẩn thiết, cấp bách trước sự sống còn của nhân dân. Đây là một chủ trương đúng đắn để phát động phong trào quần chúng của Đảng, đưa hàng triệu quần chúng từ đấu tranh cho quyền lợi kinh tế hằng ngày đến giác ngộ về chính trị. Vì vậy, phong trào phá kho thóc giải quyết nạn đói của quần chúng không chỉ có ý nghĩa kinh tế trước mắt mà còn có ý nghĩa chính trị sâu sắc. Khẩu hiệu này đưa ra giữa lúc nạn đói khủng khiếp đang diễn ra ở khu vực Bắc bộ và Bắc Trung bộ, đáp ứng nguyện vọng cấp bách nhất của quần chúng, do đó đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước, căm thù giặc trong nhân dân và phát động quần chúng vùng lên với khí thế cách mạng hừng hực để tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền.

Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, nhân dân cả nước đã nhất tề đứng lên “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” với sức mạnh phi thường của cả dân tộc, chúng ta đã giành chính quyền trong cả nước. Từ thực tiễn đó cho thấy: Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố, trong đó nhân tố bên trong là quyết định. Đó là, nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong nghệ thuật chỉ đạo và lãnh đạo cách mạng với đường lối hết sức đúng đắn. Đó còn là sự chuẩn bị chu đáo về xây dựng lực lượng cách mạng, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc cùng với việc dự đoán chính xác về thời cơ và nắm lấy thời cơ để phát động nhân dân đứng lên giành chính quyền… Tất cả những luận chứng khoa học trên đây cùng với thực tiễn sinh động đã diễn ra của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 cho thấy, thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám không phải là một sự ăn may như một số chính trị gia và học giả tư sản đã nói.

Xem thêm: Cách Không Hiển Thị Tin Nhắn Trên Màn Hình Iphone, Cách Tắt Xem Trước Tin Nhắn Trên Iphone

Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, lịch sử đã sang một trang mới, bắt đầu của kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Toàn thế giới đã chứng kiến sự ra đời của một nhà nước mới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhân dân Việt Nam đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình để xây dựng cuộc sống mới./.

Những hiểu biết của em về sự kiện cách mạng tháng tám

Những hiểu biết của em về sự kiện cách mạng tháng tám

1 2

Những hiểu biết của em về sự kiện cách mạng tháng tám

Những hiểu biết của em về sự kiện cách mạng tháng tám