Những thành tựu về công nghệ thông tin

Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC)

1. Năm 2000, Giải Ba – Giải thưởng Sáng tạo KHKT VIFOTEC cho “Hệ thống Máy chủ Dịch vụ Đa phương tiện MUCOS” của Bộ Khoa học Công nghệ – Môi trường và Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam;

2. Năm 2000, Giải Khuyến Khích – Giải thưởng Sáng tạo KHKT VIFOTEC cho “Hệ thống Cung cấp dịch vụ Thư thoại Thư thông tin Bưu điện” của Bộ Khoa học Công nghệ – Môi trường và Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam;

3. Năm 2000, Giải Nhì – Giải thưởng Sáng tạo KHKT VIFOTEC cho “Hệ thống Tính cước và Chăm sóc khách hàng BCSS” của Bộ Khoa học Công nghệ – Môi trường và Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam;

4. Năm 2002, Giải Nhì – Giải thưởng Sáng tạo KHKT VIFOTEC cho “Hệ thống Nhắn tin ngắn qua mạng thông tin di động SMSC” của Bộ Khoa học Công nghệ – Môi trường và Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam;

5. Năm 2002, Giải Ba – Giải thưởng Sáng tạo KHKT VIFOTEC cho “Hệ thống Thông tin Giáo Dục” của Bộ Khoa học Công nghệ – Môi trường và Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam.

6. Năm 2007, Giải Khuyến khích - Giải thưởng Sáng tạo KHKT VIFOTEC dành cho lĩnh vực Công nghệ thông tin choPhần mềm phục vụ “Quản lý, điều hành và doanh thác các dịch vụ chuyển tiền dựa trên qui định nghiệp vụ mới”.

Các sản phẩm được hợp chuẩn quốc gia

1. Năm 1999, Hệ thống Máy chủ thông tin đa phương tiện MUCOS-1.

2. Năm 2000, Phần mềm tính cước và in hóa đơn cho Bưu điện cấp tỉnh, thành.

3. Năm 2001, Gói phần mềm giải pháp mạng Intranet/ISP COSA/ISP.

4. Năm 2001, Phần mềm quản lý mạng ngoại vi CABMAN/GIS.

5. Năm 2004, Hệ thống nhắn tin ngắn SMSC.

6. Năm 2004, Máy điện thoại tự động loại cố định.

7. Năm 2006, Phần mềm hệ thống chuyển mạch mềm.

Các sản phẩm được bảo hộ quyền tác giả

1. Năm 1999, Xây dựng cấu trúc hệ thống phần mềm điều khiển và khai thác tổng đài điện tử số dung lượng 1000 đến 4000 số (dòng VINEX).

2. Năm 2002, Hệ thống Thông tin Giáo dục.

3. Năm 2002, Hệ thống Tính cước và Chăm sóc khách hàng.

4. Năm 2002, Hệ thống Nhắn tin ngắn SMSC.

5. Năm 2002, Hệ thống tích hợp dịch vụ liên mạng – INFOGATE.

6. Năm 2003, Hệ thống Quản lý mạng ngoại vi.

7. Năm 2003, Hệ thống Máy chủ đa phương tiện MUCOS1.

8. Năm 2003, Hệ thống cổng thanh toán INFOGATE.

9. Năm 2003, Hệ thống Máy chủ đa phương tiện MUCOS2.

10. Năm 2003, Hệ thống Bầu chọn trực tuyến.

11. Năm 2006, Siêu giao thức báo hiệu trong hệ thống Softswich-CDIT IBUS.

12. Năm 2006, Cấu trúc hệ thống Softswich-CDIT.

13. Năm 2006, Hệ thống nhắn tin đa phương tiện MMSC.

14. Năm 2014, Phần mềm hệ thống mô phỏng hỗ trợ thực hành nghiên cứu hoạt động của mạng lõi di động LTE.

15. Năm 2014, Phần mềm chồng giao thức GTP (GPT stack).

16. Năm 2015, Hệ thống phần mềm ezCheck: Giải pháp xác thực nguồn gốc xuất xứ, quản lý chuỗi cung ứng sản phẩm, kênh thông tin hai chiều trên smartphone.

17. Năm 2017, Phần mềm hệ thống quản lý ca trực hiệu quả ezWork.

Các sản phẩm đăng ký độc quyền nhãn hiệu hàng hóa

1. Năm 2003, MUCOS-SMSC

2. Năm 2004, INFOGATE-PORTAL.

3. Năm 2004, CMiSE BILLING

4. Năm 2004, MUCOS Edunet

5. Năm 2004, CMiSE CABMAN

Sản phẩm đoạt Cúp CNTT

1. Năm 2002, Cúp vàng giải pháp Công nghệ thông tin cho “Hệ thống Nhắn tin ngắn qua mạng thông tin di động”.

2. Năm 2002, Cúp vàng sản phẩm thương mại điện tử cho “Hệ thống Tích hợp Dịch vụ Liên mạng INFOGATE”.

3. Năm 2003, Cúp vàng sản phẩm phần mềm xuất khẩu cho “Hệ thống Quản lý mạng Viễn thông NMS”.

4. Năm 2003, Cúp Bạc sản phẩm thương mại điện tử cho “Hệ thống Thanh toán cước phí điện thoại qua hệ thống ATM”.

5.  Năm 2003, Cúp Đồng sản phẩm triển khai cấp Ngành cho “Hệ thống Máy chủ thông tin đa phương tiện”.

Các danh hiệu thi đua và giải thưởng

1. Năm 1999, Cờ Đơn vị cơ sở dẫn đầu phong trào thi đua của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

2. Năm 2000, Cờ Đơn vị  cơ sở dẫn đầu phong trào thi đua của  Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

3. Năm 2001, Cờ thi đua của Chính phủ.

4. Năm 2001, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt nam và Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường tặng cờ luân lưu cho đơn vị áp dụng xuất sắc các công trình đoạt giải thưởng sáng tạo KHCN giai đoạn 1995-2001.

5. Năm 2001, Bằng khen của Đảng ủy Khối Kinh tế Trung ương.

6. Bằng khen của  Thủ tướng Chính phủ về thành tích giai đoạn 1999-2001.

7. Năm 2002, Cờ thi đua của Chính phủ.

8. Năm 2002, Giải thưởng sao đỏ cho Giám đốc Trung tâm Công nghệ Thông tin, một trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quốc năm 2002.

9. Năm 2003, Cờ thi đua của Chính phủ.

10. Năm 2003, Giải thưởng Sao Khuê dành cho doanh nghiệp phần mềm xuất sắc.

11. Năm 2003, đơn vị Top Ten ICT INDEX do Hội tin học Việt nam tổ chức bình chọn.

12. Năm 2003, Giải thưởng Sao vàng đất Việt  dành cho sản phẩm Infogate.

13. Năm 2003, Cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của Công đoàn Bưu điện Việt Nam.

14. Năm 2003, Giấy khen của Đảng ủy Tổng Công ty.

15. Năm 2004, Huân chương Lao động hạng Ba.

16. Năm 2004, Cờ Đơn vị cơ sở dẫn đầu phong trào thi đua của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

17. Năm 2004, Bằng khen của Công đoàn Bưu điện Việt Nam.

18. Năm 2005, Cờ Đơn vị cơ sở dẫn đầu phong trào thi đua của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

19. Năm 2005, Bằng khen của Công đoàn Bưu điện Việt Nam.

20. Năm 2006, Cờ Đơn vị cơ sở dẫn đầu phong trào thi đua của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

21. Năm 2006, Bằng khen của Công đoàn Bưu điện Việt Nam.

22. Năm 2007, Cờ Đơn vị cơ sở dẫn đầu phong trào thi đua của Bộ Thông tin và Truyền thông.

23. Năm 2007, Cờ Đơn vị cơ sở dẫn đầu phong trào thi đua của Công đoàn Bưu điện Việt Nam.

24. Năm 2008, Bằng khen của Chính phủ giai đoạn 2006-2008; Cờ thi đua của Chính phủ.

25. Năm 2009, Huân chương Lao động hạng Nhì.

26. Năm 2010, Cờ thi đua của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

27. Năm 2011, Cờ thi đua của Bộ Thông tin và Truyền thông.

28. Năm 2012, Cờ thi đua của Bộ Thông tin và Truyền thông.

29. Năm 2013, Cờ thi đua của Bộ Thông tin và Truyền thông.

30. Năm 2014, Huân chương Lao động hạng Nhất.

31. Năm 2014, Tập thể lao động xuất sắc, Bằng khen của Bộ Thông tin và Truyền thông.

32. Năm 2015, Tập thể lao động xuất sắc, Bằng khen của Bộ Thông tin và Truyền thông.

33. Năm 2016, Tập thể lao động xuất sắc, Giấy khen của Giám đốc Học viện CNBCVT.

34. Năm 2017, Tập thể lao động xuất sắc, Cờ thi đua của Bộ Thông tin và Truyền thông.

35. Năm 2017, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về thành tích trong công tác Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu về Biển đảo Việt Nam.

36. Năm 2018, Tập thể lao động xuất sắc, Cờ thi đua của Bộ Thông tin và Truyền thông.

26351

Vượt sóng nhờ nhu cầu chuyển đổi số của các DN

Dịch bệnh Covid xảy ra đúng vào giữa thời Cách mạng công nghiệp 4.0, nên các DN trên khắp cả nước đã đẩy nhanh nhu cầu chuyển đổi số, đầu tư công nghệ. Điều này vừa là thách thức cho các DN trong ngành CNTT, lại vừa mở ra cơ hội rõ ràng cho tiến trình phát triển bền vững của các công ty công nghệ trong cung cấp các giải pháp nền tảng, dịch vụ và sản phẩm chuyển đổi số. Đặc biệt, xu hướng chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ hơn khi khách hàng nhận thấy tầm quan trọng của việc số hóa sau dịch Covid-19 như: giúp giảm chi phí, tăng hiệu suất…

Bên cạnh đó, những thành tựu CNTT vào giải quyết công việc và phục vụ cuộc sống thời dịch thay vì phải trực tiếp gặp mặt, như là làm việc trực tuyến, học hành và hội họp bằng hình thức online, kinh doanh qua mạng, sử dụng ví điện tử và thẻ tín dụng khi thay toán thay thế tiền mặt…

Những thành tựu về công nghệ thông tin

Ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp

Năm 2021, DN ngành công nghệ thông tin được hưởng lợi nhờ xu hướng chuyển đổi số tại Việt Nam và trên thế giới, cùng với đó là sự gia tăng của các gói thầu đầu tư công nghệ. Trong báo cáo khảo sát tháng 3/2021 với Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam của Vietnam Report cũng cho thấy 72,7% DN đánh giá Công nghệ thông tin - Viễn thông nằm trong Top 7 ngành có tiềm năng phát triển nhất trong 3 năm tới. Kết quả này thể hiện đúng theo xu hướng phát triển hiện nay của các DN, đó là đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý và vận hành.

Đại dịch Covid-19 không làm chậm lại quá trình chuyển đổi số, mà còn thúc đẩy chuyển đổi khoa học công nghệ (KHCN) lên tầm cao mới. Qua đó, chuyển đổi số giúp những DN chủ động ứng dụng KHCN có tỷ lệ tồn tại rất cao, ít tổn thương hơn. Thậm chí nhiều DN đã cho thấy tính chủ động và năng lượng đổi mới, nhanh chóng nghiên cứu, triển khai nhiều ứng dụng công nghệ để tăng khả năng tiếp cận khách hàng, thay đổi phương thức kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu phù hợp để vừa hồi phục, phát triển song song đó là phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (Sở Lao động Thương binh Xã hội Hà Nội), trong bối cảnh dịch Covid-19, các doanh nghiệp đều phải đầu tư vào nền tảng công nghệ, nhu cầu nhân lực trong ngành công nghệ thông tin được đánh giá chưa bao giờ giảm nhiệt. Lĩnh vực công nghệ vẫn có xu hướng tuyển dụng lớn và thường xuyên, ở một số vị trí đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao như: kỹ sư, lập trình viên. Nhờ vậy, so với nhiều ngành nghề khác đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid, thì các DN đang hoạt động trong lĩnh vực CNTT lại ít bị ảnh hưởng hơn, và trở thành một ngành phát triển cả trong mùa dịch.

Thách thức của doanh nghiệp CNTT

Có thể thấy, do nhu cầu nhân lực ngày càng cao hiện nay, cộng với hình thức làm việc trực tuyến đang trở nên phổ biến, ngành CNTT trở nên có sức hấp dẫn và lôi cuốn. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình tuyển dụng, do vậy khá nhiều doanh nghiệp đã có kế hoạch tuyển dụng lâu dài nhằm tìm kiếm những ứng viên tiềm năng. Bên cạnh cơ hội đang mở ra trước mắt trong bối cảnh mới, các khó khăn và thách thức là điều khó tránh khỏi. Theo kết quả khảo sát, Top 3 khó khăn thách thức mà các DN Công nghệ thông tin - Viễn thông Việt Nam đang phải đối mặt trong hoạt động nói chung và quá trình chuyển đổi số nói riêng thời gian tới là: Điều kiện nghiên cứu phát triển sản phẩm công nghệ còn nhiều hạn chế (70,6%); Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao (64,7%) và Thiếu chính sách, thể chế, quy định pháp luật hỗ trợ của Nhà nước (58,8%).

Theo báo cáo thị trường của TopDev, năm 2021 Việt Nam cần 450.000 nhân lực công nghệ thông tin. Tuy nhiên, tổng số lập trình viên hiện tại ở Việt Nam là 430.000, có nghĩa là 20.000 vị trí lập trình viên sẽ không được lấp đầy trong tương lai gần. Sự thiếu hụt này xuất phát từ sự chênh lệch giữa trình độ của lập trình viên và các yêu cầu kinh doanh. Đáng chú ý là hiện nay chỉ có khoảng 16.500 sinh viên trong tổng số 55.000 sinh viên chuyên ngành Công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Năm 2022, Việt Nam sẽ thiếu đến 150.000 nhân lực khi nhu cầu thị trường tăng lên đến 530.000 người.

Những thành tựu về công nghệ thông tin

Công ty TNHH Balance Internet đang hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực CNTT

Nguyên nhân của sự thiếu hụt này không phải xuất phát từ việc thiếu đơn vị đào tạo mà do chương trình đào tạo tại các trường chưa được cập nhật đầy đủ và đúng trọng tâm, không bắt kịp với nhu cầu của thị trường, dẫn đến trình độ năng lực chuyên môn của ứng viên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu công việc tại DN, thiếu kiến thức và kinh nghiệm thực tế.

Bên cạnh đó, DN CNTT còn gặp trở ngại do thiếu những định chế tài chính và cơ chế chính sách liên quan đến việc hỗ trợ tài chính, tiếp cận vốn cũng như các điều kiện khác để sử dụng cho các hoạt động đầu tư công nghệ và quảng bá sản phẩm - dịch vụ tiến ra thế giới.

Những biện pháp mà Chính phủ hỗ trợ triển khai trong thời gian qua đã góp phần củng cố niềm tin cho các DN, giúp con tàu kinh tế đang từng bước vượt qua sóng gió. Nhưng các DN cũng phải chủ động thích nghi, và nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường mới. Đơn cử như công ty TNHH Balance Internet Việt Nam, là công ty công nghệ thông tin chuyên về giải pháp thương mại điện tử trên nền tảng magento. Dịch Covid-19 tràn đến, buộc công ty phải thay đổi mô hình hoạt động, và thực hiện các biện pháp để phòng chống dịch như: Làm việc tại nhà, thay đổi phiên làm việc, duy trì hoạt động công ty với số lượng người hạn chế; Dừng các hoạt động tổ chức sự kiện đông người thay vào đó hoạt động tại doanh nghiệp hoặc trực tuyến; Hỗ trợ tạo điều kiện người lao động trong quá trình di chuyển, hạn chế tập trung đông tại trụ sở; Hỗ trợ các đồ dùng nhu yếu phẩm dưới mọi hình thức theo quy định để phòng chống dịch và vẫn tiếp tục đạt hiệu quả trong công việc…