Ní là gì ở miền tây

Mỗi vùng miền thì cách gọi vai vế của từng người trong họ hàng lại khác nhau, nhiều người chỉ cần nghe cách gọi là biết là họ ở miền nào, vai vế họ như thế nào. Nói chung cái vụ này nếu không biết sẽ khá rắc rối, để cho dễ mình chia sẻ về sơ đồ cách xưng hô trong họ hàng, những cách xưng hô chung và riêng của 3 miền.

1. Điểm chung của 3 miền:
– Anh của cha: Cả 3 miền gọi là Bác.
– Vợ của anh cha: Cả 3 miền gọi là Bác.
– Em trai của cha: Cả 3 miền gọi là Chú.
– Vợ em trai của cha: Cả 3 miền gọi là Thím.
– Em gái của mẹ: Cả 3 miền gọi là Dì.

– Em trai của mẹ: Cả 3 miền gọi là Cậu – người Trung còn gọi là Cụ.
– Vợ em trai của mẹ: Cả 3 miền gọi là Mợ – người Trung còn gọi là  Mự

2. Điểm riêng:
– Chị của cha:
+ Bắc gọi là Bác
+ Trung, Nam gọi Cô (hoặc O)

– Chồng chị của cha:
+ Bắc gọi là Bác
+ Trung, Nam: Dượng (hoặc Trượng)

– Em gái của cha:
+ Bắc, Nam gọi Cô
+ Trung gọi O.

– Chồng em gái của cha:
+ Bắc gọi Chú;
+ Nam, Trung gọi Dượng (hay Trượng)

– Anh trai của mẹ:
+ Bắc gọi Bác;
+ Nam, Trung gọi Cậu – người Trung còn gọi Cụ

– Vợ anh trai của mẹ:
+ Bắc gọi Bác;
+ Trung, Nam gọi Mợ – người Trung còn gọi là Mự

– Chị của mẹ:
+ Bắc gọi Bác;
+ Trung, Nam gọi Dì.

– Chồng chị của mẹ:
+ Bắc gọi Bác;
+ Trung, Nam gọi Dượng (Trượng).

– Chồng em gái của mẹ:
+ Bắc gọi Chú;
+ Trung, Nam gọi Dượng (Trượng)

– Anh chị em họ: Cả 3 miền vẫn gọi là Anh, Chị, Em như anh chị em ruột. Nhưng cấp bậc anh chị họ có nơi dựa trên tuổi tác cá nhân, có nơi, đặc biệt ở miền Trung, thì tùy vị thế trên dưới của các bậc cha mẹ. Chẳng hạn người con của chú mình dầu lớn hơn mình cả 20 tuổi nhưng vẫn gọi mình bằng Anh và mình gọi lại bằng Chú (tức là Chú em).

– Bác, chú cô dì… gọi các con anh em mình bằng Cháu.
Trong cách xưng hô với anh chị em của cha mẹ, người Bắc ưu tiên tuổi tác khi gọi anh, chị cha và mẹ là Bác, và cấp nhỏ là Chú Cậu Cô Mợ và chứ không dùng chữ “Dượng.”

Nên biết thêm:

Người Nam và Trung ưu tiên về nội ngoại, thân sơ.

Dì thì luôn bên ngoại dù tuổi cao hay thấp, Cô (hoặc O) thì luôn bên nội dù là chị hay em của cha.

Chú thì chỉ dùng cho em cha, thuộc bên nội thôi.

Người không thuộc dòng máu cha mẹ thi gọi là Dượng (hay Trượng), Mợ, Thím để phân biệt với Bác Trai, Chú, Cô, Cậu là anh em ruột thịt.

Chỉ có cách gọi Bác Gái (vợ anh trai của cha) là một ngoại lệ.

Để dễ nhớ bạn chỉ cần nhớ những từ xưng hô luôn đi cặp nhau: ” bác bác “, ” cô dượng “, ” dì dượng “, ” cậu mợ “, ” chú thím “.

Không giống như giọng nói của các vùng miền khác, giọng miền Tây nghe rất đặc trưng nếu nghe lâu rất dễ bị “nghiện”. Vậy nếu bạn đang muốn học tiếng miền Tây để du lịch, tham quan hay giao tiếp với người dân nơi đây thì hãy cùng Monkey tham khảo ngay bài viết sau đây nhé.

Ní là gì ở miền tây

10 triệu++ trẻ em tại 108 nước đã
giỏi tiếng Anh như người bản xứ &
phát triển ngôn ngữ vượt bậc qua
các app của Monkey

Đăng ký ngay để được Monkey tư vấn sản phẩm phù hợp cho con.

Hướng dẫn cách học tiếng miền Tây hiệu quả nhất

Có người từng nói, nếu muốn lắng nghe chất giọng dân dã, bình dị và dễ thương ở Việt Nam, hãy đến gặp người miền Tây.

Vì lẽ đó nên có rất nhiều người yêu mến và mong muốn học hỏi theo chất giọng miền Tây nhằm thuận tiện hơn trong việc giao tiếp, du lịch, và nếu như bạn cũng là một trong số đó, thì bài viết sau đây chính là dành cho bạn.

Ní là gì ở miền tây

Chất giọng miền Tây là như thế nào?

Dẫu biết chất giọng miền Tây chân chất và cực kì đáng yêu, nhưng cụ thể thì chất giọng của vùng miền này có những đặc trưng như thế nào? nó khác chất giọng miền Bắc Trung Nam ra sao? Monkey sẽ giải đáp thắc mắc câu hỏi này của bạn trong ở những đoạn tiếp theo.

Miền Tây là nơi chuẩn xác về ý nghĩa của ngôn từ

Có một sự thú vị mà có lẽ bạn vẫn chưa biết, đó chính là giọng miền Tây chính là sự giao thoa giữa ba ngôn ngữ Kinh – Khmer – Hoa, tạo thành một đặc điểm mà chỉ riêng miền Tây mới có.

Dẫu là vậy, ở miền Tây, người dân không sử dụng lẫn lộn hai từ có nghĩa tương đương nhau như chúng ta vẫn thường dùng.

Ví dụ như khi sử dụng 2 từ“đắc – mắc”, đối với họ, bán “đắc” là để chỉ nơi đó có nhiều khách hàng đến mua, còn bán “mắc” thì nghĩa là giá của món hàng đó khá cao.

Người miền Tây không có thói quen uốn lưỡi

Trong cách nói của người miền Tây, đặc biệt là những âm “r”, “tr” hay “ch”, họ không có thói quen uốn lưỡi khi phát âm, do đó nếu không cẩn thận, chúng ta sẽ dễ nhầm lẫn giữa các từ mà họ đang sử dụng.

Điều này không có nghĩa là họ sẽ viết sai, chẳng qua bởi vì thói quen trong cách giao tiếp ở vùng miền đó, tạo nên một đặc điểm riêng đầy ấn tượng về người dân miền Tây.

Ní là gì ở miền tây

Đặc điểm khi học nói tiếng miền Tây

Ngôn ngữ là một trong những công cụ của truyền thông và giao tiếp, để có thể hiểu hơn về cách mà một người miền Tây trò chuyện, hãy lưu ý các đặc điểm sau:

Các từ mà người dân miền Tây sử dụng

Nếu như bạn nghe ai đó sử dụng những từ như là “Mèng ơi”, “Chèng ơi” hoặc là “hông/hổng”, “hén/hen”, thì chắc chắn đó là âm giọng của người miền Tây, chính xác hơn là của người dân miền Tây Nam Bộ.

Còn đối với cách xưng hô, người miền Tây thường hay gọi ngắn gọn và dễ hiểu.

Tiêu biểu như từ “anh ấy” sẽ gọi thành thành “ảnh”, “cô ấy” là “cổ” và tương tự với từ “ông ấy” – “ổng” “bà ấy” – “bả” …

Ní là gì ở miền tây

Cách người dân miền Tây giao tiếp

Có một đặc điểm mà người dân miền Tây thường hay được nhận xét là bình dị và dân dã, đó chính là họ không bao giờ giao tiếp vòng vo mà cực kì thẳng thắn, chính trực.

Điều này góp phần làm cho người dân các vùng miền trên dải đất hình chữ S vô cùng yêu quý người dân miền Tây, bởi lẽ người miền Tây nghĩ sao nói vậy, họ không bao giờ nói tránh hoặc phóng đại câu chuyện lên cả.

Phương pháp học tiếng miền Tây hiệu quả

Cũng chính vì sự thật thà, chất phác, không tô vẽ ra bất kì điều gì và sẵn lòng nói ra ý kiến của bản thân, nên vùng miền Tây luôn thu hút được sự yêu thích của người dân từ các vùng miền khác.

Vậy để có thể hiểu tiếng miền Tây hơn trong quá trình giao tiếp, chúng ta cần phải chuẩn bị những gì?

Làm quen với cách giao tiếp của người miền Tây  

Người miền Tây rất coi trọng tình cảm và chính nghĩa, người dân nơi đây rất thẳng thắn và trung thực. Họ nói ra những gì họ nghĩ trong đầu mà không cần đắn đo suy nghĩ xem người khác có cảm thấy xấu hổ hay không.

Đối với người miền Tây yêu hay ghét được thể hiện rất rõ ràng, không có chỗ cho sự trung lập hay do dự.

Chính vì vậy khi muốn học “ngôn ngữ” của người miền Tây, chúng ta không chỉ học cách nói giống như họ mà còn học luôn cả văn hóa  giao tiếp của người miền Tây, cách xưng hô, cách họ dành lời khen, than thở, chúc mừng...

Ní là gì ở miền tây

Tinh thần học hỏi

Tiếng miền Tây có rất nhiều từ cũng như là đặc điểm khác với từ vùng miền khác, cho nên khoảng thời gian đầu tiên trong quá trình học nói tiếng miền Tây sẽ hơi vất vả.

Tuy nhiên, đừng vì thế mà bỏ cuộc, bởi vì càng học hỏi, bạn sẽ càng nhận ra được phong tục miền Tây có nhiều điều thú vị và đáng yêu theo nét rất riêng.

Học từ vựng của người miền Tây

Ba miền nước ta với những tập quán sinh hoạt khác nhau, dù cùng được học từ một chương trình giáo dục đào tạo, nhưng có sự khác biệt bởi  phương ngữ, tiếng địa phương.

Nếu có cơ hội đến với miền Tây chơi chúng ta không chỉ có cơ hội biết thêm về văn hóa của họ mà còn có cơ hội biết thêm cách họ sử dụng từ ngữ nữa đó.

Nếu lần đầu đến miền Tây có thể bạn sẽ bị bối rối bởi những cách nói chuyện  “khó hiểu” của họ. Nhưng khi biết ý nghĩa từ mà họ sử dụng thì sẽ thấy họ dễ mến vô cùng.

Ní là gì ở miền tây

Giao lưu, kết bạn 

Bạn có thể tìm hiểu, kết bạn với những người miền Tây để cùng họ nói chuyện, giao tiếp, bắt chước cách nói của họ. Qua đó, bạn sẽ cơ có hội giao lưu vùng miền một cách thực tế nhất, có thể biết thêm các từ vựng mà họ sử dụng nữa đó.  

Xem chương trình địa phương

Ngôn ngữ thì luôn đi cùng với văn hóa một cách để học tiếng Tây là xem thêm chương trình, phim ảnh, ca nhạc của họ để hiểu hơn về văn hóa của người miền Tây.

Chính vì vậy, bạn có thể lựa chọn nghe đài thời sự địa phương hoặc các kênh ca nhạc của họ để hiểu thêm về văn hóa, và có thể luyện tập nói tiếng miền Tây cũng là một cách học hiệu quả đấy.

Ní là gì ở miền tây

Xem thêm: Cách học tiếng miền Nam đúng chuẩn với những mẹo đơn giản nhất

Kết Luận

Học tiếng miền Tây giờ đây không chỉ đơn thuần là việc học một âm giọng nữa, mà nó còn có nghĩa là chúng ta đang học hỏi và mở rộng kiến thức thêm về phong tục tập quán của một vùng miền trên quê hương Việt Nam. Hy vọng rằng thông qua bài biết này, các bạn sẽ có những giây phút học tập và tìm được phương hướng mở rộng kiến thức thật hiệu quả nhé.