Niên hiệu Thái Bình có nghĩa là gì

Kỷ niệm 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt
Nhà nước của ý chí độc lập, tự chủ và khát vọng
hòa bình của dân tộc


Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Dân ta phải biết sử ta/Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam nhằm nhắn nhủ tầm quan trọng và sự cần thiết của việc tìm hiểu, nghiên cứu truyền thống lịch sử dân tộc.

Năm 2018 cả nước hân hoan chào mừng kỷ niệm 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt - Nhà nước của ý chí độc lập, tự chủ và khát vọng hòa bình của dân tộc ta. Qua tổng hợp các nguồn sử liệu, xin giới thiệu khái quát về bối cảnh ra đời, tiến trình lịch sử và vai trò, ý nghĩa của nhà nước Đại Cồ Việt trong dòng chảy lịch sử Việt Nam.

1. Bối cảnh ra đời

Sau khi đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938 chiến thắng lịch sử vang dội, đánh dấu bước ngoặt kết thúc gần một nhìn năm Bắc thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc. Năm 939 Ngô Quyền xưng Vương (còn gọi là Tiền Ngô Vương) lập ra nhà Ngô, đóng đô ở Cổ Loa.

Ngô Quyền trị vì đất nước được 6 năm (đến năm 944 thì mất). Đến khi các con của Ngô Quyền (Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn) lên thay, triều chính rối ren, 12 thủ lĩnh là các thổ hào, tù trưởng khắp nơi tranh nhau cát cứ, xâu xé, đất nước rơi vào tình trạng hỗn loạn (còn gọi là loạn 12 sứ quân).

Khi ấy, từ vùng đất Hoa Lư, người anh hùng trẻ tuổi tên Đinh Bộ Lĩnh đã phất cờ nổi dậy, tập hợp dân chúng chống lại nhà Ngô và dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước vào năm 967.

Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Đại Thắng Minh Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt (nghĩa là nước Việt to lớn), dời kinh đô về Hoa Lư, bắt đầu đắp thành đào hào, xây cung điện, đặt triều nghi mở ra một thời kỳ thái bình thịnh trị.

Niên hiệu Thái Bình có nghĩa là gì

Tượng thờ Đinh Bộ Lĩnh


2. Nhà nước Đại Cồ Việt trong tiến trình lịch sử

Nhà nước Đại Cồ Việt tồn tại 86 năm (968 - 1054), mở đầu từ năm 968 do Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng) đặt ra và kết thúc vào năm 1054 do Lý Nhật Tôn (Lý Thánh Tông) đặt ra quốc hiệu Đại Việt.

Thời kỳ Đại Cồ Việt đánh dấu lần đầu tiên sau thời kỳ Bắc thuộc, người Việt có một nhà nước phong kiến tập quyền riêng, có quốc hiệu và quân đội riêng.

Niên hiệu Thái Bình có nghĩa là gì


Quốc hiệu Đại Cồ Việt được dùng trong 7 đời vua thuộc 3 triều đại Đinh, Tiền Lê và đầu thời Lý, cụ thể:
* Nhà Đinh (968 980):
- Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng; 968 979)
- Đinh Toàn (Đinh Phế Đế; 979 980)
* Nhà Tiền Lê (980 1009):
- Lê Hoàn (Lê Đại Hành; 980 1005)
- Lê Long Việt (Lê Trung Tông; 1005)
- Lê Chí Trung (Lê Long Đỉnh; 1005 1009)
* Nhà Lý (1009 1054)
- Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ; 1009 1028)
- Lý Phật Mã (Lý Thái Tông; 1028 1054)
Đến năm 1054, Lý Nhật Tôn (Lý Thánh Tông; 1054 1072) mới đặt lại quốc hiệu là Đại Việt. Điều đó có nghĩa là sau khi dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long (1009), nước ta vẫn mang quốc hiệu là Đại Cồ Việt.

Niên hiệu Thái Bình có nghĩa là gì


3. Vai trò, ý nghĩa của Nhà nước Đại Cồ Việt

Tuy chỉ tồn tại trong vòng 86 năm nhưng sự ra đời của nhà nước Đại Cồ Việt là sự kiện có ý nghĩa hết sức trọng đại trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, bởi:
Đây là nhà nước quân chủ trung ương tập quyền đầu tiên, nhà nước đầu tiên đặt quốc hiệu, niên hiệu, xây dựng bộ máy hành chính thống nhất thông suốt, xác định cương thổ, trở thành một quốc gia thống nhất, độc lập, làm chủ một giang sơn riêng biệt, mở ra một kỷ nguyên độc lập lâu dài xuyên suốt các triều đại Đinh, Lê, Lý và Trần, Hậu Lê sau này.

Ngoài ra, Đại Cồ Việt còn là nhà nước đầu tiên tiến hành đúc tiền đồng, có sự quan tâm đến việc phát triển kinh tế, văn hóa, quân sự Hoa Lư là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến tập quyền Việt Nam, cũng là đất tổ sản sinh nhiều giá trị văn hóa thuần Việt, điển hình nhất là nghệ thuật sân khấu chèo - loại hình sân khâu tiêu biểu nhất của Việt Nam.

Niên hiệu Thái Bình có nghĩa là gì

Cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình


Bên cạnh đó, nhà nước Đại Cồ Việt cũng là nhà nước quân chủ đầu tiên đặt quan hệ bang giao với Trung Quốc trong lịch sử bang giao của Việt Nam với những biện pháp và nghi thức ngoại giao vừa mềm mỏng, vừa cứng rắn đối với đế chế Trung Hoa. Đinh Tiên Hoàng người cầm quyền Việt Nam đầu tiên vươn tới đỉnh cao ngôi vị và danh hiệu, khẳng định vị thế vững chắc của quốc gia độc lập, buộc các điển lễ, sách phong của cường quyền phương Bắc phải công nhận là một nước độc lập.
Niên hiệu Thái Bình có nghĩa là gì


Tóm lại, sự ra đời của nhà nước Đại Cồ Việt đã mở ra những trang sử vẻ vang trong thời kỳ đầu xây dựng và bảo vệ đất nước. Đây thật sự là một dấu mốc lớn trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam.