Nước công nghiệp mới là gì năm 2024

Trước hết, cho đến nay, các tổ chức quốc tế chưa có một định nghĩa thống nhất thế nào là một "nước công nghiệp", cũng như "nước phát triển", "nước công nghiệp phát triển ", "nước công nghiệp mới", "nước hậu công nghiệp"... Nguyên nhân chính là do cách tiếp cận cũng như quan niệm không giống nhau, còn nhiều tranh luận. Còn ở nước ta, "nước công nghiệp theo hướng hiện đại" mà mục tiêu đề ra cũng mới chỉ là định tính, chưa có định lượng cụ thể, còn đang nghiên cứu, đòi hỏi phải có một thời gian nhất định.

Hiện có nhiều quan điểm khác nhau nhưng đều thống nhất ở hai nội dung: nước công nghiệp; nước công nghiệp có trình độ kỹ thuật - công nghệ, có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại.

Thế nào là nước công nghiệp?

Nước công nghiệp là nước đạt được những tiêu chí sau.

Một là GDP bình quân đầu người. Theo phân loại của Ngân hàng thế giới, các nước trên thế giới được xếp vào 3 nhóm. Nhóm 1 là các nước chậm phát triển, hoặc chậm phát triển nhất (LDC) có 50 nước (không có Việt Nam). Nhóm 2 là các nước đang phát triển là các nước có thu nhập bình quân đầu người từ 765 đến 9.385 USD.

Nhóm này chia thành 3 nhóm nhỏ: nhóm các nước đang phát triển có thu nhập thấp là những nước có thu nhập bình quân đầu người dưới 765 USD (Việt Nam thuộc nhóm này); nhóm các nước đang phát triển có thu nhập trung bình là các nước có thu nhập bình quân đầu người từ 766-9.385 USD, gồm các nước có thu nhập trung bình thấp (766- 3.035 USD/người) và những nước có thu nhập trung bình cao (3.036- 9.385 USD/ người); các nước đang phát triển có thu nhập cao (trên 9.385 USD/người); các nước đang phát triển có thu nhập cao (trên 9.386 USD/ người) - tuy mức cao, nhưng không được gọi là nước đã công nghiệp hóa vì trình độ dân trí còn thấp, mức thu nhập cao chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên dầu mỏ. Nhóm 3 là các nước đã công nghiệp hóa hoặc các nước kinh tế thị trường phát triển: là những nước có thu nhập trên 9.386 USD/người và đạt các chỉ tiêu khác về phát triển công nghệ, kinh tế- xã hội, khả năng viện trợ nước ngoài...

Theo mục tiêu đến năm 2010, nước ta đạt khoảng 1.050-1.100 USD/người, vượt qua ngưỡng "nước đang phát triển có thu nhập thấp"; nếu với đà này, đến năm 2020 sẽ đạt khoảng trên 2.000 USD/người - vẫn thuộc nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp, chưa trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình cao.

Hai là, chuyển từ nước nông nghiệp sang công nghiệp, có tỷ trọng nông, lâm nghiệp - thủy sản giảm xuống, có tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng lên. Hãy tham khảo cơ cấu kinh tế của Thái Lan, Malaysia và Hàn Quốc năm 2004: của Thái Lan là 9,9%, 44,1% và 46,1%; của Malaysia là 10%, 48% và 42%; của Hàn Quốc là 3,3%, 36,3% và 60,4%! Đây là những nước công nghiệp mới - có cơ cấu có thể Việt Nam tham khảo để hướng tới (cơ cấu kinh tế năm 2005 của Việt Nam là 20,9%, 41% và 38,1%; mục tiêu đến năm 2010 là 15-16%, 43-44% và 40-41%). Tuy nhiên nói công nghiệp là chủ yếu nói công nghiệp chế biến, chứ nếu là khai thác tài nguyên như các nước Trung Đông thì vẫn không được gọi là nước công nghiệp.

Nước công nghiệp cũng là nước có cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng: tỷ trọng lao động nông, lâm nghiệp - thủy sản giảm, tỷ trọng lao động công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng lên. Hiện nay, cơ cấu lao động của Việt Nam là 56,8%, 17,9% và 25,3%; mục tiêu đến năm 2010 khu vực I còn dưới 50% và khu vực II, khu vực III là trên 50%. Để trở thành nước công nghiệp, cơ cấu trên cần phải đạt là 25% và 75%!

Nước công nghiệp cũng là nước có xuất khẩu hàng chế tác chiếm tỷ trọng cao trong tổng xuất khẩu hàng hóa, tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghệ cao ngày càng lớn trong tổng xuất khẩu hàng chế tác.

Ba là, chuyển từ nước sử dụng lao động thủ công là chủ yếu sang sử dụng máy móc, điện khí hóa; chuyển từ năng suất lao động thấp sang năng suất lao động cao. Năng suất lao động năm 2004 của Việt Nam mới đạt 1.260 USD, còn thấp xa so với các mức năng suất 4.514,1 USD của Thái Lan, 11.276,2 USD của Malaysia, 29.057,6 USD của Hàn Quốc.

Nước công nghiệp theo hướng hiện đại là nước có cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại. Tiếp cận theo công dụng trực tiếp có kết cấu hạ tầng kinh tế và kết cấu hạ tầng xã hội. Kết cấu hạ tầng kinh tế là toàn bộ cơ sở hạ tầng bảo đảm trực tiếp cho phát triển kinh tế, gồm: mạng lưới giao thông vận tải; mạng lưới cấp thoát nước, điện, khí; mạng lưới bưu chính - viễn thông, thông tin liên lạc; hệ thống thủy lợi. Kết cấu hạ tầng xã hội là toàn bộ cơ sở hạ tầng bảo đảm trực tiếp cho phát triển xã hội, gồm: nhà ở, các cơ sở trường học, y tế, văn hóa; cơ sở nghiên cứu khoa học; công trình công cộng; cơ sở và công trình bảo vệ môi trường... Tiếp cận theo ý nghĩa vật chất và phi vật chất, có kết cấu hạ tầng cứng và kết cấu hạ tầng mềm. Kết cấu hạ tầng cứng là toàn bộ cơ sở hạ tầng vật chất bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội. Kết cấu hạ tầng mềm là toàn bộ cơ sở luật pháp, cơ chế, chính sách, thông tin gắn với trí tuệ con người, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội.