Nước ngọt trên trái đất chủ yếu gồm

Hướng dẫn trả lời câu hỏi trang 156 Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 sách Kết nối tri thức và cuộc sống – Bài 19: Thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước

Câu hỏi: Quan sát hình 1 và đọc thông tin trong mục 1, em hãy:

– Kể tên các thành phần chủ yếu của thủy quyển

– Cho biết nước ngọt tồn tại dưới những dạng nào. Nêu tỉ lệ của từng dạng

Nước ngọt trên trái đất chủ yếu gồm

Quảng cáo

Trả lời:

– Các thành phần chủ yếu của thủy quyển: Nước mặn (97,5%), nước ngọt (2,5%).

– Nước ngọt tồn tại ở 3 dạng gồm nước ngầm (30,1%), băng (68,7%), nước mặt và nước khác (1,2%)



    Chuyên mục:

Quảng cáo

Đề bài

Quan sát hình 1 và đọc thông tin trong mục 1, em hãy:

- Kể tên các thành phần chủ yếu của thủy quyển.

- Cho biết nước ngọt tồn tại dưới những dạng nào. Nêu tỉ lệ của từng dạng.

Nước ngọt trên trái đất chủ yếu gồm

Hình 1. Tỉ lệ các thành phần của thủy quyển

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

- Các thành phần chủ yếu của thủy quyển gồm: nước mặn (97,5%) và nước ngọt (2,5%).

- Nước ngọt tồn tại dưới 3 dạng: nước dưới đất (30,1%), băng (68,7%), nước mặt và nước khác (1,2%).

1. Các thành phần chủ yếu của thủy quyển

- Thủy quyển là toàn bộ nước trên Trái Đất, bao gồm nước ở các trạng thái rắn, lỏng và hơi.

- Nước mặn chiếm 97,2%, nước ngọt chỉ chiếm 2,8% lượng nước của thủy quyển.

2. Tuần hoàn nước trên Trái Đất

- Nước trên Trái Đất không nằm yên tại chỗ mà luôn vận động từ nơi này đến nơi khác tạo thành một vòng tuần hoàn khép kín => Vòng tuần hoàn nước.

Nước ngọt trên trái đất chủ yếu gồm

Hình 17.2. Sơ đồ vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất

- Vòng tuần hoàn lớn của nước:

Video mô phỏng vòng tuần hoàn lớn của nước

+ Bốc hơi: Nước từ sông, hồ, biển, đại dương bốc hơi, cơ thể sinh vật thoát hơi cung cấp hơi nước cho khí quyển.

+ Nước rơi: Hơi nước ngưng tụ khi đạt đến trạng thái bão hòa mà vẫn được bổ sung hơi nước/gặp lạnh tạo thành mây; các hạt nước trong mây lớn dần và khi đủ nặng rơi xuống thành mưa.

+ Dòng chảy: nước mưa rơi xuống tạo thành các dòng chảy (mặt và ngầm), sau đó lại đổ ra biển kết thúc vòng tuần hoàn lớn của nước.

Sơ đồ tư duy các thành phần chủ yếu của thủy quyển. Tuần hoàn nước trên Trái Đất

Nước ngọt trên trái đất chủ yếu gồm

Haylamdo biên soạn bộ 10 câu hỏi trắc nghiệm Bài 17: Các thành phần chủ yếu của thủy quyển. Tuần hoàn nước trên Trái Đất chọn lọc, có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn bám sát chương trình Địa Lí 6 Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 6.

Nước ngọt trên trái đất chủ yếu gồm

Câu 1: Trên Trái Đất nước mặn chiếm khoảng

A. 30,1%.

B. 2,5%.

C. 97,5%.

D. 68,7%.

Trả lời:

Đáp án C.

SGK/164, lịch sử và địa lí 6.

Câu 2: Ngày nào sau đây được lấy là ngày nước thế giới?

A. Ngày 22/6.

B. Ngày 22/3.

C. Ngày 22/9.

D. Ngày 22/12.

Trả lời:

Đáp án B.

SGK/164, lịch sử và địa lí 6.

Câu 3: Nguồn cung cấp hơi nước chính cho khí quyển là từ

A. Các dòng sông lớn.

B. Các loài sinh vật.

C. Biển và đại dương.

D. Ao, hồ, vũng vịnh.

Trả lời:

Đáp án C.

SGK/164, lịch sử và địa lí 6.

Câu 4: Khi hơi nước bốc lên từ các đại dương sẽ tạo thành

A. Nước.

B. Sấm.

C. Mưa.

D. Mây.

Trả lời:

Đáp án D.

SGK/165, lịch sử và địa lí 6.

Câu 5: Nước trên Trái Đất phân bố chủ yếu ở

A. Biển và đại dương.

B. Các dòng sông lớn.

C. Ao, hồ, vũng vịnh.

D. Băng hà, khí quyển.

Trả lời:

Đáp án A.

SGK/164, lịch sử và địa lí 6.

Câu 6: Năng lượng Mặt Trời là nguồn cung cấp năng lượng chính cho vòng tuần hoàn nào sau đây?

A. Vòng tuần hoàn của sinh vật.

B. Vòng tuần hoàn của nước.

C. Vòng tuần hoàn của thổ nhưỡng.

D. Vòng tuần hoàn địa chất.

Trả lời:

Đáp án B.

SGK/165, lịch sử và địa lí 6.

Câu 7: Nước từ đại dương bốc hơi được gió đưa vào lục địa gây mưa rơi xuống thành các dạng nước rồi đổ ra đại dương, hiện tượng đó là

A. Vòng tuần hoàn địa chất.

B. Vòng tuần hoàn nhỏ của nước.

C. Vòng tuần hoàn của sinh vật.

D. Vòng tuần hoàn lớn của nước.

Trả lời:

Đáp án D.

SGK/165, lịch sử và địa lí 6.

Câu 8: Nước ngọt trên Trái Đất gồm có

A. Nước ngầm, nước biển, nước sông và băng.

B. Nước mặt, nước biển, nước ngầm và băng.

C. Nước ngầm, nước ao hồ, sông suối và băng.

D. Nước mặt, nước khác, nước ngầm và băng.

Trả lời:

Đáp án D.

SGK/164, lịch sử và địa lí 6.

Câu 9: Thành phần nào sau đây của nước ngọt chiếm tỉ trọng lớn nhất?

A. Băng.

B. Nước mặt.

C. Nước ngầm.

D. Nước khác.

Trả lời:

Đáp án A.

Trong các thành phần của nước ngọt, băng chiếm tỉ trọng lớn nhất (68,7%), tiếp đến là nước dưới đất (nước ngầm - 30,1%) và nước mặt, nước khác chiếm một lượng rất nhỏ (1,2%).

Câu 10: Các nguồn nước bị ô nhiễm gồm có

A. Nước sông, nước ngầm, băng hà.

B. Nước biển, nước sông, khí quyển.

C. Nước sông, nước hồ và nước ao.

D. Nước biển, nước sông và nước ngầm.

Trả lời:

Đáp án D.

Các nguồn nước bị ô nhiễm gồm có nước biển, nước sông hồ và nước ngầm.

Câu 11: Nguồn năng lượng chính cung cấp cho vòng tuần hoàn của Nước trên Trái Đất là

A. Năng lượng bức xạ Mặt Trời.

B. Năng lượng địa nhiệt.

C. Năng lượng thuỷ triều.

D. Năng lượng của gió.

Trả lời:

Đáp án A.

Cơ chế của vòng tuần hoàn nước là: Do tác dụng của nhiệt độ nước biển và đại dương bốc hơi rồi hình thành mây. Gió đưa mây vào vào đất liền gây mưa, một phần nước mưa tụ lại thành sông suối rồi chảy ra biển, phần khác ngấm xuống đất tạo ra nguồn nước ngầm chảy ra sông suối rồi ra biển. Như vậy, nguồn năng lượng chính cung cấp cho vòng tuần hoàn của Nước trên Trái Đất là năng lượng bức xạ Mặt Trời (nhiệt độ, gió,...).

Câu 12: Vòng tuần hoàn nhỏ của nước bao gồm những giai đoạn nào sau đây?

A. Bốc hơi và nước rơi.

B. Bốc hơi và dòng chảy.

C. Thấm và nước rơi.

D. Nước rơi và dòng chảy.

Trả lời:

Đáp án A.

SGK/165, lịch sử và địa lí 6.