Ợ nhiều là dấu hiệu của bệnh gì năm 2024

Tình trạng ợ hơi có thể do nhiều nguyên nhân như ăn quá nhiều, ăn quá nhanh hay do mắc một số bệnh đường tiêu hóa.

Bác sĩ, Tiến sĩ Vũ Trường Khanh (Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội) cho biết, ợ hơi là triệu chứng lành tính. Tuy nhiên, thường xuyên ợ hơi hoặc ợ hơi nặng mùi là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý đường tiêu hóa. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng này.

Ăn quá no

Ăn quá nhiều, quá no gây ra chứng đau dạ dày và ợ hơi quá mức. Dạ dày người trưởng thành bình thường chứa khoảng một lít thức ăn và chất lỏng trong một bữa ăn. Ăn nhiều làm tăng áp lực cho dạ dày. Khí trong dạ dày sẽ thoát ra ngoài thực quản và tạo thành ợ hơi.

Ăn quá nhanh

Nuốt không khí khi đang ăn là điều bình thường. Song nếu ăn quá nhanh, bạn có thể nuốt nhiều không khí khiến ợ hơi nhiều. Ăn chậm giúp giảm triệu chứng ợ hơi gây khó chịu sau ăn.

Ăn nhiều thực phẩm gây ợ hơi

Ngay cả các thực phẩm tốt cho sức khỏe cũng có thể tạo ra khí trong quá trình tiêu hóa. Một số loại đường, tinh bột và thực phẩm dạng xơ hoặc đồ uống có ga khiến bạn ợ hơi nhiều. Ợ hơi có mùi khó chịu nếu bạn ăn thực phẩm có hợp chất chứa lưu huỳnh như các loại đậu, các loại rau họ cải, trứng, thịt và cá.

Ợ nhiều là dấu hiệu của bệnh gì năm 2024

Thực phẩm chứa bột đường nếu ăn nhiều có thể gây ợ hơi... Ảnh: Freepik

Dùng thuốc

Tiến sĩ Khanh cho biết, một số loại thuốc có thể gây ợ hơi, rối loạn tiêu hóa như thuốc trị tiểu đường type 2 acarbose, thuốc nhuận tràng như lactulose, sorbitol, thuốc giảm đau chống viêm không steroid như naproxen, ibuprofen và aspirin. Sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau còn có thể gây viêm dạ dày và ợ hơi.

Hội chứng ruột kích thích

Nếu bạn bị ợ hơi kèm theo các triệu chứng như đầy hơi, đầy bụng, táo bón, tiêu chảy... có thể mắc hội chứng ruột kích thích. Chứng rối loạn mạn tính này ảnh hưởng đến phụ nữ thường xuyên hơn nam giới. Thay đổi chế độ sinh hoạt, giảm stress, ăn uống, áp dụng phác đồ điều trị phù hợp giúp cải thiện triệu chứng.

Trào ngược axit

Ợ hơi kèm với ợ chua có thể do trào ngược axit trong dạ dày thực quản. Người bệnh còn có các triệu chứng như nóng rát sau xương ức, khàn giọng và cảm giác như có khối u trong cổ họng... Người bệnh trào ngược nếu uống quá nhiều cà phê mỗi ngày có thể làm trầm trọng thêm tình trạng vì tính axit trong cà phê kích thích giãn cơ thắt thực quản dưới khiến dịch dạ dày xâm nhập vào thực quản. Hạn chế caffein, rượu, thức ăn cay, nhiều dầu mỡ, ăn nhiều bữa nhỏ giúp cải thiện các triệu chứng GERD.

Viêm dạ dày

Ợ hơi kèm theo đau bụng trên, buồn nôn, nôn, khó tiêu, chán ăn... có thể là triệu chứng của viêm dạ dày. Nhiễm trùng, uống quá nhiều rượu, ăn thức ăn cay, hút thuốc, sử dụng thuốc giảm đau chống viêm không steroid trong thời gian dài... kích ứng niêm mạc dạ dày.

Theo tiến sĩ Khanh, để giảm triệu chứng ợ hơi, mọi người nên ăn uống chậm rãi, tránh đồ uống có ga, bia rượu, hạn chế ngậm kẹo cứng hay nhai kẹo cao su, tránh hút thuốc, đi bộ sau khi ăn. Trong những trường hợp ợ hơi liên tục kèm đầy hơi, chướng bụng không giảm, bạn cần thăm khám tại các cơ sở y tế có khoa tiêu hóa để được chẩn đoán, điều trị.

Anh H.T.V., 20 tuổi, ngụ ở TP Thủ Đức (TP.HCM), lo lắng do thời gian gần đây khi càng thức khuya thì anh càng bị ợ hơi nhiều. Không chỉ ban đêm anh ợ "ầm ĩ" mà ban ngày khi đi làm việc, giao tiếp với nhiều người, lâu lâu anh lại ợ một cái rõ to khiến anh cảm thấy rất ngại.

Anh V. băn khoăn không biết "thủ phạm" gây triệu chứng ợ hơi này là bệnh gì? Có nguy hiểm hay không? Bạn bè anh khuyên anh nên sớm đi bác sĩ khám.

Đi tìm thủ phạm "ợ hơi"

Thạc sĩ - bác sĩ CKII Trần Ngọc Lưu Phương, giảng viên bộ môn nội tổng quát phân môn tiêu hóa - gan mật Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM), cho biết thức khuya không gây ra ợ hơi nhưng thức khuya có thể là một yếu tố kích khởi gây ra ợ hơi.

Bác sĩ Lưu Phương cho biết thức khuya nhiều sẽ gây ra những xáo trộn trong hoạt động đường tiêu hóa, đặc biệt ở đường tiêu hóa phía trên.

Đường tiêu hóa phía trên có thực quản, bao tử, ruột non đoạn đầu. Bản thân đường tiêu hóa dù trên hay dưới cũng hoạt động một cách tự động, liên quan đến hệ thần kinh và nội tiết.

Hoạt động của hệ thần kinh thực vật bị ảnh hưởng rất nhiều bởi thức khuya, sinh hoạt ngủ nghỉ không điều độ, những cảm xúc tình cảm hoặc những stress về thể chất lẫn tinh thần.

Thức khuya là một trong những yếu tố kể trên nên có thể ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa. Khi hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng sẽ gây ra kích hoạt cảm giác như cảm giác bị đau bụng, đi vệ sinh nhiều lần, có người bị tiết axit nhiều gây loét bao tử, có người bị tiết dịch tiêu hóa và co bóp lộn xộn gây ợ chua, ợ hơi.

Triệu chứng ợ hơi có thể báo hiệu mắc bệnh đường tiêu hóa như loét bao tử, ngoài ra triệu chứng ợ hơi còn báo hiệu do người đó thức khuya nhiều nên bị stress hoặc có thể là những dấu hiệu của ung thư bao tử tình cờ khởi phát trong giai đoạn này.

Những người thức khuya thường hay ăn chất bột đường hoặc uống một loại nước nào đó như nước ngọt nên sẽ sinh hơi nhiều, một số người bị sôi bụng, một số người bị ợ hơi lên.

Do vậy, đầu tiên cần điều chỉnh việc thức khuya vì thức khuya đã tác động đến việc ợ hơi mà nhiều người không biết. Những người phải đi làm ca đêm trong nhiều năm, cho dù cả ngày hôm sau được ngủ suốt thì những người này vẫn được tính là làm công việc nặng nhọc, mất nhiều sức lao động.

Thế nên, nhiều bạn trẻ không phải lao động đêm nhưng lại tự đưa mình vào "lao động nặng nhọc" như vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.

Thức khuya nhiều gây suy nhược thần kinh, rối loạn giấc ngủ, bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não, dễ bị đái tháo đường... Bác sĩ Lưu Phương khuyên những người trưởng thành không nên thức khuya mà nên đi ngủ trước 23h. Một người trưởng thành nên ngủ từ 6 đến 8 tiếng, tùy vào cơ thể từng người.

Bác sĩ Lưu Phương gặp nhiều trường hợp than phiền bị ợ hơi khi thức khuya. Sau khi khám, những người bệnh này được chẩn đoán viêm dạ dày cấp. Tuy nhiên, có những trường hợp khi tìm hiểu bác sĩ thấy những người bệnh này có dấu hiệu trầm cảm như mất ngủ, lo lắng...

Những người này thường có những khúc mắc trong cuộc sống làm họ không ngủ được, càng thức khuya lại càng bị ợ hơi nhiều.

Sau khi được bác sĩ tư vấn, điều trị bệnh trầm cảm, hỗ trợ những bệnh tiêu hóa kèm theo, những người bệnh này đã trở về bình thường. Nhưng nếu những trường hợp này không điều trị, để lâu dài sẽ làm bệnh tiêu hóa và bệnh trầm cảm ngày càng nặng thêm.

Ợ nhiều là dấu hiệu của bệnh gì năm 2024

Ăn khuya dễ gây ra những xáo trộn trong hoạt động đường tiêu hóa - Ảnh: DUYÊN PHAN

Nỗi khổ đi vệ sinh nhiều lần trong ngày

Anh P.T.C., 38 tuổi, ngụ ở quận Phú Nhuận (TP.HCM), trung bình đi vệ sinh từ 5 - 7 lần trong ngày. Ngay cả ban đêm khi đang ngủ anh cũng phải dậy đi vệ sinh từ 2 - 3 lần.

Bác sĩ Lưu Phương cho rằng với những người đi vệ sinh nhiều lần trong ngày (từ 4 lần/ngày trở lên) thì sẽ được chia thành hai nhóm.

Nhóm 1 là những người trên 45 tuổi. Những người này nếu đi vệ sinh nhiều lần trong ngày, kéo dài trên 2 tuần thì phải đi nội soi sớm vì có thể bị u lành hoặc ung thư ruột hoặc một số bệnh về viêm loét hoặc lao ruột...

Còn với nhóm 2 là những người dưới 45 tuổi, đặc biệt là nhóm dưới 40 tuổi, thì thường bị hội chứng ruột kích thích hoặc bị dị ứng với rượu bia hoặc một số loại thức ăn sống.

Nhóm dưới 45 tuổi cũng có những bệnh ở nhóm trên 45 tuổi, nhưng tỉ lệ mắc bệnh thấp hơn. Với những người dưới 45 tuổi đi vệ sinh nhiều lần trong ngày, kéo dài trên 2 tuần thì chưa có gì trầm trọng, nhưng nếu kéo dài trên 3 tháng thì cần được đi khám bác sĩ chuyên khoa để được tầm soát bệnh vì có thể mắc các bệnh của nhóm trên 45 tuổi như đã kể trên.

Ngoài ra, những người không dung nạp được sữa mà uống sữa cũng sẽ bị đi vệ sinh nhiều lần trong ngày. Người càng lớn tuổi thì khả năng dung nạp sữa sẽ ngày càng kém dần. Trong ruột con người, để hấp thụ được sữa do động vật có vú tiết ra kể cả sữa mẹ, phải có men LACTASE mới phản ứng để tiêu hóa sữa thì ruột mới hấp thụ được.

Theo tự nhiên, trẻ nhỏ có men LACTASE nhiều nhưng theo thời gian men này sẽ giảm đi. Càng lớn tuổi thì khả năng dung nạp sữa sẽ càng giảm.

Bác sĩ Lưu Phương khẳng định sữa là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt, đặc biệt là canxi. Mọi người đều có thể uống sữa hằng ngày. Tuy nhiên, tùy vào khả năng dung nạp sữa của mỗi người mà uống theo lượng sữa mà bác sĩ dinh dưỡng khuyên chứ không nên uống bằng mọi giá.

Ợ hơi là triệu chứng của bệnh gì?

Trong quá trình nhai nuốt thức ăn, không khí có thể đi vào cơ thể và sau đó thoát ra ngoài bằng đường miệng, gọi là ợ hơi. Đa phần ợ hơi là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể.

Tại sao bị ợ hơi lên?

Trong quá trình ăn uống, việc nhai nuốt sẽ làm giãn cơ thực quản dưới đồng thời đưa không khí từ bên ngoài đi vào trong cơ thể. Do đó một lượng khí dư sẽ tích tụ lại và gây áp lực trong dạ dày. Khi đã tích tụ một lượng đủ lớn, cơ thể sẽ ợ hơi để đẩy không khí thoát ra ngoài.

1 ngày ợ hơi bao nhiêu lần là bình thường?

Theo NHS, một người trung bình xì hơi từ 5 đến 15 lần một ngày. Một lượng "bình thường" là khác nhau đối với mọi người và nó có thể thay đổi hàng ngày tùy thuộc vào những gì bạn ăn. Và ợ hơi cũng vậy, mỗi người mỗi khác và bình thường có thể xảy ra tới 30 lần một ngày, cả vô thanh và hữu thanh, theo các chuyên gia.

Làm thế nào để giảm ợ hơi?

Đi bộ xung quanh hoặc tập thể dục nhịp điệu nhẹ sau khi ăn. ... .

Nằm nghiêng hoặc thử tư thế đầu gối lên ngực giống như tư thế giảm gió cho đến khi hết khí;.

Uống thuốc kháng axit để trung hòa axit trong dạ dày và ngăn ngừa chứng ợ nóng gây ợ hơi;.

Dùng thuốc chống đầy hơi như simethicone (Air-X)..