Ôn tập tổng hợp ngữ văn 7 học kì 2 năm 2024

Đề thi học kì 2 (Đề kiểm tra học kì 2 - Đề thi cuối năm) – Ngữ văn 7 – Đề số 1 có đáp án và lời giải chi tiết

Xem lời giải

Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 học kì 2 năm 2022 - 2023 là tài liệu hữu ích mà Download.vn giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 7 tham khảo.

Đề cương ôn thi cuối kì 2 Ngữ văn lớp 7 giới hạn nội dung ôn thi kèm theo một số câu hỏi ôn tập và đề thi minh họa. Thông qua đề cương ôn tập học kì 2 Văn 7 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 7 sắp tới. Vậy sau đây là TOP 3 đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn 7 mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 học kì 2 Kết nối tri thức

A. Tiếng Việt ôn thi học kì 2

  1. Nêu khái niệm Thành ngữ . Cho ví dụ minh họa

II. Các biện pháp tu từ: SO SÁNH, NHÂN HÓA, ĐIỆP NGỮ, ẨN DỤ

1. Thế nào là So sánh? Cho ví dụ minh họa.

2. Thế nào là Nhân hóa? Cho ví dụ minh họa.

3. Thế nào là Điệp ngữ? Cho ví dụ minh họa.

4. Thế nào là Ẩn dụ? Cho ví dụ minh họa.

5. Thế nào là Hoán dụ? Cho ví dụ minh họa.

6. Thế nào là Nói quá, tác dụng. Cho ví dụ minh họa

III. Dấu câu

Nêu công dụng của dấu chấm lửng? Cho ví dụ minh họa.

IV. Mạch lạc và Liên kết trong văn bản

  1. Nêu khái niệm Mạch lạc. Nêu khái niệm Liên kết.
  1. Kể tên một số phép liên kết thường dùng
  1. Thuật ngữ: Đặc điểm và chức năng của thuật ngữ? Cho ví dụ minh họa.

VI. Cước chú và tài liệu tham khảo

1. Thế nào là Cước chú? Cách ghi cước chú? Cho ví dụ minh họa.

2. Thế nào là tài liệu tham khảo? Cách ghi cước chú? Cho ví dụ minh họa

VII. Từ Hán Việt

1. Thế nào là từ Hán Việt? Cho ví dụ minh họa

2. Cách xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt?

B. Tập làm văn ôn thi học kì 2 Văn 7

  1. Bài văn Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu.

2. Dàn bài

-Mở bài :

+ Giới thiệu đôi nét về nhân vật

+ Giới thiệu sự việc liên quan đến nhân vật.

- Thân bài:

+ Kể lại diễn biến sự việc. Lưu ý sử dụng các yếu tố miêu tả

- Nêu ý nghĩa của sự việc.

- Kết bài: Nêu suy nghĩ và ấn tượng của người viết về sự việc.

II. Bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (Trình bày ý kiến tán thành)

*Bố cục bài viết cần đảm bảo:

  1. Mở bài: Nêu vấn đề đời sống cần bàn và ý‎ kiến đáng quan tâm về vấn đề đó.
  1. Thân bài:

- Trình bày thực chất ý kiến, quan niệm đã nêu để bàn luận.

- Thể hiện thái độ tán thành ý kiến vừa nêu bằng các ý:

+Ý 1: Khía cạnh thứ nhất cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)

+Ý 2: Khía cạnh thứ hai cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)

+Ý 3: Khía cạnh thứ ba cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)….

  1. Kết bài: khẳng định tính xác đáng của ý kiến được người viết tán thành và sự cần thiết của việc tán thành ý kiến đó.

III. Bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (Trình bày ý kiến phản đối)

*Bố cục bài viết cần đảm bảo:

  1. Mở bài: Nêu được vấn đề cần nghị luận và bày tỏ ý‎ kiến phản đối cách nhìn nhận về vấn đề.
  1. Thân bài:

-Ý 1 trình bày thực chất của ý kiến, quan niệm đã nêu để bàn luận

-Ý 2 phản đối các khía cạnh của ý kiến, quan niệm (lí lẽ, bằng chứng)

-Ý 3 nhận xét những tác động tiêu cực của ý kiến, quan niệm đối với đời sống (lí lẽ, bằng chứng)

  1. Kết bài: Nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối.

IV. Phân tích một nhân vật văn học yêu thích

1. MB: Giới thiệu nhân vật và nêu ngắn gọn ấn tượng ban đầu của em về nhân vật

2. TB:

-Bối cảnh và những mối quan hệ làm nổi bật đặc điểm nhân vật

- Những đặc điểm nổi bật của nhân vật thể hiện qua các bằng chứng trong tác phẩm (chi tiết về ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, suy nghĩ… của nhân vật)

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: cách sử dụng chi tiết, ngôn ngữ, biện pháp nghệ thuật…

-Ý nghĩa của hình tượng nhân vật.

3. KB: Nêu những bài học, suy nghĩ, ấn tượng sâu sắc mà nhân vật để lại trong tâm trí em.

ĐỀ VĂN VẬN DỤNG

Đề 1: Có ý kiến cho rằng: Sách là người bạn tốt của con người. Hãy viết bài văn thể hiện sự đồng tình của em với ý kiến trên.

Đề 2: Ngày nay, cùng với sự hỗ trợ của máy tính, máy photo,… nên học sinh đến lớp không cần ghi chép bài vào vở.

Đề 3: Trong thời đại công nghệ này, không cần phải viết chữ đẹp

C. Đề thi minh họa học kì 2 Văn 7

  1. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

“ Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ đang sống vô cảm, không quan tâm tới những chuyện diễn ra xung quanh mình. Họ không hề mảy may trước những cảnh tượng bất bình, đau khổ, cũng như không biết chiêm ngưỡng, tán thưởng những điều mang lại cho mình những cảm xúc tích cực.

(…) Gia đình, nhà trường và xã hội có một vai trò hết sức quan trọng. Gia đình chính là môi trường đầu đời hình thành nên những cảm xúc yêu thương, lòng nhân ái, giáo dục và trang bị cho trẻ những chuẩn mực đạo đức, giúp họ học cách lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ. Khi người lớn sống có trách nhiệm, quan tâm tới nhau, có những hành vi ứng xử đẹp, mang tính nhân văn thì đó sẽ là tấm gương để giới trẻ noi theo. Cùng với gia đình, nhà trường nên trang bị cho thanh thiếu niên những kĩ năng sống thiết thực, biết giúp đỡ mọi người, biết khơi dậy ở họ lòng nhân ái và tinh thần đấu tranh trước cái xấu, cái ác. Xã hội phải đề cao và tôn vinh những tấm gương sống cao đẹp, sống có trách nhiệm và nghĩa tình, sẵn sàng xả thân vì cộng đồng; tôn vinh và phát huy những giá trị truyền thống và đạo lý của dân tộc: “lá lành đùm lá rách”. “thương người như thể thương thân”.

(Theo http:/tuyengiao.bacgiang.gov.vn/, ngày 27/06/2018)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Đoạn trích trên mang đặc trưng của kiểu văn bản nào?

  1. Văn bản thông tin
  2. Văn bản nghị luận
  3. Văn bản tự sự, miêu tả
  4. Văn bản thuyết minh

Câu 2. Mở đầu đoạn trích người viết nêu lên thực trạng gì?

  1. Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ đang sống vô cảm
  2. Hiện nay các bạn trẻ rất thông minh, năng động.
  3. Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ sẵn sàng xả thân vì cộng đồng
  4. Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ có hành vi ứng xử đẹp..

Câu 3: Em hiểu như thế nào về nghĩa của từ “vô cảm”?

  1. Vô cảm là lạnh nhạt, không hề quan tâm, để ý tới, không hề có chút tình cảm gì.
  2. Vô cảm là không có cảm xúc, không có tình cảm (trước những tình huống đáng ra phải có).
  3. Vô cảm là rung động mạnh mẽ trong long và trong thời gian tương đối ngắn, nhiều khi làm tê liệt nhận thức.
  4. Vô cảm là phản ứng tâm lí theo hướng tích cực với sự kích thích của hiện thực khách quan

Câu 4. Để đẩy lùi lối sống vô cảm trong các bạn trẻ, theo em đó là trách nhiệm của ai?

  1. Trách nhiệm của gia đình.
  2. Trách nhiệm của nhà trường.
  3. Trách nhiệm của xã hội.
  4. Trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội.

Câu 5: Theo em, khi người lớn sống có trách nhiệm, quan tâm tới nhau, có những hành vi ứng xử đẹp, mang tính nhân văn sẽ tác động như thế nào đến giới trẻ?

  1. Sẽ là tấm gương cho giới trẻ noi theo.
  2. Sẽ khiến cho giới trẻ ngưỡng mộ.
  3. Sẽ khiến cho giới trẻ có lối sống đẹp.
  4. Sẽ khiến giới trẻ sống có trách nhiệm.

Câu 6. Theo em, khi lối sống vô cảm trong xã hội, trong giới trẻ được đẩy lùi, xã hội sẽ như thế nào?

  1. Kinh tế sẽ phát triển vững mạnh.
  2. Đất nước phát triển trong hòa bình, hữu nghị.
  3. Xã hội phát triển trong sự hài hòa, nhân văn.
  4. Môi trường lành mạnh, trong sáng.

Câu 7 . Nội dung chính mà đoạn trích muốn thể hiện là gì?

  1. Đoạn trích nêu lên thực trạng vể hiện tượng vô cảm ở giới trẻ hiện nay.
  2. Đoạn trích nêu lên vấn đề về thói vô cảm ở giới trẻ hiện nay.
  3. Đoạn trích nêu lên thực trạng về thói vô cảm ở giới trẻ và đưa ra giải pháp để thay đổi thực trạng đó..
  4. Đoạn trích nêu vấn đề vô cảm ở giới trẻ và đưa ra giải pháp để thay đổi thực trạng.

Câu 8. Tác dụng của việc sử dụng các phép liên kết trong đoạn trích trên là:

  1. Tạo tính mạch lạc và liên kết trong các câu văn trong đoạn văn.
  2. Thể hiện rõ liên kết về mặt chủ đề của đoạn văn.
  3. Tạo sự liên kết logic về mặt nội dung cho đoạn văn.
  4. Tạo sự mạch lạc hoặc liên kết về mặt hình thức cho đoạn văn.

Câu 9. Từ bài viết em thấy rằng xã hội cần phải đề cao, trân trọng những con người như thế nào?

Câu 10. Theo em học sinh cần có trách nhiệm như thế nào để đầy lùi lối sống vô cảm trong giới trẻ (nêu ít nhất hai biện pháp/ việc làm).

II. LÀM VĂN (4.0 điểm)

Viết một bài văn thuyết minh về trò chơi kéo co.

Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 học kì 2 Chân trời sáng tạo

I. Tri thức đọc hiểu văn bản

1/ Văn nghị luận

  1. Khái niệm

Văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống (nghị luận xã hội) được viết ra để bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, hay một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.

  1. Đặc điểm

Văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống có những đặc điểm sau:

- Thể hiện rõ ý kiến khen, chê, đồng tình, phản đối của người viết đối với hiện tượng, vấn đề cần bàn luận.

- Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. Bằng chứng có thể là nhân vật, sự kiện, số liệu liên quan đến vấn đề cần bàn luận.

- Ý kiến lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

2/ Văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động:

a/ Về cấu trúc và đặc điểm hình thức

- Về cấu trúc, loại văn bản này thường có 3 phần:

Phần 1: Giới thiệu mục đích của quy trình thực hiện trò chơi hay hoạt động bằng một đoạn văn hoặc nhan đề bài viết (tên quy trình) (Ví dụ: Cách đọc sách hiệu quả…).

Phần 2: Liệt kê những gì cần chuẩn bị trước khi thực hiện trò chơi hay hoạt động.

Phần 3: Trình bày các bước cần thực hiện. Đối với trò chơi, đó là quy tắc, luật lệ, hướng dẫn cách chơi; đối với các hoạt động khác đó là thứ tự các bước thực hiện hoạt động.

Một số văn bản có thể có thêm phần giải thích sự cần thiết của mỗi bước thực hiện

- Về đặc điểm hình thức: loại văn bản này thường sử dụng các con số (1, 2, 3,...), từ ngữ chỉ thời gian (đầu tiên, tiếp theo, sau cùng,...) hoặc số từ chỉ số lượng chính xác (hai, ba,...) để giới thiệu trình tự thực hiện; từ ngữ miêu tả chi tiết cách thức hành động và một số thuật ngữ liên quan; sử dụng câu chứa nhiều động từ, cầu khiến để chỉ hành động hoặc yêu cầu thực hiện; dùng hình ảnh minh hoạ, sơ đồ chi dẫn, đề mục để tóm tắt thông tin chính; từ xưng hô ngôi thứ hai (ví dụ. bạn,..) để chỉ người đọc.

b/ Cách triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản thông tin.

Văn bản thông tin cỏ thể triển khai ý tưởng và thông tin theo một số cách sau: theo trật tự thời gian (trình bày thông tin theo thứ tự xuất hiện của sự vật, hiện tượng hay hoạt động); theo quan hệ nhân quá (trình bày thông tin theo quan hệ ý nghĩa nhân quả bằng một số từ ngữ như: lí do (của)..., nguyên nhân (của)..., vì, nên, do đó,...)', theo mức độ quan trọng của thông tin (thông tin chính được ưu tiên trình bày trước hoặc được làm nổi bật bằng cách in đậm, tô màu, gạch dưới hoặc lặp đi lặp lại,...).

Khi viết, người viết có thể kết hợp nhiều cách triển khai ý tưởng và thông tin, nhưng thường chọn một cách triển khai chính để làm nổi bật thông tin. Trong văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động, người viết thường chọn cách triển khai ý tưởng và thông tin theo trật tự thời gian để làm rõ quy tắc hoặc luật lệ của trò chơi qua việc hình bày thứ tự các bước

3/ Truyện khoa học viễn tưởng

- Truyện khoa học viễn tưởng là loại truyện hư cấu về những điều diễn ra trong một thế giới giả định, dựa trên tri thức khoa học và trí tưởng tượng của tác giả. Truyện khoa học viễn tưởng có các đặc điểm như sau:

- Đề tài: đa dạng, phong phú thường gắn với các phát minh khoa học, công nghệ như: chế tạo dược liệu, khám phá đáy đại dương, du hành vũ trụ, gặp người ngoài hành tinh,…

- Cốt truyện: thường được xây dựng dựa trên các sự việc giả tưởng liên quan đến các thành tựu khoa học.

- Tình huống truyện: tác giả thường đặt nhân vật vào những hoàn cảnh đặc biệt, những khó khăn hay mâu thuẫn cần phải giải quyết trong thế giới giả tưởng.

– Sự kiện: thường trộn lẫn những sự kiện của thế giới thực tại với những sự kiện xảy ra trong thế giới giả định (quá khứ, tương lai, ngoài vũ trụ,…).

II. Tri thức tiếng Việt

1/ Liên kết trong văn bản

  1. Đặc điểm và chức năng

- Liên kết là một trong những tính chất quan trọng của văn bản, có tác dụng làm cho văn bản trở lên mạch lạc, hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức.

- Đặc điểm của một văn bản có tính liên kết:

+ Nội dung các câu các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau.

+ Các câu các đoạn được kết nối với nhau bằng các phép liên kết phù hợp.

  1. Một số phép liên kết thường dùng

+ Phép lặp từ ngữ: Lặp lại ở câu đứng sau các từ ngữ đã có ở câu trước.

+ Phép thế: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.

+ Phép nối: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu đứng trước

+ Phép liên tưởng: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước

2. Nói giảm nói tránh

- Nói giảm nói tránh là biện pháp dùng cách diễn đạt tế nhị, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

Ví dụ: Cô ấy trông thật xấu xí -> Cô ấy trông không được xinh lắm

- Đặt câu có sử dụng phép nói giảm, nói tránh

3. Đặc điểm và chức năng của số từ

- Số từ là những từ chỉ số lượng và số thứ tự của sự vật.

- Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Số từ chỉ số lượng bao gồm: Số từ chỉ số lượng chính xác (hai, ba, bốn,…), số từ chỉ số lượng ước chừng (vài, mươi, dăm,…).

- Khi biểu thị số thứ tự của danh từ, số từ thường đứng sau danh từ (thứ hai, thứ ba,…).

+ Vd1: Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.

- (Tô Hoài- Dế Mèn phiêu lưu kí)

- +Vd2: Đã dậy chưa hả trầu

- Tao hái vài lá nhé

- Cho bà và cho mẹ

- Đừng lụi đi trầu ơi

(Trần Đăng Khoa, Đánh thức trầu)

4. Các cách mở rộng thành phần chính và trạng ngữ trong câu bằng cụm từ

- Biến CN, VN và TN trong câu từ 1 từ thành 1 cụm từ.

- Biến CN, VN và TN trong câu từ cụm từ có thông tin đơn giản thành cụm từ phức tạp có những thông tin cụ thể, chi tiết hơn.

2. Tác dụng

- Tác dụng của việc mở rộng thành phần chính và trạng ngữ trong câu bằng cụm từ: làm cho thông tin của câu trở nên chi tiết, rõ ràng.

III. Tạo lập văn bản

1/ Bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

* Bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống thuộc thể nghị luận xã hội. Trong đó, người viết đưa ra ‎ kiến của mình về một vấn đề gợi ra từ các hiện tượng, sự việc trong đời sống, hoặc một vấn đề thuộc về lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.

*Yêu cầu đối với kiểu bài:

- Nêu được vấn đề cần bàn luận

- Trình bày được ý‎ kiến tán thành, phản đối của người viết với vấn đề cần bàn luận

- Đưa ra lí lẽ, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ‎ý kiến

*Bố cục bài viết cần đảm bảo:

Mở bài: giới thiệu được vấn đề cần bàn luận và thể hiện rõ ràng ‎ kiến của người viết về vấn đề ấy

Thân bài: giải thích vấn đề cần bàn luận; đưa ra được ít nhất hai lí lẽ cụ thể để lí giải cho ý kiến của người viết; sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng theo trình tự hợp lí, đưa ra được bằng chứng đa dạng cụ thể, tiêu biểu, xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ, xem xét vấn đề từ nhiều phía để nội dung bài viết được toàn diện

Kết bài: khẳng định lại ‎ kiến và đưa ra bài học nhận thức và phương hướng hành động.

IV. Đề thi minh họa học kì 2 Văn 7

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Mỗi chúng ta đều giống một đoá hoa. Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông hoa nở sớm và những bông nở muộn, có những đoá hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đoá hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” bên vệ đường. Sứ mệnh của hoa là nở. Cho dù không có những ưu thế để như nhiều loài hoa khác cho dù được đặt ở bất cứ đâu, thì cũng hãy bừng nở rực rỡ, bung ra những nét đẹp mà chỉ riêng ta mới có thể mang đến cho đời.

[…]

Hãy bung nở đoá hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu.

(Kazuko Watanabe, Mình là nắng việc của mình là chói chang, Vũ Thuỳ Linh dịch, NXB Thế giới, 2018)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Xác định câu chủ đề của đoạn trích.

Câu 3. Xác định các số từ và nói rõ chức năng của số từ trong đoạn trích

Câu 4. Chỉ ra các phép liên kết và từ ngữ thực hiện phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích

Câu 5. Trong đoạn trích, người viết so sánh ta giống hình ảnh nào?

Câu 6. Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu: “Hãy bừng nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu”.

Câu 7. Nhận xét về cách trình bày đoạn của tác giả trong đoạn trích trên.

Câu 8. Qua nội dung của đoạn văn trên, em rút ra bài học gì cho bản thân?

Câu 9. Em có đồng tình với suy nghĩ của tác giả: "Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa" không? Vì sao?

............

Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 học kì 2 Cánh diều

Phần 1: Đọc hiểu văn bản

- Ôn tập lại kiến thức về truyện ngụ trong đề cương ôn tập giữa kì II.

  1. Đọc hiểu thơ tự do:
  • Ngữ liệu:
  • Văn bản thơ (tương đương về đề tài, thể thơ với các văn bản trong SGK – chủ đề về tình phụ tử, tình mẫu tử).

2. Yêu cầu đọc hiểu thơ bốn chữ, năm chữ

  1. Mức độ nhận biết:

- Nhận diện được thể thơ.

- Chỉ ra được vần của bài thơ/khổ thơ.

- Chỉ ra được nhịp của bài thơ/khổ thơ.

- Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, điệp ngữ… trong khổ thơ, bài thơ.

  1. Mức độ thông hiểu:

- Nội dung: Nêu được nội dung, ý nghĩa của bài thơ.

- Nghệ thuật: Nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.

  1. Mức độ vận dụng:

- Liên hệ với một tình huống liên quan đến chủ đề bài thơ trong đời sống và viết đoạn văn.

  1. Đọc hiểu văn bản Nghị luận:
  • Ngữ liệu:
  • Văn bản nghị luận (tương đương về nội dung với các văn bản trong SGK).

2. Yêu cầu đọc hiểu văn bản Nghị luận:

  1. Mức độ nhận biết:

- Nhận diện được kiểu văn bản, phương thức biểu đạt.

- Nêu được nội dung nghị luận của văn bản.

  1. Mức độ thông hiểu:

- Hiểu được cách trình bày luận điểm, luận cứ… mà tác giả đưa ra

  1. Mức độ vận dụng:

- Liên hệ với một tình huống liên quan đến nội dung của văn bản để viết bài văn hoặc đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề đó.

  1. Đọc hiểu văn bản Kí:
  • Ngữ liệu:
  • Văn bản tùy bút hoặc tản văn (tương đương về nội dung với các văn bản trong SGK).

2. Yêu cầu đọc hiểu văn bản Kí:

  1. Mức độ nhận biết:

- Nhận diện được văn bản đó là tùy bút hay tản văn.

- Nêu được nội dung văn bản đó viết về vấn đề gì.

  1. Mức độ thông hiểu:

- Hiểu được lời nhắn gửi của tác giả qua văn bản đó.

  1. Mức độ vận dụng:

- Liên hệ với một tình huống liên quan đến nội dung của văn bản để viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề đó.

Phần 2: Thực hành tiếng Việt

Nắm vững kiến thức về tục ngữ, thành ngữ; nói quá; nói giảm nói tránh; dấu chấm lửng; từ Hán Việt trong một tình huống cụ thể.

1. Mức độ hiểu

- Tìm tục ngữ, thành ngữ; nói quá; nói giảm nói tránh; dấu chấm lửng; từ Hán Việt trong một tình huống cụ

- Nêu được tác dụng của thể tục ngữ, thành ngữ; nói quá; nói giảm nói tránh; dấu chấm lửng; từ Hán Việt.

2. Mức độ vận dụng

- Biết vận dụng kiến thức về tiếng Việt để viết đoạn văn

Phần 3: Thực hành viết

- Viết được bài văn phân tích một nhân vật trong tác phẩm văn học.

- Viết bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.

Phần 4: Đề thi minh họa cuối kì 2 Văn 7

ĐỀ THI MINH HỌA KIỂM TRA CUỐI KỲ II

Môn: Ngữ văn lớp 7

(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

Đặng Thuỳ Trâm từng viết:”Đời phải trải qua giông tố, nhưng chớ cúi đầu trước giông tố”. Bất cứ ai trong chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với khó khăn, thách thức, trở ngại và thất bại. Bởi không có con đường nào là bằng phẳng, dễ đi, nếu muốn thành công thì trước hết phải học cách chấp nhận, đối mặt, vượt qua thất bại của chính mình. Có thể nói, thất bại đáng sợ nhất của cuộc đời chính là không chiến thắng bản thân, không nỗ lực theo đuổi mục tiêu, lí tưởng mà mình đã chọn.

Quả thực là như vậy, việc kiên trì nỗ lực để cố gắng theo đuổi mục tiêu, lí tưởng là rất quan trọng. Cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công. Thất bại là điều khó tránh nhưng đó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta trên đường đời. Đôi lúc, ta tự trách vì những quyết định sai lầm của mình. Nhưng đó là lúc ta nhận thức và rút ra bài học, biến thất bại thành đòn bẩy để hướng đến thành công, không suy sụp hay bỏ cuộc.

(Theo Trần Thị Cẩm Quyên, in trong Văn học và tuổi trẻ, viên nghiên cứu sách và học liệu giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 11 -2021)

Trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 8 bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng nhất:

Câu 1. Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào ?

A.Tự sự

  1. Miêu tả
  2. Nghị luận
  3. Biểu cảm

Câu 2. Theo tác giả, tại sao Bất cứ ai trong chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với khó khăn, thách thức, trở ngại và thất bại?

  1. Bởi không có con đường nào là bằng phẳng, dễ đi, nếu muốn thành công thì trước hết phải học cách chấp nhận, đối mặt, vượt qua thất bại của chính mình.
  2. Bởi thất bại đáng sợ nhất của cuộc đời chính là không chiến thắng bản thân, không nỗ lực theo đuổi mục tiêu, lí tưởng mà mình đã chọn.
  3. Bởi thất bại là điều khó tránh nhưng đó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta trên đường đời.
  4. Bởi cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công

Câu 3. Theo em, đâu là câu văn mang luận điểm trong đoạn văn thứ 2?

  1. Quả thực là như vậy, việc kiên trì nỗ lực để cố gắng theo đuổi mục tiêu, lí tưởng là rất quan trọng.
  2. Cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công.
  3. Thất bại là điều khó tránh nhưng đó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta trên đường đời.
  4. Nhưng đó là lúc ta nhận thức và rút ra bài học, biến thất bại thành đòn bẩy để hướng đến thành công, không suy sụp hay bỏ cuộc.

Câu 4. Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong câu: “Cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công”.

  1. Ẩn dụ, so sánh
  2. So sánh, liệt kê
  3. So sánh, điệp ngữ
  4. So sánh, nhân hoá

Câu 5.Từ “thành công” trong đoạn văn trên được hiểu như thế nào?

  1. Những điều tốt đẹp đang chờ phía trước.
  2. Điều mình mong muốn đạt được.
  3. Những điều có ích cho cuộc sống.
  4. Đạt được kết quả, mục đích như dự định.

Câu 6. Đoạn văn sau sử dụng phép liên kết nào?

“Đôi lúc, ta tự trách vì những quyết định sai lầm của mình. Nhưng đó là lúc ta nhận thức và rút ra bài học, biến thất bại thành đòn bẩy để hướng đến thành công, không suy sụp hay bỏ cuộc”.

  1. Phép lặp
  2. Phép thế
  3. Phép nối
  4. Phép liên tưởng

Câu 7. Dấu ngoặc kép trong câu sau có công dụng gì?

Đặng Thuỳ Trâm từng viết:”Đời phải trải qua giông tố, nhưng chớ cúi đầu trước giông tố”.

  1. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp
  2. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt
  3. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo hàm nghĩa mỉa mai
  4. Đánh dấu tên tác phẩm

Câu 8. Đoạn trích trên gợi cho em nhớ đến câu tục ngữ nào?

  1. Đoàn kết là sức mạnh.
  2. Thất bại là mẹ thành công.
  3. Thất bại là thầy của chúng ta.
  4. Đừng sợ thất bại.

Thực hiện yêu cầu:

Câu 9. Em có tán thành với quan điểm của tác giả trong đoạn trích trên không? Vì sao?

Câu 10. Từ đoạn trích trên, em có suy nghĩ gì về thái độ sống của thế hệ các bạn trẻ ngày nay khi đứng trước những khó khăn và thất bại (viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu)

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (4.0 điểm)

Viết bài văn nghị luận thể hiện ý kiến của em về quan niệm: Vệ sinh trường học là trách nhiệm của người lao công đã được nhà trường trả lương.