On tập văn học hiện đại Việt Nam lớp 9

A. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức.

- Học sinh hiểu được vài nét về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của các văn bản truyện Việt Nam hiện đại.

- Hiểu, cảm nhận được các giá trị nội dung, nghệ thuật của các văn bản.

- Hiểu được tình cảm cao đẹp, tư tưởng nhân văn, cảm hứng đa dạng trước cuộc sống mới, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả cảnh, miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc.

- Bước đầu khái quát được những thành tựu, đóng góp của truyện hiện đại Việt Nam với nền văn học dân tộc.

2. Kĩ năng.

- Đọc diễn cảm, kĩ năng tóm tắt VB tự sự.

- Rèn kĩ năng phân tích, cảm thụ truyện hiện đại.

- Rèn kĩ năng viết đoạn văn và tạo lập văn bản

3. Thái độ.

- Tình yêu gia đình, quê hương, đất nước, yêu cuộc sống và lí tưởng sống cao đẹp; biết hướng đến những giá trị bền vững đích thực trong cuộc sống.

- Lòng tự hào về truyền thống tốt đẹp dân tộc.

- Thái độ sống trách nhiệm; biết ơn thế hệ cha anh.

4. Định hướng năng lực:

- Năng lực tự học;

- Năng lực giải quyết vấn đề;

- Năng lực sáng tạo;

- Năng lực hợp tác.

- Năng lực giao tiếp tiếng Việt;...

B. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC CỦA CHỦ ĐỀ :

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD thấp

VD cao

Tác giả, tác phẩm

Nêu thông tin về tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh sáng tác

Lí giải được mqh ảnh hưởng của hoàn cảnh sáng tác tới giá trị nghệ thuật, nội dung của tác phẩm.

Vận dụng hiểu biết về t/g, t/p để phân tích, lí giải các chi tiết truyện, h/ả, nhân vật, nội dung t/p.

So sánh các phương diện ND, NT giữa các t/p có cùng đề tài, thể loại hoặc giai đoạn (chống Pháp, Mĩ, xây dựng CNXH, sau 1975...)

Giá trị nghệ thuật

NT xây dựng tình huống truyện đặc sắc; NT miêu tả cảnh, miêu tả tâm lí n.v;.... trong từng VB truyện.

Phân tích được tác dụng của các biện pháp NT trong từng VB truyện.

Tổng hợp, xâu chuỗi các biện pháp NT trong việc biểu đạt tình cảm, tư tưởng của t/g.

Biết tự đọc, khám phá cái hay, cái đẹp của các t/p truyện

Giá trị nội dung

Nhận biết giá trị phản ánh hiện thực cuộc sống trong 2 cuộc kháng chiến, trong công cuộc xây dựng CNXH và trong xây dựng cuộc sống mới.

Hiểu được tình cảm cao đẹp, tư tưởng nhân văn; cảm hứng đa dạng trước cuộc sống; tình yêu làng quê, đất nước; có lí tưởng sống cao đẹp, lòng tự hào về truyền thống dân tộc, có thái độ sống trách nhiệm, biết ơn các thế hệ cha anh.

Trình bày cảm nhận khái quát về t/p.

Khái quát được những thành tựu, đóng góp của truyện VN hiện đại đối với nền văn học dân tộc; khái quát được những t/p cùng nội dung đề tài; vận dụng tri thức đọc - hiểu VB để kiến tạo những giá trị sống của cá nhân.

C. CÂU HỎI/BÀI TẬP:

I. CÂU HỎI, BÀI TẬP MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT:

(Văn bản Làng – Kim Lân)

1. Nêu những nét cơ bản về tác giả Kim Lân?

Gợi ý đáp án:

+ Mức tối đa:

- Tên khai sinh: Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1920

- Quê: Bắc Ninh, chuyên viết về truyện ngắn

- Thường viết về cảnh sinh hoạt làng quê và số phận người nông dân.

+ Mức chưa tối đa: Còn thiếu một hoặc hai ý.

+ Mức độ chưa đạt:Không trả lời hoặc trả lời sai

2. Nêu hoàn cảnh sáng tác và thể loại của tác phẩm “Làng” ( Kim Lân)?

- Gợi ý đáp án:

+ Mức tối đa:

- Hoàn cảnh sáng tác: Thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp(1948)

- Thể loại: Truyện ngắn

+ Mức chưa tối đa: Còn thiếu 1 ý.

+ Mức độ chưa đạt:Không trả lời hoặc trả lời sai

3. Nêu chủ đề tác phẩm “Làng”(Kim Lân)?

Gợi ý đáp án:

+Mức tối đa: Ca ngợi tình yêu làng, yêu nước giản dị, chân thành của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.

+Mức chưa tối đa:Trả lời còn thiếu ý

+ Mức độ chưa đạt: Không trả lời hoặc trả lời chưa đúng.

4. Tác phẩm "Làng" của Kim Lân được viết theo thể loại nào?

Gợi ý đáp án:

+ Mức độ tối đa: Truyện ngắn

+ Chưa đạt: Không trả lời hoặc trả lời sai đáp án trên

5. Tác phẩm "Làng" của Kim Lân kể theo ngôi thứ mấy? Tác giả điểm nhìn chủ yếu vào nhân vật nào?

Gợi ý đáp án:

+ Mức độ tối đa:

- Ngôi thứ 3

- Điểm nhìn vào nhân vật ông Hai

+ Mức độ chưa tối đa: Trả lời thiếu một trong hai ý trên.

+ Chưa đạt: Không trả lời hoặc trả lời sai đáp án trên.

II. CÂU HỎI, BÀI TẬP MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU:

(Văn bản Làng – Kim Lân)

1. Tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo giặc được cải chính?

Gợi ý đáp án:

+ Mức tối đa:

- Khi nghe tin "làng theo giặc" được cải chính ông Hai như trút được tâm trạng năng nề, uất ức. Khuôn mặt ông tươi vui rạng rỡ hẳn lên, ông lại chia quà cho các con....

+ Mức chưa tối đa: Chỉ khái quát được tâm trạng hoặc chỉ nêu dẫn chứng.

+ Mức chưa đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời

2. Em hiểu như thế nào về nhan đề truyện ngắn làng của Kim Lân?

Gợi ý đáp án:

+ Mức tối đa:

- Chủ đề của tác phẩm là viết về lòng yêu nước của người nông dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp.

- Đặt tên “Làng” mà không phải là “Làng Chợ Dầu” vì nếu thế thì vấn đề tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp của một làng cụ thể. Đặt tên “Làng” vì đã khai thác một tình cảm bao trùm, phổ biến trong con người thời kì kháng chiến chống Pháp: Tình cảm với quê hương, với đất nước. Làng ở đây cũng chính là cái Chợ Dầu mà ông Hai yêu như máu thịt của mình,nơi ấy với ông là niềm tin, là tình yêu và niềm tự hào vô bờ bến là quê hương đất nước thu nhỏ.

- Nhan đề Làng gợi hình ảnh người nông dân và nông thôn Việt Nam, đây là mảng sáng tác thành công nhất của Kim Lân.

-> Vì vậy, nhan đề tác phẩm rất hay và giàu ý nghĩa.

+ Mức chưa tối đa: Trả lời được một ý trong đáp án

+ Mức chưa đạt : Trả lời sai hoặc không trả lời

3. Vì sao ông Hai cảm thấy đau đớn, tủi hổ khi nghe tin Làng mình theo giặc?

+ Mức tối đa: Ông là người yêu làng, luôn tự hào về làng mình, coi làng là danh dự, là máu thịt của mình.

+ Mức chưa tối đa:Trả lời được một ý trong đáp án

+ Mức chưa đạt: trả lời sai hoặc không trả lời

4. Em có suy nghĩ gì về câu nói của ông Hai: "Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ soi xét cho bố con ông”?

+ Mức tối đa: Thể hiện tâm trạng buồn khổ không dám giãi bày cùng ai nên ông chỉ dám ôm con vào lòng như để ngỏ lòng mình và tự minh oan cho mình nữa. Đó chính là niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ kể cả khi ông tuyệt vọng nhất.

+ Mức chưa tối đa: Trả lời được gần trọn vẹn nội dung trên .

+ Không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời

5. Trình bày nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện ngắn "Làng" của nhà văn Kim Lân.

Gợi ý đáp án:

+ Mức độ tối đa:

- Thành công trong việc xây dựng tình huống truyện;

- Thành công trong việc miêu tả tâm lý, ngôn ngữ nhân vật.

+ Mức độ chưa tối đa: Trả lời được một trong hai ý trên.

+ Không đạt: Không trả lời hoặc trả lời sai ý trên.

III. CÂU HỎI, BÀI TẬP MỨC ĐỘ VẬN DỤNG THẤP:

(Văn bản Làng – Kim Lân)

1. Viết đoạn văn theo cách tổng-phân-hợp, phân tích ý nghĩa tình huống truyện trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân.

Hướng dẫn chấm:

+ Mức tối đa:

- Trong truyện ngắn “Làng”, Kim Lân đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống gay cấn, bất ngờ, thử thách.

- Tình huống ấy là cái tin làng Chợ Dầu theo giặc, mà chính ông nghe được từ miệng những người mới tản cư dưới xuôi lên.

- Ông Hai trong truyện là một người rất yêu cái làng Chợ Dầu của mình và luôn tự hào về nó. Phải đi tản cư xa làng, lúc nào ông cũng nhớ làng, nói chuyện với ai cũng khoe làng mình. Ấy thế mà chính ông lại phải nghe cái tin từ những người vừa tản cư lên, rằng làng mình đã lập tề theo Tây. Tình huống bất ngờ ấy đã khiến ông đau xót, tủi hổ, day dứt và giằng xé giữa tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước, mà tình cảm nào cũng thiết tha, mạnh mẽ.

- Đặt nhân vật vào tình huống ấy, tác giả đã làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước ở nhân vật, cho thấy lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến đã chi phối và thống nhất mọi tình cảm khác trong con người Việt Nam thời kì kháng chiến.

+ Mức chưa tối đa: HS phân tích, giải thích được các ý trên nhưng chưa đầy đủ, còn sai sót, trình bày còn mắc nhiều lỗi; giải thích được hai trong bốn ý nhưng trình bày tốt.

+ Không đạt:

- Nêu được các ý trên nhưng trình bày yếu.

- Không trình bày được các ý trên.

2. Truyện ngắn “Làng” đã thể hiện được điều mới mẻ và lời nhắn nhủ của nhà văn Kim Lân trên cơ sở mượn ở thực tại. Hãy làm rõ “điều mới mẻ” trong truyện và “lời nhắn nhủ” của nhà văn.

Hướng dẫn chấm:

+ Mức tối đa: Trình bày rõ được hai ý:

* Điều mới mẻ:

+ Nhà văn phát hiện ra vẻ đẹp mới trong tâm hồn người nông dân sau cách mạng T/8 : tình yêu làng quê hòa quyện với tình yêu đất nước và tình thần kháng chiến.Tình cảm ấy được nhà văn gửi gắm qua hình tượng ông Hai

(Có thể so sánh với hình tượng người nông dân trước CM/8-Lão Hạc)

+ Điều mới mẻ trong nghệ thuật xây dựng tình huống tâm lý, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật quần chúng.

* Lời nhắn nhủ (đây cũng là chủ đề tp) : Tình yêu làng vốn là tình cảm truyền thống của người nông dânVN. Nhưng chỉ ở người nông dân sau cách mạng tháng 8, tình yêu làng mới hòa quyện sâu sắc với tình yêu đất nước, niềm tin lãnh tụ và tinh thần ủng hộ kháng chiến.

+ Mức chưa tối đa: HS phân tích, giải thích được các ý trên nhưng chưa đầy đủ, còn sai sót, trình bày còn mắc nhiều lỗi.

+ Không đạt:

- Gải thích, phân tích được một trong hai ý trên nhưng trình bày yếu.

- Không trình bày được các ý trên.

3. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lý và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của tác giả?

Hướng dẫn chấm:

+ Mức tối đa:

- Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật:

+ Tác giả đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong để bộc lộ chiều sâu tâm trạng.

+ Tác giả miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua các ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ, đặc biệt, diễn tả rất đúng và gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật. Điều đó chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc người nông dân và thế giới tinh thần của họ.

- Ngôn ngữ nhân vật: Ngôn ngữ trong truyện rất đặc sắc, đặc biệt là ngôn ngữ nhân vật ông hai. Những điểm nổi bật trong ngôn ngữ của tác phẩm :

+ Ngôn ngữ mang đậm tính khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của người nông dân.

+ Lời trần thuật và lời nhân vật có sự thống nhất về sắc thái, giọng điệu, do truyện được trần thuật chủ yếu ở điểm nhìn của nhân vật ông Hai (mặc dù vẫn dùng cách trần thuật ở ngôi thứ 3).

+ Ngôn ngữ của nhân vật ông Hai vừa có nét chung của người nông dân, lại mang đậm cá tính của nhân vật nên rất sinh động.

+ Mức chưa tối đa: Trình bày được các ý trên nhưng trình bày còn nhiều lỗi; phân tích được một trong hai ý nhưng trình bày tốt.

+ Không đạt: Phân tích được hai ý nhưng còn mắc nhiều lỗi trình bày; không trình bày được các ý trên.

III. CÂU HỎI, BÀI TẬP MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO:

(Văn bản Làng – Kim Lân)

1. Trong tác phẩm “Làng”, nhà văn Kim Lân đã thể hiện một cách sinh động và tinh tế diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. Dựa vào văn bản “Làng” của Kim Lân đã học trong chương trình Ngữ văn 9 - Tập 1, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Gợi ý đáp án:

+ Mức tối đa: Học sinh làm đủ các yêu cầu sau:

A. Yêu cầu về kĩ năng:

Học sinh biết cách làm bài nghị luận về môt tác phẩm, hoặc đoạn trích, có bố cục rõ ràng, chặt chẽ, hành văn trôi chảy, mạch lạc, có cảm xúc, chữ viết rõ ràng không mắc lỗi chính tả, chuẩn ngữ pháp.

B. Yêu cầu về kiến thức: HS cần đạt được các ý cơ bản sau:

1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích:

- Kim Lân là nhà văn chuyên viết về truyện ngắn. Ông viết văn từ trước cách mạng tháng Tám. Là người có vốn sống gắn bó, am hiểu sâu sắc về cuộc sống ở nông thôn và hầu như chỉ viết về làng quê và cảnh ngộ của người nông dân cho nên Kim Lân rất thành công ở mảng đề tài này.

- Truyện ngắn Làng được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên Tạp chí văn nghệ năm 1948.

- Văn bản truyện khi đưa vào sách giáo khoa có lược bỏ phần đầu. Trong tác phẩm “Làng”, nhà văn Kim Lân đã thể hiện một cách sinh động và tinh tế diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.

2. Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo Việt gian:

Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau, song cần đảm bảo được các cơ bản sau:

- Ông Hai – nhân vật chính của tác phẩm là người rất yêu làng nhưng phải xa làng đi tản cư. Tình yêu làng của ông được đặt vào một tình huống đầy thử thách: tin làng chợ Dầu theo giặc, phản bội kháng chiến. Ông Hai đã trải qua tâm trạng dằn vặt, đau đớn, phải đấu tranh rất quyết liệt để lựa chọn con đường đi đúng đắn cho mình:

+ Khi nghe tin làng theo giặc:“cổ ông lão nghẹ ắng lại, tê rân rân” -> Đó là tâm trạng đột ngột, bất ngờ khiến ông bàng hoàng, sững sờ.

+ Ông nghi ngờ, cố chưa tin nhưng khi cái tin ấy được khẳng định từ chính miệng những người tản cư dưới xuôi lên thì ông không thể không tin. Từ lúc ây, tâm trạng ông bị ám ảnh, day dứt với mặc cảm là người dân làng Dầu, làng theo Việt gian, là kẻ phản bội.Về nhà ông nằm vật ra giường, trong ông diễn ra cuộc đấu trnh nội tâm gay gắt …Chả nhẽ.. nhưng đích thị thằng Chánh Bệu thì… Nghe tiếng chửi bọn Việt gian ông “cúi gằm mặt xuống mà đi”.

+ Ông sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ, xấu hổ, nhục nhã, “cứ thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam nhông… là ông lủi ra một góc nhà, nín thít”.

+ Ông tủi thân, thương con, thương dân chợ Dầu, thương thân mình phải mang tiếng là dân làng Việt gian “nước mắt ông lão cứ giàn ra”.

- Ông Hai tiếp tục bị đẩy vào tình huống thử thách căng thẳng khi nghe tin người ta không chứa người làng Dầu.

+ Ông Hai cảm nhận hêt nỗi nhục nhã, lo sợ vì tuyệt đường sinh sống: “đi đâu bây giờ?”, “Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao”.

+ Bị đẩy vào đường cùng, tâm trạng ông vô cùng bế tắc. Mâu thẫn nội tâm được đẩy đển đỉnh điểm. Ông ngĩ “Hay là quay về làng?”. Nhưng ông hiểu rõ “Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây”, là phản bội cách mạng, phản bội cụ Hồ.

+ Ông đã dứt khoát lựa chọn theo cách của ông “Làng yêu thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Tình yêu nước đã rộng lớn hơn bao trùm lên tình cảm làng quê. Nhưng dù xác định thế ông vẫn không rứt bỏ tình cảm với làng. Vì thế mà ông càng đau xót, tủi hổ.

+ Trong tâm trạng bị dồn nén, bế tắc ấy, ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời tâm sự với đứa con để củng cố niềm tin vào cách mạng, vào kháng chiến.

- Diến biến tâm trạng của ông Hai được tác giả miêu tả một cách tinh tế và sinh động.

+ Tác giả miêu tả cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua các ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ, đặc biệt diễn tả rất đúng và gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật. Điều đó chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc người nông dân và thế giới tinh thần của họ.

+ Ngôn ngữ kể, ngôn ngữ nhân vât thật đặc sắc, đặc biệt là ngôn ngữ nhân vật ông Hai giàu tính khẩu ngữ, vừa có nét chung của người nông dân, vừa mang đậm cá tính của nhân vật. Qua đó khắc họa rõ nét diễn biến tâm lí nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo giặc.

Đánh giá chung:

- Tác giả am đã am hiểu sâu sắc diễn biến tâm lí, đời sống tình cảm của người nông dân, đặc biệt là người nông dân sau Cách mạng tháng Tám.

- Với giọng văn tinh tế, giàu cảm xúc, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, Kim Lân đã khắc họa thành công nhân vật ông Hai là điển hình cho người nông dân sau cách mạng tháng tám có tình yêu làng thống nhất trong tình yêu nước.

+ Chưa tối đa: Chưa đảm bảo các yêu cầu trên, còn thiếu ý.

+ Chưa đạt: Lạc đề, không thuộc bài, không làm được bài.

D. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ:

CHỦ ĐỀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM

LỚP 9

(Thời gian làm bài: 90 phút)

I. MA TRẬN :

 

Mức độ

Tên Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

Kháng chiến chống Pháp.

Biết được thời gian sáng tác "Làng" của Kim Lân

Hiểu được ai là nhân vật trung tâm trong tác phẩm " Làng" của Kim Lân

Số câu

Số điểm Tỉ lệ %

Số câu :1

Số điểm: 0,5

Tỉ lệ: 5%

Số câu :1

Số điểm: 0,5

Tỉ lệ: 5%

Số câu :2

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Kháng chiến chống Mĩ

- Hiểu được ai là người kể truyện trong đoạn trích" Chiếc Lược Ngà" của Nguyễn Quang sáng.

- Hiểu được thể loại của đoạn trích " Những ngôi sao xa xôi" Lê Minh Khuê.

- Hiểu được nội dung chính " Những ngôi sao xa xôi" Lê Minh Khuê.

Số câu

Số điểm Tỉ lệ %

Số câu:3

Số điểm :1,5

Tỉ lệ: 15%

Số câu:3

Số điểm1,5

Tỉ lệ: 15%

Miền Bắc xây dựng CNXH

Học sinh viết được một bài văn nghị luận trình bày được cảm nhận về vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên trong TN " Lặng lẽ Sa Pa " của Nguyễn Thành Long.

Số câu: 1

Số điểm :5

Tỉ lệ: 50%

Số câu: 1

Số điểm :5

Tỉ lệ: 50%

Sau năm 1975

Biết được tác giả truyện ngắn "Bến quê" của Nguyễn Minh Châu.

- Chỉ ra và phân tích được ý nghĩa tình huống truyện trong truyện ngắn"Bến quê"của Nguyễn Minh Châu.

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

Số câu:1

Số điểm 0,5

5%

Số câu 2

Số điểm:1

Tỷ lệ: 10

Số câu:4

Số điểm:2

20%

Số câu:1

Số điểm:2

20%

số câu:1

Số điểm:2

20%

Số câu:1

Số điểm:5

50%

Số câu:2

Số điểm:2,,5

25%

Số câu:8

Số điểm:10

100%

II. ĐỀ BÀI KIỂM TRA TRUYỆN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI:

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Truyện ngắn "Làng" của nhà văn Kim Lân được sáng tác năm nào?

A: 1947 C: 1949

B: 1948 D: 1950

Câu 2: Truyện ngắn "Bến quê" của tác giả náo?

  1. Kim Lân. C: Nguyễn Thành Long

B: Nguyễn Quang Sáng. D: Nguyễn Minh Châu.

Câu 3: Ai là người kể chuyện trong đoạn trích" Chiếc Lược Ngà" ?

  1. Ông sáu. C: Bác Ba.
  2. Bé Thu. D: Mẹ bé Thu.

Câu 4:" Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê được sáng tác theo thể loại nào?

  1. Tiểu thuyết. C: Truyện ngắn.
  2. Hồi ký. D: Bút ký.

Câu 5: Nhân vật trung tâm trong đoạn trích"Làng" là ai?

B: Bà Hai D: Thằng cu Húc.

Câu 6: Nội dung chính được thể hiện qua đoạn trích" Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê là gì?

A: Cuộc sống gian khó ở Trường Sơn trong những năm chống Mĩ.

B: Vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn trong những năm chống Mĩ.

C:Vẻ đẹp của những cô gái TNXP ở Trường Sơn trong những năm chống Mĩ.

D: Vẻ đẹp của những người lính công binh trên con đường Trường Sơn.

II. TỰ LUẬN:

Câu 1 ( 2 điểm). Chỉ ra và phân tích ý nghĩa tình huống truyện trong truyện ngắn "Bến quê" của Nguyễn Minh Châu ?

Câu 2 (5 điểm): Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

III. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM

I. TRẮC NGHIỆM:

Câu 1:

- Mức tối đa :Phương án B

- Không đạt : Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời.

Câu 2:

- Mức tối đa :Phương án D

- Không đạt : Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời.

Câu 3:

- Mức tối đa :Phương án C

- Không đạt : Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời.

Câu 4:

- Mức tối đa :Phương án C

- Không đạt : Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời.

Câu 5:

- Mức tối đa :Phương án A

- Không đạt : Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời.

Câu 6:

- Mức tối đa :Phương án C

- Không đạt : Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời.

II. Tự luận:

Câu 1 :( 2điểm)

+ Mức tối đa : 2 điểm

+ Tình huống truyện:

- Nhĩ là người đi nhiều nơi trên thế giới, nhưng cuối đời anh bị bệnh hiểm nghèo anh bị cột chặt trên giường bệnh, mọi sinh hoạt đều phải nhờ vào người khác.

- Một buổi sáng Nhĩ phát hiện ra ve đẹp của bãi bồi bên kia sông ngay trước của nhà mình. Anh khao khát được đặt chân lên đó nhưng không thực hiện được. Nhĩ nhờ con thay mình sang bên kia sông nhưng thằng bé trên đường đi đã xa vào đám chơi phá cờ thế bỏ lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày.

+ Ý nghĩa:

- Cuộc sống và số phận con người chứa đầy bất thường, nghich lý, vượt ra khỏi những dự định, toan tính, ước muốn ... vì vậy con người phải biết chấp nhận và tìm cách vượt qua.

- Những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống không phải lúc nào ta cũng nhận ra nó một cách dễ dàng vì vậy mỗi người hãy biết trân trọng, nâng niu, đừng để khi rơi vào nghịch cảnh mới nhận ra thì đã muộn.

- Trên đường đời , con người khó tránh khỏi những điều vòng vèo, chùng chình . Mỗi người hãy cố gắng nhận ra và vượt qua nó.

- Mức chưa tối đa: (1-> 1,5đ) Học sinh nêu và phân tích được ý nghĩa tình huống truyện nhưng chưa thật đầy đủ và sâu sắc.

- Không đạt : HS nêu sai, phân tích sai .

Câu 2( 5.0 điểm)

Biết làm bài văn nghị luận văn học về một nhân vật trong tác phẩm văn học. Kết cấu bài viết chặt chẽ, biết dùng từ, đặt câu, diễn đạt lưu loát, thuyết phục.

Mở bài: 0,5đ

- Mức tối đa: 0,5 Giới thiệu tp Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Nêu ấn tượng khái quát về nhân vật anh thanh niên.

- Mức chưa tối đa : 0,25đ. Hoc sinh biết dẫn dắt giới thiệu vấn đề nghị luận phù hợp nhưng chưa hay, còn mắc lỗi về diễn đạt dùng từ .

- Không đạt : lạc đề, mở bài không đúng yêu cầu của đề, sai cơ bản về kiến thức đưa ra hoăc không có mở bài.

Thân bài : 4đ.

- Mức tối đa :4đ

* Khái quát chung về nhân vật. 0,5đ.

- Giới thiệu được nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng là nhân vật chính trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Anh thanh niên chỉ xuất hiện trong giây lát qua cuộc gặp gỡ thú vị với các nhân vật ông hoạ sĩ, cô kĩ sư và người lái xe nhưng đã để lại một kí hoạ chân dung gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc về một người thanh niên đang cần mẫn làm việc hết mình cho đất nước trong một hoàn cảnh đặc biệt một mình trên vùng núi cao Sa Pa lặng lẽ, vắng vẻ.

* Vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên. 3đ

- Là người yêu nghề,say mê với công việc,sống có lí tưởng cao đẹp.(1,5đ)

+ Hoàn cảnh sống và làm việc một mình trên đỉnh núi cao với công việc tưởng chừng như giản đơn, lặng lẽ nhưng lại vô cùng quan trọng đối với đất nước: đo gió, đo mưa, đo chấn động địa chất… phục vụ dự báo thời tiết hàng ngày.

+Anh làm đơn tình nguyện ra chiến trận, tình nguyện làm việc một mình trên đinh Yên Sơn, anh luôn tự hỏi « mình sinh ra ở đâu mình vì ai mà làm việc »

+ Suy nghĩ về công việc : Khi làm việc ta với công việc la đôi sao gọi là một mình được……..buồn đến chết mất, anh hạnh phúc khi góp phần làm nên chiến thắng của quân ta trên cầu Hàm Rồng….

+ Hành động : Làm việc đúng giờ, vượt qua sự lạnh giá trong đêm tối. anh lấy công việc làm niềm vui .

  • Anh là người sống cởi mở chân tình ,hiếu khách : ( 0,5đ)

Làm bạn với bác lái xe, gửi biếu bác lái xe củ Tam Thất ; nhiệt tình mời họa sĩ và cô gái lên chơi hái hoa tặng cô gái, kể chuyện với họ về công việc và cuộc sống, tặng làn trứng cho cả ba người ………

  • Anh là người biết cách tổ chức sắp xếp cuộc sống ngăn nắp, chủ động .(0,5đ).

( Căn nhà sạch sẽ gọn gàng, tự học,đọc sách để mở mang kiến thức, trồng hoa, nuôi gà…..)

  • Anh là người khiêm tốn.(0,5đ)

+ Từ chối khi ông họa sĩ vẽ mình, giới thiệu người khác xứng đáng hơn

+ Kể về những đóng góp của bản thân một cách khiêm nhường.

* Đánh giá chung : 0,5đ

+ Nghệ thuật : NT xây dựng nhân vật, xây dựng tình huống truyện bất ngờ, sử dụng chất trữ tình….

+ Đánh giá về hình tượng nhân vật : NV anh thanh niên tiêu biểu cho những người lao động mới ,miệt mài, khẩn trương, cống hiến âm thầm lặng lẽ sức mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ( liên hệ với tuổi trẻ trong thời kỳ k/c chống Mĩ và trong thời đại ngày nay)

  • Mức chưa tối đa : (2-> ) Học sinh biết cách phân tích, cảm nhận vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên nhưng chưa đầy đủ sâu sắc.
  • Mức không đạt : Lạc đề , sai cơ bản về kiến thức.

Kết bài : 0,5đ

  • Mức tối đa : 0,5đ + Nêu được ấn tượng cảm nghĩ về nhân vật anh thanh niên

+Rút ra bài học về ý nghia cuộc sống.

  • Mức chua tối đa : 0,25đ : Học sinh biết cách khái quát nhưng chưa đầy đủ, cảm xúc còn gượng ép.
  • Mức không đạt : Không có kết bài hoặc kết bài sai.