Paracetamol và Panadol khác nhau như thế nào

Paracetamol là thuốc có công dụng giảm đau hạ sốt được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên không phải ai ai cũng có thể biết rõ về loại thuốc này. Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào bạn cũng đều phải tìm hiểu thật kỹ về công dụng, liều lượng,… của chúng. Bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thông tin bổ ích về loại thuốc này.

1. Paracetamol là thuốc gì?

Paracetamol còn được gọi là Acetaminophen, là dạng hoạt chất có công dụng hạ sốt và giúp giảm đau rất tốt. Đặc biệt, thuốc được dùng thay thế Aspirin với hiệu quả giảm đau thế nhưng loại thuốc này không có khả năng kháng viêm mạnh như như Aspirin.

Paracetamol là dạng hoạt chất được dùng để hạ sốt và giảm đau rất hiệu quả

Thuốc được chỉ định chữa trị cho các bệnh như nhức đầu, nhức cơ, nhức răng, đau lưng,… và có thể hạ sốt. Thuốc này được đánh giá không làm ảnh hưởng xấu cho tim mạch hay hệ hô hấp, không làm mất cân bằng giữa axit và bazơ, không làm kích ứng hoặc xước niêm mạc dạ dày khi sử dụng.

Thuốc sẽ phát huy tác dụng sau khi uống khoảng từ 30 đến 60 phút. Tác dụng của thuốc được duy trì trong khoảng từ 3 - 4 tiếng đồng hồ. Hàm lượng sử dụng cho người lớn là Paracetamol 500mg.

2. Trường hợp chống chỉ định sử dụng

Thuốc không được dùng cho các đối tượng sau đây:

  • Người có mẫn cảm, dị ứng với thuốc Paracetamol.

  • Người có tiền sử mắc các bệnh về gan.

  • Người có thói quen lạm dụng bia rượu và thường xuyên dùng các chất kích thích.

Người nghiện bia rượu hoặc thường xuyên dùng chất kích thích không nên sử dụng paracetamol

Ngày nay chưa có nghiên cứu nào khẳng định thuốc gây tác dụng phụ cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Thế nhưng đây là những trường hợp dễ nhạy cảm và dễ bị tác động thế nên phải có sự tham khảo ý kiến của bác sĩ khi có dự định sử dụng thuốc.

3. Các dạng bào chế và hàm lượng của thuốc

Hiện nay, Paracetamol được bào chế dưới 3 dạng là uống, viên đặt với hàm lượng khác nhau và tiêm tĩnh mạch.

3.1. Dạng uống

  • Viên sủi có hàm lượng thường ở mức 500mg gồm có Efferalgan và Panadol sủi.

  • Viên nén là Panadol viên có hàm lượng 500mg.

  • Siro uống.

  • Dạng bột pha theo gói có nhiều hàm lượng là Efferalgan 80mg, Efferalgan Hapacol 150 mg và Efferalgan 250 mg.

3.2. Dạng viên đặt

Dạng viên đặt ở hậu môn có hàm lượng là 80mg, 150mg, 300mg tùy theo trọng lượng khác nhau của mỗi trẻ. Dạng này thường chỉ dùng cho trẻ em.

Paracetamol được điều chế dưới dạng viên đặt hậu môn thường dùng cho trẻ em

3.3. Dạng tiêm tĩnh mạch

Dạng tiêm tĩnh mạch thường có hàm lượng là 10mg/ml. Khi sử dụng dạng này cần có sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ trong và sau khi truyền.

4. Những lưu ý gì khi sử dụng thuốc?

  • Khi sử dụng thuốc phải tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì.

  • Không được dùng quá liều lượng quy định của thuốc bởi điều này có thể làm bạn nhiễm độc gan. Với người trưởng thành không sử dụng quá 4000mg/ngày và không được uống quá 1000mg/liều.

Khi sử dụng thuốc quá liều lượng cho phép có thể gây ra nhiễm độc gan

  • Không được tự ý cho trẻ em dưới 2 tuổi dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Chỉ nên sử dụng đúng dạng thuốc Paracetamol riêng biệt cho trẻ nhỏ để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.

  • Với dạng thuốc viên nén nhai, người bệnh phải nhai thật kỹ thuốc rồi mới được nuốt.

  • Với dạng thuốc dạng tan rã, bệnh nhân không được nhai mà phải đặt ngay trên lưỡi cho thuốc tự tan.

  • Với dạng thuốc lỏng để uống, người bệnh không nên tự ước lượng mà dùng muỗng hay dụng cụ đo lường để lấy thuốc. Nếu không có các dụng cụ đo thì phải tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc làm đúng hướng ghi trên nhãn thuốc và phải lắc đều trước khi dùng.

  • Không được dùng thuốc đặt để uống. Trước khi đặt thuốc phải rửa tay thật sạch sẽ và không được di chuyển nhiều cũng như đi vệ sinh sau khi đặt thuốc.

  • Không sử dụng thuốc sau khi uống rượu bia. Bởi thuốc có thể tương tác với rượu và làm ảnh hưởng xấu đến gan.

  • Nếu quên sử dụng thuốc theo liều lượng quy định, bạn hãy uống thuốc ngay nếu như thời gian cách đó không quá lâu và kéo dài thời gian uống liều thứ hai. Nếu như không đảm bảo điều kiện như trên, bạn có thể bỏ qua liều đó và dùng liều kế tiếp đúng như quy định.

  • Paracetamol là loại biệt dược có mặt trong nhiều loại thuốc. Vì thế khi dùng thuốc, bệnh nhân không được tự ý sử dụng thuốc chữa trị ho, cảm lạnh hoặc giảm đau khác mà không có toa được kê bởi bác sĩ. Điều này sẽ khiến bạn vô tình dùng thuốc vượt mức liều lượng cho phép.

  • Tạm ngưng dùng thuốc nếu gặp phải tình trạng như: không hạ sốt sau 3 ngày sử dụng, các cơn đau xảy ra sau khoảng 5 - 7 ngày sử dụng thuốc, táo bón, mắc ói, nhức đầu, phát ban, sưng tấy,…

Hãy ngưng sử dụng thuốc nếu cơ thể có những biểu hiện bất thường

5. Xử lý khi bị ngộ độc Paracetamol

5.1. Nguyên nhân gây ngộ độc Paracetamol

Đây là loại thuốc được sử dụng phổ biến và không thuộc nhóm thuốc kê theo đơn thế nên nhiều người thường tự ý mua về sử dụng không đúng cách, quá liều và gây ra ngộ độc. Ngộ độc thuốc Paracetamol thường xuất hiện trong các tình huống sau đây:

  • Thời gian giãn cách giữa các lần uống là quá ngắn.

  • Sử dụng trong thời gian kéo dài.

  • Uống quá liều lượng quy định.

  • Uống đồng thời nhiều loại thuốc giảm đau có chứa Paracetamol.

Ngộ độc Paracetamol sẽ làm gan bị ảnh hưởng xấu, thậm chí có thể gây hoại tử gan và tử vong.

5.2. Xử lý khi bị ngộ độc gan

Một khi phát hiện mình đã uống thuốc giảm đau có thành phần Paracetamol quá liều thì hãy xử trí ngay mà không cần đợi đến khi xuất hiện các triệu chứng. Một số cách xử lý khi bị ngộ độc Paracetamol là:

  • Khi nhiễm độc nặng, phải điều trị ngay lập tức. Cụ thể hơn, người bệnh cần được hỗ trợ tích cực, rửa dạ dày, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống.

  • Bệnh nhân cần đến ngay trung tâm y tế để được xử lý kịp thời và hiệu quả. Người bệnh có thể được dùng thuốc giải độc paracetamol và đánh giá mức độ ngộ độc để có biện pháp can thiệp thích hợp.

Đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được xử lý ngộ độc kịp thời và hiệu quả

5.3. Phòng ngừa ngộ độc Paracetamol

  • Nếu mắc bệnh cảm, sốt nhẹ không quá 38.5 độ C và không có biểu hiện đau nhức thì không cần sử dụng Paracetamol.

  • Không được tự ý mua và uống thuốc có thành phần Paracetamol khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý dùng quá liều khi chưa được sự chỉ định của bác sĩ.

  • Khi sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và thành phần của thuốc do Paracetamol có mặt trong nhiều loại thuốc.

  • Khi sử dụng Paracetamol thì tuyệt đối không uống bia rượu bởi dễ gây tổn thương cho gan.

Paracetamol là loại thuốc an toàn, ít gây tác dụng phụ và có hiệu quả giảm đau hạ sốt rất tốt. Tuy nhiên việc dùng thuốc phải đúng liều lượng và cách dùng, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Panadol là một trong những loại thuốc có tác dụng giảm đau nhanh chóng và được nhiều người tin dùng. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc Panadol, mọi người nên tìm hiểu kỹ lưỡng về chức năng cũng như liều lượng của từng loại thuốc. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng thuốc giảm đau.

1. Panadol là thuốc gì? Chức năng của Panadol?

Panadol là một loại thuốc giảm đau có chứa paracetamol giúp người dùng nhanh chóng lấy lại cảm giác thoải mái. Thông thường, loại thuốc này được sử dụng trong điều trị các triệu chứng như đau đầu, nhức mỏi, cảm cúm, cảm lạnh,... Tuy nhiên, bác sĩ cũng khuyến cáo nên sử dụng đúng liều lượng vì khi lạm dụng Panadol nhiều sẽ dễ dẫn đến những tác dụng phụ hoặc biến chứng nghiêm trọng.

Thuốc Panadol được dùng điều trị bệnh gì?

Mặc dù, thuốc Panadol có nhiều chức năng giảm đau nhưng theo các bác sĩ và người tiêu dùng thì loại thuốc này điều trị tốt nhất đối với triệu chứng đau đầu. Bên cạnh đó, trong thành phần của thuốc có chứa vitamin C để bổ sung cho cơ thể, tăng cường đề kháng. Nhiều bệnh nhân thắc mắc không biết khi uống Panadol thì có buồn ngủ không? Thực tế, khi sử dụng Panadol đúng như chỉ định của bác sĩ thì bệnh nhân hoàn toàn không có cảm giác buồn ngủ.

2. Phụ nữ mang thai sử dụng thuốc Panadol được không?

Hầu hết phụ nữ mang thai sẽ xuất hiện những triệu chứng như đau đầu, đau nhức cơ thể. Chính vì thế mà nhiều mẹ bầu quyết định lựa chọn thuốc Panadol để giúp giảm đau nhanh. Tuy nhiên, một người lại phân vân không biết khi mang thai việc sử dụng thuốc Panadol có nguy hiểm hay để lại biến chứng nào cho thai nhi không?

Thực tế, chất paracetamol có trong Panadol được kiểm tra không phải loại thuốc nằm trong danh sách chống sử dụng cho mẹ bầu. Theo các nguyên cứu, đến nay các bác sĩ vẫn chưa đưa ra được bất kỳ minh chứng nào cho thấy thuốc Panadol có ảnh hưởng đến em bé trong bụng mẹ.

Mẹ bầu chỉ dùng thuốc Panadol theo hướng dẫn của bác sĩ

Tuy nhiên, trước khi sử dụng Panadol để giảm đau thì mọi người nên tìm hiểu kỹ lưỡng về các loại thuốc Panadol. Đồng thời, ở mỗi loại thuốc sẽ được làm từ những thành phần khác nhau nên xét về công dụng từng loại thì cũng có sự khác biệt. Một số loại thuốc nhãn hiệu Panadol có chứa naproxen, aspirin hay ibuprofen,... Mặc dù chúng đều có chức năng giống nhau nhưng không phải mẹ bầu đề có thể sử dụng tất cả các loại thuốc này.

3. Cách sử dụng thuốc Panadol thích hợp cho từng độ tuổi

Thuốc Panadol được dùng để điều trị cho đối tượng bệnh nhân cả trẻ em và người lớn. Do đó, mọi người có thể yên tâm khi nhận được đơn thuốc có Panadol từ bác sĩ. Tuy nhiên, các bạn cũng cần phải cân nhắc về loại thuốc, liều lượng, cách dùng vì ở mỗi độ tuổi bác sĩ sẽ kê đơn thuốc khác nhau. Cụ thể như:

3.1. Đối với người lớn

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc Panadol, tuy nhiên hàm lượng paracetamol ở mỗi loại lại có sự chênh lệch với nhau. Do đó, việc đọc kỹ hướng dẫn của bác sĩ dành cho mỗi toa thuốc là rất cần thiết trong việc điều trị bệnh. Đồng thời, việc đọc chính xác cũng giúp bạn không mắc phải những sai lầm nếu uống quá nhiều hoặc quá ít so với chỉ định.

Khoảng cách thời gian mỗi lần uống ít nhất là 4 tiếng hoặc nhiều nhất là 6 tiếng. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ cũng khuyến cáo không nên uống quá 4000mg paracetamol trong một ngày.

3.2. Đối với trẻ em

Thuốc Panadol chỉ dùng cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên

Trẻ em nằm trong độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc Panadol có chứa hàm lượng paracetamol thấp hơn. Trong một ngày có thể uống nhiều lần nhưng phải đúng theo quy định và khoảng cách mỗi lần uống tối thiểu là 4 tiếng và tối đa là 6 tiếng. Liều lượng thuốc được tính theo cân nặng của em bé, tùy theo trọng lượng cơ thể sẽ có lượng thuốc phù hợp.

Ngoài ra, các phụ huynh cũng cần lưu ý, thuốc Panadol chỉ sử dụng cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên. Một số bậc phụ huynh chỉ hiểu công dụng chung chung của thuốc và tự ý lựa chọn thuốc cho con sử dụng nhưng không hiểu rõ giới hạn độ tuổi, liều lượng dùng. Việc tự kê đơn thuốc mà không được bác sĩ hỗ trợ hoặc tư vấn sẽ rất dễ dẫn đến những sai lầm trong lựa chọn thuốc cũng như cách dùng. Do đó, sự tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ là rất cần thiết.

4. Thuốc Panadol có tác dụng phụ không?

Thuốc Panadol là một trong những loại thuốc được sử dụng phổ biến trong việc điều trị các triệu chứng đau, nhức của cơ thể. Mức độ hiệu quả của loại thuốc này cũng khá cao và không gây hại cho người dùng. Theo các bác sĩ, nhà nghiên cứu đánh giá kết quả thử nghiệm lâm sàng thì thuốc Panadol vẫn có khả năng gây ra những tác dụng phụ nhưng mức độ rất thấp. Một số bệnh nhân sử dụng thuốc có thể mắc phải một trong các triệu chứng sau đây do tác dụng phụ của thuốc gây nên, chẳng hạn như:

  • Số lượng tiểu cầu trong cơ thể thấp, tức bệnh nhân bị giảm tiểu cầu hoặc một vài tác dụng phụ khác có liên quan đến máu. Điển hình như rối loạn đông máu.

  • Trên da xuất hiện những phản ứng do mẫn cảm với thuốc: cơ thể phát ban, hội chứng Stevens - Johnson (một hội chứng thường do dị ứng thuốc), phù mạch.

Cơ thể phát ban do dị ứng với thuốc Panadol

  • Đối với bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với aspirin và một số thuốc NSAID thì có thể xuất hiện triệu chứng khó thở do phế quản bị co thắt.

  • Gan bất thường.

5. Một số lưu ý

Trên đây chỉ là một số tác dụng phụ có thể gặp ở bệnh nhân sử dụng thuốc Panadol nhưng vẫn chưa được liệt kê đầy đủ hoàn toàn. Do đó, nếu trong quá trình sử dụng thuốc cơ thể bệnh nhân có bất kỳ triệu chứng khác thường nào hãy liên hệ với bác sĩ. Để đảm bảo hơn, các bạn nên trực tiếp đến bệnh viện để được thăm khám và can thiệp sớm nhất.

Một số bệnh nhân thường ỷ lại và không quan tâm đến các triệu chứng do tác dụng phụ của thuốc gây nên. Mặc dù, các triệu chứng này có thể tự khỏi mà không cần điều trị do mức độ tác động của thuốc nhẹ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp phản ứng hơi mạnh với thuốc (rất hiếm), thường do cơ thể đã có những mẫn cảm từ trước với thành phần có trong thuốc. Chính vì thế, khi thăm khám hoặc mua thuốc, mọi người nên lưu ý với bác sĩ để được tư vấn và lựa chọn loại thuốc phù hợp.

Nên sử dụng thuốc Panadol theo chỉ dẫn của bác sĩ

Ngoài ra, các bạn cũng cần lưu ý không sử dụng thuốc Panadol trong một số trường hợp sau đây:

  • Người bệnh bị dị ứng với bất kì thành phần nào có trong thuốc, chẳng hạn như paracetamol.

  • Không sử dụng thuốc Panadol kết hợp với bất kì loại thuốc nào khác có chứa paracetamol vì có thể làm vượt mức hàm lượng cho phép hoặc gây ra độc tố. Thường thì trong các loại viên sủi, viên đặt hậu môn có chứa chất này.

Trên đây là những chia sẻ xoay quanh công dụng, liều dùng và tác dụng phụ của thuốc Panadol. Bạn đọc có thể lưu lại và chia sẻ với người thân để cùng hiểu rõ hơn về loại thuốc này, đồng thời tránh mắc phải những phản ứng phụ do thuốc gây ra. Cuối cùng, chúng tôi xin khuyến cáo mọi người chỉ nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.