Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng b cho 2 ví dụ về nguồn sáng

Câu hỏi: Hãy nêu các ứng dụng của định luật truyền thẳng của ánh sáng?

Trả lời:

Định luật truyền thẳng của ánh sáng: “Trong môi trường trong suốt và đồng tính,ánh sáng truyềnđi theo đườngthẳng. Đườngtruyền của ánh sángđược biểu diễn bằng một đườngthẳngcó hướng gọilàtiasáng”.

Các ứng dụng của định luật truyền thẳng của ánh sáng:

Sử dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng, ta giải thích được sự hình thành bóng tối, bóng nửa tối, hiện tượng nhật thực, nguyệt thực.

Nhật thực Nguyệt thực

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về định luật truyền thẳng của ánh sáng nhé!

1. Định luật truyền thẳng ánh sáng là gì?

Định luật truyền thẳng của ánh sáng: “Trong môi trường trong suốt và đồng tính,ánh sáng truyềnđi theo đườngthẳng. Đườngtruyền của ánh sángđược biểu diễn bằng một đườngthẳngcó hướng gọilàtiasáng”.

2. Tổng hợp cách giải bài tập về ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng

Dạng 1: Giải thích tại sao có hiện tượng bóng tối và bóng nửa tối

- Căn cứ vào định luật truyền thẳng của ánh sáng.

- Khi chỉ có bóng tối xuất hiện, tức là khi đó nguồn sáng là hẹp.

- Khi có cả bóng tối và bóng nửa tối xuất hiện, tức là khi đó nguồn sáng là rộng.

Dạng 2: Cách vẽ bóng tối và bóng nửa tối

- Vẽ các tia sáng xuất phát từ 1 điểm (nguồn sáng hẹp) đến mép ngoài của vật cản. Các tia sáng đó chia màn chắn ra hai miền riêng biệt. Miền trong là miền không hề có một tia sáng nào đi tới (tức không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng), đó chính là bóng tối. Miền ngoài nhận được toàn bộ ánh sáng chiếu đến nên sáng bình thường.

- Vẽ các tia sáng xuất phát từ các điểm ngoài cùng của nguồn sáng rộng đến mép ngoài của vật cản. Các tia sáng đó chia màn chắn ra ba miền riêng biệt. Miền trong là miền không hề có một tia sáng nào đi tới, đó chính là bóng tối. Miền giữa chỉ nhận được một số tia sáng (tức chỉ nhận được một phần ánh sáng chiếu tới), đó chính là bóng nửa tối. Miền ngoài sáng bình thường.

Dạng 3: Giải thích tại sao có hiện tượng nhật thực và nguyệt thực

Dựa vào các điều sau đây để giải thích:

- Định luật truyền thẳng của ánh sáng.

- Chỉ có Mặt Trời là nguồn sáng còn Trái Đất và Mặt Trăng là hai vật được chiếu sáng.

- Mặt Trăng luôn chuyển động quay quanh Trái Đất nên sẽ có những lúc Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất thẳng hàng tức sẽ có Trái Đất và Mặt Trăng che khuất lẫn nhau.

+ Khi Mặt Trăng nằm giữa, tức Mặt Trăng che không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu đến Trái Đất thì xảy ra hiện tượng nhật thực (hiện tượng nhật thực xảy ra vào ban ngày).

+ Khi Trái Đất nằm giữa, tức Trái Đất che không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu đến Mặt Trăng thì xảy ra hiện tượng nguyệt thực (hiện tượng nguyệt thực xảy ra vào ban đêm).

3. Bài tập áp dụng

Bài tập 1: Đứng trên Trái Đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nguyệt thực?

A. Ban đêm, khi ta đứng không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời.

B. Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất.

C. Khi Mặt Trời che khuất Mặt Trăng, không cho ánh sáng từ Mặt Trăng tới Trái Đất.

D. Ban ngày khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng

Đáp án đúng: B. Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất

Giải thích: Nguyệt thực là hiện tượng Trái Đất che khuất ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến Mặt Trăng. Do đó khi đứng trên Trái Đất vào ban đêm mới có thể thấy được nguyệt thực.

Bài tập 2: Khi có hiện tượng nhật thực, vị trí tương đối của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng như thế nào (coi tâm của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng). Chọn phương án trả lời đúng trong các phương án sau:

A. Trái Đất – Mặt Trời – Mặt Trăng

B. Mặt Trời – Trái Đất – Mặt Trăng

C. Trái Đất – Mặt Trăng – Mặt Trời

D. Mặt Trăng – Trái Đất – Mặt Trời

Đáp án đúng:C. Trái Đất – Mặt Trăng – Mặt Trời

Giải thích:Nhật thực là hiện tượng Mặt Trăng che ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến Trái Đất. Khi đó, Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời.

Bài tập 3: Hình bên mô tả trò chơi“múa rối bóng”dựa theo nội dung câu truyện:“Cô bé quàng khăn đỏ”. Theo em, có thể tạo ra các bóng đen minh họa cho các nhân vật bằng cách nào? Trò chơi này dựa trên cơ sở định luật nào?

Trả lời:Có thể tạo ra các bóng đen bằng cách dùng các tấm bìa để chắn ánh sáng. Trò chơi này dựa trên định luật truyền thẳng của ánh sáng

09:48:2317/08/2020

Vậy ánh sáng được truyền đi như thế nào? biểu diễn đường truyền của ánh sáng ra sao? Định luật truyền thẳng ánh sáng được phát biểu như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Đường truyền của ánh sáng.

- Bố trí thí nghiệm như hình 2.1 sau:

Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng b cho 2 ví dụ về nguồn sáng
* Câu C1 trang 6 sgk vật Lý 7: Ánh sáng từ dây tóc bóng đèn truyền trực tiếp đến mắt ta theo ống thẳng hay ống cong?

° Trả lời Câu C1 trang 6 sgk vật Lý 7:

- Ánh sáng truyền tới mắt đi theo ống thẳng (một đường thẳng).

* Câu C2 trang 6 sgk vật Lý 7: Hãy bố trí thí nghiệm để kiểm tra xem khi không dùng ống thì ánh sáng có truyền đi theo đường thẳng không? Đặt 3 tấm bìa đục lỗ (hình 2.2) sao cho mắt nhìn thấy dây tóc đèn pin đang sáng qua cả 3 lỗ A, B, C.

Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng b cho 2 ví dụ về nguồn sáng
Kiểm tra xem 3 lỗ A, B, C trên tấm bìa và bóng đèn có nằm trên một đường thẳng hay không?

° Trả lời Câu C2 trang 6 sgk vật Lý 7:

- Đặt mắt sau 3 tấm bìa có đục lỗ để nhìn ánh sáng từ ngọn đèn. Nếu ba lỗ không thẳng hàng, mắt không nhìn thấy ánh sáng từ ngọn đèn truyền tới.

- Ta luồn một sợi dây (hay một cây thước thẳng) qua 3 lỗ A B C

  + Nếu 3 lỗ A, B, C và bóng đèn cùng nằm trên đường thẳng chứa sợi dây đó thì chúng thẳng hàng

  + Nếu 3 lỗ A, B, C và bóng đèn không cùng nằm trên đường thẳng chứa sợi dây đó thì chúng không thẳng hàng

⇒ Kết luận: Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng.

* Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

II. Tia sáng và chùm sáng

* Biểu diễn đường truyền của ánh sáng

• Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng.

• Có ba loại chùm sáng: 

  - Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.

  - Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.

  - Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.

* Câu C3 trang 6 sgk vật Lý 7: Hãy quan sát và nêu đặc điểm của mỗi loại chùm sáng ở hình 2.5 sau.

Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng b cho 2 ví dụ về nguồn sáng
° Trả lời Câu C3 trang 7 sgk vật Lý 7:

a) Chùm sáng song song (hình 2.5a) gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.

b) Chùm sáng hội tụ (hình 2.5b) gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng

c) Chùm sáng phân kì (hình 2.5c) gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.

III. Bài tập vận dụng nội dung kiến thức sự truyền ánh sáng

* Câu C4 trang 7 sgk vật Lý 7: Hãy giải đáp thắc mắc của Hải nêu ra ở phần mở bài: Bật đèn pin, ta thấy bóng đèn sáng nhưng không nhìn thấy đường đi của ánh sáng. Vậy làm thế nào để biết được ánh sáng từ đèn phát ra đi theo đường nào đến mắt ta?

° Trả lời Câu C4 trang 7 sgk vật Lý 7:

- Dùng một ống cong và một ống thẳng để quan sát bóng đèn pin đang sáng.Trong trường hợp ống thẳng mắt ta mới nhìn thấy đèn sáng, ống cong thì mắt không nhìn thấy đèn sáng. Vậy ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

- Lưu ý: Thực tế mắt ta không nhìn thấy tia sáng mà chỉ nhận thấy chùm sáng truyền tới mắt.

* Câu C5 trang 7 sgk vật Lý 7: Cho ba cái kim. Hãy cắm ba cái kim thẳng đứng trên mặt một tờ giấy để trên mặt bàn. Dùng mắt ngắm để điều chỉnh cho chúng đứng thẳng hàng (không được dùng thước thẳng). Nói rõ ngắm như thế nào là được và giải thích vì sao lại làm như thế?

° Trả lời Câu C5 trang 7 sgk vật Lý 7:

 - B1: Cắm hai cái kim thẳng đứng trên một tờ giấy. Dùng mắt ngắm sao cho cái kim thứ nhất che khuất cái kim thứ hai.

- B2: Di chuyển cái kim thứ ba đến vị trí kim thứ nhất che khuất.

→ Như vậy ta được 3 kim thẳng hàng.

- Ta làm được điều này là do: Trong không khí (môi trường đồng tính) ánh sáng truyền đi theo đường thẳng nên nếu kim thứ nhất nằm trên đường thẳng nối kim thứ hai và kim thứ ba và mắt thì ánh sáng từ kim thứ hai và thứ ba không đến được mắt, hai kim này bị kim thứ nhất che khuất, do đó mắt sẽ không nhìn thấy kim thứ hai và ba.

Tóm lại, với bài học sự truyền ánh sáng, các em cần nhớ được định luật truyền thẳng ánh sáng, các loại chùm sáng (song song, hội tụ, phân kỳ),... chúc các em học tốt.

+ Ánh sáng truyền đi trong không khí với vật tốt rất lớn, gần bằng 300000km/s hay 3.108m/s. Vì vậy, mặc dù ta đứng rất xa một ngọn đèn điện, khi bật đèn, gần như nay lập tức ta nhìn thấy đèn sáng.

Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng b cho 2 ví dụ về nguồn sáng
+ Trong môi trường trong suốt nhưng KHÔNG ĐỒNG TÍNH, ánh sáng KHÔNG TRUYỀN theo đường thẳng. Thí dụ, không khí trên sa mạc ở gần mặt đất thì nóng, lên cao thì lạnh, mật độ không khí không đều, ánh sáng có thể truyền theo đường cong. Do đó, có thể gây ra hiện tượng ảo ảnh như hình trên.

Hy vọng với nội dung bài viết Sự truyền ánh sáng, Định luật truyền thẳng ánh sáng giúp ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại dưới phần nhận xét để hayhochoi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em thành công!