Phát hành giấy tờ có giá có phụ trội là gì

nghiệp vụ giấy tờ có giá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.65 KB, 10 trang )

1. Khái niệm nghiệp vụ giấy tờ có giá:
1.1. Khái niệm:
Theo điều 98- Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam, ngân hàng được phát hành chứng chỉ
tiền gửi , kỳ phiếu , tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài .
Giấy tờ có giá là chứng nhận của ngân hàng phát hành để huy động vốn trong đó xác
nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời gian nhất định , điều kiện trả lãi và
các điều khoản cam kết khác giữa ngân hàng và người mua.
GTCG nói chung , được hiểu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ , trong đó xác nhận quyền
tài sản của một chủ thể nhất định ( tổ chức, cá nhân) xét trong mối quan hệ pháp lý với
chủ thể khác. GTCG có ba thuộc tính :
(1) Xác nhận quyền tài sản của một chủ thể xác định;
(2) Trị giá được bằng tiền
(3) Có thể chuyển giao quyền sở hữu cho chủ thể khác trong giao lưu dân sự. Sở dĩ
giấy tờ có giá có thể xác nhận quyền tài sản bởi vì nó là bằng chứng xác nhận
nghĩa vụ trả nợ của một chủ thể đối với người thụ hưởng ( chủ thể có quyền sở
hữu đói với khoản nợ) trong một thời hạn nhất định theo các điều kiện nhất định
( hoặc vô điều kiện ) .
VÍ DỤ: cổ phiếu, trái phiếu chính phủ hoặc công ty, chứng chỉ quỹ, hối phiếu đòi nợ hoặc
hối phiếu nhận nợ, ký phiếu, séc, quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua,
quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán, hợp
đồng góp vốn đầu tư…

1.2. Phân loại giấy tờ có giá:
1.2.1. Căn cứ vào thời hạn, giấy tờ có giá bao gồm:
- Giấy tờ có giá ngắn hạn là giấy tờ có giá có thời hạn dưới 12 tháng, như kỳ phiếu,
chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.

• Kỳ phiếu: là một tờ giấy hứa cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập
phiếu phát ra hứa trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi hoặc theo
lệnh của người này trả cho người khác theo qui định trong kỳ phiếu đó.
• Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn: là


giấy tờ có giá do Ngân
hàng phát hành chứng nhận người sở hữu văn bản đã gửi tiền vào ngân
hàng để huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân khác.


• Tín phiếu: là một giấy chứng nhận nợ của cá nhân, của công ty, trong đó

-

các điều kiện hai bên tự thõa thuận với nhau. Là giấy tờ có giá do chính
phủ, ngân hàng nhà nước hay doanh nghiệp phát hành nhằm huy động vốn
trong ngắn hạn.
• Các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.
Giấy tờ có giá dài hạn là giấy tờ có giá có thời hạn từ 12 tháng trở lên như trái
phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn và các giấy tờ có giá dài hạn khác.
• Trái phiếu : Là một loại chứng khoán xác nhận nghĩa vụ trả nợ (bao gồm vốn
gốc và lãi) của tổ chức phát hành trái phiếu đối với người sở hữu trái phiếu.
Khi mua trái phiếu, bạn trở thành chủ nợ của tổ chức phát hành – còn gọi là
bên vay (có thể là chính phủ, chính quyền địa phương hoặc các công ty).
• Cổ phiếu: là giấy chứng nhận số tiền nhà đầu tư đóng góp vào công ty phát
hành. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ
xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó.

1.2.2. Căn cứ vào phương thức trả lãi , giấy tờ có giá bao gồm:
- Giấy tờ có giá tính lãi trước là giấy tờ có giá NH tính lãi ngay khi phát hành, khi đáo
hạn khách hàng nhận tiền bằng mệnh giá.
- Giấy tờ có giá trả lãi một lần khi đến hạn thanh toán là các giấy tờ có giá NH phát hành
chỉ thanh toán lãi khi đáo hạn cùng với mệnh giá.
- Giấy tờ có giá trả lãi theo định kỳ là các giấy tờ có giá Nh phát hành căn cứ vào phiếu
trả lãi theo định kỳ ( tháng, quý , năm).



1.3. Các trường hợp phát hành giấy tờ có giá:
Theo chuẩn mực kế toán số 16, các doanh nghiệp trong đó có NHTM phát hành
giấy tờ có giá theo 3 phương thức là phát hành giấy tờ có giá ngang giá, phát hành
giấy tờ có giá có chiết khấu và phát hành giấy tờ có giá có phụ trội.
- Phát hành giấy tờ có giá ngang giá: là phát hành giấy tờ có giá đúng bằng mệnh
giá của giấy tờ có giá (giá bán giấy tờ có giá = mệnh giá giấy tờ có giá). Trường
hợp này xảy ra khi lãi suất thị trường bằng lãi suất danh nghĩa của giấy tờ có giá
phát hành.
- Phát hành giấy tờ có giá có chiết khấu: là phát hành giấy tờ có giá với giá thấp
hơn mệnh giá của giấy tờ có giá (giá bán giấy tờ có giá < mệnh giá của giấy tờ có
giá). Phần chênh lệch giữa giá phát hành nhỏ hơn mệnh giá của giấy tờ có giá gọi


là chiết khấu giấy tờ có giá. Trường hợp này thường xảy ra khi lãi suất thị trường
lớn hơn lãi suất danh nghĩa của giấy tờ có giá phát hành được các nhà đầu tư chấp
nhận.
- Phát hành giấy tờ có giá phụ trội: là phát hành giấy tờ có giá với giá cao hơn
mệnh giá của giấy tờ có giá ( giá bán giấy tờ có giá > mệnh giá của giấy tờ có giá).
Phần chênh lệch giữa giá phát hành lớn hơn mệnh giá của giấy tờ có giá gọi là phụ
trội giấy tờ có giá. Trường hợp này thường xảy ra khi lãi suất thị trường nhỏ hơn
lãi suất danh nghĩa được các nhà đầu tư chấp nhận.
VD: NHTM B phát hành trái phiếu bằng hình thưc chiết khẩu , thời hạn 1 năm để
huy động tiền gửi. Mệnh giá trái phiếu là 100 triệu đồng , lãi suất 10%/năm.
Yêu cầu:
- Xác định số tiền mà nhà đầu tư sẽ nhận được khi đến hạn của trái phiếu.
- Tính lãi suất thực của trái phiếu này.
BÀI GIẢI:
- Số tiền mà nhà đầu tư sẽ nhận được khi đáo hạn là 100 triệu đồng vì nhà đầu tư
đã nhận được lãi khi mua trái phiếu.


- Lãi suất thực:
Lãi = 100trd x 10% = 10trd
Lãi suất thực = ( FV x i) : ( FV – Lãi) = ( 100trd x 10%) : (100trd- 10trd) = 11,1%
1.4. Đặc điểm giấy tờ có giá:












Loại tiền: VND, USD
Mệnh giá tối thiểu: Theo quy định của mỗi ngân hàng cho từng đợt phát hành
Hình thức phát hành: Ghi sổ/ Ghi danh/ Vô danh
Thời gian phát hành: Theo quy định từng đợt phát hành
Mệnh giá: In sẵn hoặc thỏa thuận
Lãi suất: Cố định/ thả nổi
Phương thức trả lãi: Lãi trả cuối kỳ/ đầu kỳ/ định kỳ

Cơ sở tính lãi: Lãi suất tính trên cơ sở một năm có 360 ngày; một tháng có 30 ngày
Rút trước hạn: Theo quy định tại từng đợt phát hành
Quay vòng: Không quay vòng khi đáo hạn
Hình thức sở hữu: Được phép đồng sở hữu tài khoản
Chuyển nhượng: Chỉ thực hiện chuyến nhượng toàn bộ số dư, không được chuyển
nhượng một phần. Hình thức vô danh: chuyển nhượng tự do. Hình thức Ghi danh/ Ghi sổ:


chuyển nhượng tại chi nhánh phát hành.


2. Nguyên tắc kế toán và trình bày trên báo cáo tài chính:
2.1. Nguyên tắc và quy định kế toán:

- Nhân viên mở tài khoản mới cho khách hàng không kiêm nhiệm việc ghi chép vào sổ
-

tài khoản chi trả tiền, nhận tiền,…để tránh sự lạm dụng có thể xảy ra.
Kế toán phát hành GTCG phù hợp với chuẩn mực kế toán 16 “chi phí đi vay”. Ngân
hàng phát hành phải theo dõi chiết khấu và phụ trội cho từng loại giấy tờ có giá phát
hành và tình hình phân bổ từng loại chiết khấu, phụ trội khi xác định chi phí đi vay
tính vào chi phí kinh doanh hay vốn hóa theo từng thời kỳ:
• Chiết khấu GTCG được phân bổ dần được tính vào chi phí đi vay từng thời kỳ
trong suốt thời hạn của GTCG.
• Phụ trội GTCG được phân bổ dần để giảm trừ chi phí đi vay từng kỳ trong suốt
thời hạn của GTCG.
• Việc phân bổ chiết khấu hay phụ trội GTCG có thể sử dụng phương pháp lãi
suất thực tế hay phương pháp đường thẳng.

2.2. Trình bày trên BCTC:
Theo chuẩn mực kế toán số 22 “trình bày bổ sung BCTC của các ngân hàng và các
tổ chức tài chính tương tự”, việc trình bày các khoản GTCG… phải đảm bảo yêu
cầu:

- Cần phân biệt hay trình bày riêng rẻ tiền gửi của các ngân hàng và của các tổ chức tài
-

chính khác tương tự với tiền gửi khách hàng; cũng như cần phân biệt tiền gửi của


khách hàng với GTCG mà ngân hàng phát hành.
Khi lập BCTC trên bảng CDKT trong phần nợ phải trả thì chỉ tiêu phát hành
GTCG phản ánh trên cơ sở thuần (xác định bằng GTCG theo mệnh giá trừ chiết khấu
GTCG hay cộng phụ trội GTCG).

3. Quy trình kế toán giấy tờ có giá:

3.1. Tài khoản phát hành các giấy tờ có giá
• Sử dụng các tài khoản:
- TK 431, 434: Mệnh giá giấy tờ có giá
- TK 432, 435: Chiết khấu giấy tờ có giá
- TK 433, 436: Phụ trội giấy tờ có giá
Phản ánh nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá, NHTM sử dụng các tài khoản sau:


• Tài khoản “Mệnh giá giấy tờ có giá”.
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của giấy tờ có giá phát hành theo mệnh giá khi
NHTM đi vay bằng hiện thức phát hành giấy tờ có giá và việc thanh toán giấy tờ có giá
đáo hạn trong kỳ. Nội dung ghi chép trên tài khoản này như sau:
Bên nợ: Thanh toán giấy tờ có giá khi đáo hạn.
Bên có: Giá trị giấy tờ có giá phát hành theo mệnh giá trong kỳ.
Dư có:
cho người mua.

phản ánh giấy tờ có giá đã phát hành theo mệnh giá chưa thanh toán

• Tài khoản “ chiết khấu giấy tờ có giá”.
Tài khoản này dùng để phản ánh chiết khấu giấy tờ có giá phát sinh khi NHTM đi vay
bằng hình thức phát hành giấy tờ có giá có chiết khấu và việc phân bổ chiết khấu giấy tờ
có giá trong kỳ. Nội dung ghi chép trên tài khoản này như sau:


Bên nợ: Chiết khấu giấy tờ có giá phát sinh trong kỳ.
Bên có: Phân bổ chiết khấu giấy tờ có giá trong kỳ.
Dư Nợ: Phản ánh chiết khấu giấy tờ có giá chưa phân bổ cuối kỳ.

• Tài khoản phụ trội giấy tờ có giá.
Tài khoản này dùng để phản ánh phụ trội giấy tờ có giá phát sinh khi TCTD đi vay
bằng hình thức phát hành giấy tờ có giá phụ trội và việc phân bổ phụ trội giấy tờ có giá
trong kỳ. Nội dung ghi chép trên tài khoản này như sau:
Bên Nợ: phân bổ phụ trội giấy tờ có giá phát sinh trong kỳ.
Bên Có: phụ trội giấy tờ có giá phát sinh trong kỳ.
Dư Có: phản ánh phụ trội giấy tờ có giá chưa phân bổ còn lại.
3.2. Kế toán nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá:
NHTM có thể phát hành trực tiếp giấy tờ có giá hoặc phát hành qua NHTM khác
làm đại lý hoặc ủy thác. Chi phí phải trả cho NH đại lý hay ủy thác được coi là chi phí
phát hành.
Khác với tiền gửi hay tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, NHTM chỉ thanh toán gốc cho
người mua giấy tờ có giá khi đến hạn thanh toán. NH thực hiện trả lãi theo phương
thức trả lãi trước, trả lãi định ký hay trả lãi một lần khi đến hạn tùy thuộc vào sự thỏa
thuận khi phát hành.

• Phát hành GTCG ngang mệnh giá


- Số tiền thu về khi phát hành GTCG:
-

Nợ TK 1011,4211… (tiền mặt, tiền gửi) : số tiền thu về phát hành GTCG
Có TK 431: Mệnh giá GTCG:
Chi phí trả lãi GTCG: NH phát hành có thể trả lãi GTCG theo định kì, trả lãi sau khi
đáo hạn hay tính lãi trước.


• Nếu NH trả lãi theo định kỳ:
Nợ TK 803: Số tiền trả lãi GTCG trong kỳ
Có TK 1011( tiền mặt…) : Số tiền trả lãi GTCG trong kỳ.
• Nếu NH trả lãi sau ( khi đáo hạn), định kỳ NH tính lãi phải trả trong kỳ vào
chi phí:
Nợ TK 803: Số tiền lãi phải trả trong kỳ.
Có TK 492: số tiền lãi phải trả trong kỳ.

Cuối kỳ hạn của GTCG, NH thanh toán cả gốc và lãi:
Nợ TK 431: Mệnh giá
Nợ TK 492: Tổng số tiền lãi
Có TK 1011 ( Tiền mặt…): Mệnh giá + Tổng số tiền lãi



Nếu NH tính lãi GTCG ngay khi phát hành GTCG, chi phí lãi vay được
hạch toán vào chi phí chờ phân bổ và sau đó hàng kỳ phân bổ dần vào chi
phí:

- Khi phát hành GTCG theo mệnh giá và tính lãi trước:

-

Nợ TK 1011(TIền mặt, tiền gửi): Số tiền thực thu( mệnh giá – lãi GTCG)
Nợ TK 388: tồng số tiền lãi GTCG
Có TK 431: Mệnh giá
Định kỳ, phân bổ lãi GTCG vào chi phí từng kỳ:
Nợ TK 803: Số tiền lãi phân bổ trong kỳ
Có TK 388: Số tiền lãi phân bổ trong kỳ
Khi ngân hàng phát hành GTCG có phát sinh chi phí phát hành.



• Phát hành GTCG có chiết khấu.
- Số tiền thu về khi phát hành GTCG sẽ nhỏ hơn mệnh giá:
Nợ TK 1011,4211…( TM, TG…): số tiền thu về phát hành GTCG.
Nợ TK 432 : số tiền chiết khấu
Có TK 431: Mệnh giá GTCG


- Chi phí trả lãi GTCG: trường hợp phát hành GTCG có chiết khấu thì hàng kỳ phân bổ
số tiền chiết khấu vào lãi. Như vậy chi phí trả lãi hàng kỳ lớn hơn số tiền NH thực tế
chi để trả lãi cho KH.
• Nếu NH trả lãi theo định kỳ:
Nợ TK 803: Tổng chi phí lãi
Có TK 432: Số phân bổ CK hàng kỳ
Có TK 1011 (TM,…): Số tiền trả lãi GTCG trong kỳ.

• Nếu NH trả lãi sau (khi đáo hạn), định kỳ NH tính lãi phải trả trong kỳ vào
chi phí:
Nợ TK 803: Tồng chi phí lãi
Có TK 432: Số phân bổ chiết khấu hàng kỳ
Có TK 492: Số tiền lãi phải trả trong kỳ.
Cuối kỳ hạn của GTCG, NH thanh toán cả gốc và lãi:
Nợ TK 431: Mệnh giá
Nợ TK 492: Tồng số tiền lãi
Có TK 1011( Tiền mặt…): Mệnh giá+tổng số tiền lãi.

• Nếu NH tính lãi trước ngay khi phát hành GTCG, số tiền lãi tính trước
được hạch toán vào chi phí chờ phân bổ và sau đó hàng kỳ phân bổ dần vào
chi phí:


- Khi phát hành GTCG có chiết khấu và tính lãi trước:

-

Nợ TK 1011,4211 (TM, TG…): Số tiền thực thu (MG- số tiền CK-Lãi GTCG).
Nợ TK 388: Tổng số tiền lãi GTCG
Nợ TK 432: Số tiền chiết khấu
Có TK 432: Mệnh giá
Định kỳ, phân bổ lãi GTCG vào chi phí từng kỳ:
Nợ TK 803: Tổng chi phí lãi
Có TK 432: Số phân bổ chiết khấu hàng kỳ
Có TK 388: Số tiền lãi GTCG phân bổ trong kỳ.
 Phát hành GTCG có phụ trội

- Số tiền thu về khi phát hành GTCG sẽ lớn hơn mệnh giá:
Nợ TK 1011,4211( TM, TG…): Số tiền thu về phát hành GTCG
Có TK 433: Số tiền phụ trội
Có TK 431: Mệnh giá GTCG.


- Chi phí trả lãi GTCG: trường hợp phát hành GTCG có phụ trội thì hàng kỳ NH phân
bổ số tiền phụ trội để giảm bớt chi phí trả lãi. Như vậy chi phí trả lãi hàng kỳ nhỏ hơn
số tiền NH thực tế phải chi trả khách hàng.

• Nếu NH trả lãi theo định kỳ:
Nợ TK 803: Số tiền lãi GTCG trong kỳ
Có TK 1011, 4211 ( TM, TG…): Số tiền trả lãi GTCG trong kỳ
Đồng thời phân bổ phụ trội GTCG để ghi giảm chi phí đi vay từng kỳ:
Nợ TK 433: Số phân bổ phụ trội hàng kỳ
Có TK 803: Số phân bổ phụ trội hàng kỳ



• Nếu NH trả lãi sau (khi đáo hạn), định kỳ NH tính lãi vay phải trả trong kỳ
vào chi phí:

-

Nợ TK 803: số tiền lãi phải trả trong kỳ
Có TK 492: số tiền lãi phải trả trong kỳ.
Đổng thời phân bổ phụ trội GTCG đẻ ghi giảm chi phí đi vay từng kỳ:
Nợ TK 433: số phân bổ phụ trội hàng kỳ
Có TK 803: số phân bổ phụ trội hàng kỳ.
Cuối kỳ hạn của GTCG, NH thanh toán cả gốc và lãi:
Nợ TK 431: mệnh giá
Nợ TK 803: Tổng số tiền lãi
Có TK 1011( TM…): Mệnh giá + tổng số tiền lãi
Nếu NH tính trước lãi ngay khi GTCG phát hành, chi phí lãi vay được hách toán vào
chi phí chờ phân bổ và sau đó hang kỳ phân bổ dần vào chi phí:



Khi phát hành GTCG có phụ trội và tính lãi trước

Nợ TK 1011( TM…): Số tiền thực thu ( MG+phụ trội – Lãi GTCG)
Nợ TK 388 : Tổng số tiền lãi GTCG
Có TK 433: số tiền phụ trội
Có TK 431: mệnh giá
Định kỳ, phân bổ lãi GTCG vào chi phí từng kỳ:
Nợ TK 803: Số tiền lãi phân bổ trong kỳ
Có TK 388: chi phí chờ phân bổ
Đồng thời phân bổ phụ trội GTCG để ghi giảm chi phí đi vay từng kỳ:


Nợ TK 433: Số phân bổ phụ trội hàng kỳ


Có Tk 492: trả lãi phát hành GTCG
4. Bài tập ứng dụng:
Tại NHTM CP XYZ, có các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến phát hành giấy tờ có giá
như sau:
1. Được phép NHNN , NHTM phát hành kỳ phiếu theo mệnh giá thu được 40 triệu
đồng tiền mặt .
2. Kỳ phiếu phát hành theo mệnh giá đã tới hạn thanh toán 200 triệu đồng , KH rút
tiền mặt, lãi kỳ phiếu là 14 triệu đồng đã trả khi phát hành.
3. Ngày 1/10/Y , NH phát hành kỳ phiếu theo mệnh giá. Số kỳ phiếu đã phát hành
thu bằng tiền mặt là 100 000 kỳ phiếu, kỳ hạn 6 tháng, lãi suất 0,9%/tháng, lãnh
lãi khi đáo hạn, mệnh giá là 1 000 000d/ kỳ phiếu.
Yều cầu:
Xử lý và định khoản các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến các giấy tờ có giá trên kể từ
khi phát hành đến khi thanh toán cho khách hàng.
Biết rằng:

1. Các tài khoản liên quan đủ số dư hạch toán.
2. NH thực hiện dự chi lãi, phân bổ chiết khấu hoặc phụ trội vào cuối tháng.
BÀI GIẢI:

1. a) Khi KH mua kỳ phiếu:
Nợ TK 1011: 40 trd
Có TK 431: 40 trd
b) NH thanh toán khi đến hạn:
Nợ TK 431: 40 trd
Có TK 1011: 40 trd
2. Nợ TK 431 : 200trd


Có TK 1011: 200trd
3. a) KH mua kỳ phiếu
Nợ TK 1011: 100 tỷ
Có TK 431 : 100 tỷ
b) Trả lãi cho KH
Lãi (6 tháng) = 100 tỷ x 6 x 0,9% = 5,4 tỷ
Nợ TK 388: 5,4 tỷ
Có TK 1011: 5,4 tỷ
c) Định kỳ phân bổ vào chi phí:
Nợ TK 803: 5,4 / 6 = 0,9 tỷ
Có TK 388: 0,9 tỷ




1. Chứng từ thanh toán ngân hàng

Các chứng từ gốc được sử dụng là: Giấy nộp tiền, Ủy nhiệm thu( chi), Séc và các loại kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi.

2. Tài khoản sử dụng

–Tài khoản cấp I: TK 43 – TCTD phát hành các giấy tờ có giá( GTCG)

–Tài khoản cấp II:

+ TK 431- Mệnh giá GTCG bằng VND

+ TK 432 – Chiết khấu GTCG bằng VND

+ TK 433 – Phụ trội GTCG bằng VND

+ TK 434 – Mệnh giá GTCG bằng ngoại tệ và vàng

+ TK 435 – Chiết khấu GTCG bằng ngoại tệ và vàng

+ TK 436 – Phụ trội GTCG bằng ngoại tệ và vàng

+ TK 492 – Lãi phải trả về phát hành GTCG.

–TK cấp III:

+ TK 4921: Lãi phả i trả cho GTCG bằng VND

+ TK 4921: Lãi phải tra cho GTCG bằng ngoại tệ

Tiền phụ trội là gì???

Phát hành giấy tờ có giá có phụ trội là gì

Đỗ Quốc Mạnh · Đỗ Quốc Mạnh 11:09 28/09/2015

16 giờ trước

Em mới học kế toán chưa hiểu từ "tiền phụ trội" là gì

Các tiền bối giúp em với

Xin cám ơn

  • thuế tndn
  • Ứng dụng pháp luật thuế

6 hữu ích 0 bình luận 50k xem chia sẻ