Phép so sánh lớn hơn hoặc bằng trong Pascal

I. Tổng quan:

Khi xây dựng ngôn ngữ lập trình, tác giả đã có ý nghĩ làm cho ngôn ngữ này mang lại những ứng dụng lớn. Một trong những ứng dụng gần gũi là hỗ trợ cho toán học.Vì liên quan đến toán học, liên quan đến thuật giải nên mỗi ngôn ngữ lập trình đều xác định và sử dụng một số khái niệm cơ bản:

· Phép toán: là các toán tử vd: cộng, trừ, nhân, chia v.v..

· Biểu thức: là sự kết hợp giữa các phép toán với các toán hạng (các số hạng là 1 trường hợp của toán hạng)

· Biểu thức gồm: Biểu thức số học, Biểu thức quan hệ ( so sánh), Biểu thức logic

Gán giá trị cho biến: Đưa giá trị cụ thể vào cho biến.

Mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết ở phần nội dung

II. Nội dung:

1. Phép toán:

NNLT Pascal cung cấp một số phép toán sau:

Đối với kiểu số nguyên:

TÊN VIẾT TRONG PASCAL
Cộng +
Trừ _
Nhân *
Chia /
Chia lấy dư mod
Chia lấy nguyên div

Đối với kiểu số thực:

TÊN VIẾT TRONG PASCAL
Cộng +
Trừ _
Nhân *
Chia /

Các phép toán quan hệ (còn gọi là phép toán so sánh)

TÊN VIẾT TRONG PASCAL
Nhỏ hơn <
Nhỏ hơn hoặc bằng < =
Lớn hơn >
Lớn hơn hoặc bằng > =
Bằng =
Khác < >

Các phép toán quan hệ cho giá trị kiểu logic: True hoặc False; được dung để so sánh và đưa ra quyết định hướng đi tiếp theo trong lập trình.

Các phép toán logic:

TÊN VIẾT TRONG PASCAL
Phủ định Not
Hoặc Or
And

Các phép toán logic thường dung để kết hợp nhiều biểu thức quan hệ với nhau.

2. Biểu thức số học:

– Là một dãy các phép toán +, -, *, /, Div, Mod từ các hằng, biến kiểu số và các hàm.

– Dùng cặp dấu ( ) để quy định trình tự tính toán.

Thứ tự thực hiện phép toán:

– Trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

– Nhân chia trước cộng trừ sau.

– Giá trị của biểu thức có kiểu là kiểu của biến hoặc hằng có miền giá trị lớn nhất trong biểu thức.

3. Hàm số học chuẩn:

– Các ngôn ngữ lập trình thường cung cấp sẵn một số hàm số học để tính một số giá trị thông dụng.

– Các viết: Tên_hàm (Đối số)

– Kết quả của hàm phụ thuộc vào kiểu đối số.

– Đối số là một hay nhiều biểu thức số học đặt trong dấu ngoặc ( ) sau tên hàm.

– Bản thân hàm cũng có thể coi là biểu thức số học và có thể tham gia vào biểu thức như toán hạng bất kỳ.

Bảng một số hàm chuẩn:

( Theo dõi SGK và màn hình)

4. Biểu thức quan hệ:

Có dạng như sau:

< biểu thức 1> < Phép toán quan hệ> <biểu thức>

Trong đó :

– Biểu thức 1 và biểu thức 2 phải cùng kiểu.

– Kết quả của biểu thức quan hệ là TRUE hoặc FALSE

Ví dụ: A < B;

2*A > = 4+ B

5. Biểu thức logic:

– Biểu thức logic đơn giản nhất là hằng hoặc biến logic.

– Thường dung để liên kết nhiều biểu thức quan hệ lại với nhau bởi các phép toán logic.

Ví dụ: Ba số dương a, b, c là độ dài 3 cạnh tam giác, nếu biểu thức sau cho giá trị đúng

( a+ b > c ) and ( b+ c > a) and (c+a > b)

– Biểu thức điều kiện 0 d’’ X d’ 5 được viết như sau:

(x>= 0) and (x<=5)

6. Câu lệnh gán:

– Lệnh gán là cấu trúc cơ bản nhất của mọi ngôn ngữ lập trình, thường dung để gán giá trị cho biến

Cấu trúc: <tên biến> := <biểu thức>;

– Trong đó biểu thức phải phù hợp với tên biến. Có nghĩa là kiểu của tên biến phải cùng kiểu với kiểu của biểu thức hoặc phải bao hàm kiểu của biểu thức.

– Hoạt động của lệnh gán: Tính giá trị của biểu thức sau đó ghi giá trị đó vào tên biến.

Ví dụ:

X1 :=

Phép so sánh lớn hơn hoặc bằng trong Pascal
;

X2 :=

Phép so sánh lớn hơn hoặc bằng trong Pascal
;

I := I + 1;

J := J – 2;

Trong đó: lệnh thứ 3 tăng giá trị của I một đơn vị, lệnh thứ 4 giảm giá trị biến J hai đơn vị.

Tài liệu tham khảo

Bài 3. Chương trình máy tính và dữ liệu – Câu 6 trang 26 SGK Tin học 8. Viết các phép so sánh trong Bài tập 8 với các kí hiệu trong Pascal.

Hãy xác định kết quả của các phép so sánh sau đây:

a. 15 – 8 ≥ 3

b. (20 – 15)2 ≠ 25

c. 112 = 121

d. x > 10 – 3x

Viết các phép so sánh trong Bài tập 8 với các kí hiệu trong Pascal.

Lời giải : 

Quảng cáo

Kết quả của các phép so sánh:

a. Đúng

b. Sai

c. Sai

d. Đúng khi x > 25 ngược lại, phép so sánh có kết quả sai

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account