Phó chủ tịch tỉnh hậu giang trịnh xuân thanh là ai

Ngày 16/6, tại kỳ họp thứ nhất, HĐND tỉnh Hậu Giang khóa IX nhiệm kỳ 2016-2021 đã bầu các chức danh chủ chốt UBND tỉnh. Đáng chú ý, trong danh sách các phó chủ tịch tái cử không có tên ông Trịnh Xuân Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016. 

Show

Trao đổi với PV, ông Huỳnh Thanh Tạo, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang, cho biết: Kể từ thời điểm bế mạc kỳ họp này, ông Trịnh Xuân Thanh không còn là phó chủ tịch UBND tỉnh nhưng vẫn là tỉnh ủy viên, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV nhiệm kỳ 2016-2021.

Phó chủ tịch tỉnh hậu giang trịnh xuân thanh là ai
Ông Trịnh Xuân Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016

Ông Lữ Văn Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, cho biết: “Vì ông Thanh vẫn còn là tỉnh ủy viên do vậy sắp tới Ban Thường vụ Tỉnh ủy sẽ họp để phân công nhiệm vụ theo quy định đối với tỉnh ủy viên”.

Một vấn đề được dư luận quan tâm là ông Trịnh Xuân Thanh có nằm trong diện luân chuyển, điều động và vì sao ông Thanh lại được về Hậu Giang làm phó chủ tịch UBND tỉnh?

Phó chủ tịch tỉnh hậu giang trịnh xuân thanh là ai

Trả lời báo chí, ông Trần Lưu Hải, nguyên Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương, cho biết ở cấp phó chủ tịch tỉnh, Ban Bí thư chỉ quản lý với hai TP lớn là Hà Nội, TP.HCM. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Đức Hà, nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng, Ban Tổ chức Trung ương, cho hay: “Ở các tỉnh, thành nhỏ, Ban Bí thư quản lý phó bí thư tỉnh ủy. Còn phó chủ tịch mà không nằm trong thường vụ thì thường vụ cấp ủy ở đó quản lý”.

Nguyên Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Tạ Xuân Đại cũng cho rằng cần làm rõ trách nhiệm của các cơ quan tổ chức ở trung ương trong việc đưa ông Trịnh Xuân Thanh từ một vụ trưởng ở Bộ Công Thương về làm phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang. “Nếu anh không được quy hoạch, không được Bộ Chính trị đưa vào danh sách luân chuyển về địa phương, vậy mà vẫn về được thì đó là việc cần làm rõ” - ông Đại nói.

Gặp mặt báo chí chiều 16/6, Tổng Thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết Hội đồng Bầu cử Quốc gia đang chờ kết luận chính thức sau khi có ý kiến chỉ đạo của tổng bí thư. Đây sẽ là cơ sở để xem xét tư cách đại biểu với ông Trịnh Xuân Thanh, người vừa trúng cử ĐBQH với số phiếu khá cao ở Hậu Giang.

“Nhưng chỉ việc đổi biển số ô tô của ông Thanh thì đã không xứng đáng là ĐBQH. Vì sao? Vì anh không trung thực” - ông Phúc đánh giá./.

Phó chủ tịch tỉnh hậu giang trịnh xuân thanh là ai

Phó chủ tịch tỉnh hậu giang trịnh xuân thanh là ai
- Tỉnh ủy Hậu Giang đề nghị Bộ Công thương cử ông Trịnh Xuân Thanh về tỉnh công tác, Bộ Công thương đồng ý thuyên chuyển, rồi HĐND tỉnh bầu ông làm Phó chủ tịch tỉnh… Quy trình này còn phải qua 1 người “gác cửa” xem xét, thẩm định là Bộ Nội vụ.

Ngày 18/7, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu một loat cơ quan, trong đó có Bộ Nội vụ, Bộ Công thương, làm rõ trách nhiệm và xử lý đối với tập thể, cá nhân có liên quan về các khuyết điểm, vi phạm liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh, tỉnh uỷ viên, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang. Trong đó nhấn mạnh, việc kiểm điểm và xử lý không chịu sức ép của bất cứ tổ chức, cá nhân nào.

Phó chủ tịch tỉnh hậu giang trịnh xuân thanh là ai

Cơ quan chịu trách nhiệm thẩm định việc UBND tỉnh Hậu Giang bầu bổ sung chức Phó chủ tịch UBND tỉnh đối với ông Trịnh Xuân Thanh năm 2015 cũng như trình Thủ tướng cho tăng thêm 1 Phó chủ tịch Hậu Giang 2 năm trước đó chính là Bộ Nội vụ.

Lần giở lại quá trình thuyên chuyển ông Trịnh Xuân Thanh từ Bộ Công thương về tỉnh Hậu Giang, đáng chú ý có những mốc sau đây:

Ngày 4/4/2013, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang có văn bản số 538-CV/TU gửi Thủ tướng đề nghị bổ sung 1 Phó chủ tịch tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016. Trả lời của Thủ tướng Chính phủ là: Giữ nguyên số lượng Phó chủ tịch tỉnh theo quy định chung.

6 tháng sau, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang tiếp tục có văn bản số 766-CV/TU gửi Bộ Công thương đề nghị cho bổ sung 1 Phó chủ tịch tỉnh. Tỉnh xin bổ sung ông Trịnh Xuân Thanh, Phó chánh văn phòng Bộ Công thương về công tác, bố trí giữ chức Phó chủ tịch tỉnh phụ trách công nghiệp.

Căn cứ văn bản số 1159-CV ngày 1/4/2015 của Tỉnh ủy Hậu Giang đề nghị cho ông Trịnh Xuân Thanh về nhận công tác, Bộ Công thương đã có quyết định số 3754/QD-BCT ngày 20/4/2015 thuyên chuyển công tác đối với ông Trịnh Xuân Thanh về tỉnh Hậu Giang.

Ngày 24/4/2015, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang có quyết định tiếp nhận ông Trịnh Xuân Thanh, Vụ trưởng, Chánh văn phòng Ban Cán sự đảng Bộ Công thương về công tác tại tỉnh, nhận nhiệm vụ tại Văn phòng UBND tỉnh.

Chỉ 19 ngày sau, tức ngày 13/5, HĐND tỉnh đã bầu ông Thanh khi ấy đang công tác tại Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang giữ chức Phó chủ tịch tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016.

Cùng ngày hôm đó, Bộ Nội vụ đã có tờ trình gửi Thủ tướng xem xét phê chuẩn bầu ông Thanh do Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng ký.

Trong văn bản này, sau khi thẩm định, Bộ Nội vụ khẳng định đề nghị của UBND tỉnh Hậu Giang và thủ tục bầu bổ sung chức vụ Phó chủ tịch UBND tỉnh của HĐND tỉnh “là đúng quy định”.

Trong khi, tại thông báo Kết luận tháng 10/2013, Bộ Chính trị đồng ý tiếp tục thực hiện chủ trương tăng thêm chức danh phó chủ tịch UBND ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ, nhưng quy định và quán triệt: đối tượng lựa chọn tăng thêm phải là cán bộ đương chức (phó trưởng ban đảng, thứ trưởng) hoặc trong quy hoạch cán bộ chủ chốt.

Ông Trịnh Xuân Thanh không nằm trong diện này.

Thêm nữa, như trên đã nói, vào tháng 7/2013, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến giữ nguyên số lượng Phó chủ tịch UBND tỉnh, thành phố, sau khi xét đề nghị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có tỉnh Hậu Giang.

“Lỗ kim mà con voi chui lọt” có phải từ đây?

“Thẩm tra, xác minh trước khi nhận, tôi không biết công việc này có đúng thẩm quyền của Hậu Giang hay không? Vì vậy, đề nghị TƯ nên nói rõ về việc này. Nếu thấy rằng việc không thẩm tra, không xác minh là sai sót của tập thể Ban Thường vụ Tỉnh uỷ hoặc cá nhân đồng chí nào, chúng tôi nghiêm túc nhận sai sót, rút kinh nghiệm trong thực hiện quy trình điều động, bổ nhiệm luân chuyển hay thuyên chuyển cán bộ.

Theo nguyên tắc, đối với cán bộ hàm vụ trưởng có quy hoạch thứ trưởng thì do TƯ, trong đó có Bộ Nội vụ trực tiếp quản lý, không thuộc đối tượng chúng tôi trực tiếp quản lý”.        

                                                Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Trần Công Chánh

Nhóm PV VietNamNet

Cơ quan chức năng xác định có dấu hiệu hành vi cố ý làm trái trong vụ Trịnh Xuân Thanh với vai trò “đầu tàu”, để công ty thua lỗ hơn 3.200 tỷ đồng.

Phó chủ tịch tỉnh hậu giang trịnh xuân thanh là ai

Tạp chí Xây dựng Đảng giới thiệu cụm bài "Vụ Phó Chủ tịch Hậu Giang: Con voi chui qua nhiều lỗ kim" đoạt Giải C – Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ nhất - năm 2016 của báo Điện tử Dân trí.



Bài: Cấp biển xanh cho xe Lexus của ông Phó Chủ tịch tỉnh là sai quy định

Đại tá Trần Sơn - nguyên Phó trưởng Phòng Hướng dẫn luật, điều tra, xử lý tai nạn giao thông (Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an) đã khẳng định như vậy về việc Công an tỉnh Hậu Giang cấp biển xanh cho xe ô tô Lexus LX570 trị giá gần 6 tỷ đồng mà ông Trịnh Xuân Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang sử dụng suốt thời gian dài.

Ông đánh giá thế nào về việc chiếc xe Lexus LX570 của ông Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang được “đeo lại” biển trắng như ban đầu, chiếc biển xanh được trả lại cho CSGT tỉnh Hậu Giang, sau khi dư luận phản ứng dữ dội?

Người ta thấy sai rồi. Dân trí bây giờ cao lên, người dân không đồng tình trong việc đó. Tôi thấy các báo còn truy vấn rằng, có ông nào giàu tới mức mua xe ô tô trên 5 tỷ đồng rồi đưa từ Hà Nội vào Hậu Giang cho mượn như thế không? Liệu trong việc “cho mượn” này có gì không? Bởi như các cụ ta vẫn nói: “Ông đưa chân giò, bà thò chai rượu”. Việc cấp biển xanh như thế là sai quy định.

Như vậy phải xử nghiêm trách nhiệm trong việc cấp biển xanh cho xe Lexus LX570 của ông Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang?

Tất nhiên rồi. Người nào làm sai phải xử lý theo quy định của pháp luật, cái đó là đương nhiên rồi.

Xin cảm ơn ông!

Ông Trịnh Xuân Thanh - nguyên Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Ban Cán sự Đảng, Bộ Công Thương từ tháng 5/2015 được luân chuyển về Hậu Giang và được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016.

Theo tìm hiểu của PV Dân trí, chiếc ô tô Lexus LX570 BKS 29A-790.93 (số máy 3UR3137795, số khung JTJHY7AX3D4102971) mà ông Thanh sử dụng suốt thời gian dài được đăng ký lần đầu tại Phòng CSGT Công an TP Hà Nội vào ngày 24/5/2013. Chủ nhân của chiếc xe trên giấy tờ là ông Nguyễn Đặng Toàn, thường trú tại phố Lương Ngọc Quyến, phường Hàng Buồm, Hà Nội.

Thế Kha (thực hiện)


Bài: Tổng Bí thư yêu cầu xác minh vụ xe Lexus gắn biển xanh

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu UB Kiểm tra Trung ương cùng với các cơ quan, địa phương liên quan nhanh chóng tổ chức kiểm tra, kết luận việc xe tư của Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang gắn biển số xanh. Các cơ quan phải coi đây là việc cần làm ngay.

Công văn số 1200-CV/VPTW của Văn phòng Trung ương Đảng ban hành ngày hôm nay, 9/6, được gửi tới các cơ quan: Uỷ ban Kiểm tra Trung ương; Ban Tổ chức Trung ương; Ban Nội chính Trung ương; Bộ Công an; Ban cán sự đảng các Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Kiểm toán nhà nước; Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; Tỉnh uỷ Hậu Giang; Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam.

Đây là những cơ quan liên quan, có trách nhiệm xem xét việc chiếc xe sang Lexus 570 trị giá nhiều tỷ đồng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh được gắn biến số xanh (biển số dành cho xe công).

Vụ việc đã gây lùm xùm dư luận những ngày qua khi sai phạm trong việc cấp biển số xanh cho một xe thuộc sở hữu tư nhân đã được khẳng định. “Trái khoáy” hơn, chiếc xe đăng ký biển số trắng tại Hà Nội này được chủ nhân lý giải là mượn của người quen đưa vào Hậu Giang để sử dụng. Theo quy định, Phó Chủ tịch UBND tỉnh không có chế độ xe công phục vụ.

Dư luận, báo chí cũng đặt vấn đề người sử dụng chiếc xe sang có biển số biến hoá từ trắng sang xanh này là cán bộ từ Bộ Công thương (Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Ban cán sự Đảng của Bộ này) luân chuyển về địa phương. Trước đó, ông này công tác tại Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, đứng đầu doanh nghiệp gây thua lỗ hơn 3.000 tỷ đồng của đơn vị.

“Di sản” để lại của Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang sau khi chuyển từ “ngạch” doanh nhân sang làm chính trị được cho là rất… nặng nề.

Công văn số 1200 nêu rõ chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giao UB Kiểm tra Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Nội chính Trung ương; Ban Tổ chức Trung ương; Bộ Công an; Ban cán sự đảng các Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Kiểm toán nhà nước; Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Tỉnh uỷ Hậu Giang và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam khẩn trương kiểm tra, xem xét, kết luận những nội dung báo chí, dư luận đã nêu về vụ việc này.

Được biết, vấn đề Tổng Bí thư yêu cầu kiểm tra là quy trình bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh qua các chức vụ và việc Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang đi xe Lexus tư nhân gắn biển số xanh.

Tổng Bí thư yêu cầu Uỷ ban Kiểm tra Trung ương cùng với các cơ quan, địa phương liên quan nhanh chóng tổ chức việc kiểm tra, kết luận, coi đây là việc cần làm ngay và báo cáo kết quả với Ban Bí thư.

P.T


Bài: Từ lãnh đạo doanh nghiệp thua lỗ 3.200 tỷ đến Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước - nguyên Tư lệnh Quân khu IV (Bộ Quốc phòng) - đề nghị làm rõ việc ông Trịnh Xuân Thanh từng lãnh đạo Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam gây thua lỗ lớn nhưng chỉ sau một thời gian ngắn đã được luân chuyển, điều động giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.

Theo tìm hiểu của PV Dân trí, ông Trịnh Xuân Thanh được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam vào năm 2009. Đến giai đoạn năm 2012 - 2013, doanh nghiệp này rơi vào tình trạng thua lỗ và gặp rất nhiều khó khăn.

Theo báo cáo của Ban kiểm soát tại Đại hội cổ đông thường niên PVC năm 2013, lợi nhuận Công ty mẹ - PVC năm 2012 lỗ 1.368 tỷ đồng, chủ yếu do các khoản trích lập dự phòng. Cụ thể, dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn trên 480 tỷ đồng, dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi gần 538 tỷ đồng và dự phòng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trên 35,7 tỷ đồng.

Các công trình do PVC triển khai có hiệu quả kinh tế thấp, thậm chí lỗ do chưa có kinh nghiệm trong việc lập hồ sơ đề xuất, đánh giá toàn diện khối lượng và dự toán các gói thầu nên dẫn đến công trình phát sinh nhiều.

Công tác quản lý và sử dụng vốn của Tổng công ty và các đơn vị thành viên đạt hiệu quả chưa cao do hiệu quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên đạt hiệu quả thấp; 9/13 công ty con có kết quả kinh doanh thua lỗ trong năm 2012.

Tiếp đó, báo cáo của Ban kiểm soát tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2014 cho thấy, kết quả sản xuất kinh doanh năm 2013 của công ty mẹ PVC tiếp tục lỗ thêm 1.927,16 tỷ đồng. Lũy kế cuối năm 2013, Công ty mẹ PVC đã lỗ trên 3.262 tỷ đồng.

Đối với các công ty kinh doanh bất động sản, do thị trường bất động sản đóng băng cũng như chính sách thắt chặt tín dụng của Nhà nước nên hầu hết các đơn vị kinh doanh bất động sản của PVC rơi vào tình trạng không có công việc hoặc không bán được hàng, trong khi phải chi phí để duy trì hoạt động, dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh thua lỗ, đồng thời không thu xếp được vốn để tiếp tục triển khai các dự án dẫn đến không thực hiện được cam kết của hợp đồng.

Không chỉ vậy, PVC đã sử dụng phần lớn vốn điều lệ (3.428,68 tỷ đồng/4.000 tỷ đồng vốn điều lệ, tương đương 85,72% vốn điều lệ) đầu tư góp vốn vào các đơn vị. Tuy nhiên việc chỉ đạo và giám sát hoạt động của các đơn vị còn yếu, hiệu quả vốn đầu tư thấp, đặc biệt từ cuối năm 2011 khi nền kinh tế khủng hoảng, các đơn vị bộc lộ toàn bộ các yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến tình trạng thua lỗ.

Trước thực trạng PVC thua lỗ như vậy nhưng vào tháng 9/2013 ông Trịnh Xuân Thanh bất ngờ rời khỏi doanh nghiệp này và được bổ nhiệm giữ chức Phó Chánh văn phòng Bộ Công thương - Trưởng đại diện Văn phòng miền Trung của Bộ Công thương tại Đà Nẵng.

Đến ngày 25/1/2014, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 49/TB-VPCP thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2013 và triển khai kế hoạch năm 2014 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, nêu rõ: “Yêu cầu Tập đoàn kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của tập thể và từng cá nhân trong việc kinh doanh thua lỗ gây khó khăn cho Tập đoàn của Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam. Xử lý nghiêm các hành vi sai phạm. Báo cáo Bộ Công Thương và yêu cầu Bộ xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ”.

Không rõ việc xử lý theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ được tiến hành đến đâu, nhưng sau đó không lâu, ông Trịnh Xuân Thanh tiếp tục được Bộ trưởng Bộ Công thương bổ nhiệm giữ chức vụ Vụ trưởng - Trưởng ban Đổi mới doanh nghiệp Bộ Công thương. Đến tháng 5/2015, ông Thanh được luân chuyển làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011-2016.

Theo kết quả mới được Hội đồng Bầu cử Quốc gia công bố chiều qua (9/6), ông Trịnh Xuân Thanh đã trúng cử đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang với tỷ lệ 75,28% phiếu tán thành.

Sau khi báo chí phản ánh về việc sử dụng xe tư gắn biển xanh và những “di sản” của Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh khi lãnh đạo PVC gây thua lỗ lớn, ngày 9/6, Văn phòng Trung ương Đảng đã có công văn thông báo ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Nội chính Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Công an, Ban cán sự đảng các bộ Công Thương, Tài chính, Kiểm toán nhà nước, Tỉnh ủy Hậu Giang và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam khẩn trương kiểm tra, xem xét, kết luận những nội dung mà báo chí đã nêu.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương cùng cơ quan, địa phương liên quan nhanh chóng tổ chức việc kiểm tra, kết luận, coi đây là “việc cần làm ngay” và báo cáo kết quả với Ban Bí thư.

Phải làm rõ quy trình bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ

Trao đổi với PV Dân trí chiều 10/6, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước - nguyên Tư lệnh Quân khu IV (Bộ Quốc phòng), nguyên đại biểu Quốc hội khóa XIII, IX, X - cho rằng, khi chỉ đạo quyết liệt như vậy có lẽ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhìn thấy đằng sau đó là câu chuyện luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ “có vấn đề” và nếu không xử lý kịp thời thì cực kỳ nguy hiểm.

Theo Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, chỉ trong thời gian ngắn từ lãnh đạo một doanh nghiệp thua lỗ nặng nhưng lại được luân chuyển theo diện cán bộ nguồn và trúng cử đại biểu Quốc hội là một chuỗi sự việc hết sức khó hiểu.

“Quy trình tổ chức cán bộ như thế nào mà lại để xảy ra câu chuyện như vậy? Tôi cho rằng không phải tự nhiên mà như vậy. Các cơ quan được giao nhiệm vụ cần phải làm cho ra nhẽ”- Tướng Thước nói.

Ông Thước đánh giá sự việc hiện nay đã “vượt khỏi tỉnh Hậu Giang”. Trong câu chuyện này, cơ quan chức năng tỉnh Hậu Giang sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm trong việc cấp biển xanh cho xe Lexus cá nhân.

“Rõ ràng chuyện chiếc xe Lexus biển xanh chỉ là giọt nước làm tràn ly mà thôi. Điều chúng ta quan tâm hiện nay là công tác tổ chức cán bộ, bởi đó là vấn đề gây bức xúc bấy lâu và trở thành những nguy cơ trong Đảng. Đây là vấn đề của Đảng. Tôi mong Tổng Bí thư đã chỉ đạo rồi thì phải làm cho đến nơi đến chốn, để chấn chỉnh lại công tác tổ chức cán bộ cho toàn Đảng, bởi đây cũng là sự nghiệp của Đảng”- Tướng Thước thẳng thắn.

Trong khi đó, ông Thang Văn Phúc - nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh, về nguyên tắc, nếu có vi phạm sẽ không được đưa vào diện đề bạt, luân chuyển cán bộ. Chính vì thế sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo, các cơ quan chức năng sẽ phải làm rõ lại toàn bộ quá trình luân chuyển, điều động cán bộ đối với ông Trịnh Xuân Thanh như vậy có đúng các quy định và phù hợp hay không.

Thế Kha


Bài: Vụ Phó Chủ tịch Hậu Giang: Con voi chui qua nhiều lỗ kim?

TS Lê Đăng Doanh- nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương - đặt vấn đề như vậy xung quanh việc ông Trịnh Xuân Thanh từ lãnh đạo doanh nghiệp thua lỗ trên 3.200 tỷ đồng đã về Bộ Công thương, rồi được luân chuyển vào Hậu Giang làm Phó Chủ tịch tỉnh và mới nhất là trúng cử đại biểu Quốc hội.

Trao đổi với PV Dân trí chiều 12/6, ông Nguyễn Đình Hương - nguyên Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương cho rằng, cử tri cả nước và cán bộ lão thành đều rất hoan nghênh chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về sự việc của ông Trịnh Xuân Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.

“Ông Thanh này nổi tiếng rồi, lãnh đạo doanh nghiệp gây thất thoát hơn 3.000 tỷ đồng nhưng lại lên Bộ Công thương rồi được luân chuyển về tỉnh Hậu Giang làm lãnh đạo. Tổng Bí thư đã từng nói về chuyện “chạy chức, chạy quyền, chạy luân chuyển”. Vụ việc này rất có thể sẽ là câu chuyện cụ thể cần làm cho ra nhẽ”- ông Hương thẳng thắn.

Ông Hương đánh giá, nhân dân cả nước đang ngóng chờ vào kết quả xử lý vụ việc. “Vụ việc này lớn lắm. Bây giờ phải chờ xem các cơ quan được giao nhiệm vụ có dám làm hay không thôi dù có thể đụng tới người này người kia. Không thể có chuyện khuyết điểm như thế, thua lỗ như thế lại sang Bộ Công thương, rồi lại vào Hậu Giang và trúng đại biểu Quốc hội trên 75%”- ông Hương bày tỏ.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng cho rằng, chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ nhắm tới chuyện phanh phui việc gắn biển xanh vào xe tư nhân, mà cao hơn nữa là chuỗi vấn đề liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh: Làm sao có thể thoát được hàng loạt sai phạm của mình khi lãnh đạo doanh nghiệp thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng, rồi lại còn leo cao hơn nữa trên con đường chính trị, vượt qua 3 vòng hiệp thương để trúng đại biểu Quốc hội với tỷ lệ phiếu bầu cao như vậy? Những ai đã “hỗ trợ” trong một chuỗi câu chuyện khó tin đó?

“Tổng Bí thư đã chỉ đạo như vậy mà làm không đến nơi đến chốn thì sẽ gây thất vọng nặng nề. Câu chuyện nhân sự là câu chuyện của Đảng nên rõ ràng cả xã hội đang chờ đợi Đảng phải xử lý nghiêm khắc. Hội đồng Bầu cử Quốc gia cũng cần phải xem xét lại tư cách đại biểu của ông Trịnh Xuân Thanh, bởi kỳ Quốc hội vừa qua đã có đại biểu Quốc hội bị điều tra, vướng vòng tù tội vì những vi phạm trong quá trình lãnh đạo doanh nghiệp. Không nên để những người không xứng đáng mà vẫn được vào làm đại biểu Quốc hội”- bà Lan nói.

Trong khi đó, TS Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương nhìn nhận: “Sự chỉ đạo của Tổng Bí thư về vụ việc này không chỉ là vấn đề xe Lexus gắn biển xanh, mà nhân việc xe để làm rõ việc luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ có rất nhiều điều không bình thường. Tại sao một người như thế lại được đề bạt, được luân chuyển theo hướng lên cao hơn, giờ lại được bầu làm đại biểu Quốc hội? Tất cả những điều đó thì 9 cơ quan được Tổng Bí thư giao nhiệm vụ sẽ phải làm rõ. Cái xe thì rõ ràng rồi, còn những vấn đề khác như gây thua lỗ nặng, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo làm rõ nhưng chưa được làm rõ lại thăng chức Vụ trưởng, Chánh văn phòng Ban cán sự Đảng của Bộ Công thương, rồi về Hậu Giang làm Phó Chủ tịch tỉnh. Tất cả cần được xem xét”.

“Tại sao lại có chuyện con voi chui qua nhiều lỗ kim như thế? Nhân dịp này nên xem xét toàn diện, đầy đủ, tất cả những khía cạnh xem sự chỉ đạo, kỷ luật của Đảng đã được thực hiện một cách nghiêm chỉnh hay chưa? Chính những vi phạm như vậy đã làm giảm niềm tin của Đảng như lời Tổng Bí thư đã nói. Tôi cho rằng nếu không xử lý được rõ ràng sự việc này thì người dân sẽ có nhiều câu hỏi hơn nữa. Mà Tổng Bí thư đã chỉ đạo như vậy thì không thể phớt lờ thực hiện như phớt lờ chỉ đạo trước kia của Thủ tướng Chính phủ được”- TS Lê Đăng Doanh khẳng khái.

Trước đó (ngày 26/3), phát biểu tại Hội nghị cán bộ toàn quốc về công tác tổ chức xây dựng Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng không thể bằng lòng với kết quả đạt được, bởi thực tế còn không ít hạn chế, còn nhiều việc chưa làm được, nhân dân chưa yên lòng.

"Công tác tổ chức xây dựng Đảng là lĩnh vực rất phức tạp. Đồng chí nào được thuận lợi hay được bố trí phù hợp với nguyện vọng thì phấn khởi; đồng chí nào không phù hợp với nguyện vọng thì không hài lòng, sinh ra tâm tư, suy nghĩ nặng nề. Nhiều người vẫn thường bảo ngành ta có nhiều ân oán; được lòng, phải ý thì vui vẻ; trái lòng, trái ý thì sinh chuyện, thậm chí có khi bất mãn. Chúng ta không chủ quan được”- Tổng Bí thư nói.

Dẫn ra thực tế trong dư luận xã hội vẫn râm ran chuyện chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy bằng cấp, chạy chế độ, chạy luân chuyển, Tổng Bí thư đề nghị các đại biểu thẳng thắn thảo luận xem có chuyện ấy hay không, mức độ thế nào, để cho rõ ràng, minh bạch. Nếu có thì cần sửa, phải rút kinh nghiệm; nếu không có thì cũng phải trả lời, cho rõ ràng, sòng phẳng.

"Phải giải tỏa được tâm tư đó, phải khắc phục cho được tình trạng này. Muốn thế, phải bằng luật pháp, bằng quy chế, rồi kiểm tra, đôn đốc ráo riết. Và trước hết là những người làm công tác cán bộ phải liêm chính, trong sáng, công tâm"- Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25/6

Trong thời gian ông Trịnh Xuân Thanh giữ chức Chủ tịch HĐQT, Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí (PVC) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã lỗ lũy kế đến cuối năm 2013 lên tới 3.262 tỷ đồng. Tuy nhiên tháng 9/2013, ông Thanh bất ngờ rời khỏi doanh nghiệp này và được bổ nhiệm giữ chức Phó Chánh văn phòng Bộ Công thương - Trưởng đại diện Văn phòng miền Trung của Bộ Công thương tại Đà Nẵng.

Ngày 25/1/2014, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 49/TB-VPCP thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2013 và triển khai kế hoạch năm 2014 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, nêu rõ: “Yêu cầu Tập đoàn kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của tập thể và từng cá nhân trong việc kinh doanh thua lỗ gây khó khăn cho Tập đoàn của Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam. Xử lý nghiêm các hành vi sai phạm. Báo cáo Bộ Công Thương và yêu cầu Bộ xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ”.

Khi việc xử lý theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ còn chưa rõ ràng thì ông Trịnh Xuân Thanh tiếp tục được Bộ trưởng Bộ Công thương bổ nhiệm giữ chức vụ Vụ trưởng - Trưởng ban Đổi mới doanh nghiệp Bộ Công thương. Đến tháng 5/2015, ông Thanh được luân chuyển làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011-2016. Kết quả được Hội đồng Bầu cử Quốc gia công bố chiều 9/6 vừa qua, ông Thanh tiếp tục trúng cử đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang với tỷ lệ 75,28% phiếu tán thành.

Ngày 9/6, Văn phòng Trung ương Đảng đã có công văn thông báo ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Nội chính Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Công an, Ban cán sự đảng các bộ Công Thương, Tài chính, Kiểm toán nhà nước, Tỉnh ủy Hậu Giang và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam khẩn trương kiểm tra, xem xét, kết luận những nội dung mà báo chí phản ánh về việc sử dụng xe tư gắn biển xanh và những “di sản” của Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh khi lãnh đạo PVC gây thua lỗ lớn.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương cùng cơ quan, địa phương liên quan nhanh chóng tổ chức việc kiểm tra, kết luận, coi đây là “việc cần làm ngay” và báo cáo kết quả với Ban Bí thư.

Tiếp đó, ngày 10/6, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã chỉ đạo Bộ Công an, Bộ Công thương và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm rõ sự việc, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25/6.

Thế Kha


Bài: "Người tiền nhiệm” nói gì về thông tin giới thiệu ông Trịnh Xuân Thanh về Hậu Giang?

Phó Chủ nhiệm UB Khoa học, Công nghệ & Môi trường đương nhiệm của Quốc hội Lê Hồng Tịnh nguyên là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang trước khi ông Trịnh Xuân Thanh được đưa về đảm nhiệm chức vụ này. Ông Tịnh có cuộc trao đổi thẳng thắn với PV Dân trí trước thông tin, với tư cách là đồng nghiệp cũ cùng công tác tại Tập đoàn Dầu khí, ông chính là “cầu nối” để đưa ông Thanh về Hậu Giang…

- Mới đây nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Hậu Giang Huỳnh Minh Chắc đã lên tiếng đề nghị làm rõ quá trình đưa ông Trịnh Xuân Thanh về làm Phó Chủ tịch tỉnh này. Được biết, Hậu Giang không biết tới cái tên Trịnh Xuân Thanh cho tới khi ông giới thiệu khi ông rời cương vị Phó Chủ tịch tỉnh này, trở về Trung ương công tác?

- Tôi khẳng định là anh Bảy Chắc biết anh Thanh từ năm 2008 khi anh Thanh vào khởi công dự án khu đô thị rất lớn tại thành phố Vị Thanh. Khi đó anh Thanh là Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xây lắp dầu khí (PVC) và anh Bảy Chắc đang là Chủ tịch UBND tỉnh.

Sau thời gian đó, tháng 9 tôi được luân chuyển vào Hậu Giang làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh này, phụ trách mảng công nghiệp. Thời gian tôi làm ở đó, đến 2011 thì được Trung ương điều ra làm chuyên trách tại Quốc hội, cũng vào tháng 7. Tôi ra ngoài Hà Nội, trong quá trình làm việc, chưa ai hỏi tôi về việc đi rồi thì giới thiệu ai thay thế tại Hậu Giang, anh Bảy Chắc cũng chưa bao giờ hỏi.


- Không lẽ tự nhiên nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Hậu Giang lại nêu đích danh ông là người giới thiệu ông Thanh như vậy? Chính ông Chắc cũng đặt vấn đề cần làm rõ việc vì sao ông Thanh được đưa về Hậu Giang, đã “chạy” ai để được về Hậu Giang đảm nhiệm đúng vị trí Phó Chủ tịch tỉnh phụ trách lĩnh vực công nghiệp của ông?

- Tôi cũng thấy rất ngạc nhiên khi anh Bảy Chắc tự nhiên lại nói trước đây tôi giới thiệu anh Thanh và anh Bảy Chánh (Bí thư Tỉnh uỷ đương nhiệm của Hậu Giang Trần Công Chánh –PV) cũng nói thế này thế kia. Nói thật ra như thế là không chuẩn.

Tuần rồi tôi rất buồn với thông tin này. Buồn ở chỗ, Hậu Giang là nơi tôi đã được tạo điều kiện hoạt động, công tác và các anh lãnh đạo tỉnh cũng rất tốt, rất muốn quan tâm, giúp đỡ cho các cán bộ ở Trung ương được luân chuyển. Tôi cũng rất cảm ơn cán bộ và nhân dân Hậu Giang, 2 khoá nhiệm kỳ ở đó cũng được giúp đỡ, đào tạo, lần đầu triệu tập họp HĐND thì tôi cũng được bầu với 100% phiếu, lần sau tái cử số phiếu cũng rất cao, chín mấy %. Việc xảy ra sau vụ anh Thanh thì cũng ảnh hưởng đến uy tín, công việc của tỉnh. Đó cũng là điều rất đáng tiếc.

Hôm trước tôi có điện cho anh Bảy Chánh thì anh Chánh cũng xác nhận là không nói tôi giới thiệu người nào. Việc này giả sử tôi có giới thiệu thật thì cũng không có vấn đề gì vì tôi là cấp dưới của các anh ấy, không thể nói là buộc các anh ấy phải quan tâm phải lưu ý, ưu ái cả. Giả dụ tôi là cấp trên của các anh đó thì còn nói tôi giới thiệu, các anh buộc phải nhận. Đó là chưa nói công tác nhân sự còn một loạt công đoạn, quy trình, qua cơ quan tổ chức đảng uỷ, rồi thường vụ, thường trực tỉnh uỷ chứ…

Nhưng quả thật là tôi chưa bao giờ giới thiệu anh Thanh hay bất cứ ai cho Hậu Giang. Vậy nên anh Bảy Chắc nói tôi giới thiệu anh Thanh cho Hậu Giang thì không đúng. Anh Bảy Chắc phải biết anh Thanh chứ, biết từ 2008 mà. Và mỗi khi anh Chắc ra đây dự các cuộc họp thì anh Thanh cũng thường xuyên gặp gỡ, giao lưu với anh ấy , sao có thể nói không biết?

- Đúng là không hề có một văn bản, một cuộc làm việc chính thức nào của Hậu Giang với ông về việc giới thiệu nhân sự để thay vào vị trí của ông khi ông được điều động công tác về Trung ương; nhưng ông Huỳnh Minh Chắc cũng giải thích, khi ra họp Quốc hội, có nhiều điều kiện tiếp xúc với ông, ông Chắc đã nhiều lần hỏi ông về việc này và được “mách” cho về ông Trịnh Xuân Thanh?

- Có thể trong những cuộc gặp, sự kiện, một cuộc vui nào đó, tôi có nghe phong thanh anh Chắc có hỏi tôi có biết anh Thanh không thì đương nhiên tôi trả lời có biết vì chúng tôi từng cùng công tác tại Tập đoàn Dầu khí. Chỉ dừng ở mức độ trao đổi như thế chứ còn nói tôi có phải là người giới thiệu không thì không, chưa bao giờ tôi giới thiệu.

Còn quá trình làm ăn của anh Thanh tại PVC thời đó thế nào thì tôi cũng chỉ biết sơ sơ vì chúng tôi phụ trách 2 đơn vị hoàn toàn khác nhau. Tôi làm bên Tổng Công ty Điện lực dầu khí, chúng tôi là Tổng rất lớn trong tập đoàn, 100% vốn nhà nước còn Tổng của anh Thanh là Tổng cổ phần. Quá trình làm việc thì chúng tôi biết nhau vì bên PVC cũng có làm một số công việc cho Tổng của tôi.

- Nhưng dư luận quả thật có căn cứ để lăn tăn, cần làm rõ về việc này khi thông tin ông Huỳnh Minh Chắc nói rất logic. Ông Chắc lý giải vì Hậu Giang trống vị trí một Phó Chủ tịch phụ trách công nghiệp, nhất là khi có công trình nhà máy nhiệt điện ở đó, khi ông đi. Mà ông lại cùng làm ở Tập đoàn Dầu khí với ông Thanh nên giúp giới thiệu người phù hợp để thay thế mình ở đó?

- Chính vì những thông tin anh Chắc nêu ra nên mọi người hiểu theo hướng đó nhưng thực sự tôi nói anh Bảy Chắc không phải là không biết anh Thanh mà tôi phải giới thiệu. Năm 2008, khi làm Chủ tịch tỉnh, anh ấy đã mời anh Thanh vào Hậu Giang khởi công dự án đô thị lớn thế mà. Giờ công trình cũng vẫn còn đó, tại sao bảo không biết.

Nói thật là với trách nhiệm của Bí thư mà anh Bảy Chắc nói như thế tôi cho là không đúng, có làm thế thì nhận trách nhiệm như vậy, có gì đâu.

Còn điểm không logic là ở chỗ này, tôi rời Hậu Giang từ năm 2011, năm 2013 anh Bảy Chắc mới ra văn bản xin anh Thanh và năm 2015 anh Thanh mới về đó. Sau 5 năm mà sao bảo tôi tác động được.

Việc tỉnh quyết nhận ai, lựa chọn thì rất chặt chẽ chứ đâu phải gì, như tôi đi hay về cũng vậy, quy trình làm rất chặt chẽ, Ban Bí thư phải phê chuẩn trong số cán bộ luân chuyển, rồi tỉnh bổ sung tỉnh uỷ viên trước xong mới bầu Phó Chủ tịch chứ. Hồ sơ, thẩm tra làm chặt chẽ lắm.

Vậy nên vừa rồi tôi không hiểu quy trình của tỉnh làm thế nào với trường hợp anh Thanh mà lại vậy. Thực ra anh Thanh không phải diện cán bộ luân chuyển mà điều động giữa các cơ quan, giữa Bộ Công Thương với địa phương nhưng cũng phải có sự thống nhất với nhau về công tác thẩm tra, và cũng phải qua Ban Tổ chức Trung ương nữa chứ.

Đây đúng là cán bộ thuộc thẩm quyền quyết định của tỉnh nhưng dù sao công tác cán bộ cũng phải qua rất nhiều cơ quan chứ không đơn giản vậy được. còn phải qua Bộ Nội vụ, rồi còn Thủ tướng phê chuẩn nữa.


Vì vậy vừa rồi thông tin nêu ra, một số người hỏi, thậm chí còn đùa sao không giới thiệu người này người kia mà lại giới thiệu anh Thanh? Nhiều lúc nghĩ tôi rất buồn vì thông tin các anh nói thế không đúng. Đúng thì tôi nhận ngay. Kể cả tôi giới thiệu thì cũng chẳng sao cả vì biết thì mình giới thiệu thôi còn quyết hay không thì có cả một hệ thống chính trị. Nhưng buồn là vì tôi không giới thiệu bao giờ. Chỉ là 1 - 2 lần gì đó trong những cuộc vui anh Chắc có hỏi có biết anh Thanh không thì đương nhiên tôi phải nói tôi biết chứ. Còn việc anh Thanh làm thế nào thì là việc khác, việc của anh ấy.

- Ông Chắc không phủ nhận thông tin có biết, gặp ông Thanh một vài lần từ thời ông còn ở Hậu Giang nhưng vấn đề là qua thăm hỏi các kênh để xác định phẩm chất của ông Thanh thế nào thì ông chính là một nguồn thông tin, cũng như phía Bộ Công Thương vậy. Như ông nói, là người đã nắm được tình hình doanh nghiệp mà ông Thanh phụ trách ở Tập đoàn Dầu khí thế nào, khó khăn ra sao mà ông vẫn “nói tốt”, vun vào?

- Tôi cũng cho rằng anh Thanh không phải người xấu, cũng là một cán bộ được đào tạo qua quá trình bài bản. Tôi cũng biết hồi đó trong Tập đoàn, khi cơ cấu, phải dồn một số đơn vị cho đúng lĩnh vực. Cũng như việc có một số đơn vị về với Tổng của tôi, khi đó, có một số đơn vị của Vinashin thua lỗ sau tái cơ cấu được đưa về chỗ anh Thanh, anh ấy cũng phải cõng những phần đó và vì thế anh ấy bị lỗ.

Nhưng nói thật làm Chủ tịch doanh nghiệp thì cũng có lúc lãi, có lúc phải lỗ chứ. Cơ bản nhất là xem xét ấy có trong sáng hay không, có tiêu cực, tham nhũng không thôi, chứ lỗ lãi là chuyện bình thường trong kinh doanh, phải chấp nhận rủi ro chứ.

Tôi thấy về đánh giá cán bộ, anh Thanh liên tục trong quá trình công tác, từ bên Bộ Xây dựng sang Tập đoàn Dầu khí thì tốt thôi, có vấn đề gì đâu.

Tôi chỉ khẳng định là bản thân tôi không có vai trò gì trong quá trình thuyên chuyển công tác của anh Thanh về Hậu Giang vì tôi đã rời Hậu Giang từ lâu rồi và cũng chưa bao giờ có văn bản nào, thậm chí có cuộc trao đổi, nói chuyện nào với tỉnh uỷ về việc giới thiệu người nào.

Chỉ có là, khi cùng ở trong đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, anh Chắc là trưởng đoàn, hoàn cảnh cụ thể thế nào tôi không nhớ nhưng anh ấy có hỏi biết anh Thanh không thì tôi nói là biết và cũng có một vài nhận xét rằng đó là một cán bộ có quá trình đào tạo, trưởng thành tốt, gia đình rất truyền thống. Bố anh ấy trước là Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương và gia đình rất tử tế. Ở góc độ cá nhân thì tôi cũng chỉ biết bên ngoài vậy thôi, còn việc đánh giá phải ở cơ quan quản lý.

- Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi thẳng thắn!

P.Thảo (thực hiện)