Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà Kết nối tri thức

KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS quan sát hình, trả lời câu hỏi: Em đã từng thấy ai bị ngộ độc chưa? Vì sao người đó bị ngộ độc?

- GV khuyến khích, động viên HS chia sẻ.

- GV dẫn dắt HS vào bài học mới.

KHÁM PHÁ

Mục tiêu: HS nêu được các nguyên nhân gây ngộ độc qua đường ăn uống. Đồng thời HS nhận biết được một số đổ dùng, thức ăn, đổ uống có thể gây ngộ độc nếu không được cất giữ, bảo quản đúng cách và tác hại của việc sử dụng những thứ đó.

Cách tiến hành:

Bước 1: Thực hiện hoạt động 1

- GV tổ chức cho HS quan sát các hình, thảo luận và trả lời câu hỏi: Vì sao nhiều người bị ngộ độc qua đường ăn uống?

 GV Mời đại diện một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận, nhóm khác lăng nghe và bổ sung.

- GV đặt thêm câu hỏi:

+ Tại sao thức ăn ngày hôm trước bảo quản không đúng cách thì hôm sau sẽ không nên ăn?

+ Uống nước ngọt để qua đêm thường đau bụng, vì sao?

+ Vì sao thuốc phải để xa tầm tay của trẻ em?

- GV mời HS trả lời để HS biết đương nguyên nhân gây ngộ độc qua đường ăn uống.

- GV kết luận: Có nhiều nguyên nhân gây ngộ độc qua đường ăn uống: Ăn phải thức ăn ôi thiu, bảo quản không đúng cách; thức ăn, đồ uống quá hạn sử dụng; uống thuốc không đúng chỉ dẫn,...

Bước 2: Thực hiện hoạt động 2

Yêu cầu HS quan sát hình, thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi trong SGK:

+ Kể tên một số thức ăn, đồ uống, đồ dùng,... nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận có thể gây ngộ độc.

+ Dấu hiệu nào cho em biết thức ăn, đổ uống bị hỏng, ôi thiu?

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp, các nhóm khác lắng nghe và bổ sung.

- GV nhận xét và kết luận:

+ Câu hỏi 1: Hoa quả bị hỏng (hình 2), bánh mì bị mốc (hình 3), nước rửa bát và dầu ăn để cạnh nhau dễ gây nhầm lẫn (hình 4), thức ăn bị ruồi đậu vào (hình 5), kẹo để lẫn lộn với thuốc trong tủ thuốc (hình 6), thức ăn có mùi thiu (hình 7).

+ Câu hỏi 2: Dấu hiệu để nhận biết: hoa quả bị hỏng (mốc, thối, chuyển màu), bánh mì bị mốc trắng, thức ăn có mùi ôi thiu,...

- GV đặt câu hỏi: Em hãy kể thêm tên một số đổ dùng, thức ăn, đổ uống khác có thể gây ngộ độc nếu không cất giữ, bảo quản đúng cách? Tác hại của việc sử dụng những đồ dùng, thức ăn, đồ uống không đảm bảo vệ sinh và quá hạn sử dụng như thế nào?

- GV mời một số HS chia sẻ

- GV kết luận.

THỰC HÀNH

Mục tiêu:  Nêu được  cách nhận biết một số đồ dùng, thức ăn, đồ uống có thể gây ngộ độc và cách cất giữ, bảo quản an toàn.

Cách tiến hành:

- GV có thể chiếu trên màn hình một số thức ăn, đồ uống, đồ dùng và yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi: Liệt kê tên một số thức ăn, đồ uống, đồ dùng khác có thể gây ngộ độc nếu cất giữ, bảo quản không cẩn thận? Vì sao chúng có thể gây ngộ độc?

- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi.

- Sau đó, GV có thể chiếu trên màn hình hoặc giới thiệu bằng tranh ảnh một số cách bảo quản thức ăn, đồ uống,... an toàn.

- Yêu cầu HS đọc và chia sẻ lời chốt của Mặt Trời:  Cất giữ, bảo quản thức ăn không cẩn thận; ăn thức ăn ôi thiu, mốc hỏng; uống thuốc không đúng cách,… là nguyên nhân có thể gây ngộ độc.

- HS tìm câu trả lời

- HS trình bày trước lớp

- HS lắng nghe GV giới thiệu bài

- HS quan sát tranh, hoạt động nhóm

- HS suy nghĩ tìm câu trả lời

- Các nhóm báo cáo kết quả

- HS lắng nghe GV công bố đáp án

- HS hoạt động cặp đôi với bạn bên cạnh.

- HS lắng nghe câu hỏi gợi ý

- HS quan sát tranh, tìm câu trả lời

- Đại diện cặp đứng lên chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe nhận xét, đánh giá

- HS lắng nghe nhiệm vụ

- HS suy nghĩ và trả lời:

+ Một số loại đồ dùng, thức ăn, đồ uống có thể gây ngộ độc nếu không bảo quản đúng cách như: hoa quả chưa rửa, sữa hoặc bánh kẹo quá hạn sử dụng, thớt bị mốc,...

- HS lắng nghe kết luận

Với giải bài tập Tự nhiên và Xã hội lớp 2 Bài 3: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, chi tiết được các Giáo viên biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội lớp 2 sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 Bài 3: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.

Em đã từng thấy ai bị ngộ độc chưa? Vì sao người đó bị ngộ độc?

Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà Kết nối tri thức
 

Trả lời:

– Em đã từng thấy anh trai em bị ngộ độc do ăn phải đồ ăn đã quá hạn sử dụng.

Câu 1 trang 14 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống:Tìm hiểu lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống.

Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà Kết nối tri thức
 

Trả lời:

Những lí do gây ra ngộ độc qua đường ăn uống:

– Do ăn phải thức ăn quá hạn sử dụng.

– Do uống thuốc bừa bãi, không đúng cách.

– Do ăn phải thức ăn bị ôi thiu.

– Do ăn thức ăn bị ruồi, muỗi đậu vào.

Câu 2 trang 15 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống:Quan sát các hình dưới đây và cho biết:

– Tên một số thức ăn, đồ uống, đồ dùng,…không được cất giữ, bảo quản cẩn thận có thể gây ngộ độc.

– Dấu hiệu nào cho em biết thức ăn, đồ uống bị hỏng, ôi thiu?

Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà Kết nối tri thức
 

Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà Kết nối tri thức
 

Trả lời:

– Tên một số thức ăn, đồ uống, đồ dùng,.. không được cất giữ, bảo quản cẩn thận có thể gây ngộ độc: hoa quả, bánh mì, thức ăn, hóa chất, thuốc.

– Dấu hiệu cho em biết thức ăn, đồ uống bị hỏng, ôi thiu: 

+ Đồ ăn bị mốc trắng, mốc xanh và có mùi

+ Hoa quả thì bị mốc, thối chuyển màu khác

+ Ruồi muỗi bay quanh thức ăn

Thảo luận và kể tên một số thức ăn, đồ uống, đồ dùng khác có thể gây ngộ độc nếu cất giữ, bảo quản không cẩn thận. 

Trả lời:

– Một số thức ăn, đồ uống, đồ dùng khác có thể gây ngộ độc nếu cất giữ, bảo quản không cẩn thận: Sữa tươi, sữa chua, hoa quả, rau củ như khoai lang, khoai tây, hành, thức ăn đã chế biến, thuốc…

Câu 1 trang 16 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống:Cách cất giữ, bảo quản thức ăn, đồ uống và đồ dùng trong gia đình Minh.

Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà Kết nối tri thức
 

Trả lời:

Cách cất giữ, bảo quản thức ăn, đồ uống và đồ dùng trong gia đình Minh: 

– Cất thức ăn vào trong tủ lạnh 

– Sắp xếp đồ đúng nơi như chai dầu ăn để trên kệ gia vị tránh nhầm lẫn với hóa chất có hại khác.

Câu 2 trang 16 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống:Nêu một số cách cất giữ, bảo quản thức ăn, đồ uống, đồ dùng để phòng tránh ngộ độc mà em biết.

Trả lời:

Một số cách cất giữ và bảo quản thức ăn, đồ uống, đồ dùng để phòng tránh ngộ độc mà em biết là:

– Cất thức ăn, đồ uống vào trong tủ lạnh.

– Đồ ăn sau khi không ăn hết phải bịt kín mới cất vào trong tủ lạnh. 

– Che đậy thức ăn tránh ruồi muỗi

– Sắp xếp hóa chất có hại đúng nơi quy định.

– Để đồ dùng nhà bếp để đúng nơi quy định.

Câu 1 trang 16 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống:Quan sát hình và chia sẻ cách nhận biết về thức ăn, đồ uống,… an toàn.

Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà Kết nối tri thức
 

Trả lời:

– Cách nhận biết thức ăn, đồ uống an toàn là: Trên bao bì có ghi rõ ràng ngày sản xuất và hạn sử dụng, cách bảo quản thực phẩm tốt nhất vậy nên chúng ta phải sử dụng trước hạn sử dụng và làm theo cách bảo quản thực phẩm.

Câu 2 trang 17 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống:Em sẽ làm gì trong tình huống sau?

Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà Kết nối tri thức
 

Trả lời:

– Nếu trong tình huống đó em sẽ gọi cấp cứu 115 hoặc bệnh viện, cơ quan y tế gần nhất tránh ảnh hưởng tới sức khỏe khi ở nhà không biết rõ nguyên nhân bệnh.

Câu 1 trang 17 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống:Tìm hiểu và ghi lại một số đồ dùng, thức ăn, đồ uống trong gia đình em có thể gây ngộ độc nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận.

Trả lời:

Một số đồ dùng, thức ăn, đồ uống trong gia đình em có thể gây ngộ độc nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận: 

– Khoai tây nhà em bị mọc mầm vì lâu không dùng hết.

– Hoa quả (táo, dưa hấu, cam,…) bị mốc do không để vào tủ lạnh.

– Sữa bị lên men do hết hạn sử dụng.

– Bánh mì bị mốc do không cất vào tủ lạnh sau khi mở gói bánh.

Câu 2 trang 17 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Đề xuất với người thân những việc nên làm để phòng tránh ngộ độc qua đường ăn uống.

Trả lời:

Đề xuất với người thân trong gia đình những việc nên làm để phòng tránh ngộ độc qua đường ăn uống như: 

– Ăn chín uống sôi

– Cất giữ và bảo quản thức ăn cẩn thận đúng cách

– Che đậy thức ăn cẩn thận khi chưa dùng tới

– Không sử dụng thuốc bừa bãi, chỉ sử dụng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.