Phương pháp đánh giá thực hiện công việc nào là đơn giản và phổ biến nhất

1. Phương pháp thang đo đồ họa (Rating Scales Method)

Phương pháp thang đo đồ họa còn gọi là Rating Scales Method. Với phương pháp này, nhà quản lý sẽ đánh giá việc thực hiện công việc của nhân viên theo một thang đo với các kết quả đánh giá bằng các con số từ thấp đến cao. Kết quả đánh giá sau đó sẽ được tổng hợp lại và giúp nhà quản lý có cái nhìn trực quan, rõ ràng về việc thực hiện công việc của nhân viên.

Ưu điểm của phương pháp:

  • Kết quả đánh giá được định lượng thành các con số, chỉ số rõ ràng nên việc tổng hợp kết quả nhanh chóng, dễ dàng
  • Đơn giản, dễ sử dụng vì bạn chỉ cần gắn các tiêu chí đánh giá thực hiện công việc với các thang đo điểm từ thấp đến cao, ví dụ như 1 – 5 hoặc 1 – 10
  • Tiết kiệm thời gian, chi phí và nỗ lực vì bạn có thể áp dụng nhanh chóng phương pháp đánh giá này mà không cần phải chuẩn bị quá nhiều

Nhược điểm của phương pháp:

  • Vì phương pháp này sẽ đánh giá việc thực hiện công việc của nhân viên theo thang điểm thường do quản lý trực tiếp chấm nên kết quả đánh giá dễ bị ảnh hưởng bởi thành kiến cá nhân. Quản lý có quan hệ, ấn tượng tốt về nhân viên thường sẽ có xu hướng chấm điểm cao hơn thực tế và ngược lại.
  • Thực tế triển khai, phương pháp thang đo đồ họa thường chỉ đưa ra được các tiêu chí đánh giá khá chung chung. Phương pháp sẽ khó đáp ứng, phản ánh được những điểm đặc thù, riêng biệt ở các bộ phận, phòng ban.

Mẫu đánh giá:

TT Tiêu chí đánh giá Thang điểm Thang điểm Nhân viên tự đánh giá Quản lý đánh giá
1 Khối lượng hoàn thành công việc:

– Đánh giá tỷ lệ hoàn thành công việc so với yêu cầu đề ra

≤ 30%
31% – 60%
61% – 80%
81% – 89%
90 – 99%
>100%
2 Đề xuất sáng tạo cải tiến trong công việc:

– Đánh giá khả năng sáng tạo đề xuất cải tiến trong công việc.

– Thể hiện được hiệu quả giá trị mang lại cho công ty như kiết kiệm được: mandays, chi phí (tiền) và có xác nhận của phòng Tư vấn hiệu suất và tổ trưởng tổ cơ chế.

– Được phê duyệt và áp dụng trong công việc.

Có 2 lần 3
Có 1 lần 2
Không bao giờ 1
3 Thái độ chăm chỉ chủ động:

– Tích cực, chăm chỉ, sẵn sàng hợp tác, chủ động trong công việc.

– Sẵn sàng tuân thủ điều động công việc ngoài giờ, hoặc ngoài chức năng.

Luôn luôn 3
Thỉnh thoảng (dưới 5 lần) 2
Không bao giờ 1
4 Kỹ năng làm việc nhóm:

– Biết lắng nghe, phối hợp nhịp nhàng với các thành viên, hạn chế mâu thuẫn nảy sinh.

Thường xuyên 3
Thỉnh thoảng 2
Không bao giờ 1
5 Tham gia vào các hoạt động của công ty:

– Tham gia tích cực và đầy đủ trong các hoạt động phong trào của công ty khi có yêu cầu.

Luôn luôn (tham dự tất cả các hoạt động) 3
Thỉnh thoảng (dưới 2 lần) 2
Không bao giờ 1
6 Tuân thủ Nội quy, quy định:

– Chấp hành nội quy, quy định của Công ty; kỷ luật lao động; quy trình làm việc; chế độ báo cáo với cấp trên v.v…

Không vi phạm 3
Khiển trách bằng văn bản 01 lần trở lên hoặc trong chu kỳ đánh giá có 01 tháng vi phạm 04 lần đi muộn 2
Khiển trách bằng văn bản 01 lần trở lên hoặc trong chu kỳ đánh giá có 01 tháng vi phạm 04 lần đi muộn 1
Tổng điểm 15
% đạt trên tổng điểm 100%

Cách tiến hành đánh giá:

Đầu tiên, bạn tiến hành thiết lập một bảng đánh giá mẫu với các tiêu chí đánh giá. Các tiêu chí đánh giá thường tập trung vào các yếu tố như:

  • Khối lượng công việc
  • Chất lượng công việc
  • Hành vi, tác phong, thái độ… của nhân viên

Bạn có thể thiết lập nhiều tiêu chí đánh giá khác nhau nhưng cần đảm bảo các tiêu chí đánh giá này liên quan, có ảnh hưởng đến việc thực hiện công việc của nhân viên; liên quan đến định hướng phát triển, chiến lược hành động của công ty.

Sau đó, bạn có thể chuyển bản đánh giá để nhân viên tự đánh giá về việc thực hiện công việc của họ trước. Cuối cùng, nhà quản lý và nhân viên mới ngồi cùng nhau 1 – 1 để có thể trao đổi, thống nhất lại mức độ, kết quả đánh giá ở từng tiêu chí.

Phương pháp đánh giá thực hiện công việc nào là đơn giản và phổ biến nhất
Phương pháp đánh giá thực hiện công việc theo thang đo đồ họa sẽ khó phản ánh được những điểm đặc thù, riêng biệt ở các bộ phận, phòng ban.

Khái niệm của đánh giá thực hiện công việc

Đánh giá công việc thực hiện là đo lường kết quả công việc thực hiện so với chỉ tiêu đề ra.

Phương pháp đánh giá thực hiện công việc nào là đơn giản và phổ biến nhất

Vai trò của đánh giá thực hiện công việc

– Đánh giá tình hình thực hiện công việc của nhân viên cung cấp các thông tin cơ bản, dựa vào đó, các doanh nghiệp mới có thể ra quyết định về vấn đề thăng tiến và tiền lương của nhân viên.

– Giúp cho cán bộ nhân sự và các nhân viên có cơ hội để xem xét lại các phẩm chất liên quan đến công việc cần thiết phải có của một nhân viên. Hầu hết mọi nhân viên đều mong muốn biết được các nhân xét, đánh giá của người chỉ huy, lãnh đạo về việc thực hiện công việc của mình. Đánh giá tình hình thực hiện công việc của nhân viên, cung cấp các thông tin này cho nhân viên.

– Giúp cho các cán bộ nhân sự và các nhân viên xây dựng kế hoạch điều chỉnh lại những sai sót trong việc thực hiện công việc của nhân viên.

11 phương pháp đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của nhân sự

Mọi doanh nghiệp đều phát triển dựa vào năng suất và hiệu quả công việc của nhân viên, được thể hiện ở việc hoàn thành các chỉ tiêu và deadline công việc. Cùng AMIS MISA tìm hiểu ngay 10 phương pháp đánh giá thực hiện công việc phổ biến hiện nay.

Phương pháp đánh giá thực hiện công việc nào là đơn giản và phổ biến nhất