Phương pháp đánh giá tính khả thi của dự án

Dưới đây là 5 cách xác định tính khả thi của ý tưởng kinh doanh do doanh nhân Manish Bhalla - Nhà sáng lập kiêm CEO của Công ty công nghệ FATbit Technologies chỉ ra:

Dựa vào lợi thế

Để tránh mắc sai lầm, hãy xây dựng ý tưởng kinh doanh dựa trên những sở thích và điểm mạnh của bản thân. Điều này sẽ giúp công ty "né" được những sai lầm cơ bản và biết cách giải quyết rắc rối trong công việc sau này nhờ vào những kỹ năng mà bạn đã được trang bị sẵn.

Bằng cách đó, ý tưởng của bạn sẽ có lợi thế hơn hẳn so với những dự án "mới toanh".

Bạn có thể tự nghĩ ra ý tưởng, thực hiện các cuộc khảo sát thăm dò hoặc tham khảo ý kiến của bạn bè. Đồng thời, nên thử tính toán xem liệu công ty sẽ "trụ" được bao lâu trước khi thu về lợi nhuận. Mục tiêu/ tầm nhìn của một doanh nhân, đối với bạn, là gì?

Tìm hiểu thị trường cạnh tranh

Nghiên cứu thị trường là bước chuẩn bị quan trọng giúp chúng ta phân tích được những yếu tố then chốt có khả năng biến sản phẩm/dịch vụ trở nên độc nhất khi tung ra ngoài thị trường.

Bên cạnh đó, bạn nên ưu tiên hàng đầu cho việc xác định đối thủ cạnh tranh của mình là ai (bao gồm cả đối thủ hiện tại và đối thủ tiềm năng) và hiện họ chiếm bao nhiêu thị phần? Hãy thử đánh giá các chiến lược marketing, thương hiệu trực tuyến, giá cả cũng như chất lượng sản phẩm/dịch vụ mà họ cung cấp.

Cách này có thể giúp bạn thấu hiểu được những mong muốn của khách hàng cũng như khám phá ra những nhu cầu mới chưa được ai khai thác để từ đó làm hài lòng các khách hàng mục tiêu sau này.

Chọn mô hình kinh doanh phù hợp

Cho dù bạn chọn mô hình phân phối kiểu liên kết, B2B hay cửa hàng thương mại điện tử thì mỗi thứ đều sở hữu những khách hàng mục tiêu, năng lực cốt lõi cũng như giá trị riêng. Việc kiểm tra xem khả năng đáp ứng của công ty đối với các yêu cầu riêng biệt của từng loại mô hình sẽ xác định được tỷ lệ thành công của nó, từ đó dễ dàng nhận diện được đâu là mô hình phù hợp với dự án kinh doanh của bạn.

Các mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay là bán hàng trực tuyến, bán hàng trực tiếp hay phân phối qua đại lý bán lẻ, v.v... Tuy nhiên bạn đừng chọn đại một mô hình bất kỳ trong số này khi chưa có đủ cơ sở phân tích.

Hãy cố gắng thu thập thêm thông tin về doanh thu tiềm năng, cấu trúc chi phí cũng như những giải pháp giá trị của công ty trước khi lựa chọn một loại hình kinh doanh cụ thể.

Kiểm tra tính bền vững

Tính bền vững của một ý tưởng kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm nhu cầu của khách hàng và nguồn cung sẵn có. Nếu sản phẩm/dịch vụ của bạn chưa có ai làm, hoặc chúng cung cấp những thứ tốt hơn các giải pháp hiện có thì chắc chắn ý tưởng này sẽ có tiềm năng phát triển lâu dài.

Đồng thời, việc kiểm tra nguồn cung trước khi biến ý tưởng thành hiện thực sẽ giúp bạn ngăn chặn bớt những thất bại trong tương lai.

Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm đến giai đoạn mở rộng sản phẩm/dịch vụ của ý tưởng này và tính toán khả năng chi trả của khách hàng trong tương lai.

Gộp chung tất cả những yếu tố này lại sẽ giúp bạn xác định xem liệu ý tưởng kinh doanh trên có đủ khả năng sinh lợi từ thu nhập kỳ vọng hay không.

Tham khảo ý kiến chuyên gia marketing

Sẽ tốt hơn nếu bạn nhận được lời khuyên từ một chuyên gia marketing ngay từ lúc đầu. Bởi điều này sẽ hạn chế bớt những rủi ro cũng như giảm thiểu chi phí kinh doanh nhờ vào những kiến thức chuyên sâu về chiến lược quảng cáo, khuyến mại mà họ cung cấp cho bạn.

Thực tế, các công ty khởi nghiệp thường "lờ" đi những giá trị của marketing và cho rằng đó là việc của tương lai, cho đến khi họ nhận ra những sai lầm mà họ mắc phải sau này vốn dĩ đã có thể tránh được ngay từ đầu nhờ vào những hiểu biết nền tảng đó.

Ví dụ, nếu công ty của bạn lựa chọn hình thức kinh doanh trực tuyến thì ngay từ đầu, bạn cần phải có một trang web tiện ích, có khả năng tạo ra những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Và bằng những kinh nghiệm sẵn có, một chuyên gia marketing kỹ thuật số sẽ chỉ cho bạn biết trước rằng trang web đó phải có url thân thiện với công cụ tìm kiếm và cần được xây dựng theo đúng cách.

Cùng điểm qua 5 tiêu chí đánh giá hiệu quả dự án đầu tư chuẩn nhất giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn và phù hợp với nhu cầu.

Các dự án đầu tư tài chính ngày càng được triển khai nhiều hơn với đa dạng các loại hình khác nhau. Tuy nhiên, làm sao để có thể đánh giá hiệu quả dự án đầu tư một cách chuẩn xác nhất? Đây là điều đang được nhiều nhà đầu tư rất quan tâm. Nếu bạn cũng đang băn khoăn về vấn đề này thì có thể theo dõi những tiêu chí đánh giá hiệu quả dự án đầu tư chuẩn nhất được SAPP chia sẻ dưới đây!

1. Đánh giá trên phương pháp hiện giá thuần (NPV)

Đây là phương pháp dùng để đánh giá dự án đầu tư nhờ vào việc xem xét mức chênh lệch giữa giá trị hiện tại từ các dòng thu hồi và các giá trị hiện tại từ các dòng tiền chi có liên quan đến dự án.

Phương pháp xác định này gồm có:

  • Lựa chọn tỷ suất chiết khấu dòng tiền phù hợp
  • Dự tính dòng tiền thu và dòng tiền chi của dự án
  • Tính toán chiết khấu dòng tiền về giá trị hiện thời dựa vào các đặc điểm của dòng tiền thu và dòng tiền chi.
  • Xác định hiện giá thuần căn cứ vào giá trị hiện tại của dòng tiền thu và dòng tiền chi

Phương pháp đánh giá tính khả thi của dự án

1.1. Ưu điểm của phương pháp:

  • Đánh giá được hiệu quả kinh tế mà dự án đầu tư mang lại, trong đó công việc đánh giá này có tính đến giá trị thời gian của tiền tệ.
  • Tính toán được giá trị hiện tại thuần từ dự án đầu tư kết hợp bằng việc cộng lại tất cả giá trị hiện tại thuần của những dự án với nhau.
  • Có thể đo lượng trực tiếp giá trị tăng thêm nhờ vào vốn đầu tư đem lại. Điều này giúp hỗ trợ cho những nhà quản trị có thể chọn lựa, đánh giá hiệu quả dự án đầu tư thích hợp nhất với mục tiêu đặt ra là tối ưu hóa được lợi nhuận.

1.2. Hạn chế của phương pháp này:

  • Chưa thể phản ánh được mức sinh lời của từng giá trị đồng vốn đã đầu tư
  • Không đưa ra được kết quả nếu như các dự án không thể đạt sự đồng nhất về mặt thời gian hay khi các dự án được sắp xếp dựa vào thứ tự ưu tiên do ngân sách và nguồn vốn của doanh nghiệp có bị hạn chế.
  • Không nhận thấy được mối quan hệ giữa mức sinh lời từ chi phí sử dụng vốn với vốn đầu tư.

2. Đánh giá trên thời gian hoàn vốn đầu tư

Phương pháp đánh giá tính khả thi của dự án

2.1. Ưu điểm của phương pháp:

  • Công thức tương đối đơn giản, dễ dàng trong việc tính toán
  • Thích hợp với các dự án được đầu tư trong quy mô vừa hay nhỏ, khả năng thu hồi vốn khá nhanh.

2.2. Hạn chế của phương pháp:

  • Chỉ tập trung xem xét vào lợi ích ngắn hạn mà không đánh giá được lợi ích trong lâu dài của doanh nghiệp. Phương pháp này cũng không có nhấn mạnh đến yếu tố thời gian của tiền tệ.
  • Thời gian hoàn vốn khá ngắn chưa hẳn đã là một ưu thế, đặc biệt là với nhiều dự án có mức sinh lời chậm hay là yêu cầu cần phải thâm nhập vào một thị trường mới thì lựa chọn này không phù hợp lắm.

Để khắc phục được nhược điểm này, có thể sử dụng phương pháp thời gian hoàn vốn có chiết khấu để đưa các khoản thu, chi trong dự án về giá trị hiện tại khi tính thời gian hoàn vốn.

3. Phương pháp tỷ suất sinh lời nội bộ

Phương pháp tỷ suất sinh lời nội bộ hay còn được gọi là lãi suất hoàn vốn nội bộ (IRR) là lãi suất mà ở trong đó việc chiết khấu với mức lãi suất này làm cho giá trị dòng tiền thuần hiện tại hàng năm trong tương lai dựa vào dự án đầu tư đem lại với nguồn vốn bỏ ra ở thời điểm ban đầu.

Điều này đồng nghĩa với việc lúc đó, NPV = 0 (NPV: giá trị thuần hiện tại của dự án).

Phương pháp đánh giá tính khả thi của dự án

3.1. Phương pháp xác định:

  • Dự tính được những dòng thiền thu và chi của dự án
  • Xác định tỷ lệ chiết khấu dòng tiền thu và chi làm xuất hiện giá thuần của dự án là 0. Tỷ lệ chiết khấu chính là tỷ suất sinh lời nội bộ ( hay là IRR) của dự án.

3.2. Phép nội suy được thực hiện như sau:

  • Xác định chính xác được khoảng tỷ lệ chiết khấu mà ở đó có hệ số giá trị hiện tại.
  • Tính toán tỷ lệ chiết khấu.

Tiêu chuẩn để lựa chọn dự án: Nếu một dự án có tỷ lệ sinh lời nội bộ lớn hơn tỷ lệ chi phí vốn từ doanh nghiệp thì dự án đó sẽ được chấp nhận.

3.3. Ưu điểm của phương pháp này:

  • Hỗ trợ việc đánh giá được xem mức sinh lời chính xác của dự án có bao gồm yếu tố giá trị thời gian của tiền.
  • So sánh được mức độ sinh lời của dự án đó từ chi phí sử dụng vốn. Nhờ vậy sẽ thấy được mối liên hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn một cách có hiệu quả trong quá trình thực hiện dự án này.
  • Có thể đánh giá được khả năng bù đắp chi phí sử dụng vốn so với tính rủi ro của dự án.

3.4. Hạn chế của phương pháp:

  • Thu nhập trong dự án được coi là tái đầu tư với lãi suất là tỷ suất doanh lợi nội bộ không thích hợp với tình hình thực tế.
  • Không có chú trọng đến vấn đề quy mô của vốn đầu tư, điều này sẽ dẫn đến việc kết luận không còn thỏa đáng khi đánh giá dự án đầu tư. Lý do là vì IRR luôn khá cao đối với những dự án có quy mô nhỏ.
  • Tạo ra khó khăn trong công tác đánh giá hiệu quả dự án đầu tư với những dự án có nhiều IRR.

4. Đánh giá tính khả thi của dự án

Việc phân tích và đánh giá được tính khả thi của bất kỳ dự án đầu tư nào luôn là công việc hết sức cần thiết và quan trọng. Đây là một công việc đòi hỏi tính chi tiết và cần phải xem xét thật kỹ lưỡng.

Phương pháp đánh giá tính khả thi của dự án

Dưới đây là những yếu tố cần phải được xem xét khi tiến hành đánh giá tính khả thi của một dự án đầu tư:

  • Những yếu tố khách quan bên ngoài khi đánh giá một dự án đầu tư
  • Những chi phí phát triển cần thiết của dự án
  • Doanh thu của dự án đó
  • Những dòng tiền
  • Những giải pháp tài chính
  • Nhu cầu về vốn
  • Khả năng huy động nguồn vốn

5. Đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư

Để có thể đánh giá được hiệu quả dự án đầu tư cần phải dự vào các căn cứ cụ thể dưới đây:

  • Hiệu quả kinh tế, xã hội trong tầm vĩ mô (được đánh giá căn cứ vào giá trị tăng ròng).
  • Khả năng tiết kiệm được ngoại tệ
  • Mức độ chi tiết giá trị gia tăng của nhóm dân cư
  • Chỉ tiêu lao động đang có được công việc làm
  • Chỉ tiêu về khả năng cạnh tranh trong môi trường quốc tế

Trên đây là những tiêu chí quan trọng có thể giúp các nhà đầu tư đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư chuẩn xác nhất. Việc thực hiện đánh giá hiệu quả của dự án trước khi quyết định đầu tư là rất quan trọng. Chúc các nhà đầu tư thành công!

Đánh giá tính khả thi của dự án là gì?

Nghiên cứu tính khả thi của dự án là các nghiên cứu nhằm mục đích phát hiện khách quan và hợp lý ra những điểm mạnh và điểm yếu của kinh doanh hiện có hoặc liên doanh đề nghị, cơ hội và mối đe dọa như được trình bày bởi các môi trường, tài nguyên yêu cầu thực hiện thông qua, và cuối cùng là triển vọng cho sự thành công ...

Dự án nghiên cứu tiền khả thi là gì?

Nghiên cứu tiền khả thi là việc nghiên cứu tiếp đối với các cơ hội đầu tư có nhiều triển vọng đã được lựa chọn. Cơ hội đầu tư này thường có qui mô đầu tư lớn, các giải pháp kĩ thuật phức tạp, thời gian thu hồi vốn lâu, có nhiều yếu tố bất định tác động.

Đánh giá tính khả thi là gì?

Như vậy, tính khả thi của VBQPPL là khả năng văn bản đó thực hiện được trên thực tế. Cụ thể là sau khi được ban hành, các văn bản này thể hiện sự phù hợp với thực tiễn cuộc sống, biểu hiện sự hợp lý, mang lại hiệu quả cao nhất về kinh tế - chính trị, xã hội, đạt được mục đích của quản lý nhà nước.

Tính khả thi của một dự án đầu tư là gì?

Tính khả thi kinh tế Thường được gọi là phân tích chi phí - lợi ích, thủ tục để xác định những lợi ích và tiết kiệm được dự kiến ​​từ một hệ thống ứng cử viên và so sánh chúng với chi phí. Nếu lợi ích lớn hơn chi phí, sau đó quyết định được thực hiện để thiết kế và thực hiện hệ thống.