Phương pháp dạy học tích cực trong môn tiếng Anh

Introduction

The line graph compares four sectors in terms of the amount of acid rain emissions that they  produced over a period of 17 years in the UK.

Overview

It is clear that the total amount of acid rain emissions in the UK fell considerably between 1990  and 2007. The most dramatic decrease was seen in the electricity, gas and water supply sector.

Body Paragraph 1

In 1990, around 3.3 million tonnes of acid rain emissions came from the electricity, gas and water  sector. The transport and communication sector was responsible for about 0.7 million tonnes of  emissions, while the domestic sector produced around 0.6 million tonnes. Just over 2 million tonnes of acid rain gases came from other industries.

Body Paragraph 2

Emissions from electricity, gas and water supply fell dramatically to only 0.5 million tonnes in  2007, a drop of almost 3 million tonnes. While acid rain gases from the domestic sector and  other industries fell gradually, the transport sector saw a small increase in emissions, reaching  a peak of 1 million tonnes in 2005.

Như chúng ta đã biết ngoại ngữ rất quan trọng đối với chúng ta trong thời đại công nghiệp hóa- hiện đại hóa đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập. Nó được ví như chiếc chìa khóa giúp chúng ta mở mang tầm nhìn và có thể đi khắp mọi nơi trên thế giới, vươn tới mọi lĩnh vực trong cuộc sống mà ngôn ngữ chung cho toàn thế giới là tiếng Anh. Đất nước ta ngày càng phát triển đòi hỏi chúng ta phải nhanh chống bắt kịp với những thay đổi những xu hướng chung của thời đại công nghệ thông tin.

Vì thế Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ViệtNamđã và đang không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ thông qua việc đổi mới toàn diện. Đề án dạy và học ngoại ngữ mà Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (Bộ GD-ĐT).Từ chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá đến việc bảo đảm đủ đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học ngoại ngữ… Để đáp ứng cho việc đổi mới này và thực hiện đúng ý nghĩa mà đề án đổi mới dạy học ngoại ngữ của Bộ GD-ĐT đề ra đòi hỏi mỗi giáo viên cần có sự đổi mới trong cách dạy của chính mình. Thực hiện đề án của Bộ GD-ĐT các trường tiểu học đang tập trung đổi mới chương trình dạy và học Tiếng Anh. Theo phương pháp cũ, việc giáo viên độc thoại, còn các em thì cứ ghi chép từ và mẫu câu rồi sau đó về nhà học thuộc lòng sẽ không tạo khả năng tư duy và sáng tạo phong phú của các em. Chính vì thế bên cạnh việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy, việc thiết kế chương trình giảng dạy cũng phải phù hợp cho từng đối tượng của học sinh. Như vậy, mới tạo được khả năng tư duy và phát triển khả năng học tập một cách độc lập, tạo niềm say mê, thích thú cho cả thầy và trò trong quá trình giảng dạy và học tập môn tiếng Anh. Từ đó tôi quyết định chọn chuyên đề “ Một số phương pháp giúp học sinh học tích cực ở môn Tiếng Anh”.

1. Cơ sở lí luận của vấn đề.

Phương pháp dạy – học của bậc tiểu học đang là vấn đề cấp thiết mang tính nền tảng lâu dài cho việc học lên các cấp học sau này. Để trẻ tiểu học học tốt môn tiếng Anh và quan trọng là vận dụng được để trẻ phát triển khả năng giao tiếp Tiếng Anh tốt trong các cấp học sau này. Chúng ta cần hiểu rỏ tâm lý trẻ trước khi áp dụng một phương pháp dạy mới. Học sinh tiểu học trẻ còn ham chơi, đang ở tuổi ăn, tuổi ngủ, tưổi chơi. Dựa vào tâm lý này của trẻ, hãy làm cho trẻ thấy việc học tiếng Anh như một trò chơi hay nói cách khác lòng vui chơi trong việc dạy – học tiếng Anh.

2. Thực trạng dạy và học Tiếng Anh ở bậc Tiểu học:

Thuận lợi:

– Học sinh lớp với bản chất hồn nhiên sẵn sàng tham gia vào các hoạt động của giờ học khi bị cuốn hút vào các hoạt động.

– Học sinh luôn được phụ huynh học sinh và giáo viên quan tâm, giúp đỡ trong quá trình học tập.

– Giáo viên được học tập, trao đổi kinh nghiệm từ đồng nghiệp qua các buổi hội giảng, trao đổi kinh nghiệm, chuyên đề.

– Được sự quan tâm, hỗ trợ của Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn và đồng nghiệp.

– Học sinh được làm quen với công nghệ thông tin, các em sớm được tiếp xúc với máy tính, với mạng Internet và thu nhận được nhiều thông tin từ đây.

Khó khăn:

– Do tiếng Anh là môn học đòi hỏi phải thực hành nói nhiều vì thế các lớp bên cạnh thường ảnh bởi tiếng ồn.

– Số lượng học sinh trong lớp còn quá đông.

– Còn một số ít học sinh gặp khó khăn trong việc tiếp cận và nắm bắt ngôn ngữ mới. Từ đó ảnh hưởng không ít đến chất lượng dạy-học.

– Do Tiếng Anh là một môn học mới và rất khó đối với học sinh tiểu học, đặc biệt là đối với học sinh lớp 3. Hơn nữa đối với học sinh nông thôn mọi điều kiện tiếp xúc và gần gũi thực tế xung quanh còn hạn chế. Ở lứa tuổi này, còn một số học sinh phát âm Tiếng Việt chưa được chuẩn.

– Phần lớn các em học sinh chưa chú tâm và đầu tư cho môn ngoại ngữ, chuẩn bị bài một cách sơ sài. Trong các giờ học, đa số các em thường thụ động, thiếu sự linh hoạt, ngại việc đọc- nói tiếng Anh và ít tham gia phát biểu để tìm hiểu bài học.

– Hoạt động nhóm thường được thực hiện theo cặp, nhóm nên lớp dễ ồn ào mất trật tự. Giáo viên không bao quát hết được tất cả học sinh nên một số em cá biệt lợi dụng cơ hội nói chuyển bằng Tiếng việt hay làm việc riêng.

3. Những phương pháp dạy – học tiếng Anh.

3.1. Lấy học sinh làm trung tâm:

Dạy học theo phương pháp “lấy người học làm trung tâm” đã được áp dụng từ lâu. Với phương pháp này, người học sẽ là người tự khai phá tri thức, thầy cô giáo chỉ là người hướng dẫn và cung cấp thông tin. Những thắc mắc phát sinh trong quá trình học, cũng tự phải tìm hiểu, thầy cô giáo chỉ đóng vai trò làm “trọng tài”, làm “cố vấn”. Vai trò của người thầy lúc này là dẫn dắt, khơi gợi, truyền cảm hứng cho người học. Để có thể là người hướng dẫn, người cung cấp thông tin…các thầy cô giáo phải có hiểu biết sâu sắc về những kiến thức cơ bản mình đảm nhiệm, đồng thời phải tự bổ sung vốn kiến thức của mình thường xuyên và có định hướng rõ ràng qua các tài liệu, sách báo. Dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo học sinh sẽ phải tích cực hơn, tự giác hơn trong việc tham gia vào việc học, vận dụng cũng như học hỏi kiến thức mới. Mỗi học sinh sẽ phải tự tìm ra phương pháp học tối ưu cho mình, phải độc lập sử dụng các tài liệu được thầy cô giáo gợi ý, chuẩn bị bài vở, từ đó tính độc lập và sáng tạo ngày một phát huy.

3.2. Phát huy phương pháp thảo luận nhóm:

Học nhóm có sự dẫn dắt của giáo viên là cách dạy mới. Phương pháp học nhóm rất tích cực. Trẻ được phân nhóm nhỏ từ  2 đến 4 em cùng thảo luận một vấn đề nhỏ trong việc học môn tiếng Anh hoặc trẻ có thể bắt cặp đôi, trẻ tự do trao đổi chủ đề mà giáo viên vừa đưa ra. Kết thúc thảo luận trẻ trình bày lại bằng tiếng Anh, tất nhiên là với khả năng của trẻ. Ví dụ: Cô giáo đưa ra chủ đề: các nhóm thi nhau viết về các từ tiếng Anh chỉ đồ dùng trong lớp học, hay các bộ phận trên cơ thể người, các con vật em yêu thích ,…bằng tiếng Anh. Các nhóm thi nhau xem ai viết được nhiều hơn và cho các nhóm đọc to kết quả của mình. Sau đó các nhóm lắng nghe và nhận xét cách đọc của nhóm vừa trình bày. Giáo viên chỉ là người khuyến khích sự tham gia của trẻ và chỉnh những thiếu sót của các em không nên nhận xét đúng sai rõ ràng. Trong quá trình thảo luận nhóm giáo viên tránh việc chê trẻ trước nhóm bạn, làm trẻ xấu hổ và lần sau ngại tham gia.

3.3. Dựa vào tâm lý vui chơi của trẻ:

Hãy để trẻ cùng vui chơi ca hát với tiếng Anh. Để trẻ nghe từng câu, từng câu trong bài hát tiếng Anh và dạy trẻ hát lại câu hát đó. Bài hát nên ngắn gọn dễ nhớ và giải nghĩa tiếng Việt để trẻ hiểu. Việc dạy trẻ hát và nghe các bài hát tiếng Anh rèn luyện kỹ năng nghe cho trẻ rất tốt. Nếu có điều kiện có thể lồng ghép các bài hát tiếng Anh vào trong những tiết dạy âm nhạc là rất thiết thực. Việc giúp trẻ nghe tốt tiếng Anh như đã nói ở trên là cần sự kết hợp giữa các giáo viên với nhau, giữa thầy cô và học trò, giữa gia đình và nhà trường.

3.4. Áp dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học tiếng Anh:

Các trang Web hỗ trợ việc học và dạy môn tiếng Anh rất phong phú và đa dạng. Nguồn tài nguyên công nghệ thông tin đang ngày một phong phú và rộng khắp, nguồn tài nguyên này rất dễ khai thác và khai thác rất nhanh. Các thầy cô giáo muốn dạy tốt môn nghe tiếng Anh thì cần tận dụng tối đa nguồn tài nguyên này. Từ thông tin từ vựng, từ hình ảnh sống động đến các phương pháp giảng dạy có rất nhiều trên Internet. Sử dụng nguồn tài nguyên công nghệ thông tin này không những giúp trẻ học tốt môn tiếng Anh mà còn giúp trẻ tiếp cận với sớm với công nghệ thông tin. Trẻ sẽ sớm biết cách khai thác nguồn thông tin vô hạn này, khi tiếp cận thông tin không những giáo viên thích thú trong giảng dạy mà học trò cũng say sưa với việc học. Nhưng cái gì cũng có hai mặt của nó, hình thức học này rất lôi cuốn trẻ nên giáo viên và các bậc phụ huynh phải biết cách hướng dẫn và kèm cặp trẻ trong quá trình tiếp cận.

3.5. Sáng tạo trong phương pháp dạy học tiếng Anh

– Giáo viên giới thiệu từ mới. Một cái túi được đưa ra, bên trong là những vật dụng đơn giản đã học như: quyển sách, vở, thước, bút…Mỗi em được phát một cái khăn bịt mắt (hoặc lấy khăn quàng của mình). Sau đó lần lượt từng em lấy từng đồ vật trong túi ra và nói tên chúng bằng tiếng Anh. Nếu vật nào không biết học sinh có thể hỏi giáo viên, hỏi bạn bằng tiếng Anh. Phương pháp này giúp trẻ nhớ từ mới rất nhanh và chất lượng.Nói chung sáng tạo cách dạy học và vận dụng khả năng có sẵn của GV và trò để làm phong phú việc dạy và học.

Tóm lại:

– Qua vài năm giảng dạy Tiếng Anh Tiểu học cùng với sự trải nghiệm bản thân tôi đã vận dụng một số phương pháp nhằm tạo cho các em hứng thú và tự tin trong học tập. Tôi thấy kết quả học tập của học sinh có nhiều tiến bộ, lớp học sôi nổi, các em thích thú giờ học ngoại ngữ hơn. Giờ nào, tiết nào tôi cũng động viên được hầu hết các học sinh trong lớp tham gia hoạt động. Những lớp tôi dạy theo phương pháp này đều có kết quả tốt, đều là những lớp có kết quả cao. Bản thân tôi cũng nắm chắc được điểm mạnh, yếu của từng học sinh, rút ra được những vấn đề cần bổ sung cho các bài sau, bổ sung trong giáo án của mình.

– Quan tâm nhiều hơn nữa đến động cơ, thái độ học tập của học sinh; giúp học sinh đánh giá đúng đắn sự cần thiết của tiếng Anh cho tương lai của các em để từ đó học sinh có thể xác định được động cơ, thái độ học tập tích cực.

–  Không gây áp lực đối với học sinh yếu, học sinh lười học. Thay vào đó động viên, khuyến khích để học sinh tự giác học.

– Thiết kế nhiều loại hình hoạt động khác nhau theo mức độ khó tăng dần và phù hợp với từng nhóm học sinh.

– Đánh giá đúng thực lực của học sinh để từ đó đưa ra yêu cầu phù hợp.

– Tạo thói quen tư duy bằng Tiếng Anh, hạn chế việc chuyển đổi ý tưởng từ tiếng Việt sang Tiếng Anh.

– Động viên khuyến khích học sinh kịp thời với những tiến bộ của học sinh trong học tập.

– Trang bị thêm một số đồ dùng tự làm để giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức mới.

– Bản thân giáo viên luôn luôn tự học tư rèn, liên hệ trao đổi với đồng nghiệp trong giảng dạy.

– Do vậy đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp sư phạm tốt, chủ động sáng tạo, luôn cải tiến phương pháp luyện tập bằng nhiều hình thức khác nhau phù hợp cho từng nội dung bài học để gây hứng thú và động viên tất cả học sinh nhiệt tình luyện tập.

4. Kết luận:

Như đã nêu trên, môn Tiếng Anh có một vị trí và vai trò quan trọng đối với chương trình giáo dục phổ thông nói chung và ở tiểu học nói riêng và thực sự nó không còn xa lạ, cách biệt với học sinh cấp tiểu học của huyện. Vì vậy, khi dạy học môn học này ở cấp tiểu học, GV biết lựa chọn phương pháp phù hợp sẽ giúp cho học sinh tiếp cận và bước đầu sử dụng ngôn ngữ thứ hai thật chuẩn và chính xác, tạo tiền đề cho những lớp học, cấp học sau này được tốt hơn.